hieuluat

Thông tư 11/2017/TT-BKHCN về việc quy định quản lý thực hiện Đề án "Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ"

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Số công báo: 791&792-10/2017
    Số hiệu: 11/2017/TT-BKHCN Ngày đăng công báo: 21/10/2017
    Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Quốc Khánh
    Ngày ban hành: 11/08/2017 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 15/10/2017 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Đầu tư, Khoa học-Công nghệ
  •  

    BỘ KHOA HỌC VÀ
    CÔNG NGHỆ

    -------
    Số: 11/2017/TT-BKHCN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2017
     
     
    THÔNG TƯ
    QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ, ĐỒNG TÀI TRỢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ”
     
     
    Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
    Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;
    Thực hiện Quyết định số 1931/QĐ-TTg ngày 07/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm cơ chế đi tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”;
    Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
    Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định quản lý thực hiện Đề án “Thí điểm cơ chế đi tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.
     
    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này quy định quản lý thực hiện Đề án “Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1931/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2016.
    2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, các định chế tài chính và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ (sau đây viết tắt là chương trình PPP) là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thí điểm triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ (gọi chung là đề tài, dự án) do các đối tác công và đối tác tư cùng nhau xác định, ký hợp đồng đối tác công - tư thực hiện và khai thác, sử dụng các kết quả tạo ra;
    2. Đề án khung chương trình PPP là thuyết minh tổng thể chương trình PPP do các đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan khác cùng nhau xây dựng;
    3. Hợp đồng đối tác công - tư là thỏa thuận tự nguyện bằng văn bản, không ràng buộc về pháp lý, được các đối tác công và đối tác tư ký kết để hình thành quan hệ đối tác thành lập và triển khai thực hiện chương trình PPP;
    4. Đối tác công là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các định chế tài chính hoạt động chủ yếu bằng ngân sách nhà nước tham gia chương trình PPP;
    5. Đối tác tư là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    6. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn là cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng đề án khung chương trình PPP và thực hiện các thủ tục phục vụ phê duyệt đề án khung chương trình PPP; hỗ trợ các bên liên quan tiến hành xây dựng, thống nhất ký kết hợp đồng đối tác công - tư;
    7. Tổ chức chủ trì đề tài, dự án thuộc chương trình PPP (sau đây viết tắt là tổ chức chủ trì) là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện việc xây dựng, triển khai đề tài, dự án thuộc chương trình PPP.
    Điều 3. Cơ chế thí điểm để triển khai chương trình PPP
    1. Các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan khác cùng nhau xác định theo nhóm để phối hợp giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ của chương trình PPP.
    2. Nguồn lực thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được huy động từ nhiều nguồn khác nhau do đối tác công và đối tác tư quản lý theo thẩm quyền.
    3. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được quản lý theo quy định của các nguồn kinh phí thuộc bộ, ngành, địa phương và các chương trình, định chế tài chính trực tiếp đóng góp nguồn lực tham gia chương trình PPP với việc áp dụng nội dung, định mức và phương thức chi thuận lợi nhất được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
    Điều 4. Tiêu chí xây dựng chương trình PPP
    1. Giải quyết những vấn đề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhóm ngành kinh tế; phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên; góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết.
    2. Sản phẩm khoa học và công nghệ tạo ra từ chương trình PPP phục vụ một trong các định hướng lớn sau: phát triển hướng công nghệ ưu tiên; phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của quốc gia hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong một hoặc một số lĩnh vực giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm. Kết quả dự kiến đạt được phải thể hiện tính mới, tính tiên tiến, có khả năng ứng dụng và phù hợp với các mục tiêu của chương trình PPP.
    3. Nội dung của chương trình PPP bao gồm các đề tài, dự án có quan hệ với nhau và phù hợp với nguồn lực khoa học và công nghệ của đối tác công và đối tác tư.
    4. Đối tác công và đối tác tư đóng góp nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác để thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP, trong đó đối tác tư cam kết đóng góp nguồn lực không dưới 40% tổng nguồn lực của các bên cam kết dành thực hiện chương trình PPP.
    Điều 5. Mã số đề tài, dự án thuộc chương trình PPP
    Mã số đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được ghi như sau:
    PPPn.NC(NT/CT/QL).XX-YY. Trong đó:
    1. PPPn là ký hiệu chung cho đề tài, dự án thuộc chương trình PPP thứ n;
    2. NC là ký hiệu đề tài, dự án được thực hiện bằng 100% nguồn lực của đối tác công;
    3. NT là ký hiệu đề tài, dự án được thực hiện bằng 100% nguồn lực của đối tác tư;
    4. CT là ký hiệu đề tài, dự án được thực hiện bằng nguồn lực chung của cả đối tác công và đối tác tư;
    5. QL là ký hiệu đề tài, dự án phục vụ công tác quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện chương trình PPP;
    6. XX là ký hiệu 2 chữ số ghi thứ tự của đề tài, dự án thuộc chương trình PPP thứ n;
    7. YY là ký hiệu 2 chữ số cuối của năm bắt đầu thực hiện đề tài, dự án.
     
