hieuluat

Thông tư 72/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Theo văn bản
    Số hiệu: 72/2001/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Thị Băng Tâm
    Ngày ban hành: 28/08/2001 Hết hiệu lực: 01/01/2005
    Áp dụng: 16/08/2001 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Doanh nghiệp
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 72/2001/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2001/NĐ-CP
    NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ
    TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ
    DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

     

    Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000;

    Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

    Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

     

    I. VỐN ĐIỀU LỆ

     

    1. Các quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

    2. Vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn điều lệ do chủ sở hữu thực góp vào doanh nghiệp.

    3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng và báo cáo Bộ Tài chính phương án bổ sung đủ vốn điều lệ trong thời hạn 3 năm.

    Sau thời hạn 3 năm mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vẫn không bổ sung đủ số vốn điều lệ đã góp theo quy định thì bị coi là không đảm bảo các yêu cầu về tài chính và Bộ Tài chính có thể thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 68 Luật kinh doanh bảo hiểm.

     

    II. TIỀN KÝ QUỸ

     

    1. Việc ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

    2. Trong trường hợp số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung số tiền ký quỹ theo quy định.

    3. Trong trường hợp số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm cao hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép điều chỉnh lại số tiền ký quỹ theo quy định.

     

    III. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

     

    1. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

    2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đầy đủ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

    3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

    3.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

    3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ theo hướng dẫn tại điểm 3.4 khoản 3 Mục III của Thông tư này hoặc các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính trước khi áp dụng.

    3.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký lại với Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01/12 của năm tài chính hiện hành.

    3.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

    a) Dự phòng phí chưa được hưởng:

    - Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

    + Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không: bằng 17% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

    + Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 40% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.

    - Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

    + Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không: áp dụng phương pháp trích lập hệ số 1/8.

    Ví dụ: giả sử tất cả số phí bảo hiểm tính trong một quý cụ thể được giả định thuộc các hợp đồng có hiệu lực vào giữa quý đó, tức là có sự phân bổ thống nhất giữa các quý và ngày khóa sổ kế toán 31/12/2000. Thời điểm trích lập dự phòng phí chưa được hưởng vào ngày 31/12/2000 và được tính cho năm 2001.

    Thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

    Phần phí bảo hiểm

    được hưởng

    Phần phí bảo hiểm

    chưa được hưởng

    31/03/2000

    7/8

    1/8

    30/06/2000

    5/8

    3/8

    30/09/2000

    3/8

    5/8

    31/12/2000

    1/8

    7/8

     

    Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

     

    Dự phòng phí chưa được hưởng

    =

     

    Phí bảo hiểm

    X

    Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

     

    + Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác có thời hạn đến 1 năm: áp dụng phương pháp trích lập hệ số 1/24 hoặc hệ số 1/365.

    * Phương pháp trích lập hệ số 1/24: ví dụ giả sử tất cả các hợp đồng bảo hiểm được khai thác trong một tháng cụ thể có hiệu lực từ giữa tháng và ngày khóa sổ kế toán 31/12/2000. Thời điểm trích lập dự phòng phí chưa được hưởng vào ngày 31/12/2000 và được tính cho năm 2001.

     

    Thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

    Phần phí bảo hiểm

    được hưởng

    Phần phí bảo hiểm

    chưa được hưởng

    Tháng 1/2000

    23/24

    1/24

    Tháng 2/2000

    21/24

    3/24

    Tháng 3/2000

    19/24

    5/24

    Tháng 4/2000

    17/24

    7/24

    Tháng 5/2000

    15/24

    9/24

    Tháng 6/2000

    13/24

    11/24

    Tháng 7/2000

    11/24

    13/24

    Tháng 8/2000

    9/24

    15/24

    Tháng 9/2000

    7/24

    17/24

    Tháng 10/2000

    5/24

    19/24

    Tháng 11/2000

    3/24

    21/24

    Tháng 12/2000

    1/24

    23/24

     

    Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

     

    Dự phòng phí

    chưa được hưởng

    =

     

    Phí bảo hiểm

    X

    Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

     

    * Phương pháp trích lập hệ số 1/365: ví dụ giả sử tất cả các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn là 12 tháng. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

     
     
     

    Dự phòng phí chưa được hưởng

     

    =

     

    Phí bảo hiểm

     

    X

    Số ngày còn lại của hợp đồng bảo hiểm

     

    365

    + Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: áp dụng phương pháp trích lập theo tỷ lệ bằng 40% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.

    b) Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết:

    - Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết:

    + Theo phương pháp thống kê:

     



    Dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình




    =

    Tổng bồi thường tổn thất các khiếu nại chưa giải quyết cuối mỗi năm tài chính của 3 năm tài chính trước liên tiếp

     

    3

     

    * Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng số tiền bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết lấy bằng dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình.

    * Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng tổng số tiền bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết tính theo công thức sau:

           
       
     

    Dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết

     


    =

    Dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước liền kề

     


    +

     

    Dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước liền kề

     


    x

     

    Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng phí bảo hiểm phải thu phát sinh trong năm tài chính từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết

     

    + Theo phương pháp từng hồ sơ: mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền phải bồi thường cho từng hồ sơ đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

    - Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại được tính theo phương pháp thống kê:

     



    Dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình




    =

    Tổng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại cuối mỗi năm tài chính của 3 năm tài chính trước liên tiếp

     

    Tổng phí bảo hiểm giữ lại trong 3 năm tương ứng




    X



    Phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính

     

    * Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng số tiền bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại lấy bằng dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình.

    * Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng tổng số tiền bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại tính theo công thức sau:

           
       
     

    Dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại

     


    =

    Dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề

     


    +

     

    Dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại của năm tài chính trước liền kề

     


    x

     

    Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng phí bảo hiểm phải thu phát sinh trong năm tài chính từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết

     

    c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Cách tính mức trích lập hàng năm được áp dụng theo phương pháp thống kê.

    4. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

    4.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

    4.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ theo hướng dẫn tại điểm 4.4 khoản 4 Mục III của Thông tư này hoặc các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính trước khi áp dụng.

    4.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không được phép thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

    Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc khi có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật, Bộ Tài chính có thể yêu cầu hoặc cho phép doanh nghiệp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng bảo hiểm phù hợp.

    4.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:

    a) Dự phòng toán học:

    - Phương pháp dự phòng phí thuần:

    Dự phòng phí thuần được tính theo nguyên tắc sau:

     


    Dự phòng phí thuần

     

    =

    Giá trị hiện tại của tổng

    trách nhiệm bảo hiểm

    sẽ phải trả trong tương lai.

     

    -

    Giá trị hiện tại của tổng số

    phí bảo hiểm thuần sẽ thu trong tương lai

     

    Ví dụ, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có chia lãi, với số phí bảo hiểm định kỳ không thay đổi, thì dự phòng phí bảo hiểm thuần được tính theo công thức:

     

    Vx+t = (S + B ) x Ax+t:n-t - (P x x+t:n-t)

     

    Trong đó:

    x là độ tuổi người được bảo hiểm bắt đầu được bảo hiểm

    t là khoảng thời gian hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm

    n là thời hạn của hợp đồng bảo hiểm

    Vx+t là dự phòng phí bảo hiểm tại năm hợp đồng thứ (t)

    S là số tiền bảo hiểm

    B là lãi chia đã công bố đến thời điểm năm hợp đồng thứ (t)

    Ax+t:n-t, x+t:n-t là các hàm số chuẩn phản ánh các chỉ số về số tiền bảo hiểm và số lần định kỳ đóng phí bảo hiểm

    P là phí bảo hiểm thuần bằng (S x Ax:n) : x:n

    - Phương pháp dự phòng phí toàn phần:

    Dự phòng phí toàn phần được tính theo nguyên tắc sau:

     

    Dự phòng phí toàn phần

     

    =

    Giá trị hiện tại của tổng trách nhiệm bảo hiểm sẽ phải trả trong tương lai

     

    +

    Giá trị hiện tại của tổng chi phí dự kiến trong tương lai

     

    -

    Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo hiểm toàn phần sẽ thu trong tương lai

     

    Ví dụ, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp không chia lãi, với số phí bảo hiểm định kỳ không thay đổi và không tính đến tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, dự phòng phí bảo hiểm toàn phần được tính theo công thức:

     

    Vx+t = (S x Ax+t:n-t) + (RE x x+t:n-t) - (P x x+t:n-t)

     

    Trong đó:

    x là độ tuổi người được bảo hiểm bắt đầu được bảo hiểm

    t là khoảng thời gian hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm

    n là thời hạn của hợp đồng bảo hiểm

    Vx+t là dự phòng phí bảo hiểm tại năm hợp đồng thứ t

    S là số tiền bảo hiểm

    RE là các chi phí giả định của năm hợp đồng tái tục đưa vào tính phí bảo hiểm

    Ax+t:n-t, x+t:n-t là các hàm số chuẩn phản ánh các chỉ số về số tiền bảo hiểm và số lần định kỳ đóng phí bảo hiểm

