Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | 455&456 - 8/2008 |
Số hiệu: | 85/2008/QĐ-BNN | Ngày đăng công báo: | 18/08/2008 |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Việt Thắng |
Ngày ban hành: | 06/08/2008 | Hết hiệu lực: | 22/11/2012 |
Áp dụng: | 03/09/2008 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 85/2008/QĐ-BNN NGÀY 06 THÁNG 8 NĂM 2008
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thuỷ sản
số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá 11;
Căn cứ Pháp lệnh giống
vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh giống cây trồng số
15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá
11;
Căn cứ Nghị định số
59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất,
kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Nuôi trồng thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy
chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ,
Cục, Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và
thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Nguyễn
Việt Thắng
QUY CHẾ
QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số
85/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Quy chế này thống nhất quản lý đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh giống thuỷ sản nuôi trồng.
2. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động
sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên lãnh thổ Việt
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Giống thuỷ sản thương phẩm bao gồm giống động vật thuỷ
sản, động vật lưỡng cư và giống thực vật thuỷ sản được sử dụng để nuôi trồng.
2. Sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản là các hoạt động nhân
giống, ương nuôi, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thuỷ sản thương phẩm.
Chương II
QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN
Điều 3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản
phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP
ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ
sản, cụ thể như sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp hộ gia đình ương
nuôi, thuần dưỡng, làm dịch vụ giống thuỷ sản quy mô nhỏ, có thu nhập thấp thì
không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số
109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Khoản 3
Điều 2 của Nghị định 59/2005/NĐ-CP).
2. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ
sản phải theo quy hoạch của địa phương.
3. Quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị kỹ
thuật, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu
giữ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm
cấp giống thuỷ sản theo các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành đã quy định;
phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản được cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương chứng nhận và phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường sinh thái
theo quy định của pháp luật.
4. Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống:
Đối với cơ sở sinh sản nhân tạo cá giống phải có hồ sơ theo
dõi lý lịch các cá thể trong đàn cá bố mẹ. Mỗi cá thể phải được đánh dấu bằng
các cách như gắn chip, đeo số, cắt dấu trên vây, đánh số trên đầu,… có sổ ghi
nguồn gốc đảm bảo chất lượng dòng thuần, thời gian tuyển chọn, trọng lượng, các
đặc điểm, số lần tham gia sinh sản, kết quả đẻ trứng; chế độ nuôi vỗ (thức ăn
và cách cho ăn, chế độ kích thích nước, khả năng phát dục qua các lần kiểm
tra); kết quả sản xuất từng lô giống (số cá thể tham gia, trọng lượng, việc sử
dụng kích dục tố, điều kiện môi trường khi cho đẻ, kết quả số lượng trứng và số
lượng cá bột của mỗi lứa đẻ...).
Đối với cơ sở sinh sản nhân tạo tôm giống phải có hồ sơ theo
dõi đàn tôm bố mẹ, xuất xứ rõ ràng, nhật ký chế độ chăm sóc và sử dụng thức ăn,
tình hình sức khoẻ và kiểm tra bệnh, sự phát dục trong quá trình nuôi dưỡng,
điều kiện môi trường, kết quả cho đẻ từng lô.
Đối với cơ sở ương, dưỡng giống phải có ao, bể cách ly giống
mới nhập về và nuôi cách ly 1-2 ngày để theo dõi bệnh và sức khoẻ đàn giống đảm
bảo không nhiễm bệnh trước khi đưa vào ương nuôi; có nhật ký theo dõi quá trình
ương nuôi từng lô (thời gian ương, số lượng, chế độ chăm sóc, sử dụng thức ăn,
tình hình phát triển, diễn biến thời tiết, các biểu hiện của giống ương, kiểm
tra bệnh định kỳ, kết quả ương nuôi).
5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương
phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản
xuất giống thuỷ sản hoặc nuôi trồng thuỷ sản;
6. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn
giống cụ kỵ, đàn giống ông bà phải có nhân viên kỹ thuật có văn bằng chứng nhận
trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản hoặc ngành sinh
học.
7. Cơ sở nhập khẩu giống thuỷ sản để kinh doanh phải có khu
nuôi cách ly để theo dõi tình hình sức khoẻ, dịch bệnh và có chứng nhận cơ sở
đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản.
Điều 4. Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc
áp dụng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống thuỷ sản phải thực hiện
quy trình kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nước theo quy
định tại Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực
hiện Nghị định 59/2005/NĐ-CP và Quyết định số 21/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006
của Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Danh
mục giống thuỷ sản phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.
