hieuluat

Nghị định 14-CP ban hành quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 14-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày ban hành: 05/12/1992 Hết hiệu lực: 29/11/1996
    Áp dụng: 05/12/1992 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14-CP NGÀY 5-12-1992
    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
    TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

    Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30-11-1989;

    Để thực hiện thống nhất việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp,

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng".

     

    Điều 2. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong Nghị định này đều bãi bỏ.

     

    Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

     

    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

     

    QUY ĐỊNH

    VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ
    TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

    (Ban hành kèm theo Nghị định số 14-CP ngày 5-12-1992 của Chính phủ)

     

    CHƯƠNG I
    CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
    VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH KHÁC

     

    Điều 1. Phá rừng trái phép.

    1- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Phá rừng sản xuất từ 0,1 ha trở xuống.

    b) Phá rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 0,01 ha trở xuống.

    2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Phá rừng sản xuất từ trên 0,1 ha đến 1 ha,

    b) Phá rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ trên 0,01 ha đến 0,1 ha.

    Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

    3- Những trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1,2 Điều này thì còn bị tịch thu tang vật, buộc phục hồi lại rừng hoặc đền bù thiệt hại về rừng.

     

    Điều 2. Khai thác rừng trái phép.

    1- Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi: chặt cây lấy gỗ ở rừng sản xuất từ 0,500 m3 trở xuống, lấy củi từ 1 ste trở xuống; các loại lâm sản khác có giá trị từ 50.000 đồng trở xuống (theo giá thị trường ở địa phương), nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 200.000 đồng.

    2- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Chặt cây lấy gỗ ở rừng sản xuất từ trên 0,500 m3 đến 3 m3; lấy củi từ trên 1 ste đến 5 ste; các loại lâm sản khác có giá trị từ trên 50.000 đồng đến 500.000 đồng.

    b) Chặt cây lấy gỗ ở rừng phòng hộ từ 1 m3 trở xuống; các loại lâm sản khác có giá trị từ 100.000 đồng trở xuống (theo giá thị trường ở địa phương).

    c) Chặt cây lấy gỗ ở rừng đặc dụng từ 0,500 m3 trở xuống; các loại lâm sản khác có giá trị từ 50.000 đồng trở xuống (theo giá thị trường, ở địa phương).

    d) Chặt cây lấy gỗ thuộc gỗ nhóm I (theo bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng ban hành kèm theo quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp hoặc loại gỗ quý, hiếm thuộc nhóm IIA, Nghị định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng) từ 0,500 m3 trở xuống.

    3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Khai thác gỗ trái phép ở rừng sản xuất từ trên 3 m3 đến 10 m3 (đối với gỗ nhóm I hoặc gỗ quý, hiếm thì áp dụng theo quy định ở điểm d, khoản 3 Điều này); các loại lâm sản khác có giá trị từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng (theo giá thị trường địa phương).

    b) Khai thác gỗ trái phép ở rừng phòng hộ từ trên 1 m3 đến 5 m3; đối với gỗ nhóm I hoặc gỗ quý, hiếm thì áp dụng theo quy định ở điểm d, khoản 3 Điều này); các loại lâm sản khác có giá trị từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo giá thị trường địa phương).

    c) Khai thác gỗ trái phép ở rừng đặc dụng từ trên 0,500 m3 đến 1,00 m3; các loại lâm sản khác có giá trị từ trên 50.000 đồng đến 500.000 đồng (theo giá thị trường ở địa phương.

    d) Khai thác trái phép gỗ nhóm I hoặc gỗ quý, hiếm có khối lượng từ trên 0,500 m3 đến 1,000 m3.

    đ) Vi phạm quy trình kỹ thuật khai thác gỗ và các loại lâm sản khác trong phạm vi từ 2 ha trở xuống.

    4- Trường hợp vi phạm trong trong các quy định tại khoản 3 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    5- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thì đình chỉ khai thác, tịch thu lâm sản, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác.

     

    Điều 3. Phát, đốt rừng trái phép.

