hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 03/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đáo hạn là gì? Cần biết gì về đáo hạn?

Đáo hạn là gì? Khi nào được thực hiện đáo hạn?... Trong phạm vi bài viết này, HieuLuat cung cấp cho bạn đọc những vấn đề cơ bản nhất về đáo hạn ngân hàng.

 
Mục lục bài viết
  • Đáo hạn là gì? 
  • Đáo hạn là gì?
  • Đáo hạn có đặc điểm gì?
  • Khi nào phải thực hiện đáo hạn ngân hàng?
  • Đáo hạn ngân hàng có hợp pháp không?

Đáo hạn là gì? 

Đáo hạn là gì, đáo hạn có những đặc điểm gì nổi bật là những vấn đề đầu tiên chúng tôi gửi đến bạn đọc trong bài viết này khi tìm hiểu về đáo hạn.

Đáo hạn là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về đáo hạn là gì mà đáo hạn thường được hiểu là việc các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng, hoặc những khoản đầu tư về tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi có kỳ hạn… đến hạn phải trả/hoặc phải thanh toán.

Đáo hạn trong tiếng anh là maturity, ngày đáo hạn là maturity date; Cụ thể về cách hiểu đáo hạn, ngày đáo hạn trong từng trường hợp như sau:
  • Đáo hạn đối với những khoản vay tại các tổ chức tài chính (gồm khoản vay có tài sản bảo đảm hoặc vay không có tài sản bảo đảm, hoặc thanh toán cho khoản vay từ thẻ tín dụng) là thời điểm đến hạn thanh toán các khoản nợ gốc, nợ lãi của khách hàng;

    • Ngày cuối cùng của kỳ hạn thanh toán (trước khi khoản vay được chuyển thành nợ xấu/nợ khó hoàn trả) là ngày đáo hạn;

  • Đáo hạn đối với những khoản như tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu không kỳ hạn, trái phiếu, tiền tiết kiệm…(là những công cụ tài chính) là đến hạn thanh toán tiền lãi, tiền lợi nhuận cho khách hàng/người mua các sản phẩm này, đáo hạn trong trường hợp này có thể được diễn ra nối tiếp (ví dụ các loại trái phiếu được thanh toán nối tiếp nhau mặc dù được phát hành cùng một thời điểm…);

    • Ngày cuối cùng của kỳ gửi gửi tiết kiệm tính từ ngày mở sổ/tài khoản tiết kiệm hoặc ngày cuối cùng của kỳ thanh toán khoản lãi của trái phiếu, cổ phiếu,...được gọi là ngày đáo hạn;

Như vậy, đáo hạn là gì được hiểu như cách mà chúng tôi đã trình bày.

Đây là cách hiểu thông dụng nhất về đáo hạn/ngày đáo hạn hiện nay.


Đáo hạn có đặc điểm gì?

Một số đặc điểm cơ bản, nổi bật khi tìm hiểu về đáo hạn như sau:
  • Đáo hạn không phải là nghĩa vụ mà là thời hạn, thời điểm, ngày mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc trả khoản lợi nhuận cho các nhà đầu tư;

  • Dưới góc độ người đi vay/đi đầu tư thì đáo hạn có thể được hình thành bởi 2 loại:

    • Đáo hạn đối với khoản vay tại các tổ chức tín dụng hoặc đáo hạn đối với những khoản đầu tư (những khoản có thể được gọi là các công cụ tài chính - khoản đầu tư tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư);

    • Ngược lại, đối với những người cho vay/người được đầu tư thì đáo hạn là thời điểm họ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền/trả lợi nhuận/lợi ích hợp pháp theo thỏa thuận giữa các bên;

  • Thường thì việc đáo hạn được quy định là ngày cụ thể (ví dụ ngày hoàn trả khoản vay, khoản nợ, ngày hết hạn của sổ tiết kiệm,...), hoặc một khoảng thời hạn nhất định trừ một số trường hợp như khoản đầu tư cổ phiếu không kỳ hạn,... (không có ngày đáo hạn được xác định);

  • Những khoản vay mà khách hàng không trả đúng hạn thì được chuyển thành nợ quá hạn/nợ xấu (nợ không có khả năng trả hoặc khó có khả năng trả) và có thể bị xử lý tài sản bảo đảm (nếu khoản vay có tài sản bảo đảm);

Vậy nên, bên cạnh việc tìm hiểu đáo hạn là gì thì biết rõ về những đặc điểm của đáo hạn sẽ giúp người vay, người đầu tư... có thể chủ động hơn trong khi quyết định xử lý khoản vay, khoản đầu tư.