Đối với giống khai thác tự nhiên phải qua ương dưỡng, thuần
hoá đạt kích cỡ thích hợp theo tiêu chuẩn ngành mới được đưa ra thị trường.
Việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh
học, vi sinh vật, hoá chất trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản thực hiện
theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Sử dụng đàn giống bố mẹ để sản xuất
giống thương phẩm
1. Cơ sở thực hiện sinh sản nhân tạo giống cá tra, sản xuất
rô phi đơn tính phải sử dụng đàn bố mẹ đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn
ngành, có chứng nhận xuất xứ dòng thuần được tiếp nhận từ các Trung tâm giống
thuỷ sản (của Viện nghiên cứu hoặc của tỉnh) hoặc từ cơ sở có đăng ký kinh
doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ; mỗi cá thể sử
dụng cho sinh sản không quá 2 lần trong một năm đối với cá tra và không quá 5
lần đối với cá rô phi.
2. Cơ sở thực hiện sinh sản nhân tạo tôm sú chỉ sử dụng đàn
tôm bố mẹ cho sinh sản nhân tạo không quá 3 lần/cá thể; nếu đàn tôm bố mẹ thu
gom từ khai thác tự nhiên phải có chứng nhận kiểm dịch; trường hợp sử dụng đàn
bố mẹ nhập khẩu phải có chứng nhận nguồn gốc, có chứng nhận kiểm dịch.
3. Cơ sở thực hiện sinh sản nhân tạo tôm chân trắng phải sử
dụng đàn bố mẹ có chứng nhận dòng sạch bệnh (dòng SPF – Specific Pathogen Free)
hoặc dòng kháng bệnh (dòng SPR - Specific Pathogen Resistant) và có chứng nhận
kiểm dịch và tuân thủ các quy định về quy mô, nơi sản xuất, kiểm dịch giống khi
xuất trại theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Công bố chất lượng giống thuỷ sản
1. Mỗi lô giống thuỷ sản thương phẩm thuộc các đối tượng
nuôi chủ lực dưới đây khi đưa ra thị trường bắt buộc phải thực hiện công bố
chất lượng:
a) Giáp xác nuôi nước lợ - mặn: tôm sú (Penaeus momodon),
tôm chân trắng (Penaeus vannamei);
b) Cá biển: cá chẽm (Lates calcarifer), các loài cá song
(Epinephelus sp), cá giò (Rachycentron canadum);
c) Nhuyễn thể: nghêu Bến Tre (Meretrix meretrix);
d) Thuỷ sản nuôi nước ngọt: cá tra (Pangasius
hypophythalmus), cá basa (Pangasius bocourti), rô phi vằn (Oreochromis
niloticus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
2. Các đối tượng giống thuỷ sản khác khi đưa ra thị trường
được khuyến khích thực hiện công bố chất lượng.
3. Nội dung công bố chất lượng giống thuỷ sản được thực hiện
theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn V/v ban hành ''Quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm, hàng hoá đặc thù chuyên ngành nông nghiệp'', cụ thể như sau:
a) Tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản được công bố bao
gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành đã ban hành trước ngày 31/12/2006,
Tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài được cơ sở áp dụng đối
với sản xuất giống của mình, Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở tự xây dựng.
b) Tổ chức, cá nhân công bố chất lượng giống thủy sản phải
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Hồ sơ công bố chất lượng lập thành 2 bộ, mỗi bộ gồm:
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản.
- Tiêu chuẩn chất lượng giống công bố kèm theo quyết định
ban hành (bản sao được chứng thực từ bản chính).
Trường hợp công bố
theo tiêu chuẩn Việt
Trường hợp công bố theo tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước
ngoài phải kèm theo tiêu chuẩn và quyết định ban hành (bản chính hoặc bản sao
được chứng thực từ bản chính).
- Nhãn hàng hóa kèm theo (bản chính).
d) Trình tự thực hiện công bố chất lượng:
- Cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản nộp hồ sơ công bố chất
lượng giống cho Chi cục Thuỷ sản hoặc Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (gọi chung là
Chi cục Thuỷ sản) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở chính để kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận;
- Chi cục Thuỷ sản tiếp nhận hồ sơ, viết biên nhận; trong
thời gian 5 ngày làm việc Chi cục Thuỷ sản kiểm tra tính phù hợp của tiêu
chuẩn, hướng dẫn bổ sung những phần còn thiếu, khi hồ sơ hợp lệ trong thời gian
10 ngày làm việc Chi cục xác nhận công bố chất lượng giống thủy sản (Mẫu bản
công bố tiêu chuẩn chất lượng theo Phụ lục 1; Mẫu bản tiếp nhận công bố tiêu
chuẩn theo Phụ lục 2).
