hieuluat

Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: 06 - 4/2004
    Số hiệu: 106/2004/NĐ-CP Ngày đăng công báo: 12/04/2004
    Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày ban hành: 01/04/2004 Hết hiệu lực: 16/01/2007
    Áp dụng: 27/04/2004 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng
  • CHÍNH PHỦ

    NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 106/2004/NĐ-CP
    NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2004 VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
    PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998;

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

    Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

     

    Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gồm:

    1. Cho vay đầu tư và cho các dự án vay theo hiệp định của Chính phủ.

    2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

    3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

     

    Điều 3. Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

    1. Hỗ trợ cho những dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm hoàn trả được vốn vay.

    2. Một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo hình thức cho vay đầu tư một phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hoặc đông thời được cho vay đầu tư một phần và bảo lãnh tín dụng đầu tư.

    3. Tổng mức hỗ trợ theo các hình thức quy định tại khoản 2 của Điều này cho một dự án không quá 85% vốn đầu tư của dự án đó.

    4. Dự án vay vốn đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư phải được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư.

    5. Chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký.

     

    Điều 4. Giao Quỹ hỗ trợ phát triển tổ chức thực thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

     

    Điều 5. Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

    1. Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

    Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thông báo hàng năm bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

    a) Tổng mức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm: mức cho vay đầu tư, dự án vay theo hiệp định Chính phủ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.

    b) Nguồn vốn để thực hiện tổng mức tín dụng đầu tư của Nhà nước.

    c) Tổng mức cấp bù chênh lệch lãi suất của ngân sách nhà nước.

    2. Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về dự kiến kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm kế hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho Quỹ hỗ trợ phát triển trước tháng 12 năm trước năm kế hoạch.

    3. Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp với từng loại đối tượng theo quy định trong phạm vi tổng mức được Thủ tướng Chính phủ giao.

    4. Trường hợp nhu cầu tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong năm vượt mức kế hoạch đã thông báo hoặc vượt mức kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất, Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

     

    Điều 6. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

    1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

    2. Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian chưa phải trả nợ gốc, được tính từ khi rút vốn lần đầu đến khi bắt đầu trả nợ gốc, tối đa bằng thời gian thực hiện dự án.

    3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian từ khi trả nợ khoản vay đầu tiên cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

    4. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định cho từng lần trả nợ trong thời hạn trả nợ.

    5. Cho vay đầu tư là việc Quỹ hỗ trợ phát triển cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiện đầu tư dự án.

    6. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.

    7. Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ trả nợ thay cho bên đi vay.

    8. Dự án vay vốn theo Hiệp định Chính phủ là các dự án của nước ngoài được Chính phủ Việt Nam (hoặc cơ quan được ủy quyền) cho vay vốn đầu tư theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có dự án vay vốn (hoặc cơ quan được ủy quyền).

     

    CHƯƠNG II. TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

     

    A. CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

     

    Điều 7. Các hình thức cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước

    1. Cho vay đầu tư;

    2. Cho dự án vay theo Hiệp định Chính phủ.

     

    MỤC I. CHO VAY ĐẦU TƯ

     

    Điều 8. Đối tượng cho vay đầu tư

    1. Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.

    Thời hạn ưu đãi đối với các dự án được quy định tại Mục I của Danh mục các dự án, chương trình vay vốn đầu tư kèm theo Nghị định này đến ngày 31 tháng 12 năm 2005.

    2. Danh mục các dự án, chương trình được chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ quyết định.

     

    Điều 9. Điều kiện cho vay đầu tư

    1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 Nghị định này;

    2. Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước;

    3. Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    4. Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, chủ đầu tư phải có tình hình tài chính bảo đảm khả năng thanh toán;

    5. Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;

    6. Được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.

    7. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Điều 16 Nghị định này. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

     

    Điều 10. Mức vốn cho vay đầu tư

    1. Mức vốn cho vay đối với từng dự án do Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án. Số vốn còn lại, chủ đầu tư phải xác định được nguồn và các điều kiện tài chính cụ thể, bảo đảm tính khả thi của dự án.

    2. Trong quá trình giải ngân, Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo cơ cấu nguồn vốn đã xác định theo khoản 1 của Điều này.

     

    Điều 11. Thời hạn cho vay đầu tư

    1. Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa không quá 12 năm.

    2. Một số dự án đặc thù như trồng rừng có thời gian thu hồi vốn dài, thời hạn vay tối đa không quá 15 năm.

     

    Điều 12. Lãi suất cho vay đầu tư

    1. Lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lãi suất cho vay đầu tư trong từng thời kỳ.

    2. Khi lãi suất thị trường có sự biến động từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay. Số lần điều chỉnh lãi suất mỗi năm tối đa 2 lần.

    3. Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng đầu tiên và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.

    4. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.

