Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | TCVN 7189:2009 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam | Người ký: | |
Ngày ban hành: | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Áp dụng: | 01/01/2009 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7189:2009
CISPR 22:2006
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ VÔ TUYẾN - GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Information technology equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement
Lời nói đầu
TCVN 7189 : 2009 thay thế TCVN 7189 : 2002.
TCVN 7189 : 2009 hoàn toàn tương đương CISPR 22 : 2006.
TCVN 7189 : 2009 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ VÔ TUYẾN - GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Information technology equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là ITE) được định nghĩa trong 3.1.
Tiêu chuẩn này đưa ra qui định đo mức tín hiệu giả phát ra từ ITE và qui định các giới hạn đối với dải tần số từ 9 kHz đến 400 GHz cho cả thiết bị loại A và loại B. Tại các tần số không qui định giới hạn thì không cần thực hiện phép đo.
Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập các yêu cầu đồng nhất đối với mức nhiễu tần số vô tuyến của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn, ấn định các giới hạn nhiễu, mô tả các phương pháp đo và tiêu chuẩn hóa các điều kiện làm việc cũng như thể hiện các kết quả.
2. Tài liệu viện dẫn
IEC 60083:1997, Plugs and socket-outlets for domestic and similar general use standardized in member countries of IEC (Phích cắm và ổ cắm sử dụng trong gia đình và thông thường được chuẩn hóa trong các nước thành viên của IEC).
TCVN 8241-4-6:2009 (IEC 61000-4-6:2005), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến.
TCVN 6988:2006 (CISPR 11:2004), Thiết bị tần số Radiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và phương pháp đo
TCVN 7600:2006 (IEC/CISPR 13:2003), Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo
TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1:2006), Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô - Phần 1-1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô - Thiết bị đo CISPR 16-1-2:2003, Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 1-2: Radio disturbance and immunity measuring apparatus - conducted disturbances, Amendment 1 (2004) (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số vô tuyến - Phần 1-2: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số vô tuyến - Nhiễu dẫn, Sửa đổi 1 (2004)).
CISPR 16-1-4:2004, Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 1-4: Radio disturbance and immunity measuring apparatus - Ancillary equipment - Radiated disturbances (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số vô tuyến - Phần 1-4: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số vô tuyến - Thiết bị phụ thuộc - Nhiễu phát xạ)
CISPR 16-2-3:2003, Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 2-3: Methods of measurement of disturbances and immunity - Radiated disturbance measurements (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số vô tuyến - Phần 2-3: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm - Đo nhiễu phát xạ)
CISPR 16-4-2:2003, Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 4-2: Uncertainties, statistics and limit modelling - Uncertainty in EMC measurements (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễu tần số vô tuyến - Phần 4 - 2: Độ không đảm bảo, mô hình giới hạn và thống kê - Độ không đảm bảo trong đo thử EMC)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Thiết bị công nghệ thông tin (ITE) (Information Technology Equipment (ITE))
Thiết bị:
a) có một trong các chức năng (hoặc tổ hợp các chức năng) nhập, lưu giữ, hiển thị, khôi phục, truyền dẫn, xử lý, chuyển mạch hoặc điều khiển số liệu, thông tin truyền thông và có thể có một hoặc nhiều cổng truyền thông tin;
b) có điện áp nguồn danh định không vượt quá 600 V.
Ví dụ, ITE bao gồm thiết bị xử lý dữ liệu, máy văn phòng, thiết bị thương mại điện tử và thiết bị viễn thông.
Theo Thể lệ vô tuyến điện của ITU, thiết bị (hoặc một phần của thiết bị ITE) có chức năng chính là phát và/hoặc thu vô tuyến không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Mọi thiết bị có chức năng chính là phát và/hoặc thu vô tuyến theo định nghĩa trong Thể lệ vô tuyến điện của ITU phải đáp ứng các qui định về vô tuyến điện của quốc gia, cho dù tiêu chuẩn này có hiệu lực hay không.
