Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | 95&96 - 02/2007 |
Số hiệu: | 49/2006/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | 17/02/2007 |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2006 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 04/03/2007 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giao thông |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ
49/2006/QĐ-BGTVT
NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2006
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH: QUY ĐỊNH GIÁM SÁT VÀ KIỂM
TRA AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU THỂ THAO, VUI CHƠI GIẢI
TRÍ
Căn cứ Luật Giao thông
đường thủy nội địa ngày 15 tháng 06
năm 2004;
Căn cứ Nghị định
số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng
Cục Đăng kiểm Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn Ngành:
QUY ĐỊNH GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT
TÀU THỂ THAO, VUI CHƠI GIẢI TRÍ
Số đăng ký: 22 TCN 233 - 06
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng
các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục
Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao
thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ
trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
QUI
ĐỊNH GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU THỂ
THAO, VUI CHƠI GIẢI TRÍ |
22 TCN 233-06 |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
Có hiệu lực
từ ......................... |
(Ban hành theo Quyết định
số 49 ngày 28 tháng 12
năm 2006
của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1.1 Quy
định này quy định về yêu cầu kỹ
thuật, giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật
đối với các tàu thể thao, vui chơi giải trí
trong việc đóng mới, hoán cải hoặc đang khai
thác, hoạt động trên sông, hồ, vụng vịnh,
ven biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1.2 Quy
định này được áp dụng cho các tàu có
đặc tính sau:
- Chiều dài tiêu chuẩn Ltc
không lớn hơn 24 m;
- Chuyển động bằng
buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết
hợp các dạng chuyển động trên.
2.1 Tàu thể
thao
Là các loại tàu,
thuyền có các đặc tính như đã nêu ở 1.2, dùng để luyện
tập hoặc thi đấu thể thao.
2.2 Tàu vui
chơi giải trí
Là các
loại tàu, thuyền có các đặc tính như đã nêu
ở 1.2, dùng để:
- Rèn luyện sức khoẻ và
một số kỹ năng;
-
Thư giãn, vui chơi giải trí.
2.3 Tàu
hở là tàu không có boong hoặc không có mui che phía trên,
nước có thể lọt vào được trong tàu khi
có sóng hoặc mưa.
2.4 Tàu có boong
từng phần
Tàu có boong
mũi mà độ dài của boong đó ít nhất bằng
0.33 Ltc và một boong phía đuôi, các phần khác
hở.
2.5 Tàu kín
Tàu có một boong kín
nước chạy liên tục từ đuôi tới mũi
tàu hoặc có mui che phía trên để nước không
lọt vào trong tàu khi có sóng hoặc mưa.
2.6 Tàu
buồm là tàu
được chuyển động bằng buồm.
2.7
Tàu buồm có
lắp máy là tàu buồm có lắp máy không cố định hoặc cố
định.
2.8 Tàu
nhỏ có buồm là những tàu buồm không có ky dằn,
không có kiến trúc thượng tầng.
2.9 Tàu
có xiếm đi biển là những tàu buồm không có ky
dằn.
2.10 Tàu
có ky dằn là những tàu buồm có ky dằn, có hoặc
không có kiến trúc thượng tầng.
2.11 Du
thuyền buồm là tàu buồm có boong với kiến trúc
thượng tầng, máy lắp cố định và có ky
dằn.
2.12 Thuyền
máy là tàu không có boong hoặc có boong từng phần
đươc chuyển động bằng máy lắp không
cố định hoặc cố định trên tàu .
2.13 Du
thuyền máy là tàu có boong với kiến trúc thượng
tầng và máy lắp cố định.
2.14 Tàu-thuyền
dân gian
Tàu-thuyền máy hoặc
không máy được đóng bằng gỗ theo kinh
nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ
của nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động
an toàn qua kiểm chứng thực tế, được
Đăng kiểm Việt
2.15
Vùng hoạt động
Vùng
hoạt động của tàu là vùng có ranh giới an toàn do
các cơ quan có thẩm quyền quy định.
2.15.1 Phân
loại vùng nước
(1) Vùng nước loại I
Là vùng
nước dọc theo bờ biển, đảo, cách
bờ không quá 20 hải lý hoặc khoảng cách từ
bờ đến đảo, khoảng cách giữa các
đảo ngoài khơi không quá 40 hải lý, tính từ mép
nước tại mức thuỷ triều trung bình.
(2) Vùng nước loại II
Vùng nước kín cách
bờ, đảo không quá 3 hải lý hoặc khoảng cách
từ bờ đến đảo và giữa các
đảo không quá 6 hải lý, tính từ mép nước tại
mức thuỷ triều trung bình.
(3) Vùng nước loại III
Vùng nước thuộc
hồ, đầm, vịnh, phá, sông hoặc dọc theo các
bờ biển nông cách bờ, đảo không quá 0,75 hải
lý, tính từ mép nước tại mức thuỷ
triều trung bình.
2.15.2 Vùng
được phép hoạt động
(1) Tàu kín được hoạt
động ở vùng nước loại I, II và III;
(2) Tàu có boong từng phần
được hoạt động ở vùng nước
loại II và III;
(3) Tàu có boong hở được
hoạt động ở vùng nước loại III.
2.16 Các kích thước chính của
tàu
Đơn
vị của tất cả các kích thước tính bằng
mét (m); xem Hình 1, Hình 2 và Hình 3.
2.16.1 Chiều
dài lớn nhất (Lmax) là khoảng cách giữa mép
sau cùng của đuôi tàu và mép trước của sống
mũi, được đo song song với
đường nước, kể cả phần nhô ra.
2.16.2 Chiều
dài đường nước (Lđn) là khoảng
cách giữa mép sau đuôi tàu và mép trước của
mũi tàu, được đo dọc theo đường
nước trọng tải lớn nhất của tàu.
2.16.3 Chiều
dài tiêu chuẩn (Ltc) được xác định
như sau
Ltc =
2.16.4 Chiều
rộng (B) là khoảng cách nằm ngang, đo tại
mặt phẳng sườn lớn nhất, từ mép ngoài
cùng phía bên ngoài vỏ tới mép đó phía đối
diện.
2.16.5 Chiều
cao (D) là khoảng cách thẳng đứng, đo tại
mạn ở mặt phẳng sườn giữa của
chiều dài đường nước (Lđn),
tính từ điểm dưới của vỏ bao giữa
đáy đến điểm cao nhất của mép boong.
2.16.6 Chiều
D1 là chiều cao D được tăng thêm 1/6
chiều cao Dk của ky dằn.
D1 = D +
2.16.7 Chiều
cao của ky dằn (Dk) là khoảng cách thắng
đứng được đo tại mặt phẳng
dọc tâm tàu, từ cạnh đáy của ky tới
điểm thấp nhất của vỏ tàu.
2.16.8 Chiều
chìm (d) là khoảng cách thẳng đứng, được
đo tại điểm giữa chiều dài
đường nước trọng tải lớn
nhất, từ cạnh đáy của ky tới
đường nước trọng tải lớn
nhất.
2.16.9 Mạn
khô (F)
Với tàu
có boong hở hoặc có boong từng phần thì mạn khô
là khoảng cách nhỏ nhất giữa đường
nước trọng tải lớn nhất và cạnh mép
trên cùng của be chắn sóng hoặc mép dưới của
lỗ khoét ở vỏ không được làm kín
nước;
Với tàu
có boong kín thì mạn khô là khoảng cách nhỏ nhất
giữa đường nước trọng tải
lớn nhất và mép trên cùng của boong kín nước.
2.16.10
Khoảng cách sườn (a) là khoảng cách của
những khung ngang được đo từ tâm khung này
đến tâm khung kia.
2.17 Tốc độ (v)
Là tốc
độ lớn nhất, tính bằng hải lý/h, ở
vùng nước lặng, trong điều kiện tàu ở
trạng thái trọng tải lớn nhất (gồm
người, dự trữ và trang thiết bị).