    P là phí bảo hiểm toàn phần.

    b) Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm:

    Dự phòng này chỉ áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ và được tính theo công thức sau:

     

    Thời gian còn lại của định kỳ nộp phí

    Dự phòng = Phí định kỳ x

    Tổng thời gian của định kỳ nộp phí

     

    Thời gian còn lại của định kỳ nộp phí và tổng thời gian của định kỳ nộp phí được tính theo tháng hoặc ngày; trường hợp tính theo tháng thời gian còn lại của định kỳ nộp phí được làm tròn xuống.

    c) Dự phòng bồi thường: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

    d) Dự phòng chia lãi: chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích luỹ qua các năm hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:

     

    Dự phòng chia lãi

    =

    Tổng lãi chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính

    +

    Giá trị tích luỹ của lãi đã chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả

     

    đ) Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.

     

    IV. ĐẦU TƯ VỐN

     

    Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đầu tư vốn theo quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

     

     

    V. KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

    1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

    2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

    3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:

    a) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.

    Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm A kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có tổng phí bảo hiểm giữ lại là 1.000 tỷ đồng Việt Nam. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm A = 1.000 tỷ đồng Việt Nam x 20% = 200 tỷ đồng Việt Nam.

    b) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

    - Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    - Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

    Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm B kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có:

    + Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 200 tỷ đồng Việt Nam.

    + Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống là 20.200 tỷ đồng Việt Nam.

    + Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 300 tỷ đồng Việt Nam.

    + Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là 50.300 tỷ đồng Việt Nam.

    Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm B sẽ bằng: (4% x 200 tỷ đồng) + 0,1%(20.200 tỷ đồng - 200 tỷ đồng) + (4% x 300 tỷ đồng) + 0,3%(50.300 tỷ đồng - 300 tỷ đồng) = 8 tỷ đồng + 20 tỷ đồng + 12 tỷ đồng + 150 tỷ đồng = 190 tỷ đồng Việt Nam.

    4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

     

     

     

    VI. DOANH THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

     

    1. Doanh thu:

    1.1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các khoản thu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:

    a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Thu phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

    b) Doanh thu hoạt động tài chính: Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản; hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản thu hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    c) Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

    1.2. Nguyên tắc xác định doanh thu:

    a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ được xác định theo nguyên tắc sau:

    - Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào thu nhập khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm.

    - Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.

    - Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã chi hay chưa chi tiền.

    b) Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.

    c) Thu nhập hoạt động khác: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.

    1.3. Các khoản thu của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh trong kỳ trên cơ sở hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.

    2. Chi phí

    2.1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:

    2.1.1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

    a) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ; chi bồi thường nhận tái bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như: thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;

    b) Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Mục III Thông tư này;

    c) Chi hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại điểm 3 Mục II Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

    d) Chi giám định tổn thất theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

    đ) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

    e) Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

    f) Chi quản lý đại lý bảo hiểm;

    g) Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất theo quy định tại Mục VIII Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

    h) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;

    i) Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp thôi việc và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp;

    k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả theo quy định của pháp luật;

    l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật tương ứng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.

    2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:

    a) Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

    b) Lãi trả cho chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;

    c) Chi phí cho thuê tài sản;

    d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

    đ) Trích dự phòng giảm giá chứng khoán;

    e) Chi khác theo quy định của pháp luật.

    2.1.3 Chi phí hoạt động khác là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:

    a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

    b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

    c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng;

    d) Chi khác theo quy định của pháp luật.

    2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

    a) Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật;

    b) Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp;

    c) Các khoản chi sự nghiệp, chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và các khoản khác do nguồn kinh phí khác đài thọ;

    d) Các khoản chi không hợp lý khác theo quy định của pháp luật.

     

    VII. DOANH THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
    MÔI GIỚI BẢO HIỂM

     

    1. Doanh thu

    Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm:

    1.1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ.

    1.2. Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.

    1.3. Thu nhập hoạt động khác: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ (-) các khoản giám giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được hay chưa thu được tiền.

    2. Chi phí

    2.1. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

    2.2. Các khoản chi của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ.

    VIII. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

     

    Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại chương V Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

     

    IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

     

    Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.