Thiết bị mà mọi yêu cầu về nhiễu trong dải tần được trình bày trong tiêu chuẩn IEC hoặc CISPR khác không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
3.2. Thiết bị được kiểm tra (EUT) (Equipment Under Test)
Một ITE hoặc một nhóm ITE (một hệ thống) bao gồm một hoặc nhiều khối chủ và được sử dụng cho mục đích đánh giá.
3.3. Khối chủ (host unit)
Một phần của một hệ thống ITE hoặc một khối có các ngăn cho các mô đun. Khối chủ có thể bao gồm các nguồn tần số vô tuyến và có chức năng cấp nguồn (AC, DC hoặc cả hai) cho các mô đun hoặc các ITE khác.
3.4. Mô đun (module)
Một phần của ITE, cung cấp một chức năng nào đó và có thể có các nguồn tần số vô tuyến.
3.5. Mô đun và ITE đồng dạng (identical modules and ITE)
Mô đun và ITE được sản xuất hàng loạt có dung sai về chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
3.6. Cổng viễn thông/cổng mạng (telecommunications/network port)
Điểm đấu nối dùng để truyền thoại, dữ liệu và tín hiệu được thiết kế để nối các hệ thống phân tán rộng qua kết nối trực tiếp với các mạng viễn thông đa người dùng (ví dụ các mạng thoại chuyển mạch công cộng (PSTN), các mạng kỹ thuật số dịch vụ tích hợp (ISDN), các đường dây thuê bao số kiểu x (xDSL)…), các mạng cục bộ (ví dụ Ethernet, Token Ring) và các mạng tương tự.
CHÚ THÍCH: Một cổng thường được thiết kế để kết nối các phần tử của một hệ thống ITE cần đo (ví dụ: RS-232, tiêu chuẩn IEEE 1284 (máy in song song), USB (Universal Serial Bus), tiêu chuẩn IEEE 1394 ("dây nóng")…) và được sử dụng theo các thông số kỹ thuật chức năng của nó (ví dụ, đối với đoạn cáp có chiều dài lớn nhất được nối với nó), thì không được coi là một cổng viễn thông/mạng theo định nghĩa này.
3.7. Thiết bị đa chức năng (multifunction equipment)
Thiết bị công nghệ thông tin trong đó hai hoặc nhiều chức năng là đối tượng của tiêu chuẩn này và/hoặc tiêu chuẩn khác được cung cấp trong cùng một khối.
CHÚ THÍCH: Các ví dụ về thiết bị công nghệ thông tin bao gồm:
- Một máy tính cá nhân có một chức năng viễn thông và/hoặc chức năng thu phát quảng bá;
- Một máy tính cá nhân có chức năng đo đạc…
3.8. Trở kháng phương thức chung (trở kháng TCM) (total common mode impedance (TCM impedance))
Trở kháng giữa cáp nối với cổng EUT cần đo và mặt đất chuẩn.
CHÚ THÍCH: Cáp thành phẩm được xem như là một dây của mạch, mặt đất chuẩn là dây khác của mạch. Sóng TCM là phương thức truyền dẫn năng lượng điện mà có thể dẫn đến sự phát xạ năng lượng điện nếu cáp bị phơi lộ trong ứng dụng thực tế. Ngược lại, đây cũng là phương thức chính gây ra do sự phôi lộ cáp đối với các trường điện từ bên ngoài.
3.9. Bố trí thiết bị (arrangement)
Sự bố trí vật lý của EUT mà bao gồm các thiết bị ngoại vi/thiết bị phụ trợ trong khu vực đo.
3.10. Cấu hình (configuration)
Phương thức hoạt động và các điều kiện hoạt động khác của EUT.
3.11. Thiết bị phụ trợ (AE) (associated equipment)
Thiết bị cần thiết để trợ giúp hoạt động EUT. Thiết bị phụ trợ có thể được đặt bên ngoài khu vực đo.
4. Phân loại ITE
ITE được chia thành hai loại: ITE loại A và ITE loại B.