2.18 Lượng chiếm
nước, thể tích chiếm nước (D)
2.18.1 Lượng chiếm
nước
Là khối
lượng của tàu, tính bằng tấn, tại
đường nước trọng tải lớn
nhất.
2.18.2 Thể tích chiếm
nước
Là thể
tích phần chìm của thân tàu, tính bằng m3,
tại đường nước trọng tải lớn
nhất.
2.19 Bố trí máy
2.19.1 Máy
cố định
Là máy
được lắp cố định với tàu tại
một vị trí nhất định, với
đường tâm trục cố định.
2.19.2 Máy
không cố định
Là máy có
thể tháo và di chuyển một cách dễ dàng và
được đặt tại một vị trí quy
định ở trên tàu mà đường tâm trục có
phương thay đổi được.
2.20 Số người
được phép chở là số người tham gia
luyện tập, thi đấu thể thao và vui chơi
giải trí theo thiết kế của tàu, kể cả
người điều khiển tàu (những người
này không gọi là hành khách).
2.21 Diện tích bố trí
người là diện tích mặt bằng hoặc hình
chiếu bằng dành riêng cho mỗi người luyện
tập và thi đấu thể thao hoặc vui chơi
giải trí. Diện tích này phải đủ rộng,
thoải mái và kích thước tối thiểu như sau:
a) Chiều
rộng tối thiểu một chỗ ngồi trên ghế
là 0,50m và khoảng cách tối thiểu giữa hai hàng
ghế là 0,70m;
(b) Khi
ngồi trệt xuống sàn thì diện tích tối thiểu
cho một người là 0,375 m2 và phải có
một chiều có kích thước tối thiểu là 0,50m.
2.22 Thân tàu
Bao gồm kết
cấu đáy, mạn, boong, các vách dọc và ngang,
thượng tầng tham gia sức bền chung thân tàu.
2.23 Thiết bị động
lực
Gồm máy chính, máy
phụ, hệ trục chân vịt, buồm, thiết bị
phụt và các trang thiết bị đi kèm, dùng để
đẩy tàu chuyển động.
2.24 Trang thiết bị
Bao gồm thiết
bị lái, thiết bị neo, thiết bị chằng
buộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị cứu
đắm, thiết bị phòng và chống cháy, phương
tiện thông tin, tín hiệu.
2.25 Ky dằn
Ky dằn là một
cụm kết cấu, được chế tạo
bằng vật liệu có tỷ trọng lớn và
được liên kết cố định với đáy
tàu từ mũi về đuôi tại mặt phẳng
dọc tâm tàu.
2.26 Nhựa tổng hợp
đựợc gia cường bằng sợi
Là
những vật liệu hỗn hợp bao gồm
lượng nhựa phản ứng, bao lấy cốt gia
cường là các loại sợi, được tạo
hình bằng khuôn và gia công ở điều kiện bình
thường.
2.27 Lượng nhựa phản
ứng
Là sự hoà trộn hai
thành phần bao gồm nhựa phản ứng và chất
làm cứng cùng với những chất phụ gia có thể
hoà trộn được.
2.28 Vật liệu gia cường
Là những sợi
của vật liệu khác nhau được gia công thành
những dạng khác nhau của các sản phẩm gia
cường phụ thuộc vào những công việc đã
được định trước.
2.28.1 Những
vật liệu đồng nhất
Sản phẩm gia
cường bao gồm sợi của một loại
vật liệu.
2.28.2 Những
vật liệu không đồng nhất
Sản
phẩm bao gồm những sợi của một vài
loại vật liệu .
2.28.3 Loại vật liệu kết
hợp
Sản
phẩm bao gồm những sợi của một vài
loại vật liệu mà những lớp hoặc những
hàng riêng biệt trong một lớp đồng nhất.
2.29 Vật
liệu và tàu được chế tạo bằng chất
dẻo cốt sợi thuỷ tinh (FRP)
Nếu
không có quy định nào khác, vật liệu và tàu
được chế tạo bằng chất dẻo
cốt sợi thuỷ tinh (FRP) phải phù hợp với
"Quy phạm Kiểm tra và chế tạo các tàu làm bằng
chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh"(TCVN 6282: 2003)
hoặc các Quy phạm, tiêu chuẩn tương
đương khác.
QUY
ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ
THUẬT
1 Giám sát kỹ thuật
1.1 Khối
lượng giám sát kỹ thuật
1.1.1 Xét duyệt thiết kế
kỹ thuật.
1.1.2 Kiểm tra tàu đóng mới,
hoán cải và phục hồi.
1.1.3 Kiểm tra tàu đang khai thác.
1.2 Xét duyệt thiết kế
kỹ thuật
Trước
khi đóng mới, tàu phải có hồ sơ kỹ
thuật được Đăng kiểm Việt Nam (sau
đây gọi là Đăng kiểm) xét duyệt căn
cứ vào khối lượng nêu ở Chương 2, Phần 1-B Quy phạm Phân
cấp và đóng phương tiện thủy nội
địa - TCVN 5801:2005 và tuỳ theo từng loại tàu mà
đăng kiểm yêu cầu hồ sơ trình duyệt phù
hợp.
1.3 Kiểm
tra tàu đóng mới, hoán cải và phục hồi
Dựa vào hồ sơ kỹ thuật đã
được phê duyệt, Đăng kiểm thực
hiện việc giám sát trong đóng mới, phục hồi
và hoán cải tàu;
Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn
giám sát kỹ thuật hiện hành của Đăng
kiểm, tùy theo từng loại tàu và tuỳ thuộc vào
điều kiện cụ thể, Đăng kiểm
sẽ quy định khối lượng kiểm tra,
đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.
1.4 Kiểm tra tàu đang khai thác
1.4.1 Kiểm
tra lần đầu
(1) Đối
với kiểm tra lần đầu cho tàu đóng mới
được Đăng kiểm thực hiện việc
giám sát hoặc tàu nhập khẩu đã có hồ sơ kỹ
thuật của cơ quan phân cấp khác, tuỳ thuộc
loại tàu và công dụng của chúng, Đăng kiểm
sẽ có các yêu cầu cụ thể, thích hợp.
(2) Kiểm tra
lần đầu được áp dụng cho các tàu đã
được sử dụng nhưng chưa
được Đăng kiểm Việt
(3)
Kiểm tra
trạng thái kỹ thuật thực tế của tàu xem sét
kỹ bên trong và bên ngoài của vỏ tàu, trang thiết
bị (phương tiện cứu sinh, phương
tiện phong và chữa cháy, phương tiện tín
hiệu...) máy, thiết bị điện nhằm xác
định sự phù hợp và thoả mãn Quy định
này, phải đặc biệt chú ý:
(a) Thời
gian tàu đã hoạt động;
(b) Số
người được phép bố trí;
(c) Các sự
cố và sửa chữa lớn đã qua;
(d) Kiểm tra
lại tính ổn định của tàu;
(đ) Kiểm
tra trang bị an toàn của tàu.
1.4.2 Kiểm
tra hàng năm
(1) Thời
hạn kiểm tra hàng năm được tiến hành
trong khoảng thời gian một tháng trước hoặc
một tháng sau ngày kiểm tra hàng năm đã ấn
định:
(2) Trong
đợt kiểm tra hàng năm, phải tiến hành
kiểm tra để đánh giá lại trạng thái kỹ
thuật thân tàu, thiết bị động lực, bơm
và các hệ thống ống, thiết bị điện và
các trang bị khác của tàu.
1.4.3 Kiểm
tra phần chìm
(1) Kiểm tra
phần chìm nhằm xác định trạng thái kỹ
thuật phần chìm của thân tàu.
(2) Khối
lượng kiểm tra phần chìm nêu tại Bảng 1.5.
(3) Thời
gian giữa 2 lần kiểm tra phần chìm không quá 36 tháng.
