Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Dân tộc | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 566/QĐ-UBDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Hùng |
Ngày ban hành: | 15/08/2019 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 15/08/2019 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
ỦY BAN DÂN TỘC ------------------ Số: 566/QĐ-UBDT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------ Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2020”
------------
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/08/2016 của Chính phủ về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-UBDT ngày 21/6/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt "Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016 - 2020";
Căn cứ Quyết định số 557/QĐ-UBDT ngày 13/9/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc, Phiên bản 1.0;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thủ trưởng các vụ, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (để b/c); - Các TT, PCN UBDT; - Vụ KHTC; - Cổng TTĐT UBDT; - Lưu: VT, TTTT. | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Phan Văn Hùng |
ỦY BAN DÂN TỘC ------------------ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------ |
KẾ HOẠCH
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-UBDT ngày 15/8/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
---------------
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT 2019
1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Ủy ban Dân tộc hiện nay có 13 thủ tục hành chính, các thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Trang tin Thủ tục Hành chính tại Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc. Do các thủ tục hành chính chủ yếu là liên quan đến các cơ quan nhà nước nên việc công khai thông tin và kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện bằng đường công văn.
2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Ủy ban Dân tộc hiện nay có 13 thủ tục hành chính còn hiệu lực, các biểu mẫu thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Trang tin Thủ tục Hành chính tại Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc để người dân tải về để điền thông tin. Tuy nhiên, xét về nội hàm thì các thủ tục hành chính này chưa đủ để là dịch vụ hành chính công; do đó Ủy ban Dân tộc không có dịch vụ công trực tuyến; bên cạnh đó các thủ tục hành chính này không được Văn phòng Chính phủ đưa vào danh mục triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện năm 2017 và 2018 - 2019.
3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC
Ủy ban Dân tộc không có Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.
4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ
a) Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
Phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành việc triển khai kết nối liên thông với Trục liên thông Chính phủ trên mạng số liệu chuyên dụng theo đúng yêu cầu của Văn phòng Chính phủ; nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành tích hợp chữ ký số online; mở lớp tập huấn sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc.
Sửa đổi, bổ sung quy chế sử dụng chữ ký số theo hướng tích hợp với Quy chế văn thư của Ủy ban để đảm bảo tính thống nhất theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg và Thông tư 01/2019/TT-BNV, Thông tư 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
Trong thời gian tới, xây dựng kế hoạch để nâng cấp phần mềm quản lý văn bản để đảm bảo theo các hướng dẫn hiện hành và phù hợp với yêu cầu thực tế của Ủy ban Dân tộc.
b) Hệ thống thư điện tử
Hệ thống thư điện tử của Ủy ban Dân tộc đang sử dụng phần mềm Microsoft Exchange 2013; Cung cấp cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban một hộp thư riêng, với số lượng 488 hộp thư, trong đó có 436 hộp thư của Ủy ban và 52 hộp thư Ban Dân tộc.
Hệ thống thư điện tử mặc dù đã được đầu tư ban đầu (kinh phí năm 2013 là khoảng 600 triệu đồng) cùng với thiết bị tường lửa phòng chống virus và lọc thư rác hệ thống thư điện tử (McAfee 4500) nhưng chưa đảm bảo yêu cầu thực tế về bảo mật và an toàn thông tin, vẫn còn nhiều thư rác gửi vào hòm thư của các cá nhân do thiết bị tường lửa bảo mật thư điện tử hết hạn hỗ trợ về phần cứng và phần mềm của hãng Mcafee, đồng thời mới chi trang bị 01 thiết bị tường lửa nên không đảm bảo được kiến trúc an toàn thông tin theo như thiết kế ban đầu. Phần mềm cài đặt hệ thống thư điện tử (Microsoft Exchange 2013) trang bị năm 2013 đã lạc hậu và phát sinh một số lỗi kỹ thuật làm ảnh hưởng đến công tác quản trị, vận hành và khai thác sử dụng; hệ thống máy chủ cài đặt thư điện tử đã qua sử dụng lâu, dung lượng lưu trữ dữ liệu thư điện tử không đáp ứng yêu cầu, xuất hiện các lỗi liên quan đến phần cứng. Ngoài ra, số lượng hộp thư điện tử hiện nay chưa cung cấp đủ tài khoản cho cán bộ làm công tác dân tộc trên toàn quốc do không đủ kinh phí mua bản quyền số lượng người sử dụng thư điện tử.
c) Hệ thống hội nghị truyền hình
Năm 2013, phần mềm và thiết bị hệ thống Hội nghị Truyền hình đã được trang bị ban đầu phục vụ các cuộc họp trực tuyến với các Vụ địa phương II, III; Năm 2014 bổ sung thêm các trang thiết bị Hội nghị Truyền hình cho Văn phòng Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, đã nâng cấp bổ sung các trang thiết bị (máy tính xách tay, mic cổ ngỗng) cho các điểm cầu Hà Nội, Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh, Vụ địa phương II, Vụ địa phương III. Năm 2017, tiếp tục nâng cấp đường truyền Leadse line tại các điểm cầu Hà Nội, Vụ địa phương II và Vụ địa phương III, bổ sung các trang thiết bị (hệ thống camera, máy tính để bàn, tivi, hệ thống âm thanh, míc không dây và có dây, bộ chia HDMI). Mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp hệ thống hằng năm, tuy nhiên, do phần mềm thuê của nhà cung cấp VNPT nên phụ thuộc vào chất lượng đường truyền cũng như hệ thống máy chủ của VNPT dẫn đến một số cuộc họp chất lượng không ổn định, các trang thiết bị đầu tư không đồng nhất; tại các điểm cầu Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh, Vụ địa phương II, Vụ địa phương III chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin đặc biệt là cán bộ phụ trách hệ thống Hội nghị Truyền hình dẫn đến khi có các lỗi phát sinh trong quá trình họp không kịp thời khắc phục và xử lý lỗi.
d) Các hệ thống phần mềm phục vụ nghiệp vụ chuyên môn
Hệ thống thông tin phục vụ chuyên môn giai đoạn 2016-2020 bao gồm 12 phân hệ (Quyết định số 318/QĐ-UBDT ngày 21/06/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan UBDT giai đoạn 2016-2020), tuy nhiên, năm 2019 Ủy ban Dân tộc không được bố trí kinh phí để triển khai các phân hệ trên theo kế hoạch.
5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thông thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tại các tỉnh, thành phố; đảm bảo kết nối, liên thông đến hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc trên toàn quốc.
Mặt khác, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 1.0 để làm nền tảng để triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu sau này đảm bảo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai, tạo một mô hình thống nhất mang tính định hướng cho các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc xây dựng cơ quan điện tử.
6. Hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống máy chủ, lưu trữ
Hệ thống máy chủ của UBDT bao gồm 17 máy chủ, tất cả máy chủ được sử dụng cho các dịch vụ và ứng dụng, trong đó có 11 máy chủ được đầu tư và bổ sung theo Dự án “Xây dựng, nâng cấp hệ thống Cổng thông tin tích hợp dịch vụ công và phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp cho UBDT” giai đoạn I và giai đoạn II và giai đoạn III; các máy chủ chính phải chia sẻ tài nguyên dùng chung cho nhiều ứng dụng.
Hệ thống máy chủ đa phần sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Server 2012, còn 03 máy chủ sử dụng Microsoft Windows Server 2008. Năm 2016 đầu tư 01 thiết bị tủ đĩa lưu trữ NetApp FAS2554 High Availability System đáp ứng nhu cầu lưu trữ đảm bảo hiệu quả và an toàn.
b) Hệ thống mạng và đường truyền Internet
Toàn bộ hệ thống máy tính của UBDT (trừ máy tính soạn thảo tài liệu mật) đều được kết nối mạng LAN (20/20 đơn vị, VP Đại điện thành phố Hồ Chí Minh tính theo Văn phòng Ủy ban); đối với các đơn vị quản lý nhà nước đặt tại trụ sở chính của Ủy ban đều được kết nối mạng WAN (14/20 đơn vị); đối với các vụ, đơn vị đặt ở xa trụ sở chính đều được kết nối mạng WAN và bước đầu kết nối tới hệ thống mạng nội bộ của Ủy ban theo mô hình site to site (2/20 đơn vị là Học viên Dân tộc và Nhà khách Dân tộc) và point-to-site (4/20 đơn vị là Vụ II, Vụ III, Báo DT&PT, Tạp chí Dân tộc); về cơ bản hệ thống mạng bước đầu đảm bảo khả năng truy cập thông tin thống nhất trong toàn cơ quan UBDT.
Các thiết bị kết nối mạng đã được quan tâm đầu tư, bước đầu bảo đảm cho hoạt động của hệ thống trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một số thiết bị mạng trung tâm (core switch, switch các toà nhà...) chưa được đầu tư dự phòng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của hệ thống trong trường hợp các thiết bị gặp lỗi.
Tại trụ sở chính UBDT đã lắp đặt 02 đường truyền cáp quang kết nối Internet (01 đường truyền cáp quang Leased line của Bưu điện Trung ương có tốc độ 40Mbps, 01 đường truyền cáp quang Leased line của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm chức năng dự phòng); 01 đường truyền cáp quang kênh trắng của Supemet đến trụ sở 02 của UBDT (141 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội); 02 đường cáp quang Leased line của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến 2 Vụ địa phương (Đắk Lắk, Cần Thơ) và 01 đường truyền cáp quang FTTH cho Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ truy cập Internet và kết nối VPN với hệ thống mạng nội bộ của UBDT. Bước đầu các đường truyền đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet của cán bộ, công chức, viên chức.
c) Hệ thống máy trạm
UBDT hiện đã trang bị trên 404 máy vi tính cho cán bộ, công chức, viên chức; đạt tỷ lệ 100% được trang bị máy tính; trong đó đa phần các máy tính đều sử dụng trên 05 năm, nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc. Các máy tính được kết nối mạng LAN, mạng Internet thường xuyên theo quy định của Cơ quan.
Các phần mềm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng trên máy vi tính đa phần là phần mềm miễn phí hoặc không có bản quyền, có khoảng 20% máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows XP (hệ điều hành không còn được cập nhật bảo mật và kỹ thuật từ hãng), 80% sử dụng hệ điều hành Windows 7, Windows 8, Windows 10. Do các máy vi tính đa phần sử dụng hệ điều hành không có bản quyền, không được cập nhật bảo mật từ hãng nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động ổn định của hệ thống.
d) Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Hệ thống tường lửa bảo mật (firewall) đã được đầu tư, phục vụ hoạt động bảo mật vùng biên của hệ thống mạng; đồng thời được trang bị, bổ sung thiết bị bảo mật mạng, thiết bị bảo mật quét virus và lọc thư rác cho hệ thống thư điện tử. Hệ thống tường lửa, phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép IDS/IPS tích hợp trên thiết bị Firewall đã được xây dựng giai đoạn I, tuy nhiên mới chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo mật kết nối Internet; giai đoạn II được trang bị và bổ sung thêm 01 thiết bị tường lửa bảo vệ ứng dụng và dịch vụ, 01 thiết bị tường lửa bảo vệ phân vùng DC (DataCenter).
Tổng số mạng cục bộ được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép là 18 đơn vị (trong đó 16 đơn vị quản lý nhà nước, 02 đơn vị sự nghiệp); 01 văn phòng đại diện và 02 đơn vị sự nghiệp chưa có hệ thống tường lửa bảo vệ..
Việc bảo mật và phòng chống virus, spy, malware... tại các máy trạm chưa được đầu tư sử dụng phần mềm có bản quyền, đa số vẫn sử dụng các phần mềm miễn phí.