4.1. ITE loại B
ITE loại B là các thiết bị thỏa mãn giới hạn nhiễu áp dụng cho ITE loại B.
ITE loại B thường được sử dụng trong môi trường gia đình và có thể bao gồm:
- thiết bị không cố định nơi sử dụng; ví dụ, thiết bị xách tay được cấp nguồn bằng pin lắp sẵn;
- thiết bị đầu cuối viễn thông được cấp nguồn từ mạng viễn thông;
- các máy tính cá nhân và thiết bị phụ trợ kèm theo.
CHÚ THÍCH: Môi trường gia đình là môi trường mà tại đó các máy thu thanh và thu hình quảng bá có thể sử dụng được trong phạm vi 10 m tính từ các thiết bị nói trên.
4.2. ITE loại A
ITE loại A là các thiết bị thỏa mãn các giới hạn nhiễu áp dụng cho ITE loại A nhưng không thỏa mãn các giới hạn nhiễu áp dụng cho ITE loại B. Các thiết bị này không bị hạn chế mua bán, nhưng trong hướng dẫn sử dụng phải có cảnh báo dưới đây:
Cảnh báo:
Đây là sản phẩm loại A. Trong môi trường gia đình, sản phẩm này có thể gây nhiễu tần số vô tuyến, trong trường hợp đó người sử dụng lưu ý áp dụng các biện pháp khắc phục thích hợp.
5. Giới hạn nhiễu dẫn tại cổng nguồn và cổng viễn thông
Thiết bị được kiểm tra (EUT) phải thỏa mãn các giới hạn nhiễu trong Bảng 1 và 3 hoặc Bảng 2 và 4, khi áp dụng, bao gồm giới hạn trung bình và giới hạn tựa đỉnh, khi sử dụng máy thu có bộ tách sóng trung bình và máy thu có bộ tách sóng tựa đỉnh tương ứng và được đo theo các phương pháp mô tả trong điều 9. Phải thỏa mãn các giới hạn điện áp hoặc các giới hạn dòng điện trong Bảng 3 hoặc Bảng 4, nếu áp dụng, ngoại trừ đối với phương pháp đo trong C.1.3 thì phải thỏa mãn cả hai loại giới hạn. Nếu thỏa mãn giới hạn trung bình khi sử dụng máy thu có bộ tách sóng tựa đỉnh, thì EUT được coi là thỏa mãn cả hai loại giới hạn mà không phải đo với máy thu có bộ tách sóng trung bình.
Nếu số đọc của máy thu đo dao động xung quanh giới hạn đo thì phải quan sát số đọc trong thời gian ít nhất là 15 s ở mỗi tần số đo; phải ghi lại số đọc cao hơn trừ các số đọc cao cách biệt hẳn thì được bỏ qua.
5.1. Giới hạn điện áp nhiễu đầu nối điện lưới
Bảng 1 - Giới hạn đối với nhiễu dẫn tại các cổng nguồn ITE loại A
Dải tần MHz |
Các giới hạn dB (mV) |
|
Giá trị tựa đỉnh |
Giá trị trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
79 |
66 |
0,50 đến 30 |
73 |
60 |
CHÚ THÍCH: Tại tần số chuyển tiếp, phải áp dụng giới hạn thấp hơn. |
Bảng 2 - Giới hạn đối với nhiễu dẫn tại các cổng nguồn ITE loại B
Dải tần MHz |
Các giới hạn dB (mV) |
|
Giá trị tựa đỉnh |
Giá trị trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
66 đến 56 |
56 đến 46 |
0,50 đến 5 |
56 |
46 |
5 đến 30 |
60 |
50 |
CHÚ THÍCH 1: Tại tần số chuyển tiếp, phải áp dụng giới hạn thấp hơn. CHÚ THÍCH 2: Giới hạn này giảm tuyến tính theo logarít của tần số trong dải tần từ 0,15 MHz đến 0,50 MHz. |
5.2. Giới hạn nhiễu dẫn phương thức chung (phương thức không đối xứng) tại cổng viễn thông (xem 3.6)