    5. Trong thời hạn ân hạn các chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.

     

     

    MỤC II. CHO DỰ ÁN VAY THEO HIỆP ĐỊNH CHÍNH PHỦ

     

    Điều 13. Đối tượng cho dự án vay theo Hiệp định Chính phủ

    Các dự án đầu tư bằng nguồn viện trợ của Chính phủ Việt Nam cho các nước đã có Hiệp định được ký kết.

     

    Điều 14. Điều kiện cho vay dự án theo Hiệp định Chính phủ

    1. Các dự án vay vốn theo Hiệp định Chính phủ phải mua các sản phẩm hoặc thiết bị của Việt Nam sản xuất, sử dụng các chuyên gia hoặc lao động của Việt Nam để thực hiện dự án.

    2. Các điều kiện vay khác thực hiện theo quy định cụ thể tại Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam (hoặc người được uỷ quyền) với Chính phủ (hoặc người được uỷ quyền) nước nhận vốn vay.

     

    Điều 15. Thực hiện giải ngân

    Hàng năm, Bộ Tài chính chuyển vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển. Căn cứ Hiệp định Chính phủ và hồ sơ của các dự án nhận vốn chuyển tới, Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp thiết bị, hàng hóa của Việt Nam và các chi phí liên quan đến thực hiện dự án đã ghi trong Hiệp định theo yêu cầu của người thụ hưởng.

     

    MỤC III. BẢO ĐẢM TIỀN VAY, TRẢ NỢ VAY VÀ XỬ LÝ RỦI RO

     

    Điều 16. Tài sản bảo đảm áp dụng đối với cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư

    1. Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay.

    2. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn vị vay vốn không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, Quỹ hỗ trợ phát triển được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.

     

    Điều 17. Trả nợ vay

    1. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

    2. Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.

    3. Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì Quỹ hỗ trợ phát triển chuyển số nợ gốc và lãi chậm trả sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

     

    Điều 18. Điều chỉnh thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn

    Trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư không trả được nợ theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng, phải có văn bản đề nghị gửi Quỹ hỗ trợ phát triển để xem xét điều chỉnh thời hạn ân hạn; thời hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này(sau đây gọi tắt là gia hạn nợ). Thời hạn gia hạn nợ tối đa bằng 1/3 thời hạn trả nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

     

    Điều 19. Rủi ro và xử lý rủi ro

    1. Chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ hoặc miễn, giảm lãi tiền vay, do nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại tài sản; do Nhà nước điều chỉnh chính sách.

    2. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu, xử lý khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp có sử dụng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ như đối với các khoản nợ ngân hàng thương mại.

     

    Điều 20. Trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro

    Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển được lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các rủi ro do các chủ đầu tư không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng. Việc trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện như sau:

    1. Quỹ dự phòng rủi ro được trích hàng năm tối đa bằng 0,2% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư và nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro.

    2. Việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được hạch toán vào chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển.

     

    Điều 21. Thẩm quyền xử lý rủi ro:

    1. Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định điều chỉnh thời hạn ân hạn; thời hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn.

    2. Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ, miễn và giảm lãi suất vay cho chủ dự án trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.

    3. Việc xử lý rủi ro của các dự án vay theo Hiệp định Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    4. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ hỗ trợ phát triển không đủ bù đắp thì Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

     

    B. HỖ TRỢ LàI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

     

    Điều 22. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bao gồm:

    1. Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định của Nghị định này nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

    2. Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển.

     

    Điều 23. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

    1. Dư án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại Điều 22 Nghị định này.

    2. Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.

     

    Điều 24. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

    Chủ đầu tư chỉ được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay của tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư tư tài sản cố định của dự án. Thời gian tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là thời gian thực vay vốn trong hạn của dự án.

     

    Điều 25. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

    1. Đối với các khoản vay vốn bằng Đồng Việt Nam thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc thực trả, nhân (x) với 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.

    2. Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm, nhân (x) với 35% lãi suất vay vốn ngoại tệ theo hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.

    3. Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các chủ dự án 1 hoặc 2 lần trong 1 năm.

    c. Bảo lãnh tín dụng đầu tư

     

    Điều 26. Đối tượng được bảo lãnh

    1. Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định của Nghị định này nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

    2. Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển.

     

    Điều 27. Điều kiện bảo lãnh

    1. Thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn đầu tư quy định tại Điều 26 Nghị định này.

    2. Điều kiện dự án được bảo lãnh như quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, và 7 của Điều 9 Nghị định này.

    3. Được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ.

     

    Điều 28. Thời hạn bảo lãnh

    Được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay.

     

    Điều 29. Mức bảo lãnh

    1. Mức bảo lãnh đối với một dự án không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án.

    2. Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượt quá tổng số vốn cho vay đầu tư trong năm đó.