    1. Báo cáo tài chính:

    1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

    1.2. Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam.

    2. Báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quý và năm cụ thể như sau:

    - Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

    + Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm: theo mẫu số 1-PNT

    + Báo cáo bồi thường bảo hiểm: theo mẫu số 2-PNT

    + Báo cáo thanh toán hoa hồng bảo hiểm: theo mẫu số 3-PNT

    + Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ: theo mẫu số 4-PNT

    + Báo cáo hoạt động đầu tư: theo mẫu số 5-PNT

    + Báo cáo khả năng thanh toán: theo mẫu số 6-PNT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)

    - Riêng đối với Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam ngoài các mẫu biểu báo cáo mẫu số 4-PNT, mẫu số 5-PNT, mẫu số 6-PNT nêu trên còn phải lập và gửi các báo cáo sau:

    + Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm : theo mẫu số 1-TBH

    + Báo cáo bồi thường tái bảo hiểm : theo mẫu số 2-TBH

    + Báo cáo thu chi hoa hồng tái bảo hiểm : theo mẫu số 3-TBH

    - Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

    + Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 1-NT

    + Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 2-NT

    + Báo cáo trả tiền bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 3-NT

    + Báo cáo hoa hồng bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 4-NT

    + Báo cáo tình hình huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: theo mẫu số 5-NT

    + Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ: theo các mẫu từ 6-NT(A) đến 6-NT(E)

    + Báo cáo hoạt động đầu tư: theo mẫu số 7-NT

    + Báo cáo khả năng thanh toán: theo mẫu số 8-NT (doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện báo cáo hàng năm)

    - Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: theo mẫu báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm - mẫu số 1-MGBH.

    - Báo cáo quý: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

    - Báo cáo năm: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

    3. Công khai tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Hàng quí, năm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại điểm 1 Mục VII của Thông tư này.

    4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính

    Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính của mình. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:

    a) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;

    b) Kiểm tra từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

    4.2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật.

     

    X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2001. Riêng việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, hạch toán doanh thu chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, chế độ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo các quy định hiện hành đến hết năm 2001.

    2. Thông tư số 45 TC/CĐTC ngày 30/5/1994 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm hết hiệu hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

    3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

    MẪU SỐ 1-PNT

    BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

    - Báo cáo quý (năm):......Từ .............. đến ...............

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ BH

    Phí BH gốc

    Nhận TBH trong nước

    Nhận TBH ngoài nước

    Nhượng TBH trong nước

    Nhượng TBH ngoài nước

    Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm

    Phí bảo hiểm giữ lại

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)=3+4+5-6-7-8

     

     

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

    + Sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

    - (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.

     

    MẪU SỐ 2-PNT

    BÁO CÁO BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM

     

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

    - Báo cáo quý (năm):......Từ .............. đến ...............

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ BH

    Bồi thường

    BH gốc

    Thu bồi thường nhượng TBH trong nước

    Thu bồi thường

    nhượng TBH ngoài nước

    Chi bồi thường nhận TBH trong nước

    Chi bồi thường nhận TBH ngoài nước

    Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)=3+4+5-6-7

     

     

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

    + Sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

    - (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.

     

    MẪU SỐ 3-PNT

    BÁO CÁO THANH TOÁN HOA HỒNG BẢO HIỂM

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

    - Báo cáo quý (năm):......Từ .............. đến ...............

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ BH

    Hoa hồng bảo hiểm phải trả

    Hoa hồng nhượng TBH

     

     

    BH gốc

    Nhận TBH

    Tỷ lệ % (***)

    Số tiền

    Tỷ lệ % (****)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

     

     

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

    + Sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

    - (**): sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp được phép triển khai.

    - (***): Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng bảo hiểm gốc và hoa hồng nhận tái bảo hiểm trên tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái.

    - (****): Tỷ lệ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là tỷ số giữa số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên phí nhượng tái bảo hiểm.

     

     

    MẪU SỐ 4-PNT

    BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

    - Báo cáo quý (năm):......Từ .............. đến ...............

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ BH

    Phí bảo hiểm giữ lại

    Dự phòng phí chưa được hưởng

    Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết

    Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

     

     

     

    Kỳ trước chuyển sang

    Trích trong kỳ

    Kỳ trước chuyển sang

    Trích trong kỳ

    Kỳ trước chuyển sang

    Trích trong kỳ

    Chi trong kỳ

    Dư cuối kỳ

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)=8+9-10

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng:

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - (*): nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH mà doanh nghiệp được phép triển khai.

