Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 132/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 05/06/2008 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 05/06/2008 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 132/TB-VPCP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2008 |
THÔNG BÁO
Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến
với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá Tra, Ba Sa
Ngày 01 tháng 6 năm 2008, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá Tra, Ba Sa. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre. Sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá Tra, Ba Sa trong những tháng đầu năm 2008 và ý kiến của các cơ quan tham dự, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến kết luận như sau:
Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp và thủy sản vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong phát triển và ổn định tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng cao: năm 2007, sản lượng thủy sản đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006 (trong đó nuôi trồng đạt 2,1 triệu tấn, khai thác đạt 2,06 triệu tấn), xuất khẩu thủy sản đạt 3,763 tỷ USD; đời sống nông, ngư dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, sản xuất và xuất khẩu cá Tra, Ba Sa tăng trưởng nhanh và là một ngành hàng xuất khẩu quan trọng. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2008, sản lượng cá tra xuất khẩu đạt gần 160.000 tấn, tăng 38,5% và đạt giá trị 367,66 triệu USD tăng 25,2% so cùng kỳ 2007. Hiện nay, sản phẩm cá Tra, Ba Sa đã xuất khẩu tới 126 nước và vùng lãnh thổ và ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.
Tuy nhiên, việc nuôi cá Tra, Ba Sa còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch để phát triển bền vững; sản xuất và chế biến chịu nhiều ảnh hưởng của việc tăng giá các loại vật tư chủ yếu; người nuôi và doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất; một số doanh nghiệp xuất khẩu còn coi nhẹ lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, giảm giá bán làm thiệt hại lợi ích chung.
Bước sang năm 2008, nền kinh tế của nước ta phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới: rét đậm, rét hại kéo dài làm thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, giá cả nhiều loại vật tư, hàng hóa trên thế giới và trong nước tăng cao...Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát, đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngành nông nghiệp cần tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế của mình, tận dụng thời cơ, tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và tham gia chống lạm phát.
Về cơ bản, đồng ý với các giải pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương đã nêu, nhấn mạnh thêm một số nội dung sau đây:
1.Về các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá Tra, Ba Sa nói riêng, theo hướng hình thành các vùng nuôi công nghiệp, quy mô lớn, phù hợp với tiềm năng, khả năng cho phép của môi trường sinh thái, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời kiên quyết bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật để phát triển bền vững; xem xét lại các cơ sở chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn, bảo đảm phải có sự gắn kết với vùng nuôi thủy sản nguyên liệu; chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến; tập trung sản xuất giống có chất lượng tốt, giá thành hạ, bảo đảm cung cấp đủ giống cho người nuôi, tạo năng suất và chất lượng cao cho các vùng nuôi, đưa cá Tra, Ba Sa trở thành thế mạnh sau lúa, thu nhiều ngoại tệ và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Nghiên cứu cơ chế hình thành mối liên kết gắn người nuôi với doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu và nhà cung cấp tài chính, nhằm nâng cao trách nhiệm, đồng thời chia sẻ quyền và lợi ích của mỗi bên tham gia; nghiên cứu chính sách hỗ trợ nông, ngư dân nuôi thủy sản khi bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh...
- Phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá để giữ vững và tiếp tục mở rộng thị trường và thị phần đối với sản phẩm chiến lược này. Hiệp hội cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình, tăng cường giám sát hoạt động của các thành viên bảo đảm sự thống nhất cao trong việc giữ uy tín, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích chính đáng của người nuôi.
2. Một số giải pháp cần làm ngay:
- Về vốn: để hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp có vốn tiếp tục sản xuất, các địa phương lựa chọn và xác định số vốn cần vay của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu có uy tín, làm ăn có hiệu quả để mua hết cá còn tồn đọng cho người nuôi, chế biến và trữ hàng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước Việt
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản và các địa phương kiểm tra ngay tình hình thực hiện các quy định pháp luật về chống gian lận thương mại, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo chất lượng hàng thủy sản cho người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét việc miễn, giảm thuế nhập khẩu, tạm nhập tái xuất các loại nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp chế biến, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu.
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra ngay việc thực hiện những công việc trên; có kế hoạch hàng tháng, quý kiểm tra tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết ngay theo thẩm quyền các khó khăn, bức xúc, tạo điều kiện phát triển sản xuất và chế biến, tiêu thụ cá Tra, Ba Sa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan và các địa phương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - TTg, PTTg Hoàng Trung Hải; - UBND các tỉnh, TP: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre; - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Ngân hàng Nhà nước Việt - Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản; - VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý; các Vụ: KTTH, ĐP, TTĐT; - Lưu: VT, KTN (3).26 |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Văn Trọng Lý |
Thông báo 132/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá Tra, Ba Sa
In lược đồCơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số hiệu: | 132/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Ngày ban hành: | 05/06/2008 |
Hiệu lực: | 05/06/2008 |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!