Đáo hạn là gì? Đáo hạn ngân hàng là gì?Đáo hạn là gì? Đáo hạn ngân hàng là gì?

Khi nào phải thực hiện đáo hạn ngân hàng?

Đáo hạn và đáo hạn ngân hàng đều là những thuật ngữ chưa được định nghĩa trong các văn bản pháp luật.

Thực tế, có thể hiểu rằng, đáo hạn không phải là nghĩa vụ mà là một khoảng thời gian/thời hạn/ngày nhất định để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình cho bên có quyền.

Từ cách hiểu trên, có thể suy ra, đáo hạn ngân hàng là thời điểm khách hàng phải hoàn trả những khoản vay tại ngân hàng theo hợp đồng tín dụng/hợp đồng vay.

Thời điểm thực hiện đáo hạn ngân hàng là thời hạn/ngày/khoảng thời gian mà khách hàng phải thực hiện thanh toán nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên, đáo hạn ngân hàng thường được hiểu nhiều hơn với ý nghĩa là hành vi của ngân hàng, khách hàng hơn dưới ý nghĩa là thời gian thực hiện thanh toán.

Cụ thể, đây là hành vi mà ngân hàng thay đổi/dời thời gian trả nợ đối với các khoản vay, khoản tiền trong thẻ tín dụng…của khách hàng bằng cách cho khách hàng vay tiền để trả nợ trước khi khoản nợ đến hạn thanh toán/hoặc chuyển khoản nợ sang một tổ chức khác/hoặc ký hợp đồng vay vốn mới để lấy tiền vốn được cấp tín dụng này thanh toán cho khoản vay cũ.

Việc cho vay này có thể do chính ngân hàng thực hiện hoặc do bên thứ 3 thực hiện.

Do vậy, đáo hạn ngân hàng vào thời điểm nào được xuất phát từ cách hiểu đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì.

Theo đó, thời điểm thực hiện đáo hạn ngân hàng là thời gian/thời hạn khách hàng phải thanh toán nợ tại thời điểm trả nợ khoản vay theo hợp đồng đã ký kết (ví dụ hợp đồng tín dụng, hợp đồng mở thẻ tín dụng, hợp đồng vay vốn…).

Các cách để thực hiện đáo nợ ngân hàng là vay vốn tại ngân hàng đang cho vay hoặc tại tổ chức tín dụng khác... để thanh toán khoản vay cũ, đồng thời, có khoản vay mới (hợp đồng tín dụng mới) tại tổ chức tín dụng.

Thủ tục tất toán khoản vay ngân hàngThủ tục tất toán khoản vay ngân hàng

Đáo hạn ngân hàng có hợp pháp không?

Đáo hạn ngân hàng có hợp pháp không?

Mặc dù pháp luật không định nghĩa đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì nhưng có quy định về những trường hợp cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng không được phép thực hiện tại khoản 5, khoản 6 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay

5. Để trả nợ khoản nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Theo quy định trên, suy ra, pháp luật cấm việc các ngân hàng cho khách hàng được vay khoản vay mới với mục đích là tất toán khoản nợ cũ đang có với ngân hàng (trừ việc thanh toán tiền lãi trong hoạt động thi công xây dựng) hoặc để trả nợ cho khoản tiền mà khách hàng đang vay tại các tổ chức tín dụng khác/hoặc các khoản vay nước ngoài (trừ trường hợp vay để trả khoản nợ trước thời điểm đáo hạn đáp ứng đồng thời 3 điều kiện như trên).

Hay pháp luật không cho phép các ngân hàng được thực hiện việc đáo hạn ngân hàng (gia hạn thời gian trả nợ cho khách hàng, hoặc cho phép khách hàng vay khoản vay khác để tất toán khoản vay cũ hiện có tại ngân hàng).

Tuy rằng pháp luật không cho phép các ngân hàng được cấp tín dụng cho khách hàng để thanh toán những khoản nợ hiện có tại ngân hàng (trừ việc cấp tín dụng cho một số nhu cầu đã nêu trên) nhưng cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời gian trả nợ đối với các khoản nợ của khách hàng tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, ngân hàng/các tổ chức tín dụng khác không phải là ngân hàng được quyền cơ cấu lại thời gian trả nợ nếu khách hàng có đề nghị và tổ chức tín dụng có khả năng tài chính thực hiện cũng như tổ chức tín dụng đánh giá được khách hàng có khả năng thanh toán sau khi đã cơ cấu lại thời gian trả nợ.