Kiểm tra phần chìm phải tiến hành đồng
thời với kiểm tra hàng năm;
Khi
kiểm tra phần chìm, phải tiến hành kiểm tra toàn
bộ tấm bao, lớp nhựa vỏ, ván vỏ, bánh lái,
chân vịt đệm kín nước trục chân vịt,
các hộp van thông sông. Nếu cần sửa chữa,
khắc phục thì phải yêu cầu có biện pháp sửa
chữa, khắc phục ngay trước khi đưa tàu
ra hoạt động.
1.4.4 Kiểm
tra bất thường
(1) Tiến
hành kiểm tra toàn bộ hay từng bộ phận riêng
của tàu hoặc các thay đổi khác theo yêu cầu
của chủ tàu, bảo hiểm hoặc chỉ thị
của nhà nước.
Căn
cứ vào mục đích kiểm tra, tuổi tàu, trạng
thái kỹ thuật hiện tại của tàu mà Đăng
kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm
tra và trình tự tiến hành.
(2) Đối
với tàu bị tai nạn thì việc kiểm tra bất
thường phải được kiểm tra ngay sau khi
tàu bị nạn, nhằm mục đích phát hiện nguyên
nhân tai nạn, khối lượng tổn thất, xác
định khối lượng công việc cần
phải khắc phục hậu quả do tai nạn và
tiến hành thử nghiệm (nếu cần thiết)
để xác định khả năng và điều
kiện duy trì vùng hoạt động.
1.4.5
Khối lượng
kiểm tra.
Khối lượng kiểm tra lần đầu,
phần chìm và hàng năm cho tàu được đưa ra
ở Bảng 1.5. Trong trường hợp tàu có những
thiết bị, kết cấu đặc biệt thì
Đăng kiểm có thể tăng khối lượng
kiểm tra cho phù hợp.
Bảng
1.5
STT |
Đối tượng kiểm tra |
Lần đầu/ phần chìm |
Hàng năm |
1 |
Thân tàu và trang thiết
bị |
|
|
Kết
cấu thân tàu; |
K.Đ.H |
N |
|
Các
lỗ khoét ở vỏ tàu và các thiết bị làm kín các
lỗ khoét; |
K |
N |
|
Mạn
chắn sóng, lan can bảo vệ, các buồng ở,
bệ máy; |
K |
N |
|
Ky
dằn. |
K |
N |
|
|
Thiết
bị neo, tời và chằng buộc. |
K.T |
N.T |
|
Thiết
bị lái. |
K.T |
N.T |
|
Cột
buồm, buồm và dây chằng. |
K.T |
N.T |
|
Trang
bị phòng và chống cháy |
K.T |
N |
|
Phương
tiện tín hiệu |
K.T |
N |
|
Phương
tiện cứu sinh |
K.H |
N |
|
Phương tiện tín hiệu và thông tin liên
lạc |
K.T |
N.T |
2 |
Thiết bị
động lực |
|
|
Động
cơ chính, hộp số |
K.Đ.T.H |
N.T |
|
Chân
vịt và các cơ cấu truyền động; |
K.Đ.T |
N.T |
|
Hệ
trục, ổ đỡ, ống bao trục và các khớp
nối |
K.Đ.T |
N.T |
|
Các đường ống, phụ tùng và bơm; |
K.Đ.T.A |
N.T |
|
3 |
Thiết bị
điện |
|
|
Các
nguồn phát điện (ắc quy, máy phát) |
K.Đ.T |
N. Đ.T |
|
Các
phụ tải tiêu thụ điện quan trọng |
K.Đ.T |
N.T |
|
Đèn
tín hiệu, chiếu sáng |
K.Đ.T |
N.T |
|
Bảng điện |
K.Đ.T |
N.T |
Chú
thích các ký hiệu dùng trong bảng:
K- Kiểm tra khi cần đến, mở, tháo rời
hoặc những biện pháp khác để kiểm tra;
N- Xem xét bên ngoài;
Đ- Đo đạc độ mài mòn, chiều dày, khe
hở, điện trở;
A- Thử áp lực ( thuỷ lực, không khí nén...);
T- Thử hoạt động;
H- Kiểm
tra hồ sơ (tính hiệu lực, dấu…).
2
Những yêu
cầu an toàn
2.1
An toàn tàu
2.1.1 Những
yêu cầu kỹ thuật về an toàn của tàu
(1) Những yêu cầu
được đề cập trong phần này
được kiểm tra bằng tính toán hoặc
được thử với mẫu tàu đầu tiên có
đủ trang bị và thuyền viên. Những cuộc
thử phải được tiến hành dưới
sự giám sát của đăng kiểm viên. Các chi tiết
và kết quả thử phải ghi vào biên bản thử.
(2) Số người
được phép chở
-
Số người được phép bố trí
trên tàu theo quy định ở 2.21
Phần 1, có chú ý
đến mạn khô và ổn định của tàu.
(3) Mạn khô
Mạn khô
của tất cả các tàu
được quy định ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2
Bảng 2.1
Mạn khô tối thiểu của
tàu có boong hở và boong từng phần (*) |
|
Vùng nước |
Mạn khô (mm) |
III |
F = 150 +
0,15.B |
II |
F = 150 +
0,20B |
Bảng 2.2
Mạn khô nhỏ đối
với tàu có boong kín |
|
Vùng nước |
Mạn khô (mm) |
I |
F = 150 +
0,25B |
B
là chiều rộng tàu, tính bằng mm.
(4) Điều
kiện kín nước
(a) Tất
cả các lỗ khoét trên vỏ tàu cần phải
được làm kín bằng mọi biện pháp phù
hợp, sao cho không có nước rò rỉ vào trong tàu,
trừ các lỗ thoát nước ở buồng lái;
(b) Các chi
tiết của cửa ra vào, nắp hầm, nắp ống
thông hơi đều phải thực hiện theo bản
vẽ đã được duyệt;
(c) Tất cả cửa ra vào và
cửa thoát phải bố trí ở hai bên mạn tàu;
(d) Việc
lắp ráp lỗ thoát đối với hệ thống làm
mát, ống hút nước đáy tàu và nước bẩn
cần thực hiện theo quy định sau:
-
Trừ những lỗ thoát ở buồng lai,
tất cả các mối ghép đối với vỏ tàu
ở phía dưới hoặc cạnh đường
nước trọng tải phải là mối lắp ghép
kín;
-
Các mối lắp ghép kín với vỏ tàu phải
tiếp cận một cách dễ dàng, đủ để
thao tác khi thi công;
-
Nếu mép viền của những lỗ khoét
ở vỏ tàu không thể làm đươc, cho phép
lắp thêm một miếng gia cường bao quanh miệng
lỗ khoét.
-
Gia cường vỏ tàu cùng với các mối
nối gia cường xuyên suốt cần phải làm
băng thép;
- Những
vật liệu khác như: nhựa tổng hợp
được gia cường bằng sợi, có thể
được phép sử dụng, nếu tiêu chuẩn
độ cứng phù hợp và đạt yêu cầu
chống cháy.
(đ) Biện pháp làm kín các phần
hở, các lỗ khoét, các lỗ thông hơi... trên boong và
vỏ tàu phải được Đăng kiểm
chấp thuận trước khi thi công.
(5)
Các quy định về
lỗ khoét và làm kín trên thân tàu, boong, buồng lái và
thượng tầng theo yêu cầu ở Bảng 2.3.
Thành phần |
Những yêu cầu vùng nước I, II, III |
Cửa
boong |
(a), (b) |
Cửa
boong lái |
(a), (b) |
Nắp
đậy trước |
(a), (b) |
Lối
vào ca bin |
(a), (b) |
Quạt
không gian sinh hoạt |
(a), (c) |
Quạt
không gian buồng máy |
(a), (b) |
Ống
thông hơi |
(a), (b),
(d) |
Hộp
xiếm |
(a),
(đ) |
Ông
dẫn dây neo |
(a) |
Các
phần trong ngoặc ( ) được giải thích như
sau:
(a) Độ kín mái chắn
nước: Mái chắn này đảm bảo không có một
lượng nước đáng kể nào có thể lọt
vào trong tàu khi tàu bị nước phủ lên trong một
thời gian ngắn. Mái chắn này được thử
bằng cách bắn nước từ một vòi rồng có
đường kính 63,5mm, do một bơm có lưu
lượng 2300 lít nước trong một phút, bơm
thẳng vào cửa và vị trí nối của mái che từ
điểm cách xa 3,5m trong thời gian 5 phút.
