Xe cơ giới là cụm từ nhiều người vẫn được nghe nhắc đến. Tuy nhiên, để biết xe cơ giới gồm những loại nào, giới hạn về tốc độ ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ.
Xe cơ giới là gì?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008:
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Từ quy định trên có thể thấy, đặc điểm của loại xe cơ giới là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa trên đường bộ.
Đường bộ cũng được xác định qua khoản 1 Điều 3 Luật này:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Xe cơ giới là phương tiện di chuyển hoặc chở hàng hóa trên đường bộ. (Ảnh minh họa)
Phân loại xe cơ giới như thế nào?
Theo nội dung trên, có thể biết xe cơ giới là gì? Thông thường, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phân thành các nhóm: ô tô; xe mô tô và xe gắn máy; máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; các loại phương tiện khác.
Để phân loại xe cơ giới, cần căn cứ theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:
1. Xe ô tô gồm: xe con, xe bán tải, xe khách, xe tải, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc .
2. Xe ô tô con: là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả người lái).
3. Xe bán tải, xe tải Van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép dưới 950kg, xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, thường được gọi là xe con.
4. Xe tải là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe pick up, xe tải Van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép từ 950kg trở lên).
5. Ô tô khách: được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
6. Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: xe chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ô tô được thiết kế để kéo sơ mi rơ moóc )
7. Xe mô tô gồm: xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh.
Xe mô tô hay còn gọi là xe máy: là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400kg. Nếu sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên được gọi là xe máy.
Xe gắn máy: phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
8. Ô tô kéo rơ-moóc: được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Tốc độ lưu thông của xe cơ giới được quy định ra sao?
Bất kỳ phương tiện nào khi tham gia giao thông cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng Luật Giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tai nạn giao thông.
Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông như sau:
a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông
- Về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) – quy định tại Điều 6
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều: đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. | 60 | 50 |
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) – Điều 7
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 Chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. | 60 | 50 |
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không qua 40km/h – Điều 8
- Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ sơn kẻ mặt đường trên các làn xe - Điều 9
Hieuluat vừa cung cấp các thông tin liên quan đến xe cơ giới là gì? Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline 19006192 để được tư vấn.