     

    Điều 30. Phí bảo lãnh

    Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí bảo lãnh cho Quỹ hỗ trợ phát triển.

     

    Điều 31. Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ

    Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì:

    1. Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư phần vốn vay đã nhận bảo lãnh.

    2. Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ hỗ trợ phát triển về số tiền Quỹ hỗ trợ phát triển trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng.

    3. Khi có nguồn trả nợ, chủ đầu tư phải trả nợ phần nhận nợ bắt buộc (kể cả nợ lãi) cho Quỹ hỗ trợ phát triển.

     

    Điều 32. Xử lý rủi ro trong bảo lãnh

    Trường hợp các chủ đầu tư được bảo lãnh không trả được số nợ bắt buộc của Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 19 và Điều 21 Nghị định này.

     

     

    CHƯƠNG III. NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

     

    Điều 33. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

    1. Vốn ngân sách nhà nước:

    a) Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển.

    b) Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm để thực hiện các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

    c) Vốn các dự án, chương trình được Chính phủ giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện.

    d) Vốn của Chính phủ Việt Nam cho các dự án nước ngoài vay theo Hiệp định của Chính phủ.

    2. Vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển huy động:

    a) Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

    b) Vốn vay từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

    c) Huy động khác theo quy định của pháp luật.

    3. Vốn ODA, vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại.

     

    CHƯƠNG IV. QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

     

    Điều 34. Nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển

    1. Huy động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định.

    2. Thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của Nghị định này.

    3. Nhận cấp phát, cho vay từ các nguồn vốn do các địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước uỷ thác; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

    4. Tổ chức thanh toán cho khách hàng có quan hệ trực tiếp và tham gia hệ thống thanh toán theo quy định của pháp luật.

    5. Thực hiện báo cáo hàng quí hoặc đột xuất khi có yêu cầu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

     

    Điều 35. Cơ chế tài chính Quỹ hỗ trợ phát triển

    1. Hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

     

    2. Ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các khoản phí hoạt động cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo thực tế thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm.

     

    CHƯƠNG V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

     

    Điều 36. Bộ Tài chính

    1. Thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển;

    2. Bộ trưởng Bộ Tài chính thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển, quyết định lãi suất huy động vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển; quyết định mức lãi suất và điều chỉnh lãi suất cho vay theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 12 của Nghị định này; xử lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo thẩm quyền.

    3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình Chính phủ quyết định danh mục các đối tượng được vay vốn đầu tư và thời hạn áp dụng ưu đãi trong từng thời kỳ.

    4. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

    5. Kiểm tra, giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợ các nguồn vốn huy động; sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cho vay đầu tư, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh tín dụng đầu tư; thực hiện giải ngân vốn cho vay theo Hiệp định của Chính phủ Việt Nam ký với nước ngoài.

    6. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, cơ chế tài chính; chính sách huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; giám sát tài chính đối với hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.

     

    Điều 37. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    1. Tổng hợp kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung và trình Thủ tướng Chính phủ để thông báo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm.

    2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm theo quy định.

    3. Chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm và dự toán cấp bù lãi suất cho Quỹ hỗ trợ phát triển.

    4. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợ các nguồn vốn huy động, sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cho vay, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh, thực hiện giải ngân theo Hiệp định của Chính phủ Việt Nam ký với các nước ngoài.

    5. Công bố rộng rãi và cập nhật thông tin về quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành, vùng, sản phẩm và các chính sách khuyến khích đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước.

     

    Điều 38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối, tín dụng có liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

    2. Hướng dẫn Quỹ hỗ trợ phát triển tham gia hệ thống thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;

    3. Chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển, thực hiện các nghiệp vụ ủy thác cho vay, bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định tại Nghị định này và Quy chế hoạt động của các tổ chức tín dụng.

     

    Điều 39. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    1. Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng thời kỳ làm cơ sở thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

    2. Theo chức năng và nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, bảo đảm tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng.

    3. Phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giải quyết hậu quả đối với các dự án bị đình chỉ hoặc không trả được nợ vay thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

     

    CHƯƠNG VI. BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 40. Thanh tra, kiểm tra, báo cáo

    1. Tất cả các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của Nghị định này đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    2. Trong từng trường hợp cụ thể, việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện ở từng khâu hoặc ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và hoàn trả vốn vay.

    3. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

    4. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, Quỹ hỗ trợ phát triển tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.

     

    Điều 41. Xử lý vi phạm

    1. Tổ chức, cá nhân được hưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nếu vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Người quyết định đầu tư sai về chủ trương đầu tư, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

    3. Quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tín dụng nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo hiểm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

     

    CHƯƠNG VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 42. Hiệu lực thi hành

    Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các quy định khác liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trái với quy định của Nghị định này.