(b) Áp dụng
cho những trường hợp sau:
- Tàu không
thể sử dụng buồm hoặc các phương
tiện giống như buồm để đẩy:
+ Tất cả các phần lỗ
khoét có thể bị nước tràn qua khi tàu nghiêng từ 0o
đến 50o, trong tình huống bắt buộc thì
phải làm kín nước để ổn định
của tàu được đảm bảo khi tàu nghiêng
tới 50o.
+ Tàu ổn định khi nghiêng
tới góc nhỏ hơn 50o cũng không
được loại trừ biện pháp trên.
- Tàu có
thể dùng buồm hoặc phương tiện như
buồm để đẩy:
+ Tất
cả những phần lỗ khoét có thể bị
nước tràn qua khi tàu nghiêng từ 0o đến
90o, trong tình huống bắt buộc thì phải
được làm kín để đảm bảo ổn
định của tàu khi nghiêng tới 90o;
+ Tàu ổn định khi nghiêng
tới góc nhỏ hơn 90o cũng không loại
trừ biện pháp trên.
+ Những phương tiện
đẩy bằng kiểu phản lực như một
quy luật gây ra mô men nghiêng đáng kể, mô men này cần
phải được đưa vào tính toán để
đánh giá ổn định.
(c) Chiều
cao nhỏ nhất của gờ cửa tàu trên boong mạn
khô là 50 mm, các vị trí khác là 380mm.
(d) Có thể được phép
đặt trên boong chính một nơi được che mái
duy nhất đảm bảo nó có thể duy trì sự
hoạt động càng lâu càng tốt trong điều
kiện thời tiết xấu.
(đ) Mép dưới của các lỗ
khoét không làm kín nước phải cao hơn
đường nước tại chiều chìm lớn
nhất một khoảng không nhỏ hơn 100 mm, các phần
của hộp xiếm bên trên mức đó phải tạo
được mái che nước bắn tung toé.
(6) Cửa
sổ, cửa trời và cửa húp lô lắp cố
định
(a) Tất
cả những cửa phải đảm bảo kín
nước và phù hợp với vùng nước hoạt
động của tàu. Những cửa sổ ở khu
vực buồng máy phải là những cửa sổ cố
định.
(b) Cửa sổ ở vỏ tàu có
thể mở được phải có khả năng
được đóng kín khi tàu hành trình.
Cạnh dưới cùng
của những cửa sổ cần phải cách
đường trọng tải ít nhất 500 mm.
Trong không gian buồng máy không
được phép làm cửa sổ ở vỏ tàu.
(c) Phải làm nắp chống bão
ở tất cả các cửa sổ của vỏ tàu và
cửa sổ của vách ngăn mặt trước mà chúng
có diện tích bề mặt lớn hơn 0,2 m2.
Cửa sổ cùng kích thước ở mạn trái và
mạn phải thì chỉ cần nắp chống bão ở
một mạn, những nắp chống bão có thể
được miễn trừ nếu tàu có các điều
kiện sau:
-
Chiều dày lớp kính của cửa sổ
gấp 2 lần trị số nêu ở Bảng 2.4;
-
Những cửa sổ bố trí ở trên boong
thời tiết của tàu hoạt động ở vùng
nước loại II;
-
Các cửa sổ của tàu hoạt động
ở vùng nước loại III.
(d) Kính cửa sổ phải làm
bằng kính an toàn đã được làm bền hoặc
tôi luyện (ESG), kính nhiều lớp (MSG), kính acrylic
hoặc polycarbonate hoặc có thể sử dụng
những vật liệu tương đương.
Những cửa sổ ở
không gian buồng máy được mở từ những
phòng trên boong cần phải làm bằng kính an toàn đã
được làm bền hoặc tôi luyện. Nếu không
làm được như vậy thì phải có một
thiết bị bảo vệ kính được mở
về phía bên trong của phòng trên boong.
(đ) Những
cửa sổ ở vỏ tàu mà kính là "ESG", "MSG" thì các khung
phải làm bằng kim loại và được gắn vào
vỏ tàu bằng bản lề. Chiều rộng của
mép kính bám vào khung không được nhỏ hơn 6 mm.
Những cửa sổ ở
vỏ tàu mà kính là acrylic hoặc polycacbonate phải
được gắn chặt vào khung hoặc có thể
được cài bằng chốt trực tiếp với
vỏ tàu hoặc thành phía ngoài, với điều kiện
then cài có khả năng chịu đựng được
khi ứng suất tăng và đảm bảo độ
kín nước lâu dài. . Chiều rộng của mép kính bám
vào khung bằng 3% độ dài cạnh nhỏ nhất
của khung đối với bất cứ tấm nào,
nhưng ít nhất phải là 20 mm.
Có thể được phép
áp dụng những biện pháp khác đạt
được sự an toàn tương đương.
Độ bền phải được chứng minh
bằng thử hoặc tính toán.
(e) Việc
ép kín bằng gioăng cao su chỉ được sử
dụng với tàu hoạt động ở ngoài vùng
nước loại II và III, với điều kiện
cạnh ngắn hơn của cửa sổ không dài hơn
300 mm và bán kính góc lượn ít nhất là 50 mm.
(g) Chiều
dày kính cửa sổ được chọn theo bảng
sau:
Diện tích cửa sổ (m2) |
Chiều dày kính (mm) |
Đến 0,45
|
7 |
Lớn hơn 0,45
đến 0,80 |
8 |
Lớn hơn 0,80
đến 1,00 |
9 |
Lớn hơn 1,00
đến 1,25 |
10 |
Lớn hơn 1,25 |
12 |
(h) Chỉ có
kính acrylic hoặc polycacbonate có thể sử dụng
với cửa trời và cửa thoáng. Chiều dày kính
ở trong những chố này cần phải dày hơn 25%
chiều dày kính ở cửa sổ vỏ tàu hoặc
cửa sổ mặt trước buồng lái và phải phù
hợp với Bảng 2.4, nhưng không được
nhỏ hơn 7 mm.
(i) Những
cửa húp lô bắt cố định vỏ tàu phải
được xử lý như là cửa sổ.
(7) Buồng lái
(a) Sàn
buồng lái cùng với các vách ngăn dọc và ngăn ngang
tính toán như các thành phần kết cấu cơ bản
và được định kích thước phù hợp,
buồng lái phải kín nước với phía bên trong
của tàu.
(b) Việc làm
kín gờ cửa ra vào và cửa hầm của kho dự
trữ với không gian sinh hoạt liền kề buồng
lái phù hợp với 2.1.1(4) và 2.1.1(5) Phần 2.
(c) Sàn
buồng lái phải cao hơn đường nước
trọng tải, đủ để cho nước có
khả năng thoát nhanh thông qua ống thoát hoặc lỗ
thoát nước sinh hoạt ở mạn tàu trong tất
cả các tình huống dự kiến khi tàu nghiêng và chúi.
(d) Mỗi
mạn của buồng lái cần bố trí ít nhất 01
ống thoát nước. Diện tích mặt cắt ngang
tổng cộng của các ống cả hai bên mạn
phải được xác định như sau:
f
= 15V (cm2)
V: thể
tích buồng lái (m3)
f không được nhỏ hơn trị số fmin
sau:
fmin
= 12,5 cm2
Với tàu hoạt động ở vùng nước
loại I
fmin
= 10,0 cm2
Với tàu hoạt động ở vùng nước
loại II và III
Những
diện tích mặt cắt ngang cũng phải bằng
diện tích của mỗi màng lọc có thể dùng trong
hệ thống thoát nước.
(đ) Ở
buồng lái có những vách giao nhau thì phải có cửa
ống thoát có diện tích ngang phù hợp.
(e) Những
ống thoát nước ở buồng lái cần phải có
đủ khả năng thoát nước những phần
quanh buồng lái.
Những ống thoát
nước ở buồng lái có thể được thay
thế bằng ống mềm với sự cho phép
đặc biệt.
(g) Các van
của ống thoát nước buồng lái phải mở
thường xuyên.
(h) Những
mối nối bằng ống mềm, ngắn có thể
được sử dụng dưới những
điều kiện sau:
- Mối nối phải nằm
trên đường nước trọng tải ít nhất
là 100mm và ở phía trên đường nước khi tàu
nghiêng 15o.
- Mối nối ống phải
kín.
(8) Việc thoát nước trên boong
(a) Số lượng của lỗ
thoát nước hoặc lỗ chống nước
đọng ở boong tàu
phải bố trí để cho nước được
thoát ra từ boong thời tiết.
(b) Nếu
tàu có mạn chắn sóng, cần phải có đầy
đủ lỗ khoét thoát nước với kích
thước phù hợp với Công thức sau:
A
= 0,01lh + 0,035lh2 (m2)
A là
tổng diện tích lỗ khoét;
l là
độ dài của mạn chắn sóng (m);
h là
chiều cao của mạn chắn sóng (m).
(c) Lỗ khoét của các lỗ thoát
nước trên mạn chắn sóng ở thượng
tầng không nhỏ hơn 50% diện tích lỗ khoét
được tính toán phù hợp với 2.1.1(8)(b) Phần 2.
(d) Cạnh đáy của những
lỗ khoét của mạn chắn sóng càng sát mặt boong
càng tốt. Nếu chiều cao thoáng của một cửa
hoặc một lỗ thoát lớn hơn 230 mm, nên làm thanh
chắn để bảo vệ tránh ngã, trượt qua
lỗ đó.
(đ) Những
lỗ thoát nước ở trên boong cần phải
đủ khả năng thoát nước cho phần xung
quanh boong. Ống thoát nước boong có thể
được thay thế bằng ống mềm nếu
được đăng kiểm chấp nhận. Nghiêm
cấm đặt các van trên đường ống thoát
nước mặt boong.
(e) Những
ống mềm, ngắn có thể được phép sử
dụng với điều kiện phải tuân thủ 2.1.1(7)(h) Phần 2.
(9) Hàng rào, cột trụ tay vịn
và những giá tựa ( hoặc vịn ) ở phía mũi và
đuôi
(a) Tuỳ thuộc vào vùng hoạt
động và kích thước tàu mà tàu cần phải
được trang bị những hàng rào tay vịn
thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5
Vùng nước |
Chiều cao hàng rào tay vịn (mm) |
Đặc
điểm kỹ thuật và lưu ý
|
I, II |
600 |
Với
các tàu có L > 8,0 m [1] [2]
[3] [4] [5] |
I, II |
450 |
Với
các tàu có L £ 8,0 m [1] [2]
[4] |
III |
450 |
Cho các tàu
có boong với cabin, cấu trúc thượng tầng với L > 6,3 m [2] [4] |
III |
450 |
Cho các tàu
với L £ 6,3 m [1] [2]
[4] |
Các
phần trong ngoặc [ ] được giải thích như
sau:
[1] Lan can, tay vịn cùng với
những giá tựa (vịn) phía mũi và đuôi tàu cùng
với các mặt sàn an toàn để đi lại trong
tất cả các tình huống đã dự kiến
trước. Mỗi mạn tàu phải bố trí lối
đi có chiều rộng và nền đủ ma sát
để đảm bảo an toàn;
[2] Khoảng cách cột trụ
của tay vịn không lớn hơn 2,15 m;
[3] Thanh dưới cùng của lan can
không được cao hơn mặt boong 230 mm. Khoảng
cách ở những thanh phía trên không quá 380 mm;
Nếu không có tay vịn phía
đuôi, lan can trên một tàu buồm cần phải
chạy từ giá tựa (vịn) phía mũi tới
cạnh gờ sau của buồng lái và vòng quanh phía sau
buồng lái;
[4] Phải có tay vịn phía mũi;
[5] Phải có tay vịn phía đuôi.
(b) Việc xác định kích
thước cơ cấu lan can, tay vịn phải theo quy
định dưới đây:
-
Lan can, tay vịn là sự liên kết của
những ống thép. Chiều dày nhỏ nhất của tay
vịn trên cùng không được nhỏ hơn 4 mm.
-
Chiều dày tay vịn phía dưới có thể
giảm 40% nhưng không được nhỏ hơn 3 mm.
-
Những cột trụ của lan can phải có mô
đun mặt cắt nhỏ nhất tại đế
như sau:
W
= (300.a – 250)(cm3)
a- là khoảng cách cột trụ cột (m)
h- là chiều cao cột trụ (m)
s0,2
- là giới hạn chảy quy ước của vật
liệu (N/mm2),
Những đế của trụ cột
cần phải có then chốt suốt hoặc hàn chặt
xuống tàu. Những cột trụ và gía được
cắm vào đế cần phải có chân đế
đảm bảo.
(10) Tính nổi và dự trữ tính
nổi
(a) Tàu hở hoặc hở từng phần cần
phải có khả năng duy trì tính nổi khi có đủ
tải trọng trong điều kiện tàu bị phủ
nước và tàu có khả
năng dự trữ tính nổi để đề phòng
khi thêm tải trọng đối với con người
(bị ướt) ít nhất là 15 kg/người.
(b) Những ngăn nổi để đảm
bảo dự trữ tính nổi, cần phải
được lắp đặt cố định và
điền đầy bọt nhẹ. Nếu không
được điền đầy bọt nhẹ, chúng
cần phải có ít nhất hai khoang ngăn cách và kín
nước hoàn toàn.
(11) Những
yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với
thiết bị động lực
(a) Trên tàu được
phép lắp đặt các máy sau:
- Máy chạy
bằng nhiên liệu xăng (máy xăng);
- Máy chạy
bằng nhiên liệu Diesel (máy Diesel).
(b) Khi lắp máy xăng
lên tàu phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Phải
có biện pháp phòng chống
cháy có hiệu quả tại buồng đặt máy;
- Phải có
biện pháp thông gió tốt;
- Dây dẫn
phải cách điện tốt, cách ly với bộ
phận nóng của máy và dầu nhờn.
(c) Máy chính, các
ổ đỡ của hệ trục phải
được bắt chặt vào bệ bằng các bu lông.
Trong số bu lông bệ máy phải có bu lông chính xác. Có
biện pháp hãm đề phòng tự lỏng của bu lông.
(d) Máy chính:
ngoài bộ khởi động bằng cơ giới
phải có bộ khởi động bằng tay và phải
đảm bảo chỉ có một trong hai bộ khởi
động làm việc lúc khởi động máy.
(đ) Các
thiết bị đo: đồng hồ vòng quay, áp
suất... phải chính xác và được kiểm tra
định kỳ tại cơ quan có thẩm quyền. Trên
các thang chỉ số đo của đồng hồ áp
suất và vòng quay, trị số giới hạn phải
đánh dấu bằng sơn đỏ.
(e) Lối
đi lại trong buồng máy, lên xuống buồng máy phải
thuận lợi, dễ dàng và đảm bảo chắc chắn, phải
có lối thoát nạn sự cố.
(g) Hệ trục
- Khớp
nối giữa trục với hộp số, trục
với nhau có thể bằng bích nối cứng, khớp
nối mềm hoặc khớp các đăng;
- Đường
kính tính toán của trục chân vịt (mm) được
chế tạo bằng thép có giới hạn bền lớn
hơn 440 N/mm2 được tính theo công
thức:
d
= 863
Trong đó:
Ne là công suất của máy, tính bằng kW
n là vòng quay của trục
chân vịt vòng/phút
(h) Công suất máy
Trong
khi nghiên cứu an toàn của tàu thể thao người ta
thấy cần phải quy định công suất tối
thiểu của máy chính dùng để đẩy tàu.
Đối với những tàu có máy lắp cố
định và chân vịt có bước cố định,
công suất nhỏ nhất của máy phải theo Bảng
2.6.
Bảng 2.6
Dạng tàu |
Công suất
nhỏ nhất (kW) trên 1m3 lượng chiếm
nước |
Tàu buồm có lắp máy và Du thuyền buồm
với D £ 2,25 m3 |
2,20 + (2,25–D) 1,65 |
Tàu buồm có lắp máy và Du thuyền buồm
với D ³ 2,25 m3 |
3,00 |
Thuyền máy và Du thuyền máy |
4,50 |
D là thể
tích chiếm nước (m3)
(12) Kiểm tra trang thiết bị tàu
(a) Hệ
thống lái: nếu không có yêu cầu đặc biệt,
thiết bị lái của tàu phải thoả mãn:
- Tàu gắn máy cố
định: lái chính bằng vô lăng hoặc cần lái
trực tiếp. Lái dự phòng gồm be chèo, sào chống;
- Tàu dùng thiết bị
đẩy làm lái chính: lái dự phòng gồm 01 be chèo, 01 sào
chống;
- Lái chính phải có khả năng
quay bánh lái từ 350 mạn này sang 350
mạn kia khi tàu ở mớn nước đầy
tải và chạy tiến với tốc độ
thiết kế lớn nhất; và ở các điều
kiện đó, thời gian quay lái từ 350 mạn
này sang 300 mạn kia không được quá 28 giây.
(b) Hệ thống neo
- Mỗi tàu phải
được trang bị một thiết bị neo.
khối lượng neo, đường kính xích neo
đủ đảm bảo giữ được tàu khi
neo;
- Xích neo có thể thay thế
bằng cáp có độ bền tương đương;
- Những tàu sau khi sử dụng
được đặt lên giá và đưa vào kho bảo
quản thì không cần trang bị thiết bị neo.
(c) Các trang bị khác
- Những yêu cầu về an toàn
khác: thiết bị kín nước, trang bị chống
cháy, bố trí vị trí ngồi, mạn khô và ổn
định;
- Việc trang bị đèn
hiệu và âm hiệu theo quy định của Luật giao
thông đường thủy nội địa.
2.1.2 Phòng chống cháy.
(1) Khái
niệm chung
Để
đề phòng một đám cháy phát ra cũng như
để đề phòng sự lan rộng của nó,
những biện pháp phòng cháy cần phải bao hàm cả
những vùng ngọn lửa có thể lan tới. Những
nguồn có thể phát ra lửa là:
-
Máy.
-
Thiết bị điện.
-
Thiết bị sưởi, nấu
nướng.
Việc lắp đặt máy và thiết bị
điện phù hợp với các yêu cầu. Phải trang
bị tới mức độ cần thiết nhất các
biện pháp phòng và chống cháy.
(2) Các yêu
cầu về bọc cách nhiệt.
(a) Các lớp
bọc hoặc lớp sơn phủ các bề mặt
thiết bị trong khu vực buồng máy phải có tính lan
truyền ngọn lửa chậm.
(b) Các vật
liệu được sử dụng trong bọc cách
nhiệt ở không gian buồng máy phải là vật
liệu không cháy. Lớp ngoài cùng của lớp bọc cách
nhiệt này phải là vật liệu không thấm
nước, thấm dầu.
(c) Trong
những tàu gắn máy có công suất lớn hơn 400 KW thì
vách ngăn chính phải được bọc cách nhiệt
bằng những vật liệu không cháy. Những vách
ngăn chính phải là vách kín khí.
(3) Trang bị
chữa cháy
Trang bị chữa cháy phải phù hợp với
Phần 5 của 22 TCN 325-5: 04 - Quy phạm phân cấp và
đóng phương tiện thuỷ nội địa
vỏ thép hoạt động tuyến ven biển.
2.1.3 Hệ
thống thông gió:
(1) Với tàu
lắp máy có công suất lớn hơn 400 KW thì tất
cả các lỗ khoét để thông gió buồng máy và các
cửa thoát phải có khả năng đóng từ phía
ngoài.
(2) Nếu
những quạt thông gió buồng máy được tắt
bật bằng tay, thì nó cần phải tắt
được từ phía ngoài không gian buồng máy.
2.1.4 Những
thiết bị nấu nướng với ngọn lửa
hở
(1) Những
vật liệu và bề mặt của những cơ
cấu ở vùng lân cận những dụng cụ nấu
nướng có ngọn lửa hở cần phải đáp
ứng những yêu cầu lắp ráp đưa ra trong Hình
4.
(2) Dưới
dụng cụ nấu có ngọn lửa hở
được đốt bằng nhiên liệu lỏng
phải bố trí các khay
hứng.
(3) Những
tấm che chắn khác phải sử dụng vật
liệu có tính lan truyền ngọn lửa chậm.
(4) Thiết
bị nấu và sưởi
(a) Đối
với những thiết bị dùng khí hóa lỏng
để nấu trong phòng, cần phải tuân thủ
những quy định sau:
- Những
dụng cụ nấu nướng sử dụng nhiên
liệu lỏng phải được bắt cố
định trên một bệ chắc chắn. Phải áp
dụng các biện pháp để đề phòng bất
cứ giọt nhiên liệu nào rò rỉ lan truyền ra xung
quanh.
- Thiết
bị nấu, nướng, sưởi phải
được bố trí sao cho tránh được ảnh
hưởng của bất cứ sự tăng nhiệt
độ nào đối với chi tiết bên cạnh.
- Những
dụng cụ nấu, nướng sử dụng nhiên
liệu lỏng cần phải có các cửa thông thoáng có
kích cỡ hợp lý. Cửa thoáng này phải có khả
năng đóng được (thí dụ trong điều
kiện thời tiết xấu) và phải được
lắp đặt trên dụng cụ nấu nướng.
(b) Đối
với những thiết bị sưởi dùng nhiên
liệu lỏng, cần phải tuân thủ những quy
định sau:.
- Chỉ
được sử dụng những loại nhiên
liệu có nhiệt độ bắt lửa không nhỏ
hơn 55oC. Khi sử dụng nhiên liệu có
độ bắt lửa khác phải được
chấp thuận đặc biệt.
- Các dụng
cụ sưởi được lắp đặt
phải có buồng đốt kín, những đường
ống hút và xả khí được bịt kín không cho rò
rỉ vào phía bên trong của tàu.
- Các dụng
cụ sưởi không đáp ứng được các yêu
cầu đối với quy định an toàn có thể
được chấp thuận nếu điều
kiện an toàn trong sử dụng được chứng
minh bằng một vài cách khác, thí dụ: thiết kế
phòng nổ của buồng đốt và các lối thoát khí.
Các kích thước tính
bằng (mm).
Vị trí I: Vật
liệu không cháy.
Vị trí II: Vật
liệu có tính lan truyền ngọn lửa chậm.
2.1.5 Lối thoát an toàn và cửa thoát khẩn
cấp
(1) Buồng
lái và những phòng trên boong của tàu:
- Với
những tàu có chiều dài Lmax > 7,5 m cần
phải có ít nhất 2 lối thoát an toàn;
- Với
những tàu có chiều dài Lmax £ 7,5 m nên
làm lối thoát khẩn cấp nếu xét thấy cần
thiết.
(2) Những
cửa thoát khẩn cấp phải thông thoáng và đáp
ứng những yêu cầu sau:
-
Kích thước nhỏ nhất
của cửa là 400x400 (mm);
-
Những chỗ làm kín trên cửa
hầm, cửa lấy ánh sáng hoặc các cửa sổ
mạn có khả năng sử dụng như là một
lối thoát khẩn cấp thì phải mở
được ở cả hai phía.
2.1.6 Trang
bị an toàn
Trang bị phương tiện
cứu sinh, tín hiệu và hàng hải cho phương
tiện phụ thuộc vào vùng nước hoạt
động và quy định sau:
(1) Tàu hoạt
động tại vùng nước loại I thì trang bị
cứu sinh, tín hiệu và hàng hải phải phù hợp
với Chương 1, 2, 3 Phần 10 của 22 TCN 325-5: 04 –
Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện
thuỷ nội địa vỏ thép hoạt động
tuyến ven biển.
(2) Tàu hoạt
động tại vùng nước loại II và loại III
thì trang bị cứu sinh, tín hiệu và hàng hải phải
phù hợp với Chương 1, 2, 3 Phần 10 của TCVN
5801: 2005 – Quy phạm phân cấp và đóng phương
tiện thuỷ nội địa.
2.1.7
Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm
- Tàu phải bố trí dụng
cụ chứa dầu bẩn và dầu rò rỉ từ
hệ thống động lực của tàu, thể tích
dụng cụ chứa được lấy theo Bảng 2.7;
- Nước
la canh buồng máy phải được giữ và xả
lên bờ hoặc xả đúng nơi quy định.
Thể tích dụng cụ chứa
nước dầu bẩn.
Bảng 2.7
STT |
Công suất động cơ chính
Ne (kW) |
Thể tích nhỏ nhất dụng
cụ chứa (lít) |
1 2 3 4 5 |
nhỏ hơn 14,8 từ 14,8 đến 22,2 lớn hơn 22,2 đến 29,6 lớn hơn 29,6 đến 37 lớn hơn 37 |
5 6 8 10 10 + |
2.2
Tính toán ổn
định
2.2.1 Tính ổn
định
(1) Khả năng ổn định
của tàu được chứng minh tới một
chừng mực nào đó mà việc lắp đặt
thiết bị và lắp đặt thiết bị
đẩy không có đặc tính gì biểu hiện không bình
thường. Tàu có chiều dài tiêu chuẩn lớn hơn
10m thì phải có kết quả ổn định
được tính toán dựa trên cơ sở một
cuộc thử nghiệm dưới sự giám sát của
đăng kiểm viên.
(2) Những tiêu chuẩn
được sử dụng:
(a) Tàu boong hở, có chiều dài tiêu
chuẩn Ltc lớn hơn 10m
- Tàu có động cơ: Tàu không
được phép vượt quá góc nghiêng 120 dưới
những ảnh hưởng kết hợp của mô men ly
tâm do quay vòng và mô men tổng cộng của con người
đi trên tàu phù hợp với công thức sau:
(0,7 D – 0,5d)+n(0,2B +0,1) (kN.m) [1]
v là
tốc độ của tàu (m/s)
n là số người trên tàu
B,D,Ltc ,D, d được lấy phù hợp
với mục 2 Phần 1.
- Tàu
buồm không có ky dằn
Khi tàu nghiêng ngang do tác dụng của gió thì góc nghiêng không
được vượt quá 30o.
Công
thức tính toán mô men nghiêng do gió:
M = 0,7SZ –
0,35 n’B (kNm) [2]
S là
diện tích buồm (m2), S = 0,5 (IJ + PE) (m2);
I là
chiều cao của tam giác buồm mũi (m);
J là cạnh đáy của tam giác buồm mũi
(m);
P là chiều dài mép trước của buồm
chính (m);
E là
chiều dài sào căng buồm chính (m );
Z là
khoảng cách từ tâm chịu áp lực gió của buồm
và trung tâm mặt cản nước bên mạn của tàu
(m);
n’ =
2.nLuv - n
nLuv
là số lượng người tối đa có ở trong phòng dồn vể mạn có
gió, nLuv phải £ n, n là
số người được bố trí trên tàu.
Nếu
nước có thể lọt vào trong tàu thông qua những
phần hở không được bảo vệ tại góc
nghiêng < 30o thì phải giảm góc nghiêng cho thích
hợp;
Nếu có
những thiết bị để dùng vào mục đích vui
chơi, thí dụ như: đu, xà treo, thì cho phép giảm mô
men nghiêng do gió đã cho trong công thức [2] của 2.2.1(2) Phần 2 một cách hợp lý;
- Tàu
buồm có một ky dằn và du thuyền buồm.
Khi tàu
bị tác động bởi mô men nghiêng do áp lực gió
ở bên mạn thì góc nghiêng của tàu không được
vượt quá 30o.
Mô men
nghiêng được xác định bằng công thức sau
:
M = 0,7SZ
(kNm )
Với S,
Z xem Hình 5 và công thức [2]
của 2.2.1(2) Phần 2.
Mô men
phục hồi của tàu khi có đủ trang bị
nhưng không có người ở độ nghiêng 90o không được nhỏ hơn
trị số tính theo công thức:
M90o
= 1,0 D (kNm)
D là lượng chiếm nước (tấn)
(b) Tàu boong kín, có chiều dài tiêu chuẩn (Ltc)
lớn hơn 10m
- Tàu có động
cơ:
+
Chiều cao tâm nghiêng ban đầu ho ³ 0,35m
+ Cánh
tay đòn phục hồi tại độ nghiêng 30o³ 0,2m
+ Phạm
vi ổn định ³ 60o
(không dùng cho vỏ tàu nhiều thân)
+ Diện
tích phía dưới đường cong cánh tay đòn
tại độ nghiêng 30o ³ 0,055 mRad.
+ Góc
nghiêng lượn vòng £12o xác
định bằng thử quay vòng. Suốt quá trình thử,
tốc độ được nâng lên dần dần
tới khi vừa đạt góc nghiêng lượn vòng 12o
vừa đạt tốc độ tối đa.
+ Giá trị của độ
ổn định thích hợp phải là giá trị
đạt được khi tàu được trang bị
đầy đủ với:
* Tổng số người
được bố trí trên tàu;
* Xếp đầy các kho theo
thiết kế và các thứ dự trữ khác.
- Tàu buồm, du
thuyền buồm
+ Chiều cao tâm nghiêng ban
đầu ho ³ 0,6m;
+ Phạm vi ổn
định ³ 60o
đối với tàu không có ky dằn;
+ Phạm vi ổn
định ³ 90o đối với tàu có ky dằn;
+ Cánh tay đòn phục hồi
tại điểm lớn nhất của đường
cong cánh tay đòn ³ 0,3m;
+ Góc nghiêng tính
của buồm dưới £ 20o
nhưng nước không được tràn qua cạnh
gờ boong;
+ Diện tích (B+C) ³ 1,4
diện tích (A+B) (xem Hình 6)
Hình 6: Đường cánh tay đòn
hkw:
đường cong của những biên độ nghiêng
ngang gây bởi áp lực gió bên ngoài.
* Nếu bất kỳ một tiêu
chuẩn nào mà không thoả mãn thì phải có những
biện pháp an toàn tương đương
được chứng minh cụ thể và được
đăng kiểm chấp nhận. Với tàu có nhiều
thân, phạm vi ổn định có thể được
phép < 60o .
* Ít nhất phải có số
liệu ổn định của tàu khi:
+ Kéo
cả buồm lên;
+ Kéo
nửa buồm;
+ Những
buồm bị tác động bất ngờ.
Tốc
độ gió hoặc sức gió trong mỗi trường
hợp được xác định tại thời
điểm đó. Giới hạn của ổn
định so sánh bằng những kết quả thu
được. Với những buồm bị tác
động bất ngờ, áp lực gió tính toán phải
tương đương với cấp 12 Bôpho mà tàu vẫn
thoả mãn.
(c) Tàu có chiều dài tiêu chuẩn (Ltc) không lớn hơn 10 m thì
độ ổn định thích hợp của tàu
được chứng minh bằng tính toán hoặc thử
nghiệm.