- Khi cơ sở thay đổi các chỉ tiêu chất lượng giống thuỷ sản
phải làm thủ tục công bố lại chất lượng giống;
- Cơ sở không phải nộp lệ phí cho việc công bố tiêu chuẩn.
Điều 7. Ghi nhãn hàng hoá
Các đối tượng giống thuỷ sản được nêu tại khoản 1 thuộc Điều
6 của quy chế này khi lưu thông bắt buộc phải ghi nhãn hàng hoá.
Nội dung ghi nhãn cho các lô giống thuỷ sản thực hiện theo
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá và
Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về Nhãn hàng hoá, phải
đủ các nội dung sau:
1. Tên đối tượng giống thuỷ sản (kèm tên khoa học);
2. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về giống
thuỷ sản;
3. Xuất xứ giống (đối với giống sản xuất tại Việt
4. Định lượng (số lượng giống);
5. Số ngày tuổi, hoặc kích cỡ chiều dài con giống, nếu là
giống bố mẹ thì ghi rõ khối lượng, giai đoạn phát dục;
6. Ngày sản xuất (ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán);
7. Hạn sử dụng;
8. Hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, hướng dẫn bảo quản.
Điều 8. Đối tượng và loại bệnh bắt buộc phải
kiểm dịch giống
1. Giống tôm sú, giống tôm thẻ chân trắng khi đưa ra thị
trường bắt buộc phải kiểm dịch không có mầm các loại bệnh nguy hiểm sau đây:
bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh MBV, bệnh tauza.
2. Giống cá tra khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm
dịch không nhiễm mầm bệnh nguy hiểm là bệnh gan thận mủ và trắng mang gây chết
cá hàng loạt do vi khuẩn edwardsiella tarda.
3. Giống tôm hùm khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm
dịch bệnh đen mang, bệnh đỏ thân, triệu chứng bệnh tôm sữa.
4. Các đối tượng giống thuỷ sản thương phẩm khác được nêu
trong khoản 1 Điều 6 của quy chế này khi đưa ra thị trường phải được kiểm dịch
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có phiếu kiểm dịch
của cơ quan thú y có thẩm quyền ở nơi sản xuất.
5. Tất cả các loài thuỷ sản sống nhập khẩu (kể cả làm thực
phẩm) đều phải kiểm dịch bắt buộc.
Điều 9. Thực hiện kiểm dịch và xử lý khi phát
hiện bệnh
1. Việc kiểm dịch giống thuỷ sản do cơ quan thú y thực hiện
theo Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày
08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy
định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ
sinh thú y.
2. Nội dung kiểm dịch giống thuỷ sản theo quy định của Nghị
định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh thú y và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
a) Yêu cầu quản lý kiểm dịch đối với các đối tượng giống
thuỷ sản được nêu tại khoản 1 Điều 6 của quy chế này được quy định như sau:
- Trước khi đưa ra khỏi trại sản xuất giống, cơ sở phải
khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu đến cơ quan quản lý thú y ở địa phương
để kiểm dịch và cấp phiếu kiểm dịch cho lô giống đó; giống lưu thông không có
phiếu kiểm dịch buộc phải tiêu huỷ.
- Khi kiểm dịch phát hiện lô giống có tỷ lệ cảm nhiễm bệnh
vượt mức cho phép theo quy định đối với từng loại bệnh thì cơ quan kiểm dịch
yêu cầu và hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện tiêu huỷ ngay toàn bộ lô giống đó, khử
trùng cơ sở sản xuất.
- Trường hợp người mua giống tự đến cơ sở lấy mẫu để kiểm
tra bệnh trước khi mua thông qua các tổ chức, cá nhân đủ năng lực kiểm tra bệnh
bằng phương pháp tiên tiến (PCR,...) có kết quả lô giống đó bị nhiễm các bệnh
được nêu trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 8 quy chế này và thông báo lại thì
cơ sở không được bán lô giống đã nhiễm bệnh đó, phải báo ngay cho cơ quan quản
lý thú y địa phương hướng dẫn tiêu huỷ toàn bộ và thực hiện khử trùng làm sạch
khu vực trước khi tiếp tục sản xuất lô mới.
b) Đối với tất cả các loại giống thuỷ sản nhập khẩu phải làm
thủ tục kiểm dịch qua cửa khẩu, phải nuôi cách ly trong một thời gian từ 1-2
ngày trở lên để theo dõi tình trạng sức khoẻ và sự thích ứng với môi trường,
sau khi đã có xác nhận của cơ quan kiểm dịch giống không bị nhiễm bệnh thì mới
được đưa vào sản xuất.