     

    MẪU SỐ 5-PNT

    BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:…………………………………

    - Báo cáo quý (năm):……… từ…………. đến………………..

     

    I. Báo cáo Nguồn vốn đầu tư:

    Đơn vị: Triệu đồng

    Nguồn vốn đầu tư

    Số đầu kỳ

    Tăng trong kỳ

    Giảm trong kỳ

    Số cuối kỳ

    Vốn điều lệ

     

     

     

     

     

    Quỹ dự trữ bắt buộc

     

     

     

     

    Quỹ dự trữ tự nguyện

     

     

     

     

    Các khoản lãi chưa sử dụng

     

     

     

     

    Tổng dự phòng nghiệp vụ:

    - Dự phòng phí chưa được hưởng

    - Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết

    - Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

    * Nguồn vốn nhàn rỗi từ DPNV:

     

     

     

     

     

    II. Báo cáo hoạt động đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ:

     

    Đơn vị: Triệu đồng

    Danh mục đầu tư

    Số đầu kỳ

    Tăng trong kỳ

    Giảm trong kỳ

    Số cuối kỳ

    Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV

    Kết quả đầu tư

    - Mua trái phiếu Chính phủ:

    - Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

    - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    - Mua cổ phiếu:

    - Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

    - Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    - Kinh doanh bất động sản:

    - Cho vay

    - Uỷ thác đầu tư

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng :

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    * Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.

     

    MẪU SỐ 6-PNT

    BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:……………………………..

    - Báo cáo năm:……… từ………… đến…………………..

     

    Đơn vị: Triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Số tiền

    1. Tổng nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán

    Nguồn vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

     

    2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu

    - Tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán x 20%

     

    So sánh 1 và 2:

     

    - Theo số tuyệt đối

    - Theo tỷ lệ %

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 1 - TBH

    BÁO CÁO DOANH THU TÁI BẢO HIỂM

     

    Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

    Báo cáo quý (năm):.......... từ ........ đến .................

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ bảo hiểm

    Phí nhận tái bảo hiểm

    Phí nhượng tái bảo hiểm

    Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm

    Phí bảo hiểm giữ lại

     

     

    Tổng

    Bắt buộc

    Tự nguyện

    Trong nước

    Ngoài nước

    Tổng

    Bắt buộc

    Tự nguyện

    Trong nước

    Ngoài nước

     

     

    (1)

    (2)

    (3)= 4+5

    = 6+7

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)= 9+10

    = 11+12

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14) =3-8-13

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

    + Sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày.... tháng... năm...

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - (*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các

    doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

    - Cột (4),(9): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định.

    - Cột (5),(10): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm tự nguyện ngoài phần bắt buộc theo quy định.

    - Cột (6),(11): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.

    - Cột (7),(12): số liệu phí nhận hoặc nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

     

     

     

     

    MẪU SỐ 2 - TBH

    BÁO CÁO BỒI THƯỜNG TÁI BẢO HIỂM

     

    Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

    Báo cáo quý (năm):.......... từ ........ đến .................

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ bảo hiểm

    Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm

    Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

    Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại

    Chi bồi thường bảo hiểm từ dự phòng dao động lớn

     

     

     

    Tổng

    Trong nước

    Ngoài nước

     

     

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)=3-4

    (8)

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

    + Sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - (*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

    - Cột (5): số liệu thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trong nước.

    - Cột (6): số liệu thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài.

     

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 3 - TBH

    BÁO CÁO THU CHI HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM

     

    Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

    Báo cáo quý (năm):.......... từ ........ đến .................

     

    Đơn vị: triệu đồng

    STT

    Nghiệp vụ bảo hiểm

    Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm

    Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

     

     

    Bắt buộc

    Tỷ lệ %

    Tự nguyện

    Tỷ lệ %

    Tổng

    Số tiền

    Tỷ lệ %

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)=3+5

    (8)

    (9)

     

    - Nghiệp vụ bảo hiểm (*)

    + Sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - (*), (**) liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm được công ty nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.

    - Cột (4) = số chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm bắt buộc trên số phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc.

    - Cột (6) = số chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm tự nguyện trên số phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện.

    - Cột (9) = số thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trên số phí nhượng tái bảo hiểm.

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 1-NT

    BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
    BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:…………………..

