hieuluat
Chia sẻ email

Giải quyết tranh chấp đất đai: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Chi phí là bao nhiêu? Nếu có yếu tố nước ngoài thì giải quyết thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Mục lục bài viết
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?
  • Tranh chấp đất đai giải quyết ở đâu?
  • Quy trình xử lý tranh chấp đất đai như thế nào?
  • Hồ sơ tranh chấp đất đai gồm những giấy tờ gì?
  • Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai là bao nhiêu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình tôi và gia đình hàng xóm có tranh chấp với nhau về ranh giới, mốc giới đất.

Nhà hàng xóm cho rằng nhà tôi đã lấn, chiếm đất của họ, trong khi rất nhiều năm nay diện tích, ranh giới của thửa đất gia đình tôi sử dụng vẫn được giữ nguyên vẹn.

Dù đã nhiều lần giải thích nhưng gia đình hàng xóm nhất mực cho rằng diện tích theo sổ đỏ của họ bị hụt đi khoảng 45m2 là do gia đình tôi đã lấn chiếm.

Xin hỏi Luật sư, nếu việc tranh chấp đất đai như trường hợp của gia đình tôi thì được giải quyết ở đâu?

Quy trình giải quyết được thực hiện như thế nào?

Giấy tờ, tài liệu cần phải có khi giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?

Trân trọng cảm ơn Luật sư đã hỗ trợ.

Chào bạn, trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp của gia đình bạn được chúng tôi phân tích, trình bày cụ thể như sau:

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là tổng hợp các bước tiến hành xử lý, giải quyết các yêu cầu của các bên trong vụ việc tranh chấp.

Tùy thuộc nơi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp mà các bước thực hiện có sự khác biệt. Chi tiết như chúng tôi nêu dưới đây.

Tranh chấp đất đai giải quyết ở đâu?

Trước hết, vụ việc được gọi là tranh chấp đất đai là những vụ việc liên quan đến tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Đối chiếu định nghĩa này thì tranh chấp về ranh giới, mốc giới thửa đất là một trong số những tranh chấp đất đai.

Thực tế, tranh chấp về ranh giới, mốc giới là một trong những trường hợp tranh chấp đất đai điển hình.

Căn cứ quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai buộc phải thực hiện hòa giải trước khi xử lý tranh chấp.

Điều này cũng có nghĩa là, nơi giải quyết tranh chấp đất đai là nơi thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai và nơi giải quyết tranh chấp sau khi đã thực hiện hòa giải, cụ thể như sau:

Cơ quan thực hiện hòa giải: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;

Cơ quan thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã hòa giải:

  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh nơi có đất: Nếu đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong số những giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất theo quy định;

    • Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau;

    • Và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền: Nếu đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những giấy tờ xác nhận về quyền sử dụng đất theo quy định;

Lưu ý: Việc giải quyết tranh chấp đất đai trong phạm vi bài viết này không bao gồm các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về chia thừa kế đất hộ gia đình, tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất...

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là cơ quan thực hiện hòa giải và cơ quan thực hiện giải quyết tranh chấp sau hòa giải.

Luật Đất đai 2013 quy định các cơ quan này tương ứng là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, Tòa án nhân dân có thẩm quyền/hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai chuẩn pháp lý 2023Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai chuẩn pháp lý 2023

Quy trình xử lý tranh chấp đất đai như thế nào?

Quy trình xử lý tranh chấp đất đai/các bước giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật tố tụng dân sự/hoặc pháp luật tố tụng hành chính (nếu có).

Quy trình xử lý tranh chấp này có thể áp dụng chung cho các tranh chấp đất đai về thừa kế, về hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, về nhận thừa kế theo luật thừa kế đất đai của bố mẹ,...

Theo đó, các bên tiến hành theo trình tự hòa giải, giải quyết tranh chấp, thi hành bản án/quyết định có hiệu lực của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền.

Chi tiết các công việc được thực hiện trong từng bước như sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

  • Đây là bước đầu tiên, bắt buộc các bên trong vụ việc tranh chấp phải thực hiện;

  • Một trong các bên hoặc tất cả các bên phải có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu không thể tự mình thực hiện việc hòa giải;

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có nghĩa vụ tiếp nhận yêu cầu, xác minh vụ việc, thành lập hội đồng hòa giải và thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu;

  • Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành sau khi kết thúc việc hòa giải tranh chấp;

  • Nếu hòa giải thành, các bên có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận việc hòa giải thành;

  • Nếu hòa giải không thành, các bên thực hiện tiếp bước 2;

Bước 2: Giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết như chúng tôi đã nêu trên gồm Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất, Tòa án nhân dân có thẩm quyền là nơi tiếp nhận, thụ lý, giải quyết yêu cầu về tranh chấp đất đai;

Tùy thuộc đương sự trong vụ việc tranh chấp mà cơ quan giải quyết có sự phân biệt;

Lưu ý rằng, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền có sự khác biệt, cụ thể:

Trình tự các bước giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trình tự các bước giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

  • Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

  • Cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân được giao giải quyết tranh chấp thực hiện thẩm tra, xác minh, tổ chức hòa giải, tổ chức họp giữa các ban, ngành liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp; lập, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định giải quyết tranh chấp;

  • Đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

  • Trường hợp khởi kiện tại Tòa án nhân dân thì đây được coi là vụ án hành chính và phải tuân thủ trình tự giải quyết của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành;

  • Thực hiện theo quyết định/bản án của tòa án, hoặc quyết định giải quyết tranh chấp của người có thẩm quyền;

  • Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đã có hiệu lực (nếu có đủ điều kiện) (khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP);

  • Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ khởi kiện;

  • Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai;

  • Đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử/hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

  • Nghị án, ra bản án;

  • Kháng cáo, kháng nghị hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật;

Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13

Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015, Bộ luật Dân sự 2015

Bước 3: Thi hành quyết định/hoặc bản án giải quyết tranh chấp đất đai

  • Các bên có nghĩa vụ thi hành theo quyết định hoặc bản án giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực (bao gồm cả các trường hợp như thi hành án chia thừa kế đất đai khi có bản án của tòa,...);

  • Trường hợp không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế, buộc thi hành án theo quy định;

Kết luận: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai là chuỗi các công việc gồm hòa giải tranh chấp, giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền, thi hành theo quyết định/bản án giải quyết tranh chấp đã có hiệu lực.

Tùy thuộc từng bước/từng giai đoạn giải quyết tranh chấp mà đương sự cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật tương ứng.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đaiHồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai 

Hồ sơ tranh chấp đất đai gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ tranh chấp đất đai/hay hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai là toàn bộ những giấy tờ, tài liệu được sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, thực tế giải quyết và thông tin bạn cung cấp, chúng tôi liệt kê cho bạn những văn bản, tài liệu, giấy tờ cần có trong quá trình xử lý tranh chấp trong từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn giải quyết tranh chấp đất đai

Tài liệu, giấy tờ tương ứng với từng giai đoạn

Giai đoạn chuẩn bị giải quyết tranh chấp

  • Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp theo quy định;

  • Toàn bộ tài liệu, giấy tờ chứng minh cho quyền của mình trong vụ án tranh chấp đất đai;

  • Giấy tờ tùy thân của đương sự;

  • …;

Giai đoạn hòa giải tranh chấp đất đai

Giai đoạn giải quyết tranh chấp đất đai

  • Toàn bộ hồ sơ có tại giai đoạn hòa giải tranh chấp đất đai;

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai/hoặc đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

  • Hồ sơ thể hiện quá trình tố tụng tại Tòa án như thông báo thụ lý vụ án, thông báo tạm ứng án phí, quyết định đưa vụ án ra xét xử…;

  • Hồ sơ có trong giai đoạn giải quyết vụ việc tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền như biên bản làm việc với các bên tranh chấp, hồ sơ quản lý về đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lưu giữ,...;

Giai đoạn thi hành quyết định/bản án giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực

  • Bản án/quyết định giải quyết tranh chấp đã có hiệu lực;

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

  • Giấy tờ tùy thân/giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của đương sự;

  • Hồ sơ đề nghị thi hành án theo yêu cầu (nếu có);

  • Hồ sơ cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có);

Như vậy, hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những tài liệu, giấy tờ được chúng tôi liệt kê ở trên.

Đây cũng là những tài liệu, giấy tờ xác nhận quá trình giải quyết tranh chấp và là căn cứ để các bên trong tranh chấp tiến hành đăng ký biến động đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy địnhThẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi xin trình bày tóm tắt vụ việc tranh chấp của gia đình tôi như sau. Khoảng tháng 9 năm 2019, gia đình tôi có làm sổ đỏ cho thửa đất ông bà để lại.

Tại thời điểm làm sổ đỏ thì các hộ gia đình xung quanh đều ký giáp ranh mà không có ý kiến nào khác.

Tới năm nay, 2023, gia đình hàng xóm liền kề phía sau thửa đất nhà tôi thực hiện tách thửa đất cho con gái thì phát hiện diện tích đất trên thực tế với sổ đỏ mà họ được cấp có sự khác biệt.

Diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trong sổ.

Họ cho rằng do gia đình tôi lúc làm sổ đỏ đã tự lấn chiếm sang đất của họ nên đã dẫn tới hiện trạng họ thiếu đất (do gia đình nhà họ làm sổ đỏ trước gia đình tôi).

Thực tế là, giữa hai gia đình chúng tôi sử dụng thửa đất với mốc ranh giới không thay đổi từ năm 1993 cho tới nay (xác định bằng hàng rào thép gai và xây tường gạch vào năm 2013).

Xin hỏi, nếu có phát sinh tranh chấp đất đai mà hai bên không thể tự thương lượng, hòa giải được thì phải giải quyết ở đâu?

Chi phí giải quyết được xác định như thế nào?

Đất cấp cho gia đình tôi là đất hộ gia đình, anh trai tôi đang làm việc ở nước ngoài.

Do vậy, khi gia đình hàng xóm khởi kiện, anh trai tôi không thể có mặt tại Việt Nam.

Trong trường hợp này, việc giải quyết tranh chấp của gia đình tôi có gặp bất lợi gì không?

Thủ tục xử lý có gì khác biệt không, Luật sư?

Chào bạn, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai nếu đất cấp cho hộ gia đình và một trong số các thành viên đang ở nước ngoài cũng như chi phí giải quyết tranh chấp được chúng tôi giải đáp như sau:

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai chính là số tiền mà các bên trong vụ án tranh chấp phải chi trả để xử lý, giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Chi phí này được xác định tương ứng với từng bước của quá trình giải quyết vụ việc và bao gồm những khoản sau đây:

  • Án phí giải quyết tranh chấp đất đai được xác định theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH (án phí có giá ngạch);

    • Án phí giải quyết tranh chấp đất đai này được áp dụng cho các trường hợp tranh chấp như án phí chia thừa kế đất đai nếu có tranh chấp, án phí tranh chấp một phần thửa đất...;

  • Lệ phí tòa án cũng được xác định theo Nghị quyết 326 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13;

  • Chi phí khác như:

    • Chi phí sao y/công chứng các văn bản tài liệu giấy tờ xác định theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, hoặc Thông tư 226/2016/TT-BTC;

    • Thù lao ủy quyền thực hiện công việc tố tụng tại tòa án: Được xác định theo thỏa thuận của các bên (Bộ luật Dân sự 2015);

    • Chi phí đề nghị Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình: Theo thỏa thuận giữa các bên;

    • Chi phí hợp lý khác;

Trong đó, khoản án phí giải quyết tranh chấp đất đai là khoản tiền có giá trị lớn nhất mà người yêu cầu giải quyết phải chịu.

Tùy thuộc giá trị tài sản đất đai tranh chấp mà mức án phí này có sự khác biệt.

Nguyên tắc chung là bên thua kiện (tức bên không được chấp nhận yêu cầu khởi kiện là bên phải nộp án phí cho tòa án nhân dân).