Danh mục hệ thống bảo mật, máy chủ và thiết bị mạng
TT | Thiết bị - Cấu hình | Số lượng | Dịch vụ, ứng dụng | T.gian mua | Ghi chú |
I | Hệ thống máy chủ: | ||||
1 | IBM 3650M2, 32GB RAM, 146 X 2GB + 300 X2HDD | 01 | Cài đặt phần mềm quản lý văn bản | 2008 |
|
2 | Server Mini IBM M4-, 8GB RAM, 1TB HDD | 01 | Cài dặt dịch vụ phát thanh truyền hình | 2014 |
|
3 | IBM 3650 M3-Xeon (R) E6506 2.13Ghz, 64GB RAM, 500Gb x4 + 1TB x 1 HDD | 01 | Cài đặt ảo hóa máy chủ dự phòng Cổng TTĐT UBDT, máy chủ dự phòng hosting | 2010 |
|
4 | IBM 3650 M3-Xeon (R) E5507 2.27Ghz, 64GB RAM, 1TB x 3 HDD | 01 | - Cài đặt ảo hóa máy chủ Cổng TTĐT UBDT - Cài đặt ảo hóa máy chủ hosting - Cài đặt ảo hóa máy chủ Cơ sở dữ liệu văn bản | 2011 |
|
5 | IBM 3650 M4-Xeon (R) E5-2620 2.0GHz (12CPUs), 48GB RAM, 500Gb x 6 HDD | 02 | Cài đặt clustering dịch vụ Thư điện tử | 2014 |
|
6 | LENOVO X3550 M5-02 x E5-2620v3, 64GB RAM, 2 x 2TB HDD | 02 | - Cài đặt máy chủ Web Portal Servers Cổng thông tin điện tử: 01 máy - Cài đặt máy chủ Web Back-end (application Servers) Cổng thông tin điện tử: 01 máy | 2015 |
|
7 | LENOVO X3550 M5-02x E5-2620v3, 128GB RAM, 2 x 2TB HDD | 01 | Cài đặt máy chủ Database Servers Cổng thông tin điện tử | 2015 |
|
8 | FUJITSU PRIMERGY RX2530 M1 4x 2.5" expandable, 02 x Intel XeonE5-2620v3, 4 x 16GB (1x16GB) RAM, 02 x HD SATA 6G 2TB | 3 | Cài đặt dịch vụ CSDL 53 dân tộc. Cổng thông tin điện tử dự phòng. Các dịch vụ dự phòng. | 2016 |
|
9 | FUJITSU PRIMERGY RX2530 M1 4x 2.5" expandable, 02 x Intel XeonE5-2620v3, 8 x 16GB (1x16GB) RAM, 02 x HD SATA 6G 2TB | 1 |
| ||
10 | FUJITSU PRIMERGY RX2530 M1 4x 2.5" expandable, 02 x Intel XeonE5-2620v3, 4 x 8GB (1x8GB) RAM, 02 x HD SAS 6G 300GB | 1 |
| ||
11 | FUJITSU PRIMERGY RX2540 M1 8x 2.5" expandable, 02 x Intel Xeon E5-2603v3, 8x 16GB (1x16GB) RAM, 02 x HD SAS 6G 300GB | 1 |
| ||
12 | FUJITSU PRIMERGY RX2540 M2 02 x Intel Xeon 2xE5-2620v3, 4x 16GB (1x16GB) RAM, 02 x HD SAS 6G 2TB | 1 | Các ứng dụng dịch vụ | 2017 |
|
13 | FUJITSU PRIMERGY RX2540 M2 8x 2.5" expandable, 02 x Intel Xeon E5-2603v3, 4x 16GB (1x16GB) RAM, 02 x HD SAS 6G 300GB | 1 |
| ||
II | Hệ thống thiết bị mạng và bảo mật trung tâm: | ||||
1 | Switch Cisco 500G, 8 port (quang) | 01 | Kết nối mạng LAN tại khu vực trụ sở UBDT (VLAN) | 2005 |
|
2 | Switch Cisco 500G, 24 port | 02 | Kết nối mạng LAN tại khu vực trụ sở UBDT | 2005 |
|
3 | Switch Cisco 3560G, 24 port | 01 | Kết nối mạng LAN tại khu vực trụ sở UBDT | 2009 |
|
4 | ToR Switch Cisco 3650, 48 port | 01 | Kết nối mạng LAN tại trụ sở UBDT (VLAN) | 2015 |
|
5 | Switch Cisco Catalyst 4506-E | 02 | Kết nối mạng LAN tại trụ sở UBDT (VLAN) | 2016 & 2017 |
|
6 | Firewall FortiGate 600C | 02 | Firewall/VPN kết nối với các Vụ/đơn vị bên ngoài | 2013 & 2016 |
|
7 | Firewall Mcafee 4500 | 01 | Quét virus, lọc thư rác | 2013 |
|
8 | Radware Alteon 5208 | 01 | Firewall bảo vệ ứng dụng và dịch vụ. | 2016 |
|
9 | Fkewall FortiGate 310B | 01 | FirewalWPN kết nối với các Vụ/đơn vị bên ngoài | 2009 |
|
10 | Firewall FortiGate 80C | 01 | Đặt tại Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh làm Firewall/VPN kết nối với hệ thống mạng nội bộ trụ sở UBDT | 2009 |
|
11 | Firewall FortiWifi 30B | 02 | Đặt tại Vụ II và Vụ III, làm Firewall/VPN kết nối với hệ thống mạng nội bộ trụ sở UBDT | 2009 |
|
Hình 01: Sơ đồ hiện trạng kết nối hệ thống mạng Ủy ban Dân tộc
Như vậy, hiện tại hạ tầng kỹ thuật tại UBDT chưa hoàn thiện triển khai theo nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới cần tiếp tục được xây dựng, nâng cấp toàn diện phục vụ ngành công tác dân tộc.
7. Nguồn nhân lực
a) Tổ chức và nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT
* Hiện trạng
UBDT đã từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (Trung tâm Thông tin) với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ban hành tại Quyết định số 448/QĐ-UBDT ngày 31/7/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm CBDT, Trung tâm Thông tin có 04 phòng, với tổng số là 28 công chức, viên chức trong đó:
+ Tiến sỹ: 01 người;
+ Thạc sỹ: 03 người;
+ Đại học: 24 người.
* Đánh giá
Căn cứ vào kết quả thực tiễn các hoạt động chuyên môn, có thể đánh giá năng lực một số cán bộ chuyên trách làm công tác CNTT còn hạn chế trong tham mưu, đề xuất trong những dự án lớn, số lượng công chức, viên chức còn thiếu so với yêu cầu công việc.
b) Năng lực ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức
* Hiện trạng
Năm 2019, UBDT đã tổ chức 01 lớp tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng CNTT. Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng máy vi tính và các ứng dụng, phần mềm của máy tính (Word, Excel...) trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng máy tính để truy cập Internet, khai thác các thông tin trên mạng phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; 100% cán bộ, công chức, viên chức đã thành thạo và thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử cá nhân của Ủy ban trong việc trao đổi thông tin; trên 50% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp của UBDT trong quản lý văn bản và điều hành công việc; khoảng 20% cán bộ, công chức, viên chức có khả năng tự quản lý và phòng chống virus, malware trên máy tính.
* Đánh giá
Cơ sở vật chất về CNTT còn thiếu, nhiều máy tính cá nhân đã cũ và lạc hậu; năng lực và trách nhiệm ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức trong UBDT nói chung còn hạn chế, nhiều lĩnh vực chưa dạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ.
8. Môi trường pháp lý
Ủy ban Dân tộc đã từng bước xây dựng và ban hành các văn bản về ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn.
9. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch 2019, Kế hoạch 5 năm
a) Kế hoạch 2019: Cụ thể từng mục tiêu, kết quả đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, đề xuất kiến nghị.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ:
- 100% cán bộ, công chức, viên chức tại UBDT được trang bị máy vi tính cá nhân kết nối mạng, đảm bảo phục vụ tốt công tác chuyên môn;
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc;
- Xây dựng khung kiến trúc chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc phiên bản 1.0, đảm bảo đảm bảo các thông tin được quản lý trên một nền tảng thống nhất, đồng bộ, phát huy hiệu quả tổng thể;
- Hướng dẫn cơ quan làm công tác dân tộc các tỉnh, thành phố triển khai hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc.
* Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử theo mô hình báo điện tử;
Triển khai tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam;
Hướng dẫn cơ quan làm công tác dân tộc các tỉnh, thành phố Đề án 414/QĐ-TTg ngày 12/04/2019 V.v Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025”.
b) Kế hoạch 2016-2020: Đánh giá cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao đã hoàn thành, mức độ hoàn thành, chưa hoàn thành.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ:
100% cán bộ, công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc được trang bị máy tính các nhân kết nối mạng, đảm bảo phục vụ tốt công tác chuyên môn;
Đảm bảo trên 90% các văn bản, tài liệu nội bộ được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử;
100% cán bộ, công chức, viên chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc;
100% các vụ, đơn vị sử dụng hệ thống thông tin trên môi trường mạng;
Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể nhằm tạo môi trường làm việc điện tử trong Ủy ban Dân tộc nói riêng và hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc nói chung;
Từng bước hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tạo môi trường trao đổi thông tin trực tuyến giữa hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc, đảm bảo các thông tin được quản lý trên một nền tảng thống nhất, đồng bộ, phát huy hiệu quả tổng thể.
* Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử theo mô hình báo điện tử;
Xây dựng trang tin đối ngoại và các trang thông tin thành phần phục vụ hoạt động của các Vụ, đơn vị; phát triển Cổng thông tin điện tử theo nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số nhằm tăng cường thông tin tuyên truyền, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cho bạn bè quốc tế, từ đó tạo sự ủng hộ, giúp đỡ để phát triển kinh tế - xã hội cùng dân tộc thiểu số và miền núi;
Triển khai Đề án ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho các vùng có đồng bào Dân tộc thiểu số sinh sống.
10. Đánh giá cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ:
Hoàn thiện hệ thống máy chủ dịch vụ và các thiết bị mạng phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban Dân tộc còn nhiều hạn chế do không có nguồn kinh phí tập trung, hạ tầng chủ yếu được đầu tư, kết hợp từ các dự án khác nhau dẫn đến không hiệu quả;
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành chưa được triển khai đồng bộ đến cơ quan công tác dân tộc tại tỉnh, thành phố do Trục kết nối liên thông Chính phủ chưa được vận hành, động bộ đến địa phương và các cơ quan Bộ, ngành;
Ủy ban Dân tộc đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tại các tỉnh, thành phố phục vụ lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tuy nhiên, việc bố trí nguồn kinh phí của các địa phương còn nhiều hạn chế.
11. Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân
Về cơ bản Ủy ban Dân tộc đã triển khai hiệu quả mục tiêu đề ra của năm 2019. Bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như sau:
Các thủ tục hành chính không được Văn phòng Chính phủ đưa vào danh mục triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện năm 2017 và 2018 - 2019;
Triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành đến các Ban Dân tộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn chậm. Do việc kết nối hệ thống quản lý văn bản trên Trục kết nối của Chính phủ chưa được đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các Bộ, ngành;
- Triển khai các phần mềm nghiệp vụ chưa được đầu tư tập trung, một số phần mềm không được đầu tư, hoặc phần mềm đã triển khai và đưa vào sử dụng nhưng không được bố trí kinh phí duy trì, nâng cấp, dẫn đến hạn chế trong việc tin học hóa các nghiệp vụ tại cơ quan.
12. Kiến nghị, đề xuất
Ban hành Quyết định quy định đảm bảo kết nối, liên thông hệ thống thông tin về công tác dân tộc trên phạm vi cả nước và các văn bản hướng dẫn triển khai.
Để đảm bảo nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức cần lồng ghép việc đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin gắn với công tác đánh giá cán bộ, công tác thi đua khen thưởng của Ủy ban Dân tộc. Trong đó, tập trung đánh giá tiêu chí ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hệ thống thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản điện tử.
II. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006;
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005;
- Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 19/11/2015;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã được ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2015 khi đã ban hành;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 557/QĐ-UBDT ngày 13/9/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành “Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc Phiên bản 1.0”;
- Quyết định số 587/QĐ-UBDT ngày 20/12/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 318/QĐ-UBDT ngày 21/06/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt "Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020";
- Công văn số 2055/BTTTT-THH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2020.
III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2020
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường đầu tư cho hạ tầng CNTT và nhân lực CNTT, triển khai đồng bộ, hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều hành của hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ:
- 100% cán bộ, công chức, viên chức tại UBDT được trang bị máy vi tính cá nhân kết nối mạng, đảm bảo phục vụ tốt công tác chuyên môn;
- Đảm bảo trên 90% các văn bản, tài liệu nội bộ được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử có tích hợp chữ ký số;
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc;
- Triển khai phần mềm quản lý văn bản điều hành kết nối tới 100% cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh;
- Xây dựng khung kiến trúc chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc Phiên bản 2.0, đảm bảo đảm bảo các thông tin được quản lý trên một nền tảng thống nhất, đồng bộ, phát huy hiệu quả tổng thể;
- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tại các tỉnh, thành phố.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử theo mô hình báo điện tử;
Triển khai Đề án 414/QĐ-TTg ngày 12/04/2019 V.v Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025”.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
a) Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chính thức kết nối liên thông với Trục liên thông Chính phủ trên mạng số liệu chuyên dụng theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; Nâng cấp hệ thống văn bản điều hành chạy trên môi trường Internet đảm bản an ninh, an toàn thông tin; Đẩy mạnh việc ứng dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
b) Hệ thống thư điện tử
Nâng cấp phần mềm hệ thống thư điện tử Microsoft Exchange 2016, bổ sung hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ tập chung và thiết bị tường lửa phòng chống virus, mã độc hại và chống các thư rác theo đúng thiết kế ban đầu nhằm đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ tốt nhu cầu khai thác và sử dụng thử điện tử cho cán bộ làm công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương; tăng cường nhận thức, nâng cao trình độ quản trị hệ thống và kỹ năng khai thác sử dụng thư điện tử phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trao đổi thông tin.
c) Hệ thống hội nghị truyền hình
Tiếp tục duy trì, nâng cấp hệ thống thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến tại Hà Nội, Đắk Lắk, Cần Thơ, Văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh phục vụ các cuộc họp trực tuyến của UBDT đảm bảo an toàn thông tin, đồng bộ, chất lượng; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật phụ trách Hệ thống Hội nghị Truyền hình tại các điểm cầu.
d) Các hệ thống phần mềm phục vụ nghiệp vụ chuyên môn
Tiếp tục triển khai các phân hệ phục vụ chuyên môn giai đoạn 2016-2020 bao gồm 12 phân hệ (Quyết định số 318/QĐ-UBDT ngày 21/06/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan UBDT giai đoạn 2016-2020).