    - Kỳ báo cáo:……… từ……….. đến……………

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Số lượng hợp đồng

    Số tiền bảo hiểm

     

    Kỳ báo cáo

    So với cùng kỳ năm trước (%)

    Kỳ báo cáo

    So với cùng kỳ năm trước (%)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    I/ Hợp đồng có hiệu lực đầu kỳ

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    2...

    Cộng

    II/ Hợp đồng khai thác mới trong kỳ

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    2...

    Cộng

    III/ Hợp đồng khôi phục hiệu lực trong kỳ

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    2...

    Cộng

    IV/ Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    2...

    Cộng

     

     

     

     

    V/ Hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (I + II + III - IV)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống:

    Sản phẩm ...

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm:

    Sản phẩm ...

    2...

    Cộng

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

    - "Hợp đồng khai thác mới trong kỳ" không bao gồm các hợp đồng bị huỷ trong thời gian xem xét .

    - "Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ": bao gồm các hợp đồng đáo hạn, bị huỷ bỏ do nợ phí, huỷ bỏ theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm hoặc quy định của doanh nghiệp bảo hiểm, chấm dứt hiệu lực do nguyên nhân khác.

    - "Số tiền bảo hiểm " của các hợp đồng bảo hiểm trả tiền định kỳ được tính bằng giá trị trả tiền định kỳ, của các hợp đồng khác tính bằng Số tiền bảo hiểm.

     

    MẪU SỐ 2-NT

    BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:……………………

    - Kỳ báo cáo:……. Từ……… đến………………

    Đơn vị: triệu đồng

     

    Phí bảo hiểm thu trong kỳ

    Phí bảo hiểm gốc

    Phí nhận tái bảo hiểm

    Phí nhượng tái bảo hiểm

    Phí bảo hiểm giữ lại

    Phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm trước (%)

     

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

     

    I. Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

     

    II. Phí bảo hiểm tái tục các năm tiếp theo

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

     

    III. Phí bảo hiểm đóng một lần

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

     

    IV. Tổng doanh thu phí bảo hiểm

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

                   

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

    Người lập biểu

    (ký và ghi rõ họ tên)

    …, ngày…. tháng…. năm….

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục I, II, III, IV được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

    - (5) = (2)+(3)-(4)

    - (6) = (2)/ phí bảo hiểm gốc tương ứng cùng kỳ năm trước.

     

    MẪU SỐ 3-NT

    BÁO CÁO TRẢ TIỀN BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:…………………………………….

    - Kỳ báo cáo:…………. Từ………….. đến………………………

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Trả tiền bảo hiểm

    Trả giá trị hoàn lại

    (1)

    (2)

    (4)

    I . Trả tiền bảo hiểm gốc:

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm…

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm….

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm…

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm…

    2….

    Cộng

     

     

    II. Trả tiền nhận tái bảo hiểm:

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm…

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm…

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm…

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

    III. Tổng số tiền đòi được từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm…

    Sản phẩm…

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm…

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm…

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm…

    2….

    Cộng

     

     

    IV. Tổng số tiền bảo hiểm thực trả( I + II - III)

     

     

    V.Tổng số lãi chia trả cho người thụ hưởng:

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

    VI. Tổng số tiền thanh toán:

    (IV + V)

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    Các mục I/II/III liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

     

    MẪU SỐ 4-NT

    BÁO CÁO HOA HỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:……………………….

    - Kỳ báo cáo:…….. từ……….. đến…………………

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Nộp phí bảo hiểm định kỳ

    Nộp phí bảo hiểm 1 lần

    Tổng số

     

    Năm hợp đồng thứ nhất

    Năm hợp đồng thứ hai

    Các năm hợp đồng tiếp theo

     

     

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    I . Bảo hiểm:

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Đại lý bảo hiểm

    + Môi giới bảo hiểm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    + Đại lý bảo hiểm

    + Môi giới bảo hiểm

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Đại lý bảo hiểm

    + Môi giới bảo hiểm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    + Đại lý bảo hiểm

    + Môi giới bảo hiểm

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

    II. Nhận tái bảo hiểm:

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

    III. Nhượng tái bảo hiểm:

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

     

    IV. Tổng số hoa hồng bảo hiểm thực trả:( I + II - III)

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 5-NT

    BÁO CÁO TÌNH HÌNH HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
    BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:………………………….

    - Kỳ báo cáo:……… từ……….. đến…………………..

     

    Nghiệp vụ

    bảo hiểm

    Trong năm hợp đồng thứ 1

    Trong năm hợp đồng thứ 2

    Trong các năm hợp đồng sau

     

    Số hợp đồng

    Tỷ lệ (%)

    Số hợp đồng

    Tỷ lệ (%)

    Số hợp đồng

    Tỷ lệ (%)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    * Ghi chú:

    - Các mục 1, 2 … được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

     

     

    - Công thức tính tỷ lệ huỷ bỏ:

     

    Tỷ lệ

     

    =

    Số hợp đồng trong năm hợp đồng thứ n huỷ bỏ trong kỳ

     

     

    0.5

    Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực đầu kỳ

    +

    Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực cuối kỳ

    +

    Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n huỷ bỏ trong kỳ

     

    * n:

    - Năm hợp đồng thứ nhất: Từ khi phát hành đến hết 12 tháng

    - Năm hợp đồng thứ hai: Từ tháng thứ 13 đến hết tháng thứ 24

    - Các năm hợp đồng sau: Từ tháng thứ 25 trở đi.

     

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 6-NT (A)

    BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TOÁN HỌC
    BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:……………………………

    - Kỳ báo cáo:…….. từ………….. đến……………………

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ

    Dự phòng toán học phải trích lập cuối kỳ

    Trích lập dự phòng toán học trong kỳ

    (1)

    (2)

    (3)

    (4) = (3) – (2)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng:

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục 1,2…được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

    - "Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ": số dư đầu kỳ của dự phòng toán học đã trích lập kỳ trước.

    MẪU SỐ 6-NT (B)

    BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG
    BẢO HIỂM NHÂN THỌ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:………………………….

    - Kỳ báo cáo:…………. từ ………. đến………………..

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ

    Dự phòng phí chưa được hưởng phải trích lập cuối kỳ

    Trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong kỳ

    (1)

    (2)

    (3)

    (4) = (3) – (2)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng:

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục 1,2… được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn

    - "Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ": số dư đầu kỳ của dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập kỳ trước.

     

     

     

    MẪU SỐ 6-NT (C)

    BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CHIA LàI

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:…………………………..

    - Kỳ báo cáo:………. Từ……………… đến……………

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Dự phòng chia lãi đã trích lập đầu kỳ

    Dự phòng chia lãi phải trích lập cuối kỳ

    Lãi chia đã thanh toán trong kỳ

    Trích lập dự phòng chia lãi trong kỳ

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5) = (3) + (4) - (2)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục 1,2.. được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

    MẪU SỐ 6-NT (D)

    BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:………………………….

    - Kỳ báo cáo:……….. từ…………. đến……………….

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Dự phòng BT đã trích lập đầu kỳ

    Dự phòng BT phải trích lập cuối kỳ

    Trích lập dự phòng BT trong kỳ

    (1)

    (2)

    (3)

    (4) = (3) – (2)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục 1,2.. được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn

     

     

    MẪU SỐ 6-NT (E)

    BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:……………………………….

    - Kỳ báo cáo:………. Từ…………. đến…………………….

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Dự phòng bảo đảm cân đối đã trích lập đầu kỳ

    Dự phòng bảo đảm cân đối phải trích lập cuối kỳ

    Trích lập dự phòng bảo đảm cân đối trong kỳ

    (1)

    (2)

    (3)

    (4) = (3) – (2)

    1. Bảo hiểm trọn đời

    - Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    - Sản phẩm bảo hiểm nhóm

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 10 năm trở xuống

    Sản phẩm …

    + Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 10 năm

    Sản phẩm …

    2….

    Cộng

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    - Các mục 1,2.. được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo từng sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn

     

     

     

    MẪU SỐ 7-NT

    BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:………………………………

    - Kỳ báo cáo:……… từ ………. đến……………………….

     

    I. Báo cáo Nguồn vốn đầu tư:

    Đơn vị: triệu đồng

    Nguồn vốn đầu tư

    Số đầu kỳ

    Tăng trong kỳ

    Giảm trong kỳ

    Số cuối kỳ

    a. Vốn điều lệ

     

     

     

     

    b. Quỹ dự trữ bắt buộc

     

     

     

     

    c. Quỹ dự trữ tự nguyện

     

     

     

     

    d. Các khoản lãi chưa sử dụng

     

     

     

     

    e. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

    - Dự phòng toán học

    - Dự phòng phí chưa được hưởng

    - Dự phòng bồi thường

    - Dự phòng chia lãi

    - Dự phòng bảo đảm cân đối

    * Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

     

     

     

     

     

    II. Báo cáo hoạt động đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

    Đơn vị: Triệu đồng

    Danh mục đầu tư

    Số đầu kỳ

    Tăng trong kỳ

    Giảm trong kỳ

    Số cuối kỳ

    Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV

    Thu nhập từ đầu tư

    - Mua trái phiếu Chính phủ:

    - Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

    - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    - Mua cổ phiếu:

    - Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

    - Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    - Kinh doanh bất động sản:

    - Cho vay

    - Uỷ thác đầu tư

    Cộng:

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng :

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    * Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bằng tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.