Bạn có thể đối chiếu mức thu án phí được liệt kê tại bảng dưới đây với trường hợp của mình để viết mức án phí, tạm ứng án phí của vụ án:

Án phí dân sự sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai

Lệ phí tòa án

Giá trị di sản thừa kế phân chia

(đơn vị tính: đồng)

Mức án phí

(đơn vị tính: đồng)

≤ 6 triệu

300.000

Trong trường hợp của bạn thường gồm các khoản như sau:

  • Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài: 200.000 đồng;

  • Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại tòa án: 1.500 đồng/trang A4;

  • Yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng: 800.000 đồng;

> 6 triệu - đến 400 triệu

5% giá trị tài sản tranh chấp

> 400 triệu - đến 800 triệu

20 triệu + 4% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu

> 800 triệu - đến 2 tỷ

36 triệu + 3% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800 triệu

> 2 tỷ - đến 4 tỷ

72 triệu + 2% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2 tỷ

> 4 tỷ

112 triệu + 0,1% phần giá trị tài sản vượt quá 4 tỷ

Trường hợp vụ án thực hiện xét xử phúc thẩm thì mức án phí mà đương sự phải chịu là 300.000 đồng cho mọi trường hợp.

Như vậy, mức chi phí thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm các khoản chi phí như án phí, lệ phí tòa án,... theo quy định pháp luật mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.

Đặc biệt lưu ý, tạm ứng án phí mà người khởi kiện/người có yêu cầu độc lập phải nộp cho tòa án để được giải quyết yêu cầu được tính bằng 50% mức án phí của vụ án.

Nếu không đóng nộp đầy đủ cho tòa án, vụ án tranh chấp đất đai sẽ bị đình chỉ giải quyết.

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đaiChi phí giải quyết tranh chấp đất đai

Xử lý tranh chấp đất đai khi có người ở nước ngoài thế nào?

Việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai có người đang làm việc, sinh sống ở nước ngoài được thực hiện theo tình hình thực tế, nhu cầu/yêu cầu, khả năng của người ở nước ngoài và quy định pháp luật.

Nói cách khác, cần xem xét đến tính hợp pháp của vấn đề có mặt/không có mặt tại Việt Nam của anh trai bạn để suy ra trình tự giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại tòa án.

Cụ thể như chúng tôi diễn giải trong bảng dưới đây:

Sự có mặt của anh trai bạn trong các buổi làm việc, giải quyết vụ án tại tòa án

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Có mặt hợp pháp

Giải quyết theo trình tự, thủ tục chung được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (giải quyết bình thường)

  • Vắng mặt hợp pháp

  • Trong đó, được coi là vắng mặt hợp pháp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    • Có đơn xin giải quyết vắng mặt hợp lệ và được tòa án chấp thuận;

    • Có văn bản ủy quyền hợp lệ, được tòa án chấp thuận và người nhận ủy quyền có mặt hợp pháp tại tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Vắng mặt không hợp pháp (không thuộc một trong những trường hợp vắng mặt hợp pháp mà chúng tôi đã nêu)

Tòa án (Hội đồng xét xử của vụ án) thực hiện giải quyết tranh chấp vắng mặt đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Lưu ý rằng, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà anh trai bạn vẫn đang làm việc ở nước ngoài thì tòa án nhân dân sẽ tiến hành tống đạt văn bản giấy tờ thông qua hình thức ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Việc ủy thác tống đạt văn bản, giấy tờ ra nước ngoài là nguyên nhân kéo dài thời gian xử lý vụ việc, thậm chí có nhiều trường hợp giấy tờ không được tống đạt đầy đủ hoặc không tống đạt được tới đương sự vì những lý do khách quan.

Như vậy, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai nếu có người đang ở nước ngoài được thực hiện theo thủ tục chung hoặc theo thủ tục vắng mặt đương sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều đáng lưu ý là, nếu anh trai bạn vắng mặt không hợp pháp tại các buổi làm việc, giải quyết vụ án tại tòa án thì có thể phải chịu thiệt hại về quyền lợi chính đáng.

Do vậy, gia đình nên thông báo cho anh trai bạn và thương lượng phương án xử lý phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Trên đây là giải đáp về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X