    Chương II. XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    Điều 6. Xây dựng đề án khung
    1. Bộ, ngành, địa phương, các định chế tài chính, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các tổ chức hợp tác phát triển song phương và đa phương, tổ chức, cá nhân khác (gọi chung là các bên) trao đổi, thống nhất cùng xây dựng đề xuất chương trình PPP mà các bên mong muốn và cam kết huy động nguồn lực cùng thực hiện. Đề xuất chương trình PPP thực hiện theo quy định tại Mẫu B1-ĐXCT-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
    2. Đầu mối tiếp nhận đề xuất chương trình PPP của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện xác định sơ bộ về nội dung và lĩnh vực, đề xuất Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phù hợp chủ trì, phối hợp với đại diện của đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan quy định tại khoản 1 Điều này nghiên cứu, xây dựng đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu B2-ĐAK-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    Điều 7. Thành lập hội đồng tư vấn
    1. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn tiến hành các thủ tục thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP (sau đây viết tắt là hội đồng tư vấn), trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
    2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP theo đề xuất của cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn.
    Điều 8. Thành phần hội đồng tư vấn
    1. Hội đồng tư vấn có 09 thành viên, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Cơ cấu hội đồng tư vấn gồm 04 thành viên là các chuyên gia khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tương ứng, 05 thành viên là các chuyên gia kinh tế, chuyên gia quản lý có kinh nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức khác thuộc các ngành, lĩnh vực tương ứng của chương trình PPP. Hội đồng tư vấn có ít nhất 02 thành viên có chuyên môn sâu làm chuyên gia phản biện.
    2. Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của việc đánh giá đề án khung chương trình PPP, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định số lượng thành viên và thành phần hội đồng tư vấn khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 9. Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn
    1. Phiên họp của hội đồng tư vấn phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng tư vấn, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch được ủy quyền nếu chủ tịch vắng mặt, các chuyên gia phản biện và có đủ ý kiến nhận xét và đánh giá đề án khung chương trình PPP của các thành viên vắng mặt theo quy định tại Mẫu B1-ĐAK-TVHĐ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Đại diện các đối tác công, đối tác tư tham gia xây dựng đề án khung chương trình PPP được mời tham dự phiên họp của hội đồng tư vấn để trao đổi, thảo luận.
    2. Thành viên hội đồng tư vấn có trách nhiệm:
    a) Nghiên cứu đề án khung chương trình PPP, tài liệu liên quan do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp, chuẩn bị ý kiến nhận xét và đánh giá đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu B1-ĐAK-TVHĐ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
    b) Các chuyên gia phản biện có trách nhiệm nhận xét, phản biện, đóng góp ý kiến, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung cho đề án khung chương trình PPP để thảo luận trong phiên họp của hội đồng.
    3. Tài liệu được gửi đến các thành viên hội đồng tư vấn ít nhất 05 ngày làm việc trước phiên họp của hội đồng, bao gồm:
    a) Đề án khung chương trình PPP và phụ lục kèm theo (nếu có);
    b) Trích lục quy định tại các Điều 4, 10 và Điều 11 Thông tư này;
    c) Các biểu mẫu liên quan ban hành kèm theo Thông tư này phục vụ phiên họp của hội đồng tư vấn;
    d) Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có).
    4. Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng tư vấn được thông qua khi có ít nhất 3/4 số thành viên của hội đồng tư vấn nhất trí bằng hình thức bỏ phiếu (thành viên vắng mặt thì căn cứ vào ý kiến nhận xét và đánh giá đề án khung chương trình PPP đã được gửi trước).
    5. Bộ Khoa học và Công nghệ cử thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của hội đồng tư vấn. Thư ký hành chính không phải là thành viên của hội đồng tư vấn.
    Điều 10. Trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng tư vấn
    1. Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập hội đồng tư vấn và số thành viên vắng mặt tại phiên họp của hội đồng tư vấn.
    2. Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tóm tắt các yêu cầu đối với hội đồng tư vấn.
    3. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tư vấn được ủy quyền chủ trì phiên họp của hội đồng tư vấn.
    4. Hội đồng tư vấn bầu một thành viên làm thư ký khoa học để ghi chép các ý kiến thảo luận và lập biên bản các phiên họp của hội đồng tư vấn.
    5. Hội đồng tư vấn bầu Ban kiểm phiếu để tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng tư vấn.
    6. Chuyên gia phản biện và các thành viên hội đồng tư vấn thảo luận theo nội dung làm việc của hội đồng tư vấn quy định tại Thông tư này. Thư ký hành chính đọc ý kiến nhận xét và đánh giá của các thành viên vắng mặt (nếu có).
    7. Các thành viên hội đồng tư vấn tiến hành đánh giá, bỏ phiếu đánh giá đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu C1-ĐAK-PĐG Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    a) Đối với mỗi phiếu đánh giá, đề án khung chương trình PPP được đề nghị thực hiện khi phiếu đánh giá ghi “đề nghị thực hiện” và đề nghị không thực hiện khi phiếu đánh giá ghi “đề nghị không thực hiện”.
    b) Đề án khung chương trình PPP được đề nghị thực hiện khi có ít nhất 3/4 tổng số phiếu ghi “Đề nghị thực hiện” (bao gồm cả phiếu đánh giá của các thành viên có mặt và cả ý kiến nhận xét và đánh giá của các thành viên vắng mặt).
    8. Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu đánh giá đề án khung chương trình PPP và tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên hội đồng tư vấn theo quy định tại Mẫu C1-ĐAK-BBKP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; công bố công khai kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của hội đồng tư vấn.
    9. Thư ký khoa học lập biên bản họp hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu D1-BBHĐ-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    Điều 11. Nội dung làm việc của hội đồng tư vấn
    Các chuyên gia phản biện và thành viên hội đồng tư vấn phân tích, thảo luận và đánh giá đề án khung chương trình PPP về các nội dung sau:
    1. Sự cần thiết của việc thực hiện chương trình PPP;
    2. Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này;
    3. Tính hợp lý, khả thi của mục tiêu, tính hợp lý, gắn kết, khả năng phối hợp giữa các nội dung thuộc chương trình PPP để đạt mục tiêu đề ra;
    4. Năng lực, nguồn lực cam kết của các đối tác công, đối tác tư dành thực hiện chương trình PPP;
    5. Thời gian và kế hoạch thực hiện chương trình PPP;
    6. Kết quả và tác động dự kiến của chương trình PPP.
    Điều 12. Phê duyệt đề án khung chương trình PPP
    1. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phối hợp với đại diện của đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan hoàn thiện đề án khung chương trình PPP sau khi có kết quả đánh giá của hội đồng tư vấn.
    2. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn rà soát trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng tư vấn, xem xét các ý kiến của thành viên hội đồng đối với đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
    Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn đề xuất Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến tư vấn của 01 đến 02 chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, ngoài nước hoặc thành lập một hội đồng tư vấn mới để đánh giá thêm về đề án khung chương trình PPP (gọi là hội đồng tư vấn lần hai), trong đó các chuyên gia phản biện của hội đồng tư vấn lần hai phải là các chuyên gia mới. Trình tự, thủ tục thành lập và làm việc của hội đồng tư vấn lần hai thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này.
    3. Trên cơ sở kết quả làm việc của hội đồng tư vấn, chuyên gia tư vấn (nếu có) và kiến nghị của thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt đề án khung chương trình PPP.
     