Bảng 3 - Giới hạn đối với nhiễu dẫn phương thức chung (phương thức không đối xứng) tại cổng viễn thông trong dải tần từ 0,15 MHz đến 30 MHz đối với thiết bị loại A
Dải tần MHz |
Các giới hạn điện áp dB (mV) |
Các giới hạn dòng điện dB (mA) |
||
Giá trị tựa đỉnh |
Giá trị trung bình |
Giá trị tựa đỉnh |
Giá trị trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
97 đến 87 |
84 đến 74 |
53 đến 43 |
40 đến 30 |
0,50 đến 30 |
87 |
74 |
43 |
30 |
CHÚ THÍCH 1: Các giới hạn này giảm tuyến tính theo logarít của tần số trong dải tần số từ 0,15 MHz đến 0,5 MHz. CHÚ THÍCH 2: Giới hạn nhiễu dòng điện và điện áp được lấy để sử dụng cho mạch ổn định trở kháng (ISN) đưa ra trở kháng phương thức chung (phương thức không đối xứng) là 150 W cho cổng viễn thông cần đo (hệ số chuyển đổi là 20 log10 150/l = 44 dB). |
Bảng 4 - Giới hạn đối với nhiễu dẫn phương thức chung (phương thức không đối xứng) tại cổng viễn thông trong dải tần số từ 0,15 MHz đến 30 MHz đối với các thiết bị loại B
Dải tần MHz |
Các giới hạn điện áp dB (mV) |
Các giới hạn dòng điện dB (mA) |
||
Giá trị tựa đỉnh |
Giá trị trung bình |
Giá trị tựa đỉnh |
Giá trị trung bình |
|
0,15 đến 0,50 |
84 đến 74 |
74 đến 64 |
40 đến 30 |
30 đến 20 |
0,50 đến 30 |
74 |
64 |
30 |
20 |
CHÚ THÍCH 1: Các giới hạn này giảm tuyến tính theo logarít của tần số trong dải tần số từ 0,15 MHz đến 0,5 MHz. CHÚ THÍCH 2: Giới hạn nhiễu dòng điện và điện áp được lấy để sử dụng cho mạch ổn định trở kháng (ISN) đưa ra trở kháng phương thức chung (phương thức không đối xứng) là 150 W cho cổng viễn thông cần đo (hệ số chuyển đổi là 20 log10 150/l = 44 dB). |
6. Giới hạn nhiễu phát xạ
6.1. Giới hạn nhiễu phát xạ tại tần số đo dưới 1 GHz
EUT phải thỏa mãn các giới hạn nhiễu phát xạ trong Bảng 5 hoặc Bảng 6 khi đo tại khoảng cách đo R theo các phương pháp mô tả trong điều 10. Nếu số đọc trên máy thu đo dao động xung quanh giới hạn, thì phải quan sát số đọc ít nhất là 15 s tại mỗi tần số đo; phải ghi lại số đọc cao nhất, trừ các số đọc cao cách biệt hẳn thì được bỏ qua.
Bảng 5 - Giới hạn đối với nhiễu phát xạ của ITE loại A tại khoảng cách đo 10 m
Dải tần MHz |
Giá trị giới hạn tựa đỉnh dB (mV/m) |
30 đến 230 |
40 |
230 đến 1000 |
47 |
CHÚ THÍCH 1: Tại tần số chuyển tiếp, phải áp dụng giới hạn thấp hơn. CHÚ THÍCH 2: Có thể cần các điều khoản bổ sung đối với các trường hợp giao thoa. |
Bảng 6 - Giới hạn đối với nhiễu phát xạ của ITE loại B tại khoảng cách đo 10 m
Dải tần MHz |
Giá trị giới hạn tựa đỉnh dB (mV/m) |
30 đến 230 |
30 |
230 đến 1000 |
37 |
CHÚ THÍCH 1: Tại tần số chuyển tiếp, phải áp dụng giới hạn thấp hơn. CHÚ THÍCH 2: Có thể cần các điều khoản bổ sung đối với các trường hợp giao thoa. |
6.2. Giới hạn nhiễu phát xạ tại tần số đo trên 1 GHz
EUT phải thỏa mãn các giới hạn nhiễu phát xạ trong Bảng 8 hoặc Bảng 9 khi được đo theo phương pháp mô tả trong điều 10 và qui trình đo thử có điều kiện được trình bày ở dưới đây.
