Chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở, sang đất vườn hay đất trồng cây lâu năm được không? Điều kiện, thủ tục, chi phí được tính như thế nào? Cơ quan nào cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa? Cùng giải đáp trong bài viết sau đây.
- Chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở: Thủ tục, hồ sơ, chi phí như thế nào?
- Điều kiện quan trọng để chuyển đất trồng lúa sang đất ở là gì?
- Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở gồm những gì?
- Chi phí chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất ở gồm những loại nào?
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất ở như thế nào?
Chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở: Thủ tục, hồ sơ, chi phí như thế nào?
Thửa đất trồng lúa nước của tôi (đất chuyên canh lúa nước, 1 năm 2 vụ lúa) có diện tích hơn 200 m2, đã được cấp sổ đỏ.
Do lợi nhuận từ việc trồng lúa không được cao và thửa đất này có vị trí thuận lợi cho giao thông nên tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa này thành đất ở.
Điều kiện để tôi được chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa thành đất ở là gì?
Thủ tục, hồ sơ, chi phí để thực hiện việc chuyển mục đích này ra sao?
Chào bạn, với câu hỏi liên quan đến điều kiện, thủ tục, hồ sơ, chi phí chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất ở, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:
Điều kiện quan trọng để chuyển đất trồng lúa sang đất ở là gì?
Trước hết, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở được hiểu là việc thay đổi mục đích sử dụng của loại đất ban đầu theo trình tự, thủ tục luật định khi đảm bảo các điều kiện được phép chuyển mục đích.
Căn cứ quy định của pháp luật đất đai hiện hành, để được chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa thành đất ở thì thửa đất và người sử dụng đất cần đảm bảo các điều kiện quan trọng sau đây:
Một là, đảm bảo quy định về kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nơi có đất (Điều 52 Luật Đất đai 2013)
Để được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa thành đất ở thì nhu cầu chuyển mục đích của người sử dụng đất (diện tích, vị trí…xin chuyển mục đích sử dụng đất) phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Tức là nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của bạn vẫn còn trong giới hạn diện tích được phép chuyển mục đích sử dụng của cấp huyện nơi có đất, tại vị trí được quy hoạch là đất ở cùng các điều kiện khác theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
Hai là, phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích (điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013)
Căn cứ quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa (đất nông nghiệp) thành đất ở (đất phi nông nghiệp) phải được sự chấp thuận/cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Đối với đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì thẩm quyền quyết định có cho phép chuyển mục đích sử dụng hay không thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;
Ba là, người xin chuyển mục đích sử dụng đất phải có hồ sơ hợp lệ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Bốn là, hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi chuyển mục đích sử dụng
Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 57, Điều 109 Luật Đất đai 2013 (trừ các khoản tiền được miễn, giảm theo quy định pháp luật).
Như vậy, đây là những điều kiện quan trọng mà thửa đất trồng lúa, người sử dụng đất phải đáp ứng nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa thành đất ở.
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất ở
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, Nghị định 62/2019/NĐ-CP và gồm có các tài liệu, giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đã được điền đầy đủ thông tin (mẫu số 01 được ban hành tại Thông tư 11/2022/TT-BTNMT);
Sổ đỏ (bản chính) đã được cấp cho bạn;
Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP;
Bản kê khai này được người đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa gửi tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất để xác định diện tích đất trồng lúa phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;
Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo Phụ lục V (đối với hộ gia đình, cá nhân) ban hành tại Nghị định 62/2019/NĐ-CP;
Người xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa chuẩn bị, điền đầy đủ thông tin tại Phụ lục này và gửi đến cơ quan tài chính tại địa phương (chi cục thuế) nơi có đất để xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa mà mình phải nộp;
Ngoài ra, trong trường hợp cần phải tách thửa thì còn cần thêm bản đo vẽ địa chính về việc tách thửa đất để chuyển mục đích (áp dụng đối với trường hợp xin chuyển một phần thửa đất trồng lúa không có nguồn gốc là đất vườn ao gắn liền với đất ở được quy định tại khoản 19 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, khoản 10 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT);
Bản đo vẽ địa chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền/hoặc đơn vị tư nhân có ngành nghề kinh doanh phù hợp thực hiện;
Bạn cũng nên chuẩn bị thêm một số giấy tờ nhân thân của mình như căn cước công dân/sổ hộ khẩu để nộp cùng với hồ sơ xin chuyển mục đích. Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện nộp/nhận hồ sơ, kết quả xin chuyển mục đích sử dụng đất thì còn cần thêm văn bản ủy quyền có công chứng/chứng thực.
Như vậy, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất ở bao gồm những giấy tờ, tài liệu như chúng tôi nêu trên.
Do đất lúa là loại đất đặc biệt theo quy định của pháp luật, vậy nên, chi phí chuyển mục đích sử dụng đất này cũng phải có thêm các khoản chi phí khác.