Điều 10. Xuất, nhập khẩu giống thuỷ sản
Việc xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản được thực hiện theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản.
Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản
phải xin phép (những đối tượng chưa có trong Danh mục các giống thuỷ sản được
phép nhập khẩu thông thường, kể cả thuỷ sản còn sống để làm thực phẩm), tổ
chức, cá nhân gửi hồ sơ xin cấp phép về Cục Nuôi trồng thuỷ sản - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định hồ sơ và cấp phép.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục Nuôi trồng thuỷ sản có
trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả cho cơ sở xin nhập khẩu, xuất
khẩu, nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ
hợp lệ, Cục Nuôi trồng thuỷ sản cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép xuất
khẩu.
Điều 11. Thu và sử dụng phí, lệ phí
Các hoạt động quản lý nhà nước về giống thuỷ sản và dịch vụ
kiểm nghiệm chất lượng, kiểm dịch giống thuỷ sản được thu phí, lệ phí theo quy
định của pháp luật hiện hành; mức thu nộp được áp dụng theo Quyết định số
22/2006/QĐ-BTC ngày 04/04/2006 của Bộ Tài chính v/v quy định chế độ thu nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thuỷ
sản.
Chương III
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát sản
xuất giống thuỷ sản
1. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh giống thuỷ sản trên địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám
sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.
2. Cục Nuôi trồng thuỷ sản tổ chức chỉ đạo thống nhất công
tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các
đơn vị trực thuộc và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế quản
lý giống thuỷ sản; trực tiếp kiểm tra hoạt động của các cơ sở giống thuỷ sản
thuộc trung ương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống của tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt Nam; trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan nhà
nước liên quan để thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh giống thuỷ
sản ở các địa phương.
3. Cục Nuôi trồng thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.
Điều 13. Nội dung thanh tra, kiểm tra kinh
doanh giống thuỷ sản
1. Thanh tra, kiểm tra những nội dung được cấp phép trong
đăng ký sản xuất, kinh doanh với hoạt động thực tế mà tổ chức, cá nhân đó đang
tiến hành, bao gồm:
a) Điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống;
b) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng
c) Nguồn giống bố mẹ được dùng để sinh sản nhân tạo;
d) Sử dụng đàn giống bố mẹ để sản xuất giống thương phẩm;
e) Phương pháp sản xuất giống;
f) Chất lượng giống được sản xuất;
g) Lịch trình và thời vụ sản xuất;
h) Phương thức và thiết bị vận chuyển giống;
i) Nhãn mác giống, mã số nguồn giống hoặc tài liệu giới
thiệu giống được công bố;
k) Việc chấp hành các quy định về vệ sinh thú y, môi trường,
kiểm dịch;
2. Ngoài các nội dung nói trên, còn kiểm tra các nội dung
khác có liên quan với sản xuất giống khi có khiếu kiện của khách hàng.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh giống thuỷ sản sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Khi thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện những vi phạm cơ sở
kinh doanh giống thuỷ sản sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; mọi
chi phí cho quá trình xử lý chủ hàng phải chịu trách nhiệm.
3. Đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước
vi phạm các quy định của pháp luật trong quản lý giống thuỷ sản, gây thiệt hại
cho sản xuất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy
định của pháp luật hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản
lý và trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quy định của pháp luật về
khiếu nại tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 15. Phân cấp quản lý:
1. Cục Nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh
giống thuỷ sản trên phạm vi cả nước.
b) Thẩm định hồ sơ, cấp phép nhập khẩu giống thuỷ sản mới để
sản xuất, kinh doanh hoặc khảo nghiệm, thử nghiệm thay cho Cục Quản lý chất
lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) trước đây.
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện quy
định quản lý đối với các khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung.
d) Tổ chức kiểm tra và cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều
kiện sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản.
e) Phối hợp với Cục Thú y trong việc chỉ đạo phòng chống
dịch bệnh trong sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản, kiểm tra và xác nhận cơ sở
đảm bảo vệ sinh thuý y thuỷ sản, kiểm dịch giống thuỷ sản.
f) Phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục quản
lý chất lượng nông, lâm và thủy sản, các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu trong ngành
và các cơ quan nhà nước liên quan trong việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động sản
xuất, kinh doanh giống thuỷ sản bảo đảm các quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản trên phạm vi tỉnh, thành phố;
b) Cấp chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh
doanh giống thuỷ sản theo quy định;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản
lý đối với các cơ sở giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, thành phố quản lý;
d) Định kỳ báo cáo với Cục Nuôi trồng thuỷ sản về công tác
quản lý giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, thành phố mỗi năm 2 lần vào tháng 4
và 11.