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
a) Hệ thống Cổng thông tin điện tử
Thường xuyên cập nhật thông tin và rà soát nội dung trên Cổng thông tin điện tử của UBDT theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, cung cấp thông tin phục vụ tốt cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân:
- Cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tạo nhận thức đúng đắn, cổ vũ, động viên đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chính sách dân tộc, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ;
- Tiếp tục xây dựng và duy trì các kênh/Cổng thông tin thành phần;
- Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại của UBDT nhằm chủ động cung cấp thông tin phản biện các thông tin sai lệch của các thế lực thù địch về chủ trương, chính sách dân tộc trên mạng Internet. Bên cạnh đó, đây cũng là kênh thông tin phục vụ hợp tác quốc tế, giúp cho bạn bè trên thế giới có thể tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là kênh thông tin truyền thông, kêu gọi các tổ chức, đơn vị tài trợ cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
b) Dịch vụ công trực tuyến
Trong năm 2019 các thú tục hành chính không được Văn phòng Chính phủ đưa vào danh mục triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nên Ủy ban Dân tộc không có kế hoạch để triển khai nội dung này.
c) Hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho vùng đồng bào DTTS và miền núi
Triển khai, cụ thể hóa Đề án tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam theo kế hoạch được phê duyệt.
3. Xây dựng, hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành; HTTT, CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT
Tiếp tục phối hợp với cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tại các tỉnh, thành phố; đảm bảo kết nối, liên thông đến hệ thống cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước tại Ủy ban Dân tộc.
4. Phát triền nguồn nhân lực
Tiếp tục triển khai Nghị định số 64/2007/NĐ-CP và Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:
- Đào tạo, tập huấn về xây dựng, triển khai Kiến trúc chính phủ điện tử cấp Bộ;
- Đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các HTTT:
+ Đào tạo sử dụng thành thạo Hệ điều hành và các ứng dụng văn phòng, Internet, email...: 200 lượt người/năm;
+ Đào tạo sử dụng thành thạo các ứng dụng của hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp theo chuyên môn được giao: 200 lượt người/năm;
+ Đào tạo khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dân tộc: 500 lượt người (nằm trong Dự án cơ sở dữ liệu dân tộc);
+ Đào tạo thường xuyên về các ứng dụng và giới thiệu các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin: 100 lượt người/năm;
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chuyên ngành liên quan tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách CNTT, đáp ứng yêu cầu quản lý và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nội dung các khóa đào tạo cần tập trung chuyên sâu:
+ Về xây dựng, triển khai và quản lý các dự án công nghệ thông tin: 04 người.
+ Về năng lực quản trị và phát triển hệ thống hạ tầng mạng: 06 người.
+ Về năng lực quản trị và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu dân tộc, Cổng thông tin điện tử tích hợp hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp: 12 người.
+ Về năng lực quản trị và triển khai các hệ thống an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin (Quyết định số 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020"): 12 người
+ Về năng lực quản trị và phát triển Cổng thông tin điện tử UBDT (bao gồm cả nội dung Cổng thông tin): 15 người.
Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT, đáp ứng khả năng quản trị và phát triển hệ thống thông tin của UBDT phù hợp với công nghệ hiện đại cũng nhu đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống máy chủ
Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống máy chủ tại cơ quan UBDT theo chuẩn các DC (Data Center), phục vụ các dịch vụ nội bộ trong chỉ đạo, điều hành của UBDT như hệ thống thư điện tử, hệ thống điều hành tác nghiệp, Cơ sở dữ liệu dân tộc; định hướng thuê dịch vụ CNTT đối với hạ tầng các ứng dụng Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thư điện tử, Trang thông tin Chương trình 135, các cổng thông tin thành phần, truyền thông đa phương tiện, cơ sở dữ liệu thống kê về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số...
Đầu tư, nâng cấp hạ tầng máy chủ đáp ứng nhu cầu hoạt động các dịch vụ và ứng dựng; đầu tư hệ thống hạ tầng dịch vụ phục vụ ứng dụng chữ ký số tại UBDT; đầu tư hạ tầng lưu trữ tập trung phục vụ quản lý dữ liệu tập trung và sao lưu dữ liệu theo nhu cầu quản lý.
Đầu tư, nâng cấp các phần mềm hệ thống (hệ điều hành máy chủ, phần mềm cơ sở dữ liệu, các công cụ lập trình, quản lý và phát triển hệ thống) bằng phần mềm bản quyền đầy đủ để đảm bảo cho hệ thống được hoạt động ổn định và an toàn.
b) Hệ thống mạng và đường truyền Internet
Chuẩn hóa sơ đồ hệ thống mạng LAN tại UBDT, nâng cấp các thiết bị kết nối mạng, đảm bảo kết nối của hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc với các ứng dụng dùng chung; tăng cường các thiết bị kết nối trục chính; Duy trì, nâng cấp hướng đến hoàn thiện hệ thống mạng LAN (có dây và không dây); trang bị thêm thiết bị trên đường trục chính đảm bảo tính tương thích, đồng bộ cùng với việc cài đặt hệ thống fail-over, cân bằng tải (load-balancing)...
Duy trì, mở rộng hệ thống mạng WAN của UBDT kết nối các đơn vị trực thuộc, cơ quan địa phương. Nâng cấp thiết bị mạng riêng ảo VPN hỗ trợ khả năng kết nối đa điểm; nâng cấp các đường truyền kết nối trực tuyến đến hệ thống ứng dụng và dịch vụ của UBDT.
Đảm bảo tại trụ sở chính có 03 đường truyền Internet tốc độ cao (leased line), 02 đường truyền hoạt động chính thức và 01 đường truyền dự phòng.
Nâng cấp các đường kết nối cáp quang Leased Line của Cục Bưu điện Trung ương và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đường truyền Internet tốc độ cao đảm bảo chất lượng kết nối VPN site-to-site tại các đơn vị sự nghiệp, các vụ địa phương và Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống mạng nội bộ tại UBDT.
c) Hệ thống máy trạm
Đầu tư, nâng cấp máy tính cá nhân cho cán bộ, công chức, viên chức của UBDT, đảm bảo đạt tỷ lệ 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính đảm bảo cho nhu cầu triển khai nghiệp vụ chuyên môn.