Cụ thể các khoản chi phí khi chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất ở được chúng tôi trình bày ở dưới.
Chi phí chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất ở gồm những loại nào?
Các khoản chi phí khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thành đất ở (trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định hiện hành) gồm:
Tiền sử dụng đất, tiền thuế sử dụng đất;
Lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận…;
Đặc biệt là khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi được phép chuyển mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP;
Cách tính cụ thể đối với các khoản thuế phí này như sau:
Các khoản chi phí khi chuyển đất lúa thành đất ở | Cách tính/công thức tính | Căn cứ pháp lý điều chỉnh |
Tiền sử dụng đất khi được chuyển mục đích sử dụng đất |
| Nghị định 45/2014/NĐ-CP |
Tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp | Được tính toán theo hạng đất và định suất thuế theo quy định hiện hành | |
Lệ phí trước bạ khi chuyển mục đích sử dụng | 0,5% giá trị của diện tích đất được phép chuyển mục đích sử dụng (giá được tính theo bảng giá đất nơi có đất) | |
Phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy chứng nhận khi được chuyển mục đích | Được quyết định theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất | |
Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích sử dụng |
| Thông tư 18/2016/TT-BTC |
Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất ở phải chịu những khoản chi phí như chúng tôi đã liệt kê theo quy định pháp luật ở trên.
Sau khi được chuyển mục đích, người sử dụng đất còn phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp áp dụng đối với phần diện tích đất ở phải nộp thuế.
Tiền chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất ở
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất ở như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa thành đất ở được thực hiện theo trình tự như:
Nộp hồ sơ;
Xét duyệt hồ sơ;
Chuyển cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích;
Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và trả kết quả;
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Người sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như chúng tôi đã liệt kê ở trên tới cơ quan có thẩm quyền;
Nơi nhận hồ sơ:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
Bước 2: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện các công việc chuyên môn
Thẩm tra hồ sơ, xác minh trên thực địa (lập biên bản xác minh thực địa);
Thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng;
Lập phiếu chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để tính toán tiền thuế, phí, lệ phí;
Lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền);
Chỉ đạo bộ phận chuyên môn cập nhật, chỉnh lý thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính (bản giấy, bản điện tử);
Hướng dẫn người sử dụng đất/người xin chuyển mục đích sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thông báo;
Bước 3: Người xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Người xin chuyển mục đích sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận kết quả theo thông báo đã được nhận;
Các nghĩa vụ tài chính cần phải hoàn thành như chúng tôi đã giải đáp ở trên;
Bước 4: Nhận kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa thành đất ở
Người xin chuyển mục đích sử dụng đất nhận kết quả là Giấy chứng nhận đã được đăng ký biến động/hoặc được cấp lại theo quy định pháp luật sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
Lưu ý về thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:
Thời gian thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại các khu vực thông thường;
Và không quá 25 ngày tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa/hoặc vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn/hoặc vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (Nghị định 01/2017/NĐ-CP);
Bạn nên tìm hiểu cẩn thận, rõ ràng các điều kiện, thủ tục trước khi tiến hành xin chuyển mục đích để tránh trường hợp bị trả lại hồ sơ/hoặc không được giải quyết.
Điều kiện chuyển đất lúa thành đất trồng cây hàng năm khác
Chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất trồng cây lâu năm như thế nào?
Do năng suất, sản lượng thu được từ việc trồng lúa nương không cao nên chúng tôi có dự định muốn chuyển sang trồng cây lâu năm.
Xin hỏi Luật sư, việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có thực hiện được không?
Nếu được phép thực hiện thì thủ tục như thế nào?
Chào bạn, trước hết, 1 sào Bắc Bộ là tên thường gọi của đơn vị đo lường diện tích đất trồng lúa của người sử dụng, và bằng 360m2.
Tương tự như việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thành đất ở, người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất trồng cây lâu năm phải thỏa mãn các điều kiện luật định như phải được cấp có thẩm quyền cho phép, phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất hàng năm cấp huyện nơi có đất.
Cụ thể như sau:
Một là, chuyển đất lúa thành đất trồng cây lâu năm phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền (điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013).
Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
..........
Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu như người sử dụng đất không được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng thì không thể tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa được.
Hai là, để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất trồng cây lâu năm của gia đình bạn phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện (Điều 52 Luật Đất đai).
Trường hợp người sử dụng đất thỏa mãn các điều kiện để được chuyển mục đích đất lúa thành đất trồng cây lâu năm thì thủ tục thực hiện cũng tương tự như đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất ở (trừ trường hợp chuyển mục đích đất lúa để thực hiện dự án đầu tư theo Điều 58 Luật Đất đai 2013).