3. Cục Thú y có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở sản
xuất giống thuỷ sản và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, tổ chức
thực hiện kiểm dịch giống thuỷ sản, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý
các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản vi phạm về thú ý thuỷ
sản.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện có
trách nhiệm:
a) Quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh giống thuỷ
sản trên địa bàn đảm bảo các quy định của Điều 11 quy chế này.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức, hướng dẫn
sản xuất theo mùa vụ và những quy định quản lý cộng đồng của địa phương, khi
phát hiện có dịch bệnh phải xử lý ngay theo đúng sự hướng dẫn về phòng trừ dịch
bệnh của cơ quan thú y thuỷ sản.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Cục trưởng Cục Nuôi trồng thuỷ sản,
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong phạm vi và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc phản ánh
về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết.
Phụ lục 1
MẪU BẢN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn)
Phụ lục 2
MẪU BẢN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn)
Sở
Nông nghiệp và PTNT (tỉnh/
thành phố) Số:………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ………., ngày……tháng…….năm ….. |
BẢN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN
Sở Nông nghiệp và PTNT (tỉnh/ thành phố) xác nhận đã tiếp
nhận Bản công bố tiêu chuẩn của:
(tên doanh nghiệp) …………………………………………………………………….
(địa chỉ) ……………………………………………………………………………….
Cho (sản phảm, hàng hóa): ………..………………………………………………….
Số, ký hiệu tiêu chuẩn tương ứng: ……………………………………………………
Bản tiếp nhận này chỉ ghi nhận sự công bố tiêu chuẩn sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận sản phẩm, hàng hóa
phù hợp với tiêu chuẩn.
…..,
ngày…. tháng….. năm……….
GIÁM
ĐỐC SỞ
(ký
tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Doanh nghiệp;
- Lưu hồ sơ
Phụ lục 3
MẪU ĐƠN XIN XUẤT (NHẬP) KHẨU GIỐNG THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa danh), ngày…. tháng…. năm 200…
ĐƠN XIN XUẤT/(NHẬP) KHẨU GIỐNG
THUỶ SẢN
Kính
gửi: Cục Nuôi trồng thuỷ sản.
- Căn cứ (ghi đầy đủ tên Điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký
kết hoặc gia nhập)
- Căn cứ vào Quy chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
chuyên ngành thuỷ sản Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08
tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ
sản;
Tên đơn vị đề nghị xuất khẩu:
Địa chỉ:
Tel: Fax:
Đề nghị Quý Cục xét
duyệt và cấp phép xuất (nhập) khẩu:
1. Tên thương mại/tên khoa học loài thủy sản xin cấp phép
xuất khẩu:
2. Tên cơ sở sản xuất:
3. Địa điểm sản xuất:
4. Tên, địa chỉ đơn vị nhập/(xuất) khẩu, nước nhập/(xuất)
khẩu:
5. Mục đích nhập/(xuất) khẩu giống:
6. Số lượng dự kiến xuất/(nhập) khẩu:
7. Thời gian dự kiến xuất/(nhập) khẩu:
8. Địa điểm dự kiến
xuất khẩu:
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký
tên, đóng dấu)
01
|
Văn bản căn cứ |
02
|
Văn bản căn cứ |
03
|
Văn bản căn cứ |
04
|
Văn bản căn cứ |
05
|
Văn bản căn cứ |
06
|
Văn bản sửa đổi, bổ sung |
07
|
Văn bản dẫn chiếu |
08
|
Văn bản dẫn chiếu |
09
|
Văn bản dẫn chiếu |
10
|
Văn bản dẫn chiếu |
11
|
Văn bản dẫn chiếu |
12
|
Văn bản dẫn chiếu |
13
|
Văn bản dẫn chiếu |
14
|
Văn bản dẫn chiếu |
15
|
Văn bản dẫn chiếu |
16
|
Văn bản dẫn chiếu |
17
|
Văn bản liên quan khác |
18
|
Quyết định 85/2008/QĐ-BNN Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 85/2008/QĐ-BNN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 06/08/2008 |
Hiệu lực: | 03/09/2008 |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | 18/08/2008 |
Số công báo: | 455&456 - 8/2008 |
Người ký: | Nguyễn Việt Thắng |
Ngày hết hiệu lực: | 22/11/2012 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!