    Chương III. XÂY DỰNG, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ
     
    Điều 13. Xây dựng hợp đồng đối tác công - tư
    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đề án khung chương trình PPP được phê duyệt, cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đại diện của các đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan trao đổi, thống nhất xây dựng nội dung hợp đồng đối tác công - tư thành lập chương trình PPP theo quy định tại Mẫu D2-HĐ-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    Điều 14. Ký kết hợp đồng đối tác công - tư
    Căn cứ kết quả xây dựng hợp đồng đối tác công - tư quy định tại Điều 13 Thông tư này, đại diện có thẩm quyền của các đối tác công và đối tác tư cùng nhau ký kết hợp đồng đối tác công - tư thành lập chương trình PPP. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn đại diện cho Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ký kết hợp đồng.
    Điều 15. Thành lập ban chủ nhiệm chương trình PPP
    1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng đối tác công - tư được ký kết, các đối tác công và đối tác tư trao đổi, thống nhất số lượng thành viên phù hợp trong ban chủ nhiệm, đề cử đại diện tham gia ban chủ nhiệm chương trình PPP (sau đây viết tắt là ban chủ nhiệm) để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định (thông qua đề xuất của cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn).
    2. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phối hợp với ban chủ nhiệm xây dựng quy chế hoạt động của ban chủ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
    3. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ ban chủ nhiệm tiến hành giao dịch trong các hoạt động hành chính của chương trình PPP.
    Điều 16. Điều chỉnh thành viên ban chủ nhiệm
    Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình PPP, các đối tác công và đối tác tư có thể đề xuất điều chỉnh thành viên ban chủ nhiệm để phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định (thông qua cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn).
     
    Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
    1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và Điều 12 Thông tư này.
    2. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
    a) Tổ chức xác định nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia là đối tác trong hợp đồng đối tác công - tư; đề xuất với Bộ trưởng giao cho các đơn vị chuyên môn có chức năng, thẩm quyền tương ứng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ trong danh mục chi tiết các đề tài, dự án thực hiện chương trình PPP;
    b) Tổ chức tổng kết, đánh giá chương trình PPP;
    c) Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đối tác công và đối tác tư xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư; trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thành phần ban chủ nhiệm, người đứng đầu và đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ban chủ nhiệm; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan quy định tại Điều 15 và Điều 16 Thông tư này;
    d) Lập dự toán các khoản kinh phí nêu tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này và trình kèm theo đề án khung chương trình PPP để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, điều chỉnh kinh phí thì kịp thời có báo cáo giải trình, kèm dự toán điều chỉnh và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
    Điều 18. Trách nhiệm của ban chủ nhiệm
    Ban chủ nhiệm có trách nhiệm điều phối hoạt động chung của chương trình PPP theo quy chế hoạt động của ban chủ nhiệm, theo hợp đồng đối tác công - tư và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
    1. Căn cứ quy định của Thông tư này, đề án khung chương trình PPP và hợp đồng đối tác công - tư, phối hợp với các đối tác công và đối tác tư xây dựng danh mục chi tiết đề tài, dự án thực hiện chương trình PPP cho từng giai đoạn, phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn, đơn vị quản lý đề tài, dự án của các đối tác công và đối tác tư tiến hành thủ tục xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP theo quy định quản lý của từng đối tác và từng đơn vị quản lý tương ứng;
    2. Đề cử đại diện của đối tác công và đối tác tư phù hợp để tham gia các hội đồng xác định nhiệm vụ, hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP theo yêu cầu;
    3. Tổ chức các hoạt động cần thiết, hỗ trợ các đối tác công và đối tác tư triển khai thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP đã được phê duyệt theo quy định của các nguồn kinh phí dự kiến sử dụng;
    4. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của các đối tác công và đối tác tư tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất, đánh giá việc thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP theo quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền phương án xử lý, giải quyết;
    5. Định kỳ báo cáo (6 tháng, hằng năm) kết quả thực hiện chương trình PPP gửi các đối tác công, đối tác tư của chương trình PPP và Bộ Khoa học và Công nghệ. Phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn tổ chức tổng kết, đánh giá chương trình PPP.
    Điều 19. Trách nhiệm của đối tác công khác
    Đối tác công khác (ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ) tham gia chương trình PPP có trách nhiệm:
    1. Chủ động phối hợp với các đối tác công và đối tác tư trao đổi, thống nhất cùng nhau xây dựng đề xuất chương trình PPP; cử đại diện tham gia, phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn xây dựng đề án khung chương trình PPP;
    2. Cử đại diện tham gia các phiên họp của hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
    3. Tham gia với các đối tác công và đối tác tư xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư, cử đại diện tham gia ban chủ nhiệm theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này khi được yêu cầu;
    4. Căn cứ danh mục chi tiết đề tài, dự án thuộc chương trình PPP do ban chủ nhiệm đề xuất thuộc thẩm quyền quản lý tương ứng, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật;
    5. Định kỳ 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc thẩm quyền cho ban chủ nhiệm để tổng hợp.
    Điều 20. Trách nhiệm của đối tác tư
    1. Chủ động phối hợp với các đối tác công và đối tác tư khác trao đổi, thống nhất, cùng nhau xây dựng đề xuất chương trình PPP, cử đại diện tham gia, phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn xây dựng đề án khung chương trình PPP.
    2. Cử đại diện tham gia các phiên họp của hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
    3. Tham gia với các đối tác công và đối tác tư xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư, cử đại diện tham gia ban chủ nhiệm theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này.
    4. Căn cứ danh mục các đề tài, dự án do ban chủ nhiệm đề xuất, tổ chức thực hiện phần nội dung nhiệm vụ phù hợp với cam kết đóng góp nguồn lực của đối tác tư với chương trình PPP theo quy định của pháp luật.
    5. Tiến hành tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP không sử dụng ngân sách nhà nước do đơn vị mình phụ trách theo quy định của pháp luật.
    6. Thực hiện các quy định của pháp luật trong trường hợp chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP có sử dụng ngân sách nhà nước.
    7. Cử đại diện tham gia các hội đồng xác định nhiệm vụ và hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đề tài, dự án thuộc chương trình PPP theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
    8. Định kỳ 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo về tình hình thực hiện, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP cho ban chủ nhiệm để tổng hợp.
    Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì
    1. Xây dựng và bảo vệ đề cương chi tiết, ký hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP.
    2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
    a) Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước được giao và bảo đảm đúng tiến độ đối ứng kinh phí từ các nguồn đã cam kết (nếu có) trong hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đấu thầu, mua sắm và quản lý máy móc, trang thiết bị của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật;
    b) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định ứng với nguồn kinh phí sử dụng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc thanh tra, kiểm tra đối với đề tài, dự án trong quá trình thực hiện và sau khi đề tài, dự án đã được đánh giá nghiệm thu;
    c) Thực hiện đăng ký, giao nộp và công bố thông tin của đề tài, dự án theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
    Điều 22. Kinh phí thực hiện chương trình PPP
    1. Kinh phí xây dựng đề án khung chương trình PPP; kinh phí hoạt động của hội đồng tư vấn; kinh phí liên quan đến tổ chức xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư; kinh phí tổng kết, đánh giá chương trình PPP được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ và được áp dụng các định mức chi, phương thức chi như đối với các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
    2. Kinh phí hoạt động của ban chủ nhiệm được quy định trong hợp đồng đối tác công - tư do các bên thỏa thuận.
    3. Kinh phí của các đối tác công thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được huy động từ các nguồn: ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ; Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương; Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chương trình, dự án khác có mục tiêu phù hợp; các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
    4. Kinh phí của đối tác tư đóng góp thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP do các đối tác tư tự cân đối phù hợp với quy định pháp luật và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
    5. Các tổ chức hợp tác phát triển song phương và đa phương, các quỹ và các tổ chức, cá nhân khác (không thuộc đối tượng là đối tác công hay đối tác tư) có đóng góp nguồn lực thực hiện chương trình PPP thì nguồn lực đó được tính gộp vào phần đóng góp của đối tác công hoặc đối tác tư tùy theo thỏa thuận của các tổ chức này với các đối tác công, đối tác tư tương ứng.
     
    Chương V. ĐIỀU CHỈNH, KẾT THÚC, TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    Điều 23. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện chương trình PPP
    1. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình PPP, để phù hợp với thực tiễn, các đối tác công và đối tác tư có thể trao đổi, đề xuất việc điều chỉnh đề án khung chương trình PPP.
    2. Việc điều chỉnh đề án khung chương trình PPP phải có ý kiến của hội đồng tư vấn đề nghị thực hiện nội dung điều chỉnh của đề án khung chương trình PPP và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
    Điều 24. Kết thúc chương trình PPP
    1. Hết thời hạn của hợp đồng đối tác công - tư mà các bên không có thỏa thuận gia hạn.
    2. Đề tài, dự án thuộc chương trình PPP đã kết thúc các thủ tục nghiệm thu, thanh lý và các bên thống nhất bằng văn bản chấm dứt chương trình PPP có xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ.
    3. Các đối tác công và đối tác tư sau khi phân tích, đánh giá và thống nhất chấm dứt hoạt động của chương trình PPP.
    4. Việc xử lý tài sản, trách nhiệm liên quan đến chấm dứt hoạt động của chương trình PPP thực hiện theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan khác.
    Điều 25. Tổng kết, đánh giá Chương trình PPP
    Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phối hợp với ban chủ nhiệm, các đối tác công và đối tác tư tiến hành tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình PPP và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt báo cáo tổng kết chương trình PPP.
     
    Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
     
    Điều 26. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2017.
    2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ bằng văn bản để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
    3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
     
    Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán nhà nước;
    - Sở KH&CN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - Công báo;
    - Lưu: VT, VCLCS.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Trần Quốc Khánh
     
    PHỤ LỤC
    CÁC BIỂU MẪU
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
     
    1. Đề xuất chương trình PPP
    Mu B1-ĐXCT-PPP
    2. Đề án khung chương trình PPP
    Mu B2-ĐAK-PPP
    3. Ý kiến nhận xét và đánh giá đề án khung chương trình PPP
    Mu B1-ĐAK-TVHĐ
    4. Phiếu đánh giá đề án khung chương trình PPP
    Mu C1-ĐAK-PĐG
    5. Kiểm phiếu đánh giá đề án khung chương trình PPP
    Mu C1-ĐAK-BBKP
    6. Biên bản họp hội đồng tư vấn đánh giá đề án khung chương trình PPP
    Mu D1-BBHĐ-PPP
    7. Hợp đồng đối tác công - tư thành lập chương trình PPP về...
    Mu D2-HĐ-PPP
     
    Mẫu B1-ĐXCT-PPP
    11/2017/TT-BKHCN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    ………….., ngày…..tháng…..năm…….
     
    ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    1. Tên chương trình PPP (Ghi rõ tên đầy đủ của chương trình PPP)
    2. Căn cứ
    (Nêu vấn đề chương trình PPP muốn giải quyết, sự phù hợp với các tiêu chỉ nêu tại Điều 4 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN và các căn cứ có liên quan khác).
    3. Sự cần thiết
    (Tính cấp thiết của chương trình PPP; mức độ tác động đến phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương v.v...; lý do cần thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công - tư).
    4. Mục tiêu
    (Ghi rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình PPP).
    5. Nội dung chủ yếu
    (Ghi vắn tắt nội dung chủ yếu của chương trình PPP).
    6. Kết quả và tác động dự kiến
    (Mô tả kết quả và tác động dự kiến của chương trình PPP).
    7. Thời gian thực hiện
    (Nêu dự kiến thời gian thực hiện).
    8. Dự trù nhu cầu và nguồn kinh phí
    (Nêu dự trù nhu cầu kinh phí, trong đó ghi rõ phần kinh phí từ nguồn đối tác công, đi tác tư, các nguồn kinh phí khác được tính vào phần đóng góp của đi tác công hoặc đi tác tư).
    9. Đối tác tham gia
    (Liệt kê các đi tác công, đi tác tư, các tổ chức hợp tác phát triển song phương, đa phương, các quỹ, các tổ chức, cá nhân khác (không thuộc đối tượng là đối tác công hay đối tác tư) và cam kết đóng góp, huy động nguồn lực của các đối tác để tham gia chương trình PPP).
     
    Đối tác đề xuất 1
    (Ký tên, đóng dấu)
    Đối tác đề xuất 2
    (Ký tên, đóng dấu)
    Đối tác đề xuất n
    (Ký tên, đóng dấu)
     
    Mẫu B2-ĐAK-PPP
    11/2017/TT-BKHCN
    ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    1. Tên chương trình PPP
    (Ghi tên đầy đủ của chương trình PPP).
    2. Căn cứ
    (- Kết quả trao đổi giữa các bên để đề xuất đề án khung chương trình PPP. Mô tả vn đề chương trình PPP mun giải quyết;
    - Sự phù hợp của chương trình PPP với các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN.
    - Căn cứ khác (nếu có))
    3. Sự cần thiết
    (- Giải trình chi tiết về việc chương trình PPP có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhóm ngành kinh tế hoặc phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên hoặc góp phần giải quyết những vn đề kinh tế - xã hội cấp thiết.
    - Giải trình sự phù hợp của chương trình PPP với các hướng, lĩnh vực ưu tiên mà Nhà nước cam kết dành nguồn lực để thực hiện.
    - Giải trình sự cần thiết của việc tổ chức giải quyết các vn đề đặt ra dưới hình thức chương trình PPP.)
    4. Mục tiêu
    (Nêu rõ mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu cần đạt của chương trình PPP (nếu có)).
    5. Nội dung
    5.1 Nội dung 1
    (- Ghi rõ tên nội dung 1.
    - Mô tả nội hàm, ý nghĩa và yêu cầu của nội dung 1; các nội dung thành phần của nội dung 1 (nếu có)).
    5.2 Nội dung 2
    (tương tự nội dung 1).
    5.n Nội dung n
    (tương tự nội dung 1).
    6. Kết quả và tác động dự kiến
    (- Mô tả kết quả dự kiến của chương trình PPP, các chỉ tiêu kết quả chủ chốt (KP1) liên quan (nếu có).
    - Giải trình tác động dự kiến của chương trình PPP đi với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhóm ngành kinh tế; phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên; góp phần giải quyết những vấn đkinh tế - xã hội cấp thiết.
    - Giải trình tác động dự kiến của chương trình PPP đối với việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
    - Giải trình tác động dự kiến của chương trình PPP đối với việc góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước cho khoa học và công nghệ.)
    7. Thời gian, kế hoạch thực hiện
    (- Giải trình về thời gian, kế hoạch thực hiện chương trình PPP.
    - Lập bảng tổng hợp các nội dung, nội dung thành phần (nếu có), thời gian, năm dự kiến bắt đầu thực hiện).
    8. Dự toán nhu cầu và nguồn kinh phí
    (- Xác định tổng dự toán, dự kiến đóng góp của các bên và các nguồn tương ứng.
    - Lập bảng chi tiết các nội dung, dự kiến đóng góp nguồn lực của các bên ứng với từng nội dung).
    9. Đối tác tham gia và vấn đề tài sản trí tuệ
    (- Mô tả các đi tác công, đi tác tư và các tổ chức, cá nhân khác (nếu có) tham gia chương trình PPP; mô tcam kết của các đi tác trong chương trình PPP.
    - Nêu phương án bảo đảm tổng nguồn lực tham gia của các đi tác tư dành thực hiện chương trình PPP sẽ đạt tối thiểu 40% tổng nguồn lực của tất cả các bên dành thực hiện chương trình PPP).
    - Giải trình các thỏa thuận về tài sản trí tuệ liên quan tới chương trình PPP).
    10. Phụ lục (nếu có).
     
