hieuluat

Nghị định 168/2003/NĐ-CP nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: 01 - 1/2004
    Số hiệu: 168/2003/NĐ-CP Ngày đăng công báo: 01/01/2004
    Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày ban hành: 24/12/2003 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 01/01/2004 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Giao thông
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 168/2003/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2003
    QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
    NGUỒN TÀI CHÍNH CHO QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

    Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng12 năm 2002;

    Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    CHƯƠNG I
    QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Nghị định này quy định về nguồn tài chính và việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.

     

    Điều 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động và đóng góp để hình thành nguồn tài chính, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

     

    Điều 3.

    Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ phải được bảo đảm đầy đủ ổn định để quản lý, duy trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phục vụ giao thông đường bộ được thông suốt, an toàn, thuận lợi.

    Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ chỉ được sử dụng vào những công việc, hoạt động có liên quan đến quản lý, bảo trì đường bộ.

     

    Điều 4. Nguồn tài chính bảo đảm cho quản lý, bảo trì đường bộ được phân định như sau:

    - Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ được bố trí từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

    - Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ thuộc hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã (gọi chung là hệ thống đường bộ địa phương) được bố trí từ ngân sách địa phương và từ các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

    - Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ chuyên dùng, đường bộ được đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật.

     

    CHƯƠNG II
    NGUỒN TÀI CHÍNH CHO QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

     

    Điều 5. Nguồn tài chính (gọi tắt là vốn) cho quản lý, bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn:

    1. Ngân sách nhà nước cấp.

    2. Nguồn thu phí sử dụng đường bộ.

    3. Nguồn vốn của chủ đầu tư đối với các đường kinh doanh.

    4. Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân.

    5. Các nguồn vốn khác hợp pháp.

    Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành cơ chế tạo vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương.

     

    Điều 6. Bố trí vốn hàng năm cho quản lý, bảo trì đường bộ.

    Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng dự toán chi và phối hợp với Bộ Tài chính để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; căn cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) xây dựng dự toán chi và phối hợp với Sở Tài chính để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

     

    CHƯƠNG III
    QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHO QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

     

    Điều 7. Vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ được sử dụng vào những công việc sau:

    1. Hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ, bao gồm: tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật và quản lý công trình đường bộ; tổ chức giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe, các trạm thu phí sử dụng đường bộ; hoạt động của các bến phà, cầu phao có số thu không đủ chi thường xuyên; bảo đảm các vật tư, thiết bị, phương tiện dự phòng cho đảm bảo giao thông đường bộ; các hoạt động khác về quản lý nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    2. Công tác bảo trì đường bộ, bao gồm:

    a) Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;

    b) Sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa và sửa chữa lớn) đường bộ;

    c) Sửa chữa đột xuất đường bộ, khắc phục hậu quả thiên tai hoặc các nguyên nhân khác.

     

    Điều 8. Kế hoạch sử dụng, cấp phát, thanh quyết toán vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ.

    Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải phân bổ vốn quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính) phân bổ vốn quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương.

    Việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành.

     

    Điều 9. Công tác kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm.

    1. Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tạo lập, quản lý, sử dụng vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ tại các đơn vị liên quan.

    2. Việc thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

     

    CHƯƠNG IV
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 10. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

     

    Điều 11. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

     

    Điều 12. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường bộ có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật của Quốc hội số 26/2001/QH10 về Giao thông đường bộ
    Ban hành: 12/07/2001 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Ban hành: 28/08/2001 Hiệu lực: 01/01/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ
    Ban hành: 30/01/2008 Hiệu lực: 26/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    06
    Thông tư 08/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng
    Ban hành: 24/11/2006 Hiệu lực: 22/12/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 168/2003/NĐ-CP nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Chính phủ
    Số hiệu: 168/2003/NĐ-CP
    Loại văn bản: Nghị định
    Ngày ban hành: 24/12/2003
    Hiệu lực: 01/01/2004
    Lĩnh vực: Giao thông
    Ngày công báo: 01/01/2004
    Số công báo: 01 - 1/2004
    Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X