Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 3134/VPCP-NN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Viết Muôn |
Ngày ban hành: | 08/06/2007 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 08/06/2007 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Chính sách, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 3134/VPCP-NN V/v chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác di dân, TĐC các dự án thủy điện, thủy lợi |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2007 |
Kính gửi: |
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; - Ủy ban Dân tộc; - Tập đoàn Điện lực Việt - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 1212/BC-BNN-HTX ngày 07 tháng 5 năm 2007) về việc báo cáo kết quả Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện công tác di dân, tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:
1. Về đánh giá kết quả thực hiện:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác di dân, tái định cư nói chung, trong đó có di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi. Với 22 công trình thủy điện, thủy lợi có quy mô lớn và vừa đã và đang được triển khai thực hiện với số dân bị ảnh hưởng là 49.800 hộ, số dân tái định cư là 39.800 hộ, 193.800 người; trong đó số hộ tái định cư được di chuyển đến nơi ở mới là trên 21.500 hộ, 103.000 người; Tổng mức đầu tư bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là gần 20.000 tỷ đồng.
Nhìn chung, công tác di dân, tái định cư đã được thực hiện tốt, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ của từng công trình, đời sống của người dân tái định cư dần được ổn định và từng bước phát triển. Việc quản lý, sử dụng vốn đã được các chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy định. Người dân tái định cư đã có nhà ở khang trang, có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu để ổn định đời sống và phát triển sản xuất; tình đoàn kết của người dân tái định cư và người dân sở tại ngày càng được gắn bó hơn. Từ đó đồng bào các dân tộc càng tăng thêm niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhờ làm tốt công tác di dân, tái định cư nên tiến độ thi công các công trình về cơ bản được thực hiện đúng kế hoạch, góp phần rất quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu về cung cấp điện, nước ngày càng tăng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Những tồn tại và nguyên nhân:
Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác di dân, tái định cư thời gian qua còn một số mặt hạn chế dẫn đến làm giảm hiệu quả đầu tư; đời sống của một bộ phận hộ tái định cư chậm ổn định và phát triển bền vững, nhiều nơi còn khó khăn, thậm chí có những khu, điểm tái định cư còn rất khó khăn. Bài học từ di dân tái định cư ở một số dự án thủy điện thực hiện trong những năm qua đã cho chúng ta thấy rằng, sau tái định cư Nhà nước đã phải hỗ trợ thêm nhiều tỷ đồng để ổn định đời sống cho dân tái định cư tại một số nơi vẫn đang còn khó khăn.
Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại:
- Nhận thức của các cấp, các ngành về di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi chưa đầy đủ và sâu sắc. Di dân, tái định cư công trình thủy điện, thủy lợi chủ yếu là di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn, thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán, về lối sống, khó khăn về đời sống. Muốn khôi phục đời sống cho người dân ngày càng tốt hơn thì phải mất nhiều năm, phải có sự đầu tư thỏa đáng và phải có chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nơi tái định cư, sự quan tâm, giúp đỡ tích cực của các Bộ, ngành ở Trung ương.
- Cơ chế, chính sách tái định cư đã được nghiên cứu, xây dựng và ban hành ngày càng hoàn thiện hơn nhưng thiếu sự đồng bộ và thống nhất, chưa phù hợp với đặc điểm tái định cư công trình thủy điện, thủy lợi dễ tạo nên sự mất công bằng trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chưa phân cấp mạnh cho các địa phương trong việc quản lý đầu tư dự án di dân, tái định cư.
- Chất lượng quy hoạch tái định cư thấp, đặc biệt là quy hoạch tổng thể.
- Trong cơ cấu đầu tư của dự án di dân, tái định cư chủ yếu là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa tập trung đầu tư đủ cho sản xuất. Sự phối hợp của chủ đầu tư với các cấp, các ngành của địa phương nơi có công trình chưa chặt chẽ; thực hiện dân chủ, công khai đối với người dân chưa tốt.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác di dân tái định cư ở những địa phương có công trình vừa thiếu, vừa yếu về năng lực và trình độ chuyên môn.
3. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong những năm tới:
a) Về mục tiêu: di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi phải tạo được các điều kiện đề đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần của hộ tái định cư ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Nhiệm vụ: từ nay đến năm 2010 tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho khoảng 26.000 hộ, 130.000 người thuộc đối tượng tái định cư công trình thủy điện. Bảo đảm đủ các điều kiện để sản xuất và ổn định đời sống cho người dân, trong đó cần đặc biệt chú ý bảo đảm đủ đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho hộ tái định cư làm nông nghiệp; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc-văn hóa xã hội tại các khu, điểm tái định cư để người dân tái định cư và người dân sở tại cùng hưởng lợi.
c) Yêu cầu:
- Công tác di dân, tái định cư phải được các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ để tổ chức và thực hiện theo phương châm: Trung ương quy định và hướng dẫn cơ chế, chính sách chung, các tỉnh cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện.