Việc cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng được thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Những trường hợp khách hàng có thể được cơ cấu lại thời gian trả nợ: Khách hàng không có khả năng trả đúng kỳ hạn (bao gồm cả khoản nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay) đối với những khoản nợ đã đến kỳ hạn phải trả và khách hàng phải được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả/thanh toán đầy đủ nợ (gồm nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay) theo kỳ hạn trả nợ được tổ chức tín dụng điều chỉnh;

  • Thời hạn cho vay của khách hàng khi được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ vẫn không thay đổi: Ví dụ khoản vay của khách hàng là 3 năm, nhưng khách hàng chưa có khả năng thanh toán đúng kỳ hạn thì có thể được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của từng kỳ thanh toán nhưng tổng thời gian thanh toán không vượt quá thời hạn vay là 3 năm;

  • Việc cơ cấu lại thời gian trả nợ của khách hàng chỉ được thực hiện đối với những khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thanh toán/trả đầy đủ cả khoản nợ gốc, tiền lãi trong khoảng thời gian nhất định;

    •  Tổ chức tín dụng sẽ xem xét cho gia hạn thời gian trả nợ sao cho phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng cụ thể;

    • Điều này có nghĩa là không phải mọi khách hàng đều được cơ cấu lại thời gian trả nợ và không phải mọi khách hàng đều được có thời gian gia hạn giống nhau;

  • Thời gian thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn/thời hạn mà khách hàng phải trả nợ theo hợp đồng cấp tín dụng/theo thỏa thuận.

Nói cách khác, cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng tại ngân hàng cũng là phương án để khách hàng có thời gian huy động vốn để tất toán khoản nợ hiện có tại ngân hàng đó.

Trên thực tế, nhiều người cho rằng, việc đáo hạn nợ tại các ngân hàng là trái quy định pháp luật nhưng các ngân hàng vẫn thực hiện.

Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, những đánh giá trên mang tính chủ quan và chưa thực sự chính xác.

Sở dĩ có thể nhận định như vậy là bởi vì trong nhiều trường hợp, khách hàng có khoản vay cũ là khoản vay không có tài sản bảo đảm, nhưng có khoản vay mới là khoản vay có tài sản bảo đảm, mục đích vay của khoản vay mới là để đầu tư kinh doanh.

Khách hàng sử dụng khoản tiền được giải ngân ở khoản vay sau để đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ quỹ…là sản phẩm từ chính ngân hàng đó. Lợi nhuận có được từ đầu tư được chuyển sang thanh toán cho khoản nợ cũ.

Điều này cho thấy, ngân hàng không vi phạm pháp luật khi đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời, khách hàng cũng có khoản lợi nhuận để thanh toán cho khoản vay cũ.

Vì vậy, không vi phạm quy định theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như chúng tôi đã nêu trên.

Kết luận: Pháp luật không cho phép các ngân hàng được thực hiện cho vay/cấp tín dụng mới để thanh toán khoản vay/khoản nợ tín dụng mà khách hàng đang có nghĩa vụ trả cho ngân hàng.

Để có được kết luận như vậy phải phụ thuộc vào căn cứ hiểu đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Không được cấp mới tín dụng để hoàn trả khoản vay cũKhông được cấp mới tín dụng để hoàn trả khoản vay cũ 


Rủi ro khi đáo hạn ngân hàng là gì?

Rủi ro khi thực hiện đáo hạn ngân hàng xuất phát từ căn cứ hiểu đáo hạn là gì có thể liệt kê như sau:

Một là, có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý

Thực hiện đáo hạn ngân hàng là hành vi mà pháp luật hiện hành không cho phép, cụ thể, các ngân hàng được cấp khoản tín dụng mới/giải ngân mới cho khách hàng để nhằm mục đích trả khoản vay cũ.

Do vậy, nếu cố ý thực hiện hành vi này, cả ngân hàng và khách hàng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý hành chính, dân sự, thậm chí là hình sự, tùy mức độ vi phạm.

Hai là, rủi ro phát sinh nợ xấu

Kéo dài thời gian trả nợ cũng là một trong số những cách thức mà ngân hàng có thể áp dụng khi ngày đáo hạn đã đến mà khách hàng chưa có khả năng trả nợ.

Tuy nhiên, việc kéo dài thời hạn trả nợ cũng tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu đối với bên cho vay bởi nếu bên đi vay không thể có nguồn thu nhập để chi trả cho khoản vay thì nợ chồng nợ, lãi chồng lãi và khả năng trả sẽ càng giảm sút.