    Mẫu B1-ĐAK-TVHĐ
    11/2017/TT-BKHCN
    Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
    ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
     

     

     
    Chuyên gia/Thành viên phản biện
     
     
    Thành viên hội đồng
     
    Họ và tên chuyên gia/thành viên: (Ghi họ và tên chuyên gia/thành viên Hội đồng)
    Tên chương trình PPP: (Ghi tên đầy đủ của chương trình PPP)
    A. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ Đ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
    1. Căn cứ, sự cần thiết và tên chương trình PPP
    Nhận xét, đánh giá:
    (ghi nhận xét, đánh giá về các căn cứ, sự cần thiết và tên chương trình)
    Góp ý:
    (ghi các ý kiến góp ý, chnh sửa, b sung)
    2. Mục tiêu và nội dung
    Nhận xét và đánh giá:
    (ghi nhận xét, đánh giá về mục tiêu; các nội dung; sự phù hợp giữa mục tiêu và nội dung; tính hợp lý, gắn kết giữa các nội dung)
    Góp ý:
    (ghi các ý kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung)
    3. Kết quả và tác động dự kiến
    Nhận xét và đánh giá:
    (ghi nhận xét, đánh giá về kết quả và tác động dự kiến)
    Góp ý:
    (ghi các ý kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung)
    4. Thời gian, kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí
    Nhận xét và đánh giá:
    (ghi nhận xét, đánh giá về thời gian, kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí; sự hợp lý giữa các yếu t trên)
    Góp ý:
    (ghi các ý kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung)
    5. Đối tác tham gia, các cam kết, vấn đề tài sản trí tuệ
    Nhận xét và đánh giá:
    (- nhận xét, đánh giá về các đối tác tham gia chương trình PPP; tính bổ sung lẫn nhau của các đi tác; tính hợp lý, độ tin cậy của các cam kết; của phương án bảo đảm tổng nguồn lực tham gia của các đối tác tư dành thực hiện chương trình PPP sẽ đạt tối thiểu 40% tổng nguồn lực của tất cả các bên dành thực hiện chương trình PPP.
    - nhận xét về nội dung thỏa thuận về tài sản trí tuệ giữa các bên; tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý của các thỏa thuận; việc đảm bảo lợi ích thỏa đáng của các bên đi tác v.v...)
    Góp ý:
    (các ý kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung)
    B. KT LUẬN CỦA CHUYÊN GIA/THÀNH VIÊN
    1. Các ý kiến khác
    (ghi các ý kiến khác - nếu có)
    2. Kiến nghị của chuyên gia/thành viên (đánh dấu X vào một trong hai ô dưới đây),
    □ Đề nghị thực hiện
    □ Đề nghị không thực hiện
     
     
    ……, ngày ...tháng... năm 20...
    (Chuyên gia/thành viên đánh giá ký,
    ghi rõ họ tên)
     
    Mẫu C1-ĐAK-PĐG
    11/2017/TT-BKHCN
    BỘ KHOA HỌC VÀ
    CÔNG NGHỆ
    HỘI ĐỒNG TƯ VN ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
     
    ………., ngày ….. tháng ….. năm 20….
     
    PHIẾU ĐÁNH GIÁ
    ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    Tên chương trình PPP
    (ghi tên chương trình PPP)
    Đánh giá của chuyên gia/thành viên
    (với mỗi đề mục đánh dấu X vào 1 trong 2 ô tương ứng với đánh giá)

     

    1. Căn cứ, sự cần thiết và tên chương trình PPP
    Đánh giá: Đạt yêu cầu □
    Không đạt yêu cầu □
    2. Mục tiêu và nội dung
    Đánh giá: Đạt yêu cầu □
    Không đạt yêu cầu □
    3. Kết quả và tác động dự kiến
    Đánh giá: Đạt yêu cầu □
    Không đạt yêu cầu □
    4. Thời gian, kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí
    Đánh giá: Đạt yêu cầu □
    Không đạt yêu cầu □
    5. Đối tác tham gia, các cam kết
    Đánh giá: Đạt yêu cầu □
    Không đạt yêu cầu □
    Kết luận chung
    □ Đề nghị thực hiện
    □ Đề nghị không thực hiện
     
     
    ……, ngày ...tháng... năm 20...
    (Chuyên gia/thành viên đánh giá ký,
    ghi rõ họ tên)
     
    Mẫu C1-ĐAK-BBKP
    11/2017/TT-BKHCN
    BỘ KHOA HỌC VÀ
    CÔNG NGHỆ
    HỘI ĐỒNG TƯ VN ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
     
    ………., ngày ….. tháng ….. năm 20….
     
     
    KIỂM PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
     
    Số thành viên hội đồng tham gia bỏ phiếu…………………………………………………….

     

    Số TT
    Họ và Tên thành viên Hội đồng
    Tng hợp đánh giá theo các nội dung của Đề án khung của các thành viên Hội đồng
    Nội dung 1
    Nội dung 2
    Nội dung 3
    Nội dung 4
    Nội dung 5
    Kết luận chung
    Đạt
    Không đạt
    Đạt
    Không đạt
    Đạt
    Không đạt
    Đạt
    Không đạt
    Đạt
    Không đạt
    Đề nghị thực hiện
    Đề nghị không thực hiện
    Danh sách các thành viên có mặt
    1
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    2
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    3
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Danh sách các thành viên vắng mặt
    1
     
     
     
     
    2
     
     
     
     
     
    Tng số
     
     
     
     
    Các thành viên Ban kiểm phiếu
    (Họ, tên và chữ ký của từng thành viên)
    Trưởng Ban kiểm phiếu
    (Họ, tên và chữ ký)
     
    Mẫu D1-BBHĐ-PPP
    11/2017/TT-BKHCN
    BỘ KHOA HỌC VÀ
    CÔNG NGHỆ
    HỘI ĐỒNG TƯ VN ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
     
    ………., ngày ….. tháng ….. năm 20….
     
    BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
    ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PPP
    A. Thông tin chung
    1. Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành số ..../QĐ-BKHCN ngày .../.../20... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
    2. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:
    ..., ngày... /.../20..., tại...
    - Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: .../...
    - Vắng mặt: ... người, gồm các thành viên:
    1)....
    2)....
    - Khách mời tham dự họp Hội đồng:
    TT
    Họ và tên
    Đơn vị công tác
    1.
     
