Đăng nhập / Đăng ký
Văn bản pháp luật

Tai nạn lao động là gì?

Chủ Nhật, 07/02/2021 Theo dõi Hiểu Luật trên

Tai nạn lao động xảy ra thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với người lao động. Chính vì vậy, người lao động cần hiểu rõ tai nạn lao động là gì, các chế độ tai nạn lao động và thủ tục hưởng các chế độ này theo quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền lợi bản thân.

Tai nạn lao động xảy ra thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với người lao động. Chính vì vậy, người lao động cần hiểu rõ tai nạn lao động là gì, các chế độ tai nạn lao động và thủ tục hưởng các chế độ này theo quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền lợi bản thân.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang làm việc tại công trình thì bị ngã gãy chân. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật định nghĩa tai nạn lao động là gì? Trường hợp của tôi có phải tai nạn lao động không? Tôi phải làm thủ tục gì để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho người bị tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là gì? Ví dụ về tai nạn lao động

Khái niệm tai nạn lao động

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được định nghĩa là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, có ba yếu tố để xác định tai nạn lao động:

Đầu tiên, tai nạn lao động phải là tai nạn gây tổn thương về thể chất hoặc gây tử vong. 

Thứ hai, về thời gian xảy ra là trong quá trình lao động: có thể là (i) tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; hoặc (ii) ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu; hoặc (iii) trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở.

Thứ ba, tai nạn phải gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Ví dụ tai nạn lao động

Dưới đây là một số ví dụ về tai nạn lao động xảy ra trên thực tế:

Ví dụ 1: Một công nhân đang làm việc trên tầng cao của một công trình xây dựng bất ngờ trượt chân và rơi xuống đất, gây tử vong.

Ví dụ 2: Một công nhân đang điều khiển xe máy đến chỗ làm trên tuyến đường và khung giờ hàng ngày vẫn hay đi thì bất ngờ bị một chiếc xe tải tông phải nên bị gãy tay.

Ví dụ 3: Một tài xế lái xe tải đang vận chuyển hàng hóa trên đường cao tốc. Trong một tình huống bất ngờ, xe bị mất lái hoặc va chạm với xe khác, gây ra tai nạn và làm tài xế bị chấn thương não.

Phân loại tai nạn lao động

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì tai nạn lao động được phân thành ba loại theo mức độ nghiêm trọng, bao gồm:

- Loại thứ nhất là tai nạn lao động làm chết người lao động (tai nạn lao động chết người): xảy ra khi người lao động bị chết trong bốn tình huống sau đây: 

  • Một là, chết tại nơi xảy ra tai nạn; 

  • Hai là, chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; 

  • Ba là, chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

  • Bốn là, người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

- Loại thứ hai là tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (tai nạn lao động nặng): xảy ra khi người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương về đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, phần chi trên/chi dưới, nhiễm độc mức độ nặn được quy định cụ thể tại Phụ lục II Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Loại thứ ba là tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc hai loại tai nạn lao động trên.

Chế độ tai nạn lao động theo quy định hiện hành

Có hai loại chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bao gồm chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

Chế độ tai nạn lao động theo quy định hiện hành

Chế độ tai nạn lao động thuộc phạm vi trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, bao gồm:

Thứ nhất, kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị;

Thứ hai, thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả nếu người lao động tham gia BHYT;

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động < 5%="" do="" người="" sử="" dụng="" lao="" động="" giới="" thiệu="" người="" lao="" động="" đi="" khám="" giám="" định="" mức="" suy="" giảm="" khả="" năng="" lao="" động="" tại="" hội="" đồng="" giám="" định="" y="">

- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT;

Thứ ba, trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Thứ tư, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra với mức như sau:

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% - 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% - 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

Thứ năm, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức như trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Thứ sáu, giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;

Thứ bảy, thực hiện bồi thường, trợ cấp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

Thứ tám, sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

Thứ chín, lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo hướng dẫn dưới đây.

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Căn cứ quy định tại Điều 40, 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động khi đáp ứng đủ ba điều kiện, bao gồm:

- Bị tai nạn trong các hoàn cảnh sau:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc; bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu hoặc uỷ quyền bằng văn bản của người sử dụng lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên;

- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động không thuộc các trường hợp sau: 

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Cụ thể về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị tai nạn lao động được quy định từ Điều 48 đến 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, bao gồm các chế độ:

Đối tượng

Chế độ BHXH

Suy giảm khả năng lao động từ 5%

Trợ cấp một lần bằng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần (tối đa 30%)

Suy giảm khả năng lao động ≥ 31%

Trợ cấp hằng tháng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2%

Bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể

Cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Suy giảm khả năng lao động ≥ 81% mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần

Trợ cấp một lần và trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở

Người lao động chết

Thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở và chế độ tử tuất.

Sau khi điều trị ổn định thương tật, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày

Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý

Hỗ trợ tối đa 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở

Để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho người bị tai nạn lao động như trên,  cần thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập 03 bộ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho người bị tai nạn lao động, trong đó: người sử dụng lao động và người lao động hoặc thân nhân của người lao động chết ỗi bên giữ một bộ, một bộ để nộp hồ sơ cho bước 2. Thành phần hồ sơ gồm:

- Biên bản điều tra, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc trung ương.

- Biên bản giám định y khoa hoặc biên bản xác định người lao động chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.

- Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động theo mẫu.

- Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có) theo mẫu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. 

Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi Tai nạn lao động là gì?

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp pháp luật

Tin xem nhiều