hieuluat

Công văn 2764/BTS-CLATVSTS kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu đi Nhật Bản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản Số công báo: Theo văn bản
    Số hiệu: 2764/BTS-CLATVSTS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Công văn Người ký: Tạ Quang Ngọc
    Ngày ban hành: 24/11/2006 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 24/11/2006 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • CÔNG VĂN

     

     

    CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 2764/BTS-CLATVSTS NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2006 VỀ VIỆC

    KIỂM SOÁT HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH TRONG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU ĐI NHẬT BẢN

     

     

    Kính gửi:

    - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

    - Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản,

     

     

    Sau khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định kiểm tra 100% các lô hàng mực và tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Thủy sản đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh yêu cầu tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong lĩnh vực thủy sản từ nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến... Văn bản này đã có tác động tích cực để các nhà nhập khẩu Nhật Bản an tâm hơn khi mua hàng Việt Nam.

    Tuy nhiên nhiều ngày qua, mạng cảnh báo của Nhật Bản vẫn tiếp tục thông báo về các lô tôm, mực Việt Nam bị phát hiện dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng (gọi tắt là dư lượng kháng sinh). Các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang hết sức lo lắng, vì nếu tình trạng này kéo dài họ có thể bị Chính phủ Nhật Bản rút giấy phép nhập khẩu; nhiều khách hàng quan trọng đang tính đến khả năng ngừng mua hàng Việt Nam, chuyển sang mua từ các nước khác.

    Thực tế cho thấy việc nhiễm hóa chất kháng sinh ở tôm, mực, cá là ở các công đoạn trước khi chế biến, từ đông đảo người nuôi, khai thác, và vận chuyển, bảo quản trên địa bàn rộng lớn, khiến việc tuyên truyền và kiểm tra có nhiều khó khăn. Đến nay đa số người dân chưa nắm chắc thông tin và hậu quả tai hại của việc sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm.

    Trước tình hình khẩn trương hiện nay, Bộ Thủy sản yêu cầu:

    1. Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố:

    a) Duy trì thường xuyên, liên tục việc tuyên truyền trên báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản và những hậu quả nếu Việt Nam tiếp tục có lô hàng bị phát hiện nhiễm các hóa chất, kháng sinh nêu trên.

    b) Chỉ đạo Sở Thủy sản/Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thủy sản tổ chức tập huấn cho các chủ tàu đánh cá, chủ đầm nuôi, ban quản lý cảng cá, các đại lý thu mua, vận chuyển nguyên liệu... về các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

    c) Tổ chức các đội công tác liên ngành của địa phương tiến hành kiểm tra việc sử dụng hóa chất kháng sinh cấm trong sản xuất kinh doanh nguyên liệu thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

    2. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản:

    a) Tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong các khâu nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.

    b) Phối hợp và hỗ trợ các đội công tác liên ngành địa phương kiểm tra việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thủy sản trên từng địa bàn.

    c) Kể từ ngày ban hành văn bản này, áp dụng chế độ giám sát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu và kiểm tra 100% các lô hàng xuất khẩu vào Nhật Bản đối với các doanh nghiệp chế biến có thêm lô hàng bị phía Nhật Bản phát hiện nhiễm kháng sinh; thông báo cho Tổng cục Hải quan để phối hợp và thông tin công khai trên trang Web của Cục.

    d) Thường xuyên thông báo cho Cục Y dược Thực phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về các biện pháp và kết quả kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, đặc biệt là về dư lượng hóa chất kháng sinh; tiến tới ký kết văn bản thỏa thuận giữa hai cơ quan.

    e) Phối hợp chặt chẽ với Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tuyên truyền và động viên hội viên thực hiện nghiêm túc các quy định về dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

    f) Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Bộ.

    3. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản:

    a) Bổ sung nội dung kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh vào chương trình HACCP trong sản xuất thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, lấy mẫu tăng cường để kiểm soát chặt chẽ dư lượng hóa chất, kháng sinh của các lô nguyên liệu.

    b) Những doanh nghiệp có lô hàng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhật Bản phát hiện có dư lượng hóa chất, kháng sinh phải nghiêm túc thực hiện việc lấy mẫu kiểm tra kháng sinh các lô hàng xuất khẩu vào Nhật Bản theo hướng dẫn của Cục Quản lý CL, ATVS&TYTS.

    Yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung nêu trên./.

     

    BỘ TRƯỞNG

    (Đã ký)

    Tạ Quang Ngọc

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X