Dải tần MHz |
Giá trị giới hạn trung bình dB (mV/m) |
Giá trị giới hạn tựa đỉnh dB (mV/m) |
Từ 1 đến 3 |
56 |
76 |
Từ 3 đến 6 |
60 |
80 |
CHÚ THÍCH 1: Tại tần số chuyển tiếp, phải áp dụng giới hạn thấp hơn. |
Bảng 9 - Giới hạn đối với nhiễu phát xạ của ITE loại B tại khoảng cách đo 3 m
Dải tần MHz |
Giá trị giới hạn trung bình dB (mV/m) |
Giá trị giới hạn tựa đỉnh dB (mV/m) |
Từ 1 đến 3 |
50 |
70 |
Từ 3 đến 6 |
54 |
74 |
CHÚ THÍCH 1: Tại tần số chuyển tiếp, phải áp dụng giới hạn thấp hơn. |
• Qui trình đo thử có điều kiện:
Nguồn nội cao nhất của một EUT được định nghĩa là tần số phát cao nhất của EUT hoặc tần số trên đó EUT hoạt động và điều chỉnh.
Nếu tần số cao nhất của nguồn nội của EUT nhỏ hơn 108 MHz thì phép đo chỉ được thực hiện tại tần số đến 1 GHz.
Nếu tần số cao nhất của nguồn nội của EUT nằm trong khoảng từ 108 MHz đến 500 MHz, thì phép đo chỉ được thực hiện tại tần số đến 2 GHz.
Nếu tần số cao nhất của nguồn nội của EUT nằm trong khoảng từ 500 MHz đến 1 GHz, thì phép đo chỉ được thực hiện tại tần số đến 5 GHz.
Nếu tần số cao nhất của nguồn nội của EUT lớn hơn 1 GHz, thì phép đo chỉ được thực hiện tại tần số đến 5 lần tần số cao nhất hoặc 6 GHz, theo tần số nào nhỏ hơn.
7. Thể hiện giới hạn nhiễu tần số vô tuyến CISPR
7.1. Ý nghĩa của giới hạn CISPR
7.1.1. Giới hạn CISPR là giới hạn được khuyến cáo cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia để áp dụng trong các tiêu chuẩn quốc gia, các qui định pháp luật liên quan và qui định kỹ thuật chính thức. Các giới hạn này cũng được khuyến cáo dùng cho các tổ chức quốc tế.
7.1.2. Ý nghĩa của các giới hạn này đối với thiết bị là, dựa trên cơ sở thống kê, ít nhất 80% thiết bị sản xuất hàng loạt phù hợp với các giới hạn này với độ tin cậy tối thiểu là 80%.
7.2. Áp dụng các giới hạn trong đo kiểm tính tuân thủ của thiết bị sản xuất hàng loạt
7.2.1. Phải thực hiện phép đo:
7.2.1.1. Hoặc trên một mẫu thiết bị cùng loại theo phương pháp đánh giá thống kê trong 7.2.3.
7.2.1.2. Hoặc, để đơn giản, chỉ trên một thiết bị.
7.2.2. Tiến hành các lần đo tiếp theo thiết bị được lấy ngẫu nhiên từ nơi sản xuất, đặc biệt trường hợp được nêu trong 7.2.1.2.
7.2.3. Phương pháp đánh giá thống kê tính tuân thủ đối với các giới hạn nhiễu được thực hiện như sau:
Phép đo phải được thực hiện với một mẫu thiết bị. Số lượng mẫu thử không nhỏ hơn 5 và không lớn hơn 12. Trường hợp ngoại lệ, nếu không có đủ số lượng là 5, thì số lượng mẫu thử phải là 4 hoặc 3. Đánh giá tính tuân thủ tuân theo biểu thức sau:
+ kSn £ L
Trong đó
là trung bình số học của giá trị đo được trên n mẫu
xn là giá trị của từng mẫu riêng biệt
L là giá trị giới hạn tương ứng
k là hệ số rút ra từ các bảng về phân bố - t không tập trung để đảm bảo với độ tin cậy 80% sẽ có 80% sản phẩm cùng kiểu thấp hơn giới hạn; giá trị k phụ thuộc vào kích thước mẫu n và được cho như bảng dưới đây.
Các đại lượng xn, , Sn và L có đơn vị tính theo thang logarit: dB (mV), dB (mV/m) hoặc dB (pW).
n |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
k |
2,04 |
1,69 |
1,52 |
1,42 |
1,35 |
1,30 |
1,27 |
1,24 |
1,21 |
1,20 |
7.2.4. Việc cấm bán, hoặc rút lại chứng nhận kiểu, do có tranh chấp chỉ được xem xét sau khi đã thực hiện các phép đo kiểm sử dụng phương pháp đánh giá thống kê theo 7.2.1.1.
8. Các điều kiện đo kiểm chung
8.1. Nhiễu môi trường
Vị trí đo phải đáp ứng được yêu cầu: tách biệt được nhiễu từ EUT với nhiễu môi trường. Cụ thể là nhiễu môi trường đo được khi EUT không làm việc phải thấp hơn giá trị giới hạn nhiễu qui định trong điều 5 và điều 6 ít nhất là 6 dB.
Nếu tại băng tần nào đó, giới hạn nhiễu môi trường không nhỏ hơn giới hạn nhiễu qui định là 6 dB, thì áp dụng phương pháp đo trong 10.5.
Nếu tổng nhiễu môi trường và nguồn nhiễu không vượt quá giới hạn qui định là không yêu cầu nhiễu môi trường phải nhỏ hơn giới hạn qui định là 6 dB. Trong trường hợp này, nguồn nhiễu được coi là thỏa mãn giới hạn qui định. Nếu tổng nhiễu môi trường và nguồn nhiễu vượt quá giới hạn qui định, thì EUT được coi là không đạt so với giới hạn qui định trừ khi chứng minh được rằng, tại tần số đo bất kỳ mà kết quả đo vượt quá giá trị giới hạn, thỏa mãn hai điều kiện sau:
a) Mức nhiễu môi trường nhỏ hơn tổng của mức nguồn nhiễu và mức nhiễu môi trường ít nhất là 6 dB;
b) Mức nhiễu môi trường nhỏ hơn giới hạn nhiễu qui định ít nhất là 4,8 dB.
8.2. Bố trí chung
Khi không được qui định cụ thể trong tiêu chuẩn này, thì EUT phải được ấn định cấu hình, lắp đặt và làm việc phù hợp với các ứng dụng điển hình. Khi nhà sản xuất đã qui định hoặc khuyến cáo về thực tế lắp đặt thì thực tế lắp đặt này sẽ được sử dụng khi bố trí đo. Việc bố trí này sẽ là điển hình của thực tế lắp đặt thông thường. Cáp nối/tải/thiết bị phải được nối với ít nhất một trong từng kiểu cổng giao diện của EUT, và trên thực tế, mỗi cáp nối phải được kết cuối bằng loại thiết bị điển hình như trong khai thác thực tế.
Nếu EUT có nhiều cổng giao diện cùng một kiểu, thì có thể phải bổ sung thêm cáp nối/tải/thiết bị phụ trợ cho EUT tùy thuộc vào kết quả của các phép đo ban đầu. Số cáp hoặc dây bổ sung cùng kiểu cần phải dừng lại khi mà việc bổ sung thêm cáp hoặc dây không ảnh hưởng đáng kể đến mức phát xạ, tức là biến đổi dưới 2 dB so với giới hạn, miễn là EUT vẫn đạt so với giới hạn. Cơ sở để lựa chọn