- Tái định cư trong vùng, trong tỉnh là chính, thực hiện các hình thức tái định cư khác nhau: tập trung nông thôn và đô thị, xen ghép, tự nguyện di chuyển và tái định cư tại chỗ phù hợp với các điều kiện sản xuất, phong tục, tập quán và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở nơi đi cũng như nơi đến, khuyến khích hình thức tái định cư xen ghép. Di dân, tái định cư cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, sự đoàn kết giữa dân tái định cư và dân sở tại.
- Ưu tiên nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư khác trên địa bàn (giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng đô thị mới...) với dự án di dân, tái định cư để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các vùng tái định cư, bảo đảm cuộc sống của hộ tái định cư ổn định trước mắt và phát triển bền vững lâu dài.
d) Giải pháp:
- Về quy hoạch tái định cư: nghiên cứu bổ sung hoàn thiện trình tự các bước lập quy hoạch phù hợp với các bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư phải được phê duyệt trước khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. Quy hoạch bố trí điểm dân cư theo hướng xây dựng nông thôn phù hợp với bản sắc văn hóa của từng dân tộc và đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ môi trường. Đối với hộ tái định cư nông nghiệp phải bố trí đủ đất sản xuất lương thực và đủ nước để sản xuất và sinh hoạt; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp cho nông dân phát triển sản xuất.
- Xây dựng cơ chế, chính sách: bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; nghiên cứu chính sách hỗ trợ sau tái định cư; xây dựng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đặc thù về di dân tái định cư đối với các công trình thủy điện, thủy lợi; chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế đến đầu tư tại các địa phương có công trình.
- Thực hiện đa dạng hình thức tái định cư: khuyến khích tái định cư xen ghép và tự nguyện di chuyển để giảm sức ép về đất đai và xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư tập trung.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc chấp hành nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện dân chủ công khai các chế độ mà người dân được hưởng; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch, bố trí khu, điểm tái định cư.
- Quản lý nhà nước về di dân, tái định cư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xác đinh rõ đơn vị chủ trì việc quản lý nhà nước về di dân tái định cư các cấp và quy định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư công trình với chủ đầu tư hợp phần di dân tái định cư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời uốn nắn các sai lệch, không để xảy ra thất thoát vốn trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Về tổ chức thực hiện:
a) Đối với các cơ quan Trung ương:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì quản lý nhà nước về công tác di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện trên phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp; Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư, chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi để thực hiện thống nhất trên địa bàn cả nước và nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ sau tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 2008. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối nguồn vốn hỗ trợ phát triển vùng tái định cư và hướng dẫn cơ chế đầu tư các dự án di dân, tái định cư.
- Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn di dân tái định cư, bảo đảm việc cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách theo quy định hiện hành. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối bảo đảm vốn và hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc cấp phát vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ công tác tái định cư; nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách quản lý đất đai để thực hiện bồi thường, tái định cư phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở vùng tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý IV năm 2007.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, khu đô thị, quy hoạch xây dựng nhà ở, xây dựng nông thôn mới; về tiêu chuẩn, định mức, dự toán xây dựng các công trình trong khu, điểm tái định cư.
- Bộ Công nghiệp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất và chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp ở vùng tái định cư.
- Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc tại vùng tái định cư, tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về di dân, tái định cư, tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về di dân, tái định cư; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh có công trình thủy điện để tổ chức thực hiện có hiệu quả dự án; bảo đảm kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
b) Đối với các địa phương:
Ủy ban nhân dân các tỉnh là chủ đầu tư dự án bồi thường, di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi.
Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia cùng Nhà nước thực hiện tái định cư vì nguồn điện, nguồn nước phục vụ lợi ích chung của quốc gia. Từng địa phương phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó có quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thủy điện, thủy lợi nhưng phải bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu của công tác di dân, tái định cư nêu trên. Chủ động cụ thể hóa cơ chế, chính sách trong việc thực hiện di dân tái định cư. Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng khu tái định cư và hỗ trợ đời sống, sản xuất cho hộ dân tái định cư.
Trước mắt, các địa phương cần tiến hành ngay việc rà soát các dự án tái định cư đã và đang thực hiện để nắm chắc tình hình đời sống dân cư, có giải pháp khắc phục khó khăn cho dân và có các giải pháp quyết liệt hơn nữa để thực hiện công việc này trong năm nay và những năm tới nhằm sớm ổn định sản xuất, đời sống cho nhân dân.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý, PCN Phạm Viết Muôn, các Vụ: KTTH, CN, ĐP, TH, Website CP; - Lưu: VT, NN (5) |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Phạm Viết Muôn |
Không có văn bản liên quan. |
Công văn 3134/VPCP-NN chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với công tác di dân, tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi
In lược đồCơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số hiệu: | 3134/VPCP-NN |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 08/06/2007 |
Hiệu lực: | 08/06/2007 |
Lĩnh vực: | Chính sách, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Phạm Viết Muôn |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!