Đầu tư trang bị phần mềm bản quyền cho toàn bộ hệ thống máy trạm (hệ điều hành, phần mềm văn phòng, phần mềm diệt virus...) đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn.
d) Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Trang bị bổ sung các thiết bị/phần mềm bảo mật chuyên dụng cho các lớp ứng dụng, các dịch vụ bảo mật lớp trong theo phân vùng mạng. Bổ sung phần mềm phòng chống, diệt virus, malware tại các máy trạm đảm bảo tính an ninh, an toàn thông tin trên toàn hệ thống cũng như tại vị trí của từng người sử dụng; gia hạn bảo quyền cho các thiết bị bảo mật hệ thống mạng, các ứng dụng và hệ thống Thư điện tử; ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn thông tin. Đầu tư, nâng cấp hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; bổ sung thiết bị bảo mật cho 03 đơn vị sự nghiệp và 01 thiết bị cho Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đơn vị tham gia mạng chuyên dùng của UBDT được trang bị giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật trên mạng (thiết bị phần cứng, phần mềm an ninh mạng, phát hiện và chống xâm nhập) nhằm đảm bảo tất cả các thông tin chỉ đạo, điều hành trên mỗi trường mạng chuycn dùng được bảo đảm toàn vẹn. Chuẩn hóa hệ thống mạng của các đơn vị trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp theo hướng khai thác hiệu quả sử dụng nhưng vẫn bảo đảm tốt nhất an toàn thông tin; triển khai ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bí mật nhà nước.
Đảm bảo tất cả các Vụ đơn vị, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp có quy trình và thực hiện quy trình an toàn bảo mật cho hạ tầng thông tin tại đơn vị mình như áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập vào mạng và các thiết bị lưu trữ; kiểm soát việc chặt chẽ việc cài đặt mới các phần mềm lên máy chủ và máy trạm.
Đảm bảo 100% các máy chủ tại các đơn vị được cài đặt các phần mềm (hệ điều hành, chương trình diệt virus...) có bản quyền để được cập nhật thường xuyên các bản vá lỗi hệ thống.
Tất cả các hệ thống thông tin từ Ủy ban cho đến các đơn vị trực thuộc có các thiết bị lưu trữ dữ liệu và áp dụng các quy trình sao lưu, dự phòng dữ liệu cần thiết theo yêu cầu.
6. Bảo đảm an toàn thông tin
Tiếp tục triển khai Nghị định số 64/2007/NĐ-CP và Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT, nâng cao năng lực của các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá của Ban Chỉ đạo nhằm tham mưu kịp thời với Lãnh đạo Ủy ban trong quá trình triển khai kế hoạch.
Đơn vị chuyên trách về CNTT cần chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất, xây dựng triển khai mô hình thí điểm về ứng dụng và phát triển CNTT, tổ chức tổng kết, đánh giá nhân rộng mô hình thành công.
Kiện toàn tổ chức, bộ máy của đơn vị chuyên trách về CNTT đảm bảo về số lượng và chất lượng của cán bộ chuyên trách về CNTT.
Tăng cường vai trò, nguồn lực cho Tổ ứng cứu sự cố khẩn cấp hệ thống để có đủ kỹ năng cơ bản, xây dựng kịch bản thử nghiệm, phòng ngừa các sự cố có thể diễn ra.
Tại các Vụ đơn vị: Xây dựng tổ chức Bộ phận CNTT trực thuộc đảm bảo đủ biên chế để triển khai một số nhiệm vụ cơ bản: quản trị hạ tầng mạng riêng, phần mềm điều hành tác nghiệp, hệ thống họp trực tuyến, thống kê và tổng hợp.
Tại các cơ quan làm công tác dân tộc địa phương, bố trí tối thiểu 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản trị mạng riêng, phần mềm điều hành tác nghiệp, báo cáo tổng hợp và thống kê.
Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT; đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo về ứng dụng CNTT phục vụ công việc.
Đào tạo sử dụng thành thạo Hệ điều hành tác nghiệp và các ứng dụng văn phòng, Internet, email...: (bao gồm cả cán bộ Ban Dân tộc tỉnh).
Đào tạo thường xuyên về các ứng dụng và giới thiệu các công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chuyên ngành liên quan tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách CNTT, đáp ứng yêu cầu quản lý và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nội dung các khóa đào tạo cần tập trung chuyên sâu:
+ Về xây dựng, triển khai và quản lý các dự án CNTT;
+ Về năng lực quản trị và phát triển hệ thống hạ tầng mạng;
+ Về năng lực quản trị và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu, Cổng thông tin điện tử tích hợp hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp;
+ Về năng lực quản trị và triển khai các hệ thống an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin (Quyết định số 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020").
Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng CNTT và truyền thông hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng CNTT và truyền thông.
V. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp môi trường chính sách
Ban hành Quyết định quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo kết nối, liên thông hệ thống thông tin về công tác dân tộc trên phạm vi cả nước và các văn bản hướng dẫn triển khai.
Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc, phiên bản 2.0; ban hành Quy chế vận hành, cập nhật khung Kiến trúc Chính phủ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc.
Hoàn thiện các quy chế, quy định về an toàn thông tin; quy chế, quy định về cơ sở dữ liệu; Các cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp qua môi trường mạng; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; Quy chế, quy định nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT,...
Hoàn thiện các văn bản quy định về tài chính phù hợp đặc thù ứng dụng công nghệ thông tin, có tác động thúc đẩy ứng dụng CNTT, bao gồm: Bảo đảm kinh phí thường xuyên cho ứng dụng CNTT; ưu tiên biên chế cán bộ CNTT; ban hành khung chế độ ưu đãi với cán bộ chuyên trách về CNTT.
2. Giải pháp tài chính
Nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng CNTT chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm phải đảm bảo bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn chi sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc.
Tập trung vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách chi cho hoạt động CNTT hàng năm. Bố trí vốn kịp thời, đơn giản các thủ tục, kiểm tra thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chi cho ứng dụng CNTT.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, đặc biệt tạo cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính
Đảm bảo thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Đặt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách hành chính, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động và cải cách hành chính của các Vụ, đơn vị, gắn với công tác đánh giá cán bộ, công tác thi đua khen thưởng của Ủy ban Dân tộc. Trong đó, tập trung đánh giá tiêu chí ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hệ thống thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản điện tử.
4. Giải pháp tổ chức, triển khai
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2020 của Ban Chỉ đạo về Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc.
Triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc, phiên bản 1.0
Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc, phiên bản 2.0
Hoàn thiện đơn vị chuyên trách về CNTT của UBDT, đảm bảo tốt về chất lượng, đủ về số lượng:
- Tại đơn vị chuyên trách về CNTT: Trên cơ sở vị trí việc làm, đảm bảo đủ số lượng biên chế và được ký các hợp đồng lao động để triển khai các hoạt động thường xuyên, không thường xuyên nhằm duy trì và phát triển hệ thống thông tin UBDT theo định hướng ổn định, đáp ứng được mục tiêu xây dựng CPĐT tại Ủy ban Dân tộc;
- Tại các Vụ Địa phương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban: Xây dựng khung tổ chức Bộ phận CNTT trực thuộc các Vụ, đơn vị này, đảm bảo đủ biên chế cho các nghiệp vụ: Quản trị hệ thống hạ tầng, quản trị hệ thống ứng dụng điều hành tác nghiệp, thống kê và tổng hợp thông tin khu vực;
- Tại các cơ quan làm công tác dân tộc địa phương (Ban Dân tộc tỉnh và Phòng dân tộc huyện), bố trí tối thiểu 01 cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) tổng hợp thông tin và báo cáo thường xuyên thông qua hệ thống thông tin của UBDT.
5. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ và các giải pháp khác
a) Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin
Thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin (Cục, đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Cục An toàn Thông tin, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam của Bộ Thông tin Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ) kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin, hệ thống máy chủ máy trạm, các ứng dụng dịch vụ và đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho UBDT.
Trang bị bổ sung các thiết bị/phần mềm bảo mật chuyên dụng cho các lớp ứng dụng, các dịch vụ bảo mật lớp trong theo phân vùng mạng; Bổ sung phần mềm phòng chống, diệt virus, malware tại các máy trạm đảm bảo tính an ninh, an toàn thông tin trên toàn hệ thống cũng như tại vị trí của từng người sử dụng; gia hạn bảo quyền cho các thiết bị bảo mật hệ thống mạng, các ứng dụng và hệ thống Thư điện tử; ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn thông tin. Đầu tư, nâng cấp hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; bổ sung thiết bị bảo mật cho 02 đơn vị sự nghiệp và 01 thiết bị cho Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp thiết bị tường lửa bảo mật cho 02 Vụ Địa phương II và Vụ Địa phương III.
Chuẩn hóa hệ thống mạng của các đơn vị trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp theo hướng khai thác hiệu quả sử dụng nhưng vẫn bảo đảm tốt nhất an toàn thông tin; triển khai ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bí mật nhà nước.
Đảm bảo tất cả các Vụ đơn vị, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp có quy trình và thực hiện quy trình an toàn bảo mật cho hạ tầng thông tin tại đơn vị mình như áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập vào mạng và các thiết bị lưu trữ; kiểm soát việc chặt chẽ việc cài đặt mới các phần mềm lên máy chủ và máy trạm.
Đảm bảo 100% các máy chủ tại các đơn vị được cài đặt các phần mềm (hệ điều hành, chương trình diệt virus...) có bản quyền để được cập nhật thường xuyên các bản vá lỗi hệ thống.
Tất cả các hệ thống thông tin từ Ủy ban cho đến các đơn vị trực thuộc có các thiết bị lưu trữ dữ liệu và áp dụng các quy trình sao lưu, dự phòng dữ liệu cần thiết theo yêu cầu.
Cử cán bộ kỹ thuật tham gia các lớp tập huấn, bồi dường chuyên sâu về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị chuyên trách về An toàn thông tin tổ chức. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các bộ công chức, viên chức, người lao động tại Ủy ban nhằm nâng cao trình độ về đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
b) Giải pháp về ứng dụng
Tăng cường sử dụng phần mềm mã nguồn mở theo hướng dẫn, quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Phát triển các ứng dụng điều hành tác nghiệp trên nền tảng di động, phục vụ tác nghiệp mọi nơi mọi lúc.
c) Các giải pháp khác
Nâng cao nhận thức, vai trò của các đồng chí lãnh đạo, gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng CNTT.
Khuyến khích các đơn vị và cá nhân tham gia, góp phần cho dự án CNTT thành công, phát huy vai trò của CNTT trong công tác chuyên môn.
Tăng cường gắn kết trên nhiều phương diện giữa công chức, viên chức với cán bộ làm CNTT qua các kênh kết nối như: diễn đàn hỗ trợ, chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm, hỏi đáp các kiến thức, kỹ năng, đào tạo trực tuyến về CNTT...
Tạo cơ chế, nguồn lực để nâng cao vai trò, phát huy tính sáng tạo, nhiệt huyết của các cán bộ CNTT trẻ, đặc biệt là Đoàn thanh niên trong việc đề xuất, áp dụng sáng kiến, tiến bộ khoa học của CNTT vào công việc.
VI. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
TT | Tên nhiệm vụ, dự án | Đơn vị chủ trì triển khai | Lĩnh vực ứng dụng | Dự án chuyển tiếp/Dự án mới | Mục tiêu đầu tư | Quy mô, nội dung đầu tư | Phạm vi đầu tư | Thời gian triển khai | Nội dung đầu tư năm 2020 | Tổng mức đầu tư dự kiến | Nguồn vốn | Kinh phí đầu tư năm 2020 |
1 | Dự án: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý tòa nhà trụ sở cơ quan Ủy ban Dân tộc” tại số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Dự án chuyển tiếp từ năm 2019 | Ứng dụng CNTT quản lý các hệ thống trong tòa nhà trụ sở Ủy ban Dân tộc, số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội một cách đồng bộ khoa học, tiết kiệm, kịp thời và mang lại hiệu quà cao trong hoạt động và quản lý của tòa nhà | - Xây dựng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh: - Xây dựng hệ thống quản lý bãi gửi xe: - Xây dựng hệ thống kiểm soát vào ra - Xây dựng hạ tầng phòng máy chủ: | Tại trụ sở cơ quan UBDT, 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội | 2017-2020 | - Mua sắm phần cứng, phần mềm bản quyền và thiết kế thi công các hạng mục bao gồm: + Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh; + Hệ thống quản lý bãi gửi xe; + Hệ thống kiềẻm soát vào ra; + Hệ thống hạ tầng phòng máy chủ. - Đào tạo sử dụng thiết bị, vận hành hệ thống. |
| Ngân sách trung ương |
|
2 | Dự án “Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế ; | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Dự án chuyển tiếp từ năm 2019 | Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức qua Cổng thông tin đối ngoại nhằm tạo nhận thức đầy đủ và thống nhất về hội nhập quốc tế trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc thiểu số; tăng cường quảng bá hình ảnh cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chủ trương tích cực hội nhập và các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, qua đó tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của cộng đồng trong và ngoài nước đến sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số. | - Đầu tư về hạ tầng, thiết bị mạng, máy chủ; - Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế; - Xây dựng kênh truyền thông đa phương tiện trực tuyến trên Cổng thông tin đối ngoại về lĩnh vực Dân tộc: Video với các nội dung quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; các thông tin hội nhập quốc tế, sản xuất mới theo nhu cầu thị trường quốc tế, - Triển khai cài đặt, đào tạo sử dụng và chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống. | Tại cơ quan Ủy ban Dân tộc, số 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội | 2017-2020 | - Mua sắm thiết bị mạng, máy chủ, phần mềm bản quyền - Xây dựng phần mềm nội bộ Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế. - Cung cấp lắp đặt thiết bị hệ thống máy chủ, mạng, bảo mật và phần mềm bản quyền. - Cài đặt, đào tạo sử dụng và chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống. |