    1- Phạt tiền từ 20.000 đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Phát, đốt rừng sản xuất từ 0,1 ha trở xuống.

    b) Phát, đốt rừng phòng hộ từ 0,02 ha trở xuống.

    c) Phát, đốt rừng đặc dụng từ 0,01 ha trở xuống.

    2- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Phát, đốt rừng sản xuất từ trên 0,1 ha đến 0,5 ha.

    b) Phát, đốt rừng phòng hộ từ trên 0,02 ha đến 0,2 ha.

    c) Phát, đốt rừng đặcdụng từ trên 0,01 ha đến 0,1 ha.

    3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng.

    4- Trường hợp vi phạm quy định ở các khoản 1, 2, 3 Điều này, thì còn đình chỉ hoạt động, tịch thu lâm sản, buộc phục hồi lại rừng hoặc đền bù thiệt hại về rừng.

     

    Điều 4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

    1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Đốt lửa trái phép trong rừng đã có quy định cấm.

    b) Mang trái phép chất nổ, chất dễ cháy vào rừng đã có quy định cấm.

    2- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những quy định về phòng cháy rừng.

    b) Không tổ chức kịp thời việc chữa cháy rừng tại chỗ theo quy định.

    3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Gây cháy rừng sản xuất từ 2 ha trở xuống.

    b) Gây cháy rừng phòng hộ từ 05, ha trở xuống.

    c) Gây cháy rừng đặc dụng từ 0,1 ha trở xuống.

    Nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

    4- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 2, 3 điều này thì buộc phục hồi lại rừng, đền bù thiệt hại về rừng.

     

    Điều 5: Vi phạm quy định về phòng trừ sâu, bệnh hại rừng.

    1- Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ rừng vi phạm quy định về phòng, trừ sâu, bệnh hại rừng, gây thiệt hại từ 2 ha trở xuống.

    2- Phạt tiền 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ rừng vi phạm một trong các hành vi sau đây, gây thiệt hại từ trên 2 ha đến 10 ha.

    a) Không tổ chức kiểm tra, phát hiện kịp thời có sâu, bệnh hại rừng.

    b) Khi phát hiện có sâu, bệnh hại rừng, nhưng không tổ chức diệt trừ hoặc báo cáo kịp thời cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    c) Sử dụng không đúng các biện pháp kỹ thuật diện, trừ sâu bệnh, làm thiệt hại đến rừng.

    3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ rừng vi phạm quy định ở khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng.

    4- Trường hợp vi phạm quy định ở các khoản 1, 2, 3 Điều này, thì còn buộc chủ rừng phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả.

     

    Điều 6. Chăn thả trái phép gia súc vào rừng.

    1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Chăn thả trái phép gia súc vào rừng trồng làm thiệt hại từ 0,1 ha trở xuống.

    b) Chăn thả trái phép gia súc vào rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ làm thiệt hại từ 0,5 ha trở xuống.

    2- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Chăn thả trái phép gia súc vào rừng trồng làm thiệt hại từ trên 0,1 ha đến 0,5 ha.

    b) Chăn thả trái phép gia súc vào rừng đang khoanh nuôi, bảo vệ làm thiệt hại từ trên 0,5 ha đến 1 ha.

    c) Chăn thả trái phép gia súc vào rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng làm thiệt hại từ 0,1 ha trở xuống.

    3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm quy định ở khoản 2, 3 Điều này mà có tình tiết tăng nặng.

    4- Trường hợp vi phạm quy định ở các khản 1, 2, 3 Điều này thì còn buộc phục hồi lại rừng hoặc đền bù thiệt hại về rừng.

     

    Điều 7. Săn bắt trái phép động vật rừng.

    1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Săn, bắt động vật rừng không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.

    b) Sử dụng những phương pháp và phương tiện săn, bắt động vật rừng trái với quy định.

    2- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Săn bắt động vật rừng vào những thời vụ quy định cấm săn, bắt.

    b) Săn bắt động vật rừng ở khu rừng đã quy định cấm săn, bắt.

    c) Săn, bắt động vật rừng thuộc nhóm IIB quy định trong Nghị định số 18-HĐB T ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm quy định ở khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng.