(3) Trong trường hợp
đặc biệt, Đăng kiểm có thể miễn
trừ áp dụng tiêu chuẩn ổn định nêu ở 2.2.1(2)(b) Phần 2 đối với tàu có
chiều dài tiêu chuẩn 10<L <15m, nhưng ổn định của tàu phải
phù hợp với các tiêu chuẩn nói ở 2.2.1(2)(a) Phần 2.
2.3 Đánh giá an toàn kỹ thuật
2.3.1 Việc
đánh giá an toàn kỹ thuật của tàu được
tiến hành theo hai phần:
- Thân tàu và các trang thiết bị;
- Thiết
bị động lực.
2.3.2 Những
yêu cầu về an toàn kỹ thuật của thân tàu
(1) Đối với những
vỏ bằng kim loại, những yêu cầu an toàn của
thân tàu được đánh giá dựa vào trạng thái
kỹ thuật xấu nhất của các nhóm kết
cấu chính thân tàu căn cứ vào độ mòn và biến
dạng dư cục bộ theo Bảng 2.8.
(2) Đối với tàu vỏ
gỗ, những yêu cầu an toàn kỹ thuật của thân
tàu đánh giá bằng chất lượng cơ cấu, ván
vỏ ( hiện tượng mục, nứt), chất
lượng mối nối, đường xảm.
(a) Độ mòn cơ cấu ván bao
dựa theo Bảng 2.9.
(b) Tàu vỏ gỗ bị cấm
hoạt động trong các trường hợp sau:
- Ván vỏ bao bị mục, phân
lớp, mối nối bị hỏng (các vít gỗ, đinh,
bu lông bị hỏng không khắc phuc được;
- Ván và các cơ cấu bị
nứt ở chỗ biến dạng vĩnh cửu.
(3) Đối với tàu thuyền
bằng vật liệu FRP :
(a) Thân tàu bằng vật liệu FRP
thường có ba kiểu kết cấu:
- Kết cấu một lớp;
- Kết cấu nhiều lớp;
- Kết cấu hỗn hợp.
Tính
chất của vật liệu được nhà chế
tạo thực hiện và thông báo trong các tài liệu kỹ
thuật kèm theo tàu.
(b) Khi kiểm tra an toàn kỹ
thuật bằng chất dẻo yêu cầu:
- Kiểm tra thân tàu và cơ
cấu có bị rách và bị phá huỷ không?
- Kiểm tra lớp nhựa
vỏ tàu và cơ cấu tránh bị ảnh hưởng
của môi trường bên ngoài có chiều dầy 0,4
đến 0,6 mm. Lớp nhựa này không bị hỏng,
không bị vỡ, nứt và mất tác dụng bảo
vệ.
(4) Kiểm tra trang
thiết bị tàu:
(a)
Hệ thống lái, hệ thống neo
(b)
Các trang bị khác
- Những yêu cầu về an toàn
khác: thiết bị kín nước, trang bị chống
cháy, bố trí vị trí ngồi, mạn khô và ổn
định;
- Đèn hiệu và âm hiệu theo
quy định của Luật giao thông đường
thủy nội địa.
2.3.3
Kiểm tra thiết bị
động lực: kiểm tra theo các yêu cầu ở 2.1.1 (11) Phần 2.
2.3.4 Xác định vùng hoạt
động
(1) Xác định vùng hoạt
động của tàu trước hết dựa vào
loại và dạng tàu
- Tàu hở được phép
hoạt động ở vùng nước loại III;
- Tàu có boong từng
phần được hoạt động ở ở vùng
nước loại II;
- Tàu kín
được hoạt động ở vùng nước
loại I.
(2) Dựa vào
mạn khô của tàu theo yêu cầu của 2.1.1(3) Phần 2.
(3) Dựa vào các quy
định về các lỗ khoét và làm kín trên thân tàu,
buồng lái và thượng tầng theo yêu cầu của 2.1.1(5) Phần 2.
(4) Dựa vào
việc bố trí cửa sổ, cửa trời và cửa
húp lô lăp cố định.
(5) Dựa
vào việc bố trí buồng lái.
(6) Dựa
vào việc bố trí hàng rào tay vịn, các giá trị tựa
hoặc vịn ở phía mũi và đuôi tàu.
(7) Dựa vào các tiêu
chuẩn kỹ thuật
của các thành phần cấu trúc chính.
Đánh giá trạng thái kỹ
thuật của thân tàu vỏ thép
Bảng 2.8
Tên nhóm kết cấu chính |
Trạng
thái kỹ thuật |
||
Thoả mãn |
Hạn chế |
Cầm hoạt động |
|
Độ mòn trung bình của cơ
cấu (%) |
|||
Tấm boong, tấm đáy và thành miệng
hầm hàng, kết cấu boong và đáy ở: -
phần giữa tàu; -
phần mũi và phần đuôi. |
£ 20 £ 30 |
£ 30 £ 40 |
> 30 > 40 |
Tấm mạn -
phần giữa tàu; -
phần mũi và đuôi tàu. |
£ 25 £ 35 |
£ 35 £ 45 |
> 35 > 45 |
Kết cấu mạn, vách ngang
kín nước. -
phần giữa tàu; -
phần mũi và đuôi tàu. |
£ 30 £ 35 |
£ 40 £ 45 |
> 40 > 45 |
Tổng
kích thước các chỗ lồi
lõm theo chiều rộng tại một mặt cắt
riêng. |
£B |
£B |
>B |
Tổng
kích thước các chỗ lồi lõm theo chiều cao
mạn tại một mặt cắt riêng. |
£D |
£D |
>D |
Tỷ
số giữa độ võng và kích thước nhỏ
nhất chỗ lồi lõm (f/l) nằm trong mặt cắt
của boong, đáy và mạn: -
phần giữa tàu; -
phần mũi và đuôi tàu |
£ £ |
£ £ |
> > |
Độ
võng cho phép tối đa đối với đáy, boong,
mạn, tính bằng (mm) ở phần: - giữa tàu; - mũi và đuôi. |
£ 50 £ 80 |
£ 90 £ 140 |
> 90 > 140 |
CHÚ THÍCH:
1 D
là chiều cao tàu (m);
B
là chiều rộng đáy tàu (m). Ở boong, B là hiệu
số giữa chiều rộng tàu và chiều rộng
miệng khoang hàng.
2 Độ lồi lõm
đo tại đoạn cơ cấu bị biến
dạng ở vùng lõm lớn nhất.
3 Kết quả đánh
giá theo các hạng mục khác nhau mà không trùng nhau thì đánh
giá theo chỉ tiêu xấu nhất.
4 Nếu chỗ lõm có
kèm theo vết nứt ở tôn vỏ, tôn boong, cơ cấu
bị đứt, nứt, gẫy hoặc mối hàn cơ
cấu với nhau bị nứt thì bắt buộc phải
sửa chữa những khưyết tật đó.
Đánh giá
trạng thái kỹ thuật của thân tàu gỗ
Bảng 2.9
Tên các nhóm cơ cấu chính |
|
Trạng thái kỹ thuật |
|
Thoả mãn |
Hạn chế |
Cấm hoạt động |
|
Độ mòn trung bình cho phép của
cơ cấu so
với chiều dày thiết kế (%) |
|||
- Tấm
ván đáy và kết cấu đáy - Tấm ván mạn, ván boong và kết cấu |
£ 10 £ 20 |
£ 25 £ 30 |
> 25 > 30 |
CHÚ THÍCH: chỉ tiêu độ mòn cho trong
bảng được áp dụng cho cả phần
giữa, phần mũi và phần đuôi.
Quyết định 49/2006/QĐ-BGTVT Tiêu chuẩn Ngành: Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số hiệu: | 49/2006/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 28/12/2006 |
Hiệu lực: | 04/03/2007 |
Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày công báo: | 17/02/2007 |
Số công báo: | 95&96 - 02/2007 |
Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!