Không có khả năng trả nợ sẽ dẫn đến hậu quả xấu nhất là phải phát mãi tài sản bảo đảm, ghi nhận trên hệ thống CIC, làm hạn chế quyền được vay của bạn tại các tổ chức tín dụng khác.

Ba là, bị ngân hàng từ chối hỗ trợ thực hiện hành vi đáo hạn ngân hàng

Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng sẽ từ chối cơ cấu nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể được gia hạn thời gian trả nợ khi ngày đáo hạn đã tới,...

Điều này đồng nghĩa rằng, khoản vay của khách hàng sẽ bắt đầu được tính là nợ xấu của ngày tiếp theo ngày đáo hạn.

Để được ngân hàng hỗ trợ thì khách hàng cần phải vượt qua kỳ xét duyệt hồ sơ rất khắt khe từ ngân hàng, bởi nếu tình hình tài chính của khách hàng không tốt, quá trình trả nợ không đúng hạn, mục đích sử dụng tiền vay không hiệu quả... thì chắc chắn sẽ không được gia hạn, tái cấp vốn..

Nhiều trường hợp, khách hàng không được hỗ trợ từ phía ngân hàng đã sử dụng phương án vay ngoài để trả khoản nơi của ngân hàng, điều này cũng làm tăng rủi ro, tăng áp lực trả nợ từ bên thứ 3.

Bốn là, không có tiền để trả nợ

Không có tiền để trả nợ vào cuối kỳ của thời hạn vay không còn là trường hợp hiếm gặp, đặc biệt là khi kinh tế đang trong quá trình phục hồi chậm do đại dịch covid trong vài năm trở lại đây.

Khoản vay không được trả đúng hạn sẽ phát sinh lãi chậm trả, nợ xấu, hạn chế việc vay tại các tổ chức tín dụng, gia tăng áp lực tài chính... và đây đều là những hệ quả tiêu cực mà khách hàng phải đối mặt.

Như vậy, đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì, các phương pháp thực hiện hành vi đáo hạn ngân hàng là gì là những căn cứ trực tiếp có thể dự đoán được những rủi ro phát sinh nếu thực hiện trả nợ ngân hàng bằng hình thức đáo hạn trái quy định.

 

8 lưu ý khi thực hiện đáo hạn ngân hàng là gì?

Từ cách hiểu đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì, khách hàng cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây khi thanh toán khoản vay tại ngân hàng vào thời điểm đáo hạn:

Thứ nhất: Lựa chọn phương thức đáo hạn phù hợp với khả năng của mình

Như chúng tôi đã phân tích, việc đáo hạn tại ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, các hình thức này sẽ phát sinh những khoản phí, điều kiện khác nhau.

Do đó, bạn cần lựa chọn các phương án phù hợp với khả năng của mình trong số những phương án mà ngân hàng đề xuất.

Thứ hai: Tránh tối đa việc vay tín dụng đen/vay với lãi suất cao/vay nặng lãi để tất toán khoản vay tại ngân hàng

Các hình thức tín dụng đen thực chất là việc cho vay với lãi suất vi phạm pháp luật. Nhiều trường hợp không thể có khả năng trả nợ cũng như bị đe dọa, tống tiền,...hoặc bị các tổ chức này đe dọa, thậm chí gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe.

Do vậy, đối với các khoản vay tại các tổ chức tín dụng thì khách hàng cần thường xuyên trao đổi với cán bộ tín dụng (người quản lý khoản vay của bạn) để có thêm thông tin, phương án xử lý phù hợp;

Thứ ba: Quản trị rủi ro tối đa cho khoản vay của mình

Điều này có nghĩa rằng, khách hàng cần tự mình đánh giá được khả năng thanh toán, cân đối với nhu cầu vay vốn của mình trước khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng.

Thứ tư: Về phía ngân hàng

Các ngân hàng cũng cần thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng toàn diện nhất có thể trước khi thực hiện cấp vốn.