| Ngân sách trung ương |
|
3 | Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Dự án mới | Đảm bảo nền tảng chia sẻ cấp Bộ theo yêu cầu | Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP) theo hướng dẫn tại văn bản số 1178 ngày 21/4/2015 của Bộ TT&TT | Tại Cơ quan UBDT, 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội | 2020 | Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP) |
| Ngân sách trung ương |
|
4 | Nâng cấp hạ tầng CNTT | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Nhiệm vụ được giao năm 2016 | Đảm bảo điều kiện hạ tầng cho nhu cầu vận hành, bảo trì và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin tại cơ quan UBDT. | Đáp ứng theo hạ tầng và các dịch vụ CNTT hiện có tại UBDT. | Tại Cơ quan Ủy ban Dân tộc, 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội | 2016-2020 | Nâng cấp hạ tầng mạng, máy chủ và thiết bị chuyên dụng phục vụ triển khai trung tâm tích hợp dữ liệu; Gia hạn bản quyền phần mềm, phần cứng bảo mật; nâng cấp thiết bị quản trị hệ thống phòng họp trực tuyến của UBDT |
| Ngân sách trung ương |
|
5 | Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê ngành dâ tộc | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc |
| Xây dựng hệ thống bảo cáo thống kê ngành công tác dân tộc theo quy định | - Xây dựng hệ thống phần mềm cập nhật, khai thác - Trang bị thiết bị hạ tầng CNTT phục vụ yêu cầu quản lý, khai thác | Tại Cơ quan UBDT, 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội | 2017-2020 | - Xây dựng hệ thống phần mềm cập nhật, khai thác - Trang bị thiết bị hạ tầng CNTT phục vụ yêu cầu quản lý, khai thác |
| Ngân sách trung ương |
|
6 | Xây dựng chuyên mục đặc thù Diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Nhiệm vụ thực hiện theo Đề án “Xây dựng chuyên mục đặc thù Diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc giai đoạn 2017- 2021” phê duyệt từ năm 2018 | Xây dựng Chuyên mục đặc thù Diễn đàn đối thoại trực tuyến là kênh thông tin đa phương tiện nhằm tuyên truyền, phổ biến những quan điểm đúng đắn các chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch | Diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc được xây dựng trên hạ tầng cơ sở CNTT hiện có của Ủy ban Dân tộc. Quy mô diễn đàn được thiết kế theo hướng mở dễ phát triển mở rộng trong tương lai để phù hợp với yêu cầu phát triển của diễn đàn trong từng giai đoạn. | Tại Cơ quan UBDT, 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội | 2018-2021 | Xây dựng “Chuyên mục đặc thù Diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc” |
| Ngân sách trung ương |
|
7 | Xây dựng “Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ủy ban Dân tộc, phiên bản 2.0” | Trung tâm Thông tin | Văn bản về ứng đụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Nhiệm vụ đã triển khai năm 2018 | - Xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của Kiến trúc Chính phủ điện tử Ủy ban Dân tộc phiên bản 2.0. - Xác định các ứng dụng, cơ sở dữ liệu và hạ tầng kỹ thuật dùng chung triển khai tại Ủy ban Dân tộc. - Xác định các thành phần trong nền tảng tích hợp và chia sẻ dịch vụ (LGSP) đối với các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc và các kết nối ra bên ngoài Ủy ban Dân tộc. | - Cơ quan Ủy ban Dân tộc và các đơn vị trực thuộc, dược quy định tại Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc (18 đơn vị) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban Dân tộc. Các ứng dụng chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, ra quyết định do Ủy ban Dân tộc thực hiện; các ứng dụng nội bộ, ứng dụng dùng chung của cơ quan Ủy ban Dân tộc. - Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc, các Ban Dân tộc tại các địa phương. Các ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật nội bộ của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Dân tộc. - Các dịch vụ công của các Ban Dân tộc tại các địa phương. - Theo hướng dẫn Khung Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 của Bộ Thông tin và Truyền thông | Tại Ủy ban Dân tộc và Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2018-2020 | - Các ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỷ thuật nội bộ của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Dân tộc. - Các dịch vụ công của các Ban Dân tộc tại các địa phương. |
|
|
|
8 | Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành liên thông đến Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Trung tâm Thông tin | Ứng dụng CNTT phục vụ công tác dân tộc | Dự án mới | Thúc đẩy hiện đại hóa hành chính, giảm thời gain, chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, từng bước hình thành hệ thống mạng lưới quản lý hành chính điện tử các cấp | Xây dựng phần mềm quản lý văn bản và điều hành kết nối liên thông, mở rộng phục vụ công tác ngành dân tộc; Tập huấn cán bộ công tác dân tộc sử dụng phần mềm | Tại Cơ quan UNDT, 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội | 2019-2020 | - Xây dựng phần mềm quản lý văn bản và điều hành - Cung cấp, lắp đặt hạ tầng , thiết bị vận hành hệ thống quản lý văn bản tại trụ sở cơ quan Ủy ban Dân tộc |
| Ngân sách trung ương |
|
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung tâm Thông tin
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc trien khai thực hiện Kế hoạch này; sơ kết tình hình thực hiện hàng quý, đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, trình Lãnh đạo Ủy ban.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, lập dự án, dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ trong Kế hoạch và tổ chức triển khai theo kinh phí được giao.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Bố trí kinh phí đã được cân đối theo dự toán chi ngân sách hàng năm cho các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2020.
Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
ỦY BAN DÂN TỘC
01
|
Văn bản căn cứ |
02
|
Văn bản căn cứ |
03
|
Văn bản căn cứ |
04
|
Văn bản căn cứ |
05
|
Văn bản dẫn chiếu |
06
|
Văn bản dẫn chiếu |
07
|
Văn bản dẫn chiếu |
08
|
Văn bản dẫn chiếu |
09
|
Văn bản dẫn chiếu |
10
|
Văn bản dẫn chiếu |
11
|
Văn bản dẫn chiếu |
12
|
Văn bản dẫn chiếu |
13
|
Văn bản dẫn chiếu |
14
|
Văn bản dẫn chiếu |
15
|
Văn bản dẫn chiếu |
16
|
Văn bản dẫn chiếu |
Quyết định 566/QĐ-UBDT Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2020
In lược đồCơ quan ban hành: | Uỷ ban Dân tộc |
Số hiệu: | 566/QĐ-UBDT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 15/08/2019 |
Hiệu lực: | 15/08/2019 |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Phan Văn Hùng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |