hieuluat

Thông tư 73/TTg bổ sung việc thu phạt với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự ATGT đường bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 73/TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lê Thế Tiệm, Lê Thị Băng Tâm
    Ngày ban hành: 30/10/1995 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 30/10/1995 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Giao thông
  • THÔNG TƯ

    LIÊN BỘ SỐ 77-TTLB/TC/NV NGÀY 30-10-1995 HƯỚNG DẪNBỔ SUNG VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

     

    Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Công điện số 5395-LC ngày 26-9-1995 của Văn phòng Chính phủ, để thực hiện tốt Nghị định số 36-CP ngày 29-5-1995 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, liên Bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều về thu và sử dụng tiền thu phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này như sau:

     

    1. Sửa lại nội dung của điểm 4 - phần I Thông tư liên Bộ số 56-TTLB/TC/NV ngày 17-7-1995 như sau:

    Toàn bộ tiền thu về xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do các lực lượng Trung ương và địa phương xử phạt, đều phải được tập trung vào Ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước để bổ sung kinh phí cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị. Trong đó:

    - 30% tập trung vào Ngân sách Trung ương để chi bổ sung kinh phí (chi tập trung ở Trung ương) cho các Bộ, ngành Trung ương như: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế).

    - 70% được điều tiết cho Ngân sách địa phương để chi cho các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông và đô thị tại địa bàn tỉnh, thành phố (bao gồm cả các khoản chi trực tiếp cho các lực lượng Trung ương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị trên địa bàn, như cơ quan nội vụ, giao thông, Kho bạc Nhà nước...).

    2. Khoản thu từ tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được sử dụng để chi bổ sung cho việc duy trì và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị. Cụ thể như sau:

    a) Đối với phần kinh phí tập trung ở Trung ương:

    - Chi cho việc mua sắm trang, thiết bị cần thiết bổ sung phục vụ trực tiếp cho công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông và thu tiền phạt.

    - Chi bổ sung cho việc xây dựng, cải tạo lại các trạm kiểm tra, nơi tạm giữ phương tiện vi phạm, các trạm thu tiền phạt ở các điểm giao thông quan trọng (nếu có).

    - Chi bổ sung cho việc in ấn quyết định, biên bản xử phạt, biên lai thu tiền phạt và các chứng từ khác có liên quan, chi cho công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu...

    - Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Nghị định số 36-CP...

    b) Đối với phần kinh phí để lại cho địa phương:

    - Bổ sung kinh phí cho việc sắp xếp lại các chợ trên hè đường vào đúng nơi quy định.

    - Bổ sung cho việc xây dựng hệ thống tín hiệu giao thông (đèn báo, hệ thống các biển báo, biển chỉ dẫn...).

    - Làm thêm và sửa chữa các hàng rào phân cách luồng đường ở các trục đường cần thiết, làm mới lại các vạch phân chia luồng đường giành cho xe cơ giới, cho người đi bộ, vỉa hè, nơi đỗ xe.

    - Hỗ trợ kinh phí trong việc tháo dỡ các lều quán, công trình xây dựng trái phép trên các hè phố, đường giao thông (ngoài phần chi phí cưỡng chế do cá nhân, đơn vị vi phạm phải chịu theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt hành chính).

    - Các chi phí liên quan tới việc bảo quản, tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính... (bao gồm cả việc thuê kho bãi - nếu có).

    - Chi bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (bao gồm cả lực lượng công an, giao thông, Kho bạc Nhà nước trực tiếp tham gia trên địa bàn tỉnh, thành phố, lực lượng thanh niên, tổ dân phố được huy động vào việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị).

    - Chi cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tăng cường công tác trật tự an toàn giao thông.

    - các chi phí khác liên quan trực tiếp tới việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị...

    c) Các khoản chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ và đồ thị được thực hiện theo chế độ hiện hành quy định về làm đêm, làm thêm giờ (theo Thông tư số 10-LĐTBXH/TL ngày 19-4-1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), công tác phí (theo Thông tư số 9-TC/HCVX ngày 17-2-1994 của Bộ Tài chính), v.v... nhưng tối đa không quá 200.000đ/người/tháng.

    Các khoản chi khác thực hiện theo dự toán được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định chung về quản lý tài chính hiện hành.

    3. Căn cứ vào các nội dung quy định tại điểm 2 nêu trên, các Bộ, ngành, các đơn vị được giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố lập dự toán chi gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính xét duyệt và cấp phát kinh phí bổ sung cho đơn vị.

    4. Sở Tài chính Vật giá căn cứ vào số thu được về tiền phạt và nhiệm vụ đã giao cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, thành phố để thực hiện việc xét duyệt, phân bổ và cấp phát kinh phí cho các đơn vị. Khi xét duyệt và cấp phát bổ sung kinh phí từ nguồn thu phạt về vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị phải xem xét đảm bảo không chi trùng lắp với kế hoạch đã được duyệt hàng năm, đảm bảo chi đúng mục đích và có hiệu quả nhằm thúc đẩy việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị.

    5. Kinh phí chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được quản lý theo quy định về quản lý Ngân sách Nhà nước hiện hành. Cuối năm Sở Tài chính các địa phương thực hiện quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng chế độ quyết toán ngân sách quy định, trong đó có thuyết minh riêng phần thu tiền phạt và chi bổ sung cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các Bộ, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc quyết toán kinh phí này cùng với quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước hàng năm.

    6. Sửa lại điểm 3 - phần II Thông tư liên Bộ số 56-TT/LB như sau:

    Để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm thi hành xong quyết định xử phạt. Việc tạm giữ các giấy tờ trên phải được ghi vào biên bản hoặc quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ phương tiện, tang vật phải lập biên bản riêng.

    7. Bổ sung nội dung quy định về địa điểm thu tiền phạt:

    Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm hướng dẫn người bị xử phạt đến nộp phạt tại các địa điểm thu tiền phạt thuận lợi nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bị xử phạt không thể nộp phạt tại các địa điểm thu tiền trên địa bàn tỉnh, thành phố, người bị xử phạt có thể đề nghị được nộp phạt tại bất kỳ điểm thu phạt nào của Kho bạc Nhà nước (hoặc do Kho bạc Nhà nước uỷ quyền) trong phạm vi cả nước, nhưng phải đảm bảo đúng quy định trong thời gian tối đa không quá 5 ngày. Kho bạc Nhà nước Trung ương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và tổ chức hướng dẫn việc thu tiền phạt.

    8. Bổ sung nội dung quy định về việc thu tiền phạt như sau:

    Cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện thu tiền phạt theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền xử phạt giải quyết thì căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan Kho bạc Nhà nước thu thêm tiền (nếu quyết định giải quyết khiếu nại thay đổi mức tiền phạt cao hơn quyết định xử phạt trước); phối hợp với cơ quan Tài chính trả lại số tiền chênh lệch (nếu quyết định giải quyết khiếu nại thay đổi mức tiền phạt thấp hơn hoặc huỷ bỏ quyết định xử phạt cũ).

    9. Kho bạc Nhà nước có thể thực hiện việc uỷ quyền thu tiền phạt cho một số đơn vị như bưu điện, thuế, ngân hàng, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nộp kịp thời số thu về tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu tiền thực hiện thống nhất như quy định tại Thông tư liên Bộ số 56-TTLB/TC/NV ngày 17-7-1995. Tiền thanh toán phí uỷ nhiệm thu được trích từ tổng số thu tiền phạt và năm trong dự toán của Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố được Sở Tài chính duyệt.

    10. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, riêng việc quản lý và sử dụng tiền phạt quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5 của Thông tư này áp dụng từ ngày 1-8-1995. Một số nội dụng quy định tại Thông tư số 56-TTLB/TC/NV ngày 17-7-1995 của liên Bộ Tài chính - Nội vụ không còn phù hợp với Thông tư này đều được bãi bỏ.

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 73/TTg bổ sung việc thu phạt với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự ATGT đường bộ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
    Số hiệu: 73/TTg
    Loại văn bản: Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành: 30/10/1995
    Hiệu lực: 30/10/1995
    Lĩnh vực: Giao thông
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Lê Thế Tiệm, Lê Thị Băng Tâm
    Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X