Thứ năm: Lưu ý thời hạn trả nợ của khoản vay cũ để tránh trường hợp thuộc phải đóng thêm tiền lãi chậm trả hoặc phạt chậm trả

Thứ sáu: Tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nếu được tái cơ cấu thời hạn trả nợ

Hồ sơ mà khách hàng có thể chuẩn bị gồm:
  • Giấy tờ tùy thân còn thời hạn;

  • Xác nhận về thu nhập/lương hoặc sao kê lương;

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản bảo đảm (nếu đáo hạn bằng việc vay vốn có tài sản bảo đảm);

  • Hồ sơ đề nghị vay vốn: Khách hàng có thể đề nghị ngân hàng nơi đang cấp tín dụng cho mình cung cấp hồ sơ;

  • Biên bản định giá tài sản bảo đảm mới (nếu có tài sản bảo đảm mới/phải thẩm định lại giá trị tài sản);

  • Giấy tờ hợp pháp theo đề nghị của ngân hàng;

Thứ bảy: Thực hiện theo đúng thủ tục đáo hạn tại ngân hàng

Các bước thực hiện thường lần lượt là:
  • Nộp tiền để tất toán khoản vay cũ (bước này có thể thực hiện đầu tiên hoặc cuối cùng tùy thuộc hình thức đáo hạn);

  • Ký hợp đồng vay mới (hoặc ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng cũ, trong đó có nội dung nâng hạn mức tín dụng của khách hàng) đồng thời ký hợp đồng bảo đảm/hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;

  • Ký giải ngân khoản vay mới;

Thứ tám: Thời hạn thực hiện đáo hạn tại ngân hàng thường rất nhanh (trung bình khoảng 3 -5 ngày), do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ, quyết định nhanh chóng trước khi khoản vay cũ chuyển sang quá hạn/nợ xấu;

Trên đây là một số lưu ý khi thực hiện đáo hạn tại ngân hàng mà khách hàng cần đặc biệt lưu ý. 

Bên vay cần lưu ý khi tất toán khoản vay đến hạn để tránh rủi ro pháp lýBên vay cần lưu ý khi tất toán khoản vay đến hạn để tránh rủi ro pháp lý


Điều kiện vay đáo hạn ngân hàng thế nào?

Như chúng tôi đã trình bày, đáo hạn ngân hàng có thể được hiểu với ý nghĩa là thời hạn tất toán, thanh toán khoản vay tại ngân hàng hoặc có thể hiểu là hành vi của khách hàng, ngân hàng trong việc xử lý khoản vay đến hạn mà người vay không đủ khả năng trả nợ.

Trong cả hai trường hợp, việc vay để thực hiện đúng ngày đáo hạn ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:

Một là, phải đúng pháp luật

Dù là vay theo cách nào để thực hiện tất toán, trả khoản vay của ngân hàng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Nếu việc vay không đúng quy định pháp luật thì có thể dẫn đến các trách nhiệm pháp lý đối với người vay và cả bên cho vay.

Ngoại trừ việc vay vốn tại chính ngân hàng để hoàn trả cho khoản vay mà khách hàng đang nợ thì khách hàng được quyền tự do lựa chọn các cách thức vay vốn khác nhau.

Hai là, hồ sơ, thủ tục vay đúng quy định, thỏa thuận

Việc vay vốn để thực hiện đáo hạn tại ngân hàng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Trình tự, thủ tục vay được thực hiện theo thỏa thuận và theo pháp luật.

Các bên nên lập hợp đồng vay, biên bản bàn giao tiền vay, giấy tờ tùy thân của các bên để lập hồ sơ vay.

Ba là, đảm bảo các điều kiện đáo hạn khi xét duyệt

  • Độ tuổi: Khách hàng trong độ tuổi lao động hoặc còn khả năng lao động và đang có công việc tạo ra thu nhập;

  • Thu nhập của khách hàng: Thu nhập thường phải tương xứng với khoản nợ;

  • Công việc của khách hàng: Các công việc thuộc trường hợp ít biến động về thu nhập hoặc ít phải di chuyển nơi làm việc;

  • Ngành nghề của khách hàng: Nếu thuộc trường hợp được phép cho phép vay để trả lãi từ khoản vay (ví dụ như các hoạt động trong thi công xây dựng…) theo quy định của pháp luật thì có thể được ưu tiên;

  • Nếu khách hàng có các khoản tài sản bảo đảm khác thì có thể là điều kiện chiếm ưu thế;

  • Thường là khách hàng có thể thuộc trường hợp có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định pháp luật;

  • Việc thanh toán nợ trong khoảng 12 tháng gần nhất của khách hàng có đầy đủ không? Khách hàng có khoản nợ quá hạn/nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác hay không?

Trên đây là những điều kiện cơ bản để ngân hàng có thể thực hiện đáo hạn. 

Như vậy, điều kiện vay đáo hạn ngân hàng được dựa trên sự thỏa thuận của các bên, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, xác định như thế nào là vay đáo hạn ngân hàng được dựa trên cách hiểu đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì, cách thức thực hiện hành vi đáo hạn ngân hàng... như chúng tôi đã trình bày ở trên.



Thủ tục đáo hạn ngân hàng thế nào?

Thứ nhất, nếu hiểu đáo hạn ngân hàng dưới góc độ là thời gian thực hiện tất toán, thanh toán khoản vay tại ngân hàng thì cách thức thực hiện đáo hạn ngân hàng được thực hiện như sau

Bước 1: Nộp tiền, thanh toán khoản tiền lãi, tiền gốc còn nợ theo hợp đồng

Bước 2: Thanh lý hợp đồng hoặc ngân hàng ban hành thông báo xóa đăng ký tài sản bảo đảm

Bước 3: Thực hiện xóa đăng ký tài sản bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền nếu khoản vay có tài sản bảo đảm

Thứ hai, nếu đáo hạn được hiểu là việc tái cơ cấu thời hạn trả nợ, cấp tín dụng cho khách hàng ở khoản vay với mục đích khác... (trừ trường hợp bị cấm theo khoản 5, khoản 6 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

Các bước thực hiện trong trường hợp này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay, hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn trả nợ hoặc hồ sơ đề nghị cơ cấu lại khoản nợ.. tương ứng với từng trường hợp.

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ, thẩm định yêu cầu

Ngân hàng thực hiện xét duyệt, thẩm định hồ sơ đề nghị tái cơ cấu nợ, gia hạn thời gian trả nợ... của khách hàng.

Quyết định phương án xử lý.

Bước 3: Thi hành quyết định

Căn cứ quyết định của ngân hàng, khách hàng, nhân viên các bộ phận của ngân hàng thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định và của riêng từng ngân hàng.

Như vậy, khách hàng thực hiện thủ tục đáo hạn ngân hàng theo trình tự mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.

Nói cách khác, đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì, đáo hạn ngân hàng như thế nào là những vấn đề mà mỗi khách hàng nên tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu khoản vay hoặc trước khi tiến hành tất toán khoản vay của mình.

Phân biệt đáo hạn và đảo nợ ngân hàngPhân biệt đáo hạn và đảo nợ ngân hàng

Phân biệt đáo hạn ngân hàng và đảo nợ thế nào?

Thực tế cho thấy nhiều khách hàng vay vốn tại ngân hàng có sự nhầm lẫn giữa đáo hạn ngân hàng và đảo nợ.

Đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì cũng có thể được hiểu thông qua việc phân biệt đáo hạn và đảo nợ.

Cụ thể, phân biệt giữa đáo hạn ngân hàng và đảo nợ đối với khoản vay tại ngân hàng có thể thông qua một vài tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Đáo hạn ngân hàng

Đảo nợ ngân hàng

Định nghĩa

Chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật

Giống nhau

  • Đều là những hành vi mà pháp luật không cho phép thực hiện;

  • Khi thực hiện đảo nợ/đáo hạn thì khách hàng đều phải mất phí;

  • Thông thường điều kiện để khách hàng có thể được đáo hạn/đảo nợ là giống nhau: Ví dụ độ tuổi, khả năng thanh toán khoản nợ, thu nhập…;

Bản chất

Thay đổi thời hạn trả khoản vay bằng cách cho khách hàng vay khoản vay mới thông qua việc huy động các nguồn vốn từ chính các ngân hàng đó, hoặc tại các tổ chức khác, hoặc chuyển khoản vay của khách hàng từ ngân hàng này sang tổ chức tín dụng khác có nhiều lợi thế hơn.

Chuyển khoản nợ cũ sắp đến thời hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng thanh toán thành khoản nợ mới

Hình thức thực hiện

Đáo hạn chuyển vùng, đáo hạn khác, đáo hạn tại chỗ

Thay đổi khoản vay cũ thành khoản vay mới tại chính ngân hàng đang có nợ

Như vậy, nếu xét theo khía cạnh về hình thức để có được nguồn tiền tất toán đối với khoản vay đang hiện có tại ngân hàng thì đảo nợ có thể là một trong các hình thức tạo ra nguồn tiền để đáo hạn ngân hàng.

Nói cách khác, hiểu đáo hạn là gì, đáo hạn ngân hàng là gì có thể thông qua việc phân biệt với đảo nợ, đây cũng là phương pháp để khách hàng không có sự nhầm lẫn giữa hai nội dung này trong quá trình áp dụng.

Trên đây là giải đáp về đáo hạn là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X