     
    2.
     
     
    ...
     
     
    B. Nội dung làm việc của Hi đồng
    1. Công bố quyết định thành lập Hội đồng.
    2. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và bầu ông/bà …………………… là thành viên thư ký khoa học của Hội đồng.
    3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm:
    .……………………, Trưởng ban,
    …………………….., thành viên,
    …………………….., thành viên.
    4. Các chuyên gia phản biện trình bày ý kiến đánh giá đề án khung chương trình PPP.
    5. Hội đồng phân tích thảo luận và cho ý kiến đối với đề án khung chương trình PPP với các nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN.
    6. Thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề án khung chương trình PPP. Tổng hợp kết quả đánh giá của Hội đồng trong Biên bản kiểm phiếu theo Mẫu C1-ĐAK-BBKP kèm theo.
    Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, Hội đồng thông qua kết luận trong Phụ lục kèm theo.
    7. Các chuyên gia phản biện trình bày nội dung cơ bản của đề án khung chương trình PPP được đánh giá “Đề nghị thực hiện”.
    8. Hội đồng thảo luận việc chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tên gọi và các mục của đề án khung chương trình PPP.
    9. Hội đồng thông qua Biên bản làm việc.
     
    Thư ký khoa học của Hội đồng
    (Họ, tên và chữ ký)
    Chủ tịch Hội đồng
    (Họ, tên và chữ ký)
     
                Mẫu D2-HĐ-PPP
    11/2017/TT-BKHCN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    HỢP ĐỒNG ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ
    THÀNH LẬP CHƯƠNG TRÌNH PPP
    Về... [ghi tên của Chương trình]
     
    Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ năm 2013;
    (Căn cứ Luật... có liên quan trực tiếp khác);
    Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Đề án “Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”;
    Căn cứ Quyết định số (ghi số, ngày, tháng, năm và trích yếu của quyết định) của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Đề án khung chương trình PPP về (ghi tên chương trình PPP);
    Xét vai trò, trách nhiệm của các đối tác công và đối tác tư trong chương trình PPP về (ghi tên chương trình) có tính chất bổ sung lẫn nhau; sau khi xem xét đầy đủ năng lực và khuôn khổ hoạt động của từng đối tác,
    Hôm nay, ngày ... tháng .... năm 20...., tại …………………… , chúng tôi gồm có:
    BÊN CÁC ĐỐI TÁC CÔNG:
    [danh sách các đi tác công,] đại diện bởi [ghi tên đại diện đối tác công]
    BÊN CÁC ĐỐI TÁC TƯ:
    [danh sách các đi tác tư,] đại diện bởi [ghi tên đại diện đối tác tư]
    Thống nhất cùng nhau ký kết hình thành quan hệ đối tác thành lập và triển khai thực hiện chương trình PPP về (ghi tên chương trình PPP) trên cơ sở tự nguyện, với các điều khoản sau:
    Điều 1. Mục tiêu thực hiện
    Chương trình PPP (ghi tên chương trình) (sau đây gọi là “chương trình PPP”), có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:
    (Ghi mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình PPP).
    Điều 2. Nội dung, kết quả và tác động dự kiến
    1. Chương trình PPP gồm các nội dung sau:
    (Ghi nội dung, các tiểu nội dung của chương trình PPP).
    2. Kết quả và tác động dự kiến bao gồm:
    (Ghi kết quả, chtiêu kết quả chính (nếu có) và tác động dự kiến của chương trình PPP).
    Điều 3. Thời gian thực hiện
    Chương trình PPP được thực hiện trong thời gian từ (ghi mốc thời gian bắt đầu) đến (ghi mốc thời gian kết thúc).
    Điều 4. Kinh phí và nguồn lực khác
    Kinh phí và các nguồn lực khác mà các đối tác công, đối tác tư bố trí thực hiện chương trình PPP đạt tương đương (ghi tổng số kinh phí), trong đó phần kinh phí đóng góp của các đối tác tư đạt ...% (không dưới 40% tổng kinh phí các bên dành thực hiện chương trình PPP).
    Điều 5. Quản lý điều hành chương trình PPP
    Các bên đối tác thống nhất thành lập Ban chủ nhiệm để quản lý điều hành chương trình PPP, việc thành lập Ban chủ nhiệm sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN. Trong quá trình thực hiện, trường hợp cần thiết, các bên có thể điều chỉnh thành viên ban chủ nhiệm và được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN.
    Điều 6. Trách nhiệm và hoạt động của Ban chủ nhiệm
    1. Xây dựng Quy chế làm việc của Ban chủ nhiệm, quy tắc ứng xử của các bên theo tinh thần quan hệ đối tác, giảm thiểu rủi ro, hạn chế xung đột, giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở cân nhắc đầy đủ lợi ích của tất cả các bên và của cộng đồng.
    2. Thực hiện trách nhiệm của Ban chủ nhiệm quy định tại Điều 18 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN.
    3. Kinh phí tổ chức, hoạt động của Ban chủ nhiệm được thống nhất như sau:
    a) Công tác phí
    (ghi thỏa thuận của các bên về công tác phí của các thành viên Ban chủ nhiệm);
    b) Tổ chức hội nghị, hội thảo
    (ghi thỏa thuận của các bên về kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo liên quan đến hoạt động của Ban chủ nhiệm);
    c) Chế độ thù lao của thành viên ban chủ nhiệm (nếu có)
    (ghi thỏa thuận của các bên về chế độ thù lao của các thành viên Ban chủ nhiệm);
    d) Các hoạt động khác (chi khác)
    (ghi thỏa thuận của các bên về kinh phí cho các hoạt động khác của Ban chủ nhiệm).
    Điều 7. Trách nhiệm của đối tác công
    Đối tác công cam kết thực hiện các hoạt động, trách nhiệm liên quan đến chương trình PPP quy định tại Điều 17 và Điều 19 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN. Ngoài ra, đối tác công cam kết xem xét các đề xuất đề tài, dự án và ý kiến góp ý từ phía đối tác tư (thông qua Ban chủ nhiệm và cơ quan quản lý chuyên môn của đối tác công) để xác định các đề tài, dự án đề xuất đặt hàng trong khuôn khổ các chương trình, các quỹ, các nguồn kinh phí phù hợp do đối tác công quản lý cho mục đích đó, đối tác công cam kết duy trì đối thoại thường xuyên với đối tác tư trong thời gian hoạt động của chương trình PPP.
    Điều 8. Trách nhiệm của đối tác tư
    1. Thực hiện các hoạt động, trách nhiệm liên quan đến chương trình PPP quy định tại Điều 20 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN.
    2. Thực hiện các hoạt động khác sau đây:
    a) Tham vấn rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và các tổ chức, cá nhân liên quan khác về các đề xuất nhiệm vụ và ý kiến góp ý liên quan tới chương trình PPP, gửi đối tác công (thông qua Ban chủ nhiệm) để xem xét, xử lý;
    b) Bảo đảm dành kinh phí và các nguồn lực khác ở mức không dưới 40% tổng kinh phí các bên dành thực hiện chương trình PPP;
    c) Vận động, kêu gọi đầu tư của các bên liên quan thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP;
    d) Hỗ trợ đánh giá sau nghiệm thu các đề tài, dự án đã được triển khai;
    đ) Phối hợp với đối tác công, bảo đảm doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội bình đẳng tham gia thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP;
    e) Áp dụng, thương mại hóa các kết quả thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP;
    g) Cung cấp các bằng chứng về việc hoàn thành cam kết của đối tác tư trong chương trình PPP, về đáp ứng các chỉ tiêu kết quả chính (KPI) và cam kết về nguồn lực dành thực hiện chương trình PPP.
    Điều 9. Theo dõi và đánh giá
    1. Căn cứ năng lực chuyên môn của đối tác công, đối tác tư và các quy định của pháp luật, các bên sẽ thường xuyên thông báo và tham vấn lẫn nhau cũng như thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật để theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình PPP hướng tới việc đạt mục tiêu, kết quả và tác động dự kiến.
    2. Việc theo dõi và đánh giá căn cứ theo các chỉ tiêu kết quả chính, gồm có:
    a) Các chỉ tiêu chính về khoa học và công nghệ:
    (liệt kê, mô tả các chỉ tiêu kết quả chính về khoa học và công nghệ);
    b) Các chỉ tiêu kết quả chính về kinh tế:
    (liệt kê, mô tả các chỉ tiêu kết quả chính về kinh tế);
    c) Các chỉ tiêu kết quả chính khác:
    (liệt kê, mô tả các chtiêu kết quả chính khác).
    3. Đối tác công sẽ thường xuyên theo dõi tiến độ, đánh giá việc hướng tới đạt được các mục tiêu của chương trình PPP, trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng này và 03 năm sau khi hợp đồng kết thúc, đặc biệt trên cơ sở bằng chứng được cung cấp từ phía đối tác tư.
    Điều 10. Quản lý tài sản chương trình PPP
    1. Quản lý tài sản, bao gồm tài sản trí tuệ liên quan tới chương trình PPP tuân thủ các quy định của Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN và các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
    2. Tài sản thuộc sở hữu riêng của các đối tác, cần sử dụng, tiếp cận để thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP và/hoặc để khai thác kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được thống nhất quản lý như sau:
    (ghi rõ thỏa thuận của các bên vnội dung này).
    3. Tài sản tạo ra từ việc thực hiện chương trình PPP được thống nhất quản lý như sau:
    (ghi rõ kết quả đàm phán của các bên về nội dung này).
    Điều 11. Điều khoản thi hành
    1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày (ghi ngày Hợp đồng có hiệu lực) và hết hiệu lực kể từ ngày (ghi ngày Hợp đồng hết hiệu lực). Việc kết thúc, tổng kết, đánh giá chương trình PPP sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Thông tư số 11/2017/TT-BKHCN.
    2. Việc thực hiện các Phụ lục kèm theo Hợp đồng phải căn cứ vào nội dung các Điều khoản của Hợp đồng này và các quy định tại Thông tư 11/2017/TT-BKHCN. Quá trình triển khai thực hiện Hợp đồng này có phát sinh vướng mắc thì việc giải quyết vướng mắc sẽ dựa trên thương thảo giữa các bên. Việc sửa đổi Hợp đồng này có thể được đề nghị bởi bất cứ đối tác nào thông qua đơn đề nghị.
    3. Hợp đồng này được lập thành (ghi số lượng đối tác cùng tham gia ký hợp đồng) bản có giá trị ngang nhau, mỗi đối tác công và đối tác tư trong Hợp đồng giữ 01 (một) bản và 02 (hai) bản lưu tại (cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ) và Ban chủ nhiệm chương trình PPP (để lưu hồ sơ làm việc)./.
     
    Các đại diện đi tác công
    (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên từ đối tác công thứ nhất đến thứ n)
    Các đại diện đối tác tư
    (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên từ đi tác tư thứ nhất đến thứ n)
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 11/2017/TT-BKHCN về việc quy định quản lý thực hiện Đề án "Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ"

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
    Số hiệu: 11/2017/TT-BKHCN
    Loại văn bản: Thông tư
    Ngày ban hành: 11/08/2017
    Hiệu lực: 15/10/2017
    Lĩnh vực: Đầu tư, Khoa học-Công nghệ
    Ngày công báo: 21/10/2017
    Số công báo: 791&792-10/2017
    Người ký: Trần Quốc Khánh
    Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X