Theo đó, các bước để được chuyển mục đích đất lúa thành đất trồng cây lâu năm được tiến hành theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và gồm các bước như:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích tại cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan tiếp nhận có thể là Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện (bộ phận 1 cửa) hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất (bộ phận tiếp nhận);
Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất là Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý hồ sơ tương tự như trường hợp chuyển đất lúa thành đất ở;
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc không cho phép;
Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển thông tin cho cơ quan thuế tính toán tiền thuế, phí theo quy định;
Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả.
Theo thông báo về việc đóng các loại thuế phí, người xin chuyển mục đích sử dụng đất có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thời hạn được xác định trong thông báo;
Người xin chuyển mục đích đất lúa thành đất trồng cây lâu năm nhận kết quả sau khi đã nộp đủ các khoản chi phí;
Lưu ý: Người sử dụng đất không phải đóng tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa thành đất trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Như vậy, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất trồng cây lâu năm vẫn được thực hiện nếu thỏa mãn các điều kiện luật định như phải được cơ quan có thẩm quyền, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện,...
Trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển đất lúa thành đất trồng cây lâu năm không khác biệt so với chuyển đất lúa thành đất ở và được tiến hành theo các bước chúng tôi nêu trên.
Bạn cũng cần lưu ý, khi chuyển đất lúa thành đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất không cần phải đóng tiền sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đất lúa thành đất trồng cây lâu năm
Được phép chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất vườn không?
Câu chuyện của gia đình tôi như sau: Chúng tôi có khoảng hơn 3 sào đất lúa vùng Bắc Bộ, gần với nơi gia đình tôi sinh sống.
Chính vì vậy, gia đình chúng tôi muốn chuyển đổi một phần diện tích đất lúa thành đất vườn (trồng rau ăn hàng ngày và trồng cây ăn quả, nuôi gà vịt dưới tán cây ăn quả phục vụ cho sinh hoạt trên diện tích đất này).
Xin hỏi Luật sư, việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất vườn có được phép thực hiện nếu thỏa mãn những điều kiện gì?
Chào bạn, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thành đất vườn như mô tả của bạn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
Theo đó, đất vườn theo thông tin bạn cung cấp bao gồm đất trồng cây hàng năm khác (đất trồng các loại rau màu...) và đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây ăn quả), đất nông nghiệp khác (nếu như việc nuôi gà, vịt hình thành các trang trại chăn nuôi gia cầm).
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa thành đất vườn trong trường hợp của bạn có điều kiện đặc biệt như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất vườn là đất trồng cây hàng năm khác: Không cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cũng không cần đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền;
Chuyển đất lúa thành đất trồng cây lâu năm: Phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Chuyển đất lúa thành đất làm trang trại chăn nuôi gia cầm (đất nông nghiệp khác): Không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động;
- Trường hợp chăn nuôi gia cầm không thành lập trang trại mà chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ dưới tán cây ăn quả thì không cần phải đăng ký biến độngvà cũng không cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Nói cách khác, pháp luật đất đai hiện hành không cấm việc chuyển đổi đất lúa thành mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, khi chuyển sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp, người có đất xin chuyển mục đích sử dụng phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện riêng biệt của từng loại đất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trong từng trường hợp có sự khác biệt, cụ thể:
Một là, chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất vườn là đất trồng cây lâu năm (phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)
Đây là trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Trình tự, thủ tục được thực hiện như đối với trường hợp chuyển đổi đất lúa thành đất trồng cây lâu năm như chúng tôi đã trình bày ở trên;
Thẩm quyền cho phép chuyển đất lúa thành cây lâu năm
Hai là, chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất vườn là đất nông nghiệp khác (không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động)
Người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT qua các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất nông nghiệp khác gồm:
Giấy chứng nhận/sổ hồng đã cấp cho người xin chuyển mục đích sử dụng;
Ngoài ra, người xin chuyển mục đích sử dụng đất chuẩn bị thêm căn cước công dân/chứng minh nhân dân còn thời hạn;
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc các chi nhánh) thực hiện các công việc chuyên môn
Văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc:
Kiểm tra hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và xác minh thực địa (nếu thấy cần thiết);
Thực hiện xác nhận vào đơn đăng ký biến động, xác nhận vào giấy chứng nhận;
Chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai tại hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định;
Trao giấy chứng nhận cho người xin chuyển mục đích sử dụng tại bộ phận trả kết quả hoặc trả cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ;
Bước 3: Trao trả kết quả đăng ký biến động
Bộ phận tiếp nhận, hẹn trả kết quả trả kết quả cho người sử dụng xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất nông nghiệp khác.
Như vậy, điều kiên, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lúa thành đất vườn được thực hiện theo trình tự như chúng tôi nêu ở trên.
Tùy thuộc từng mục đích sử dụng đất vườn mà bạn lựa chọn cách thức đăng ký biến động phù hợp.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về chuyển mục đích sử dụng đất lúa, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.