     

    Điều 43. Các dự án đã ký hợp đồng tín dụng

    Đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã ký hợp đồng với Quỹ hỗ trợ phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được thực hiện theo các quy định ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký.

     

    Điều 44. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

    Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng và thẩm quyền.

     

    Điều 45. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

     

    DANH MỤC

    CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH VAY VỐN ĐẦU TƯ

    (ban hành kèm theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ)

     

    STT

    Các đối tượng vay vốn đầu tư

    Địa bàn thực hiện dự án

     

    I. Các dự án cho vay đầu tư theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

     

    01

    Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo tập trung gắn liền với các doanh nghiệp chế biến.

    Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn theo danh mục B, C quy định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), sau đây gọi tắt là địa bàn B và C.

    02

    Các dự án sản xuất giống gốc, giống mới sử dụng công nghệ cao.

    Không phân biệt địa bàn

     

    03

    Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt.

    Không phân biệt địa bàn

    04

    Các dự án đầu tư sản xuất và chế biến muối công nghiệp.

    Không phân biệt địa bàn

    05

    Các dự án đầu tư sản xuất kháng sinh.

    Không phân biệt địa bàn

    06

    Các dự án đầu tư trường dạy nghề;

    Khu vực nông thôn

    07

    Các dự án đầu tư nhà máy dệt, in nhuộm hoàn tất.

    Không phân biệt địa bàn

    08

    - Các dự án sản xuất phôi thép từ quặng, thép chuyên dùng chất lượng cao.

    - Các dự án khai thác và sản xuất nhôm.

    Không phân biệt địa bàn

    09

    - Các dự án sản xuất ôtô chở khách loại 25 chỗ ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%.

    - Các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt tại các cơ sở sản xuất trong nước.

    - Các dự án sản xuất và lắp ráp đầu máy xe lửa.

    - Các dự án đầu tư nhà máy đóng tàu biển.

    Không phân biệt địa bàn

    10

    Các dự án sản xuất động cơ diesel loại từ 300 CV trở lên.

    Không phân biệt địa bàn

    11

    - Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí nặng, mới.

    - Các dự án đúc với quy mô lớn.

    Không phân biệt địa bàn

    12

    Các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn: Phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị trong nước.

    Địa bàn B và C.

    13

    Các dự án sản xuất phân đạm, DAP.

    Không phân biệt địa bàn

    14

    Vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại.

    Không phân biệt địa bàn

     

    II. Chương trình, mục tiêu đặc biệt của Chính phủ thực hiện theo phương thức ủy thác:

     

     

    - Kiên cố hóa kênh mương.

    - Cho vay phần tôn nền diện tích xây dựng nhà ở cho các hộ dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

    - Các chương trình khác (kể cả cho vay lại vốn ODA).

    Theo ủy quyền của Chính phủ.

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)
    Ban hành: 20/05/1998 Hiệu lực: 01/01/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
    Ban hành: 20/12/2006 Hiệu lực: 16/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Thông tư 63/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
    Ban hành: 28/06/2004 Hiệu lực: 23/07/2004 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản hướng dẫn
    06
    Thông tư 17/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 63/2004/TT-BTC ngày 28/6/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Nghi định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ về tín dung đầu tư phát triển của Nhà nước
    Ban hành: 03/03/2005 Hiệu lực: 27/03/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    07
    Nghị định 20/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP
    Ban hành: 28/02/2005 Hiệu lực: 17/03/2005 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    08
    Nghị định 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
    Ban hành: 29/06/1999 Hiệu lực: 01/01/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Nghị quyết 05/2004/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2004
    Ban hành: 29/04/2004 Hiệu lực: 29/04/2004 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư 55/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2005
    Ban hành: 10/06/2004 Hiệu lực: 01/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 155/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án giải quyết chỗ ở cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng đến năm 2010
    Ban hành: 23/06/2005 Hiệu lực: 18/07/2005 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Nghị định 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
    Ban hành: 11/07/2005 Hiệu lực: 04/08/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Công văn 193/TTg-VX của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ
    Ban hành: 26/01/2006 Hiệu lực: 26/01/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Thông tư 02/2006/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
    Ban hành: 13/02/2006 Hiệu lực: 11/03/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Thông tư số 11/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ di dân, ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung theo Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ
    Ban hành: 14/02/2006 Hiệu lực: 16/03/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Quyết định 2812/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 31/10/2014 Hiệu lực: 31/10/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản sửa đổi, bổ sung (01)
    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Chính phủ
    Số hiệu: 106/2004/NĐ-CP
    Loại văn bản: Nghị định
    Ngày ban hành: 01/04/2004
    Hiệu lực: 27/04/2004
    Lĩnh vực: Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo: 12/04/2004
    Số công báo: 06 - 4/2004
    Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực: 16/01/2007
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X