     

     

    MẪU SỐ 8-NT

    BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN

     

    - Tên doanh nghiệp bảo hiểm:…………………………………

    - Kỳ báo cáo:……………… từ…………. đến………………..

     

    Đơn vị: triệu đồng

    Chỉ tiêu

    Số tiền

    1.Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán

    Nguồn vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

     

    2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu (a+b)

    Trong đó:

    Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 10 năm trở xuống (*)

    Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 10 năm (**)

     

    3. So sánh 1 và 2:

     

    Theo số tuyệt đối

    Theo tỷ lệ %

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    (*): = 4% tổng DP nghiệp vụ bảo hiểm + 0,1% STBH chịu rủi ro đối với hợp đồng có thời hạn từ 10 năm trở xuống

    (**): = 4% tổng DP nghiệp vụ bảo hiểm + 0,3% STBH chịu rủi ro đối với hợp đồng có thời hạn trên 10 năm

    (trong đó STBH chịu rủi ro = Tổng STBH có hiệu lực – Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)

     

     

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 1-MGBH

    BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

     

    - Tên doanh nghiệp:.....................………………….

    - Kỳ báo cáo: từ ........…………. đến ...........………

     

    Số khách hàng bảo hiểm trong kỳ

    Sản phẩm bảo hiểm

    Số hợp đồng bảo hiểm đã thu xếp với doanh nghiệp bảo hiểm

    (Đơn vị: hợp đồng)

    Số phí bảo hiểm đã thu xếp

    (Đơn vị:triệu đồng)

    Số tiền hoa hồng môi giới bảo hiểm thu được

    (Đơn vị: triệu đồng)

     

     

    Trong kỳ

    Luỹ kế

    Trong kỳ

    Lũy kế

    Trong kỳ

    Lũy kế

     

     

     

    Trong nước

    Ngoài nước

    Tổng số

     

    Phí bảo hiểm

    Phí tái bảo hiểm

    Tổng số

     

    Môi giới bảo hiểm

    Môi giới tái bảo hiểm

    Tổng số

     

    Trong kỳ

    Luỹ kế

     

     

     

     

     

    Trong nước

    Ra ngoài nước

    Trong nước

    Ra ngoài nước

    Nhận từ nước ngoài

     

     

    Trong nước

    Ra ngoài nước

    Trong nước

    Ra ngoài nước

    Nhận từ nước ngoài

     

     

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14)

    (15)

    (16)

    (17)

    (18)

    (19)

    (20)

    (21)

     

     

     

    1/ Tên nghiệp vụ bảo hiểm(*)

    - Tên sản phẩm bảo hiểm (**)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên đây là đúng sự thật.

     

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    ..., ngày…. tháng…. năm…

    Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    (Ký và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    (*): Nghiệp vụ bảo hiểm được phân loại theo Luật KDBH

    (**): Sản phẩm bảo hiểm thuộc danh mục sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 của Quốc hội
    Ban hành: 09/12/2000 Hiệu lực: 01/04/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Thông tư 99/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
    Ban hành: 19/10/2004 Hiệu lực: 01/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    03
    Nghị định 43/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
    Ban hành: 01/08/2001 Hiệu lực: 16/08/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    04
    Nghị định 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm
    Ban hành: 01/08/2001 Hiệu lực: 16/08/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 71/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm
    Ban hành: 28/08/2001 Hiệu lực: 16/08/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 2812/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 31/10/2014 Hiệu lực: 31/10/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 72/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
    Số hiệu: 72/2001/TT-BTC
    Loại văn bản: Thông tư
    Ngày ban hành: 28/08/2001
    Hiệu lực: 16/08/2001
    Lĩnh vực: Doanh nghiệp
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Theo văn bản
    Người ký: Lê Thị Băng Tâm
    Ngày hết hiệu lực: 01/01/2005
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X