    4- Đối với trường hợp săn, bắt động vật rừng quý, hiếm thuộc nhóm IB quy định trong Nghị định 18-HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng thì không thuộc phạm vi xử lý của Nghị định này mà phải lập hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

    5- Trường hợp vi phạm quy định ở các khoản 1, 2, 3 Điều này thì còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và tước quyền sử dụng giấy phép săn, bắt động vật rừng.

     

    Điều 8. Lấn chiếm đất có rừng.

    1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất có rừng từ 0,5 ha trở xuống.

    2- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất có rừng từ trên 0,5 ha đến 1 ha.

    Trường hợp vi phạm mà có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000 đồng.

    3- Trường hợp vi phạm quy định ở các khoản 1, 2 Điều này thì còn bị thu hồi lại đất có rừng đã bị lấn chiếm.

     

    Điều 9. Lấn chiếm đất gây trồng rừng.

    1- Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất gây trồng rừng từ 0,5 ha trở xuống.

    2- Phạt tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất gây trồng rừng từ trên 0,5 ha đến 2 ha. Trường hợp vi phạm mà có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

    3- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1, 2 Điều này thì còn bị thu hồi lại đất để gây trồng rừng đã bị lấn chiếm.

     

    Điều 10. Gây thiệt hại đất rừng.

    1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Đào bới, nổ mìn đất rừng trái phép.

    b) Làm mất lớp màu mỡ của đất rừng.

    2- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại đất rừng từ 0,1 ha trở xuống. Nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

    3- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1, 2 Điều này thì còn đình chỉ hoạt động, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, bồi thường thiệt hại đối với diện tích đất rừng bị thiệt hại.

     

    Điều 11. Gây thiệt hại đến môi trường rừng.

    1- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Đào đắp ngăn nguồn sinh thuỷ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của rừng.

    b) Xả, thải chất độc, hại ô nhiễm môi trường sinh thái của rừng.

    c) Để trái phép các chất độc, hại trong rừng.

    2- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1 Điều mà có tình tiết tăng nặng.

    3- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1, 2 Điều thì buộc đình chỉ các hành vi nói trên và đền bù thiệt hại về rừng.

     

    Điều 12. Vi phạm quy định về xuất, nhập khẩu lâm, đặc sản.

    1- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Xuất khẩu trái phép động, thực vật rừng.

    b) Xuất khẩu trái phép gỗ và các lâm đặc sản khác.

    c) Nhập khẩu trái phép hạt giống cây rừng và động, thực vật rừng.

    2- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì còn áp dụng theo khoản 3, Điều 14 Nghị định này.

     

    Điều 13. Vận chuyển trái phép lâm, đặc sản và động, thực vật rừng.

    1- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm và có khối lượng gỗ hoặc giá trị lâm, đặc sản quy định sau đây:

    a) Vận chuyển, gỗ, lâm, đặc sản kể cả hàng quá cảnh, hàng nhập khẩu mà không có đầy đủ chứng từ hợp lệ, không có dấu búa kiểm lâm đóng trên gỗ.

    b) Vận chuyển gỗ, lâm, đặc sản vượt khối lượng, số lượng, sai quy cách, chủng loại so với chứng từ hợp pháp.

    c) Không chấp hành lệnh kiểm tra, kiểm soát khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền yêu cầu.

    d) Khối lượng gỗ và giá trị lâm, đặc sản quy định xử lý trong điều khoản này như sau:

    - Gỗ tròn loại quý, hiếm (theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng) từ 0,500 m3 trở xuống.

    - Gỗ tròn nhóm I (theo quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1997 của Bộ Lâm nghiệp) từ 1 m3 trở xuống.

    - Gỗ tròn nhóm II đến nhóm VIII (theo quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ 5 m3 trở xuống.

    - Các loại lâm, đặc sản khác có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống (theo giá thị trường ở địa phương).

    2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định ở khoản 1 Điều này với khối lượng gỗ và giá trị lâm, đặc sản như sau:

    - Gỗ tròn loại quý, hiếm (theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng) từ trên 0,500 m3 đến 1,00 m3.

    - Gỗ tròn nhóm I (theo quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ trên 1,0 m3 đến 2,00 m3.

    - Gỗ tròn nhóm III đến nhóm VIII (theo quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ 5 m3 đến 10,00 m3.

    - Các loại lâm, đặc sản khác có giá trị từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo giá thị trường ở địa phương).

    3- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì áp dụng theo khoản 3 Điều 14, Nghị định này.

    4- Những trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1, 2, 3 Điều này thì còn bị tịch thu gỗ, lâm, đặc sản, tang vật phạm pháp khác, tạm giữ phương tiện vận chuyển, tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển lâm sản.

     

    Điều 14. Mua bán, tàng trữ, kinh doanh trái phép lâm sản.

    1- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Mua, bán, tàng trữ, kinh doanh trái phép gỗ, lâm, đặc sản.

    b) Lập trái phép xưởng cưa xẻ, chế biến gỗ, lâm, đặc sản.

    c) Khối lượng gỗ và giá trị lâm, đặc sản vi phạm quy định xử lý trong điều khoản này như sau:

    - Gỗ tròn loại quý, hiếm (theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng) từ 0,500 m3 trở xuống.

    - Gỗ tròn nhóm I (theo Quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ 1,00 m3 trở xuống.

    - Gỗ tròn nhóm II đến nhóm VIII (theo Quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ 5 m3 trở xuống.

    - Các loại lâm, đặc sản khác có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống.

    2- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định ở khoản 1 Điều này mà có khối lượng gỗ và giá trị lâm, đặc sản vi phạm quy định xử lý như sau: Gỗ tròn loại quý, hiếm (theo Nghị định số 18-HĐB T ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng) từ trên 0,500 m3 đến 1,00 m3.

    - Gỗ tròn nhóm I (theo Quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ trên 1m3 đến 2m3.

    - Gỗ tròn nhóm II đến nhóm VIII (theo Quyết định số 2198 ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp) từ trên 5m3 đến 10m3.

    - Giá trị lâm, đặc sản khác từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

    3- Phạt tiền từ một đến ba lần giá trị gỗ, lâm, đặc sản vi phạm hoặc từ một đến 3 lần số thu lợi bất chính đối với hành vi vi phạm quy định ở khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng.

    4- Trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1, 2, 3 Điều này thì còn tịch thu tang vật, tạm giữ phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép.

     

    CHƯƠNG II
    THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

     

    Điều 15. Thẩm quyền quyết định xử phạt.

    1- Nhân viên kiểm lâm thi hành công vụ được phạt tiền đến 20.000 đồng.

    2- Trạm trưởng Kiểm lâm, đội trưởng đội kiểm tra lưu động được phạt tiền đến 50.000 đồng.

    3- Hạt trưởng kiểm lâm, hạt trưởng hạt kiểm soát lâm sản được áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác và phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

    4- Chi cục trưởng kiểm lâm được áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác và phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

    5- Cục trưởng Cục kiểm lâm được áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác và phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

    6- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác và phạt tiền đến 5.000.000 đổng.

    7- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác và phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

    8- Người có thẩm quyền xử phạt quy định ở các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 15, Nghị định này được xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế quy định ở khoản 3, Điều 14 của Nghị định này.

     

    Điều 16. Thủ tục, biện pháp phạt cảnh cáo.

    1- Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

    2- Việc quyết định xử phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có thể thông báo quyết định của mình đến chính quyền, đơn vị của cá nhân vi phạm đang công tác hoặc cư trú.

     

    Điều 17. Thủ tục, biện pháp phạt tiền.

    1- Khi quyết định phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 thì người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ lý do, căn cứ và mức tiền phạt vào biên lai thu tiền phạt; ghi rõ họ, tên và trao biên lai cho cơ quan hoặc người bị phạt giữ một bản.

    2- Nếu áp dụng mức tiền phạt từ trên 50.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt đối với tổ chức hoặc cá nhân vi phạm và gửi quyết định đó cho đương sự theo quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

    Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực, tổ chức hoặc người bị xử phạt nếu không thi hành, thì người ra quyết định xử phạt được áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

     

    Điều 18. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

    1- Khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định ở các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 15 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

    2- Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có trách nhiệm lập biên bản và tổ chức bảo quản các tang vật và phương tiện vi phạm đó, nếu để mất, đánh tráo, hoặc bị huỷ hoại thì phải bồi thường.

    3- Tang vật vi phạm thuộc loại hàng hoá không bảo quản được lâu thì phải tiến hành bán đấu giá, tiền bán được phải gửi vào ngân hàng để chờ xử lý.

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, thì người có thẩm quyền quyết định xử phạt phải xử lý những tang vật, phương tiện vi phạm đó theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức và người vi phạm.

     

    Điều 19. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

    1- Đối với những phương tiện thuộc quyền sở hữu Nhà nước được sử dụng vào việc phạm pháp thì không xử lý tịch thu, sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định trả lại cho chủ phương tiện.

    2- Khi tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, thì người có thẩm quyền phải ra quyết định bằng văn bản và lập biên bản tịch thu theo mẫu quy định thống nhất và giao cho tổ chức hoặc người bị xử phạt giữ một bản.

     

    Điều 20. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

    1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền là hình thức phạt chính có thể kèm theo hình thức phạt bổ sung hoặc áp dụng những biện pháp hành chính khác.

    2- Hình thức phạt bổ sung hoặc những biện pháp hành chính khác chỉ được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.

    3- Mọi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một tổ chức hoặc một người có thể đồng thời phạm nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì phải xử phạt về từng hành vi vi phạm, nhưng tổng hợp hình thức phạt chung không vượt quá mức phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất quy định tại Nghị định này.

     

    Điều 21. Chế độ khen thưởng.

    Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng quy định ở Điều 15 Nghị định này, được trích thưởng từ 1 đến 15% tổng số tiền phạt và giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu, sau khi đã trừ các chi phí cần thiết.

    Số tiền được trích thưởng của mỗi vụ, việc được sử dụng như sau: 50% để mua, sắm trang, thiết bị làm việc phục vụ cho công tác: 50% để thưởng cho tập thể và cá nhân có công trực tiếp tham gia phát hiện, bắt giữ và xử lý vi phạm hành chính, mức thưởng cho cá nhân không quá 2 triệu đồng.

     

    CHƯƠNG III
    ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

     

    Điều 22. Chỉ có cơ quan và người được quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và trong Nghị định này mới được quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

     

    Điều 23. Tổ chức hoặc cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt đối với mình theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

    Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại, có trách nhiệm xem xét giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn nếu là trường hợp không phức tạp hoặc trong thời hạn 30 ngày nếu là trường hợp phức tạp và phải trả lời cho đương sự biết.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
    Ban hành: 30/11/1989 Hiệu lực: 01/01/1990 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 12/08/1991 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 77/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
    Ban hành: 29/11/1996 Hiệu lực: 29/11/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Thông tư 9-LN/KL của Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định 14-CP của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
    Ban hành: 01/06/1993 Hiệu lực: 01/06/1993 Tình trạng: Không còn phù hợp
    Văn bản hướng dẫn
    06
    Thông tư 01/NN-KL-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
    Ban hành: 18/02/1997 Hiệu lực: 18/02/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Nghị định 8-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lâm nghiệp
    Ban hành: 01/02/1994 Hiệu lực: 01/02/1994 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần (01)
    Nghị định 8-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lâm nghiệp
    Ban hành: 01/02/1994 Hiệu lực: 01/02/1994 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 14-CP ban hành quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Chính phủ
    Số hiệu: 14-CP
    Loại văn bản: Nghị định
    Ngày ban hành: 05/12/1992
    Hiệu lực: 05/12/1992
    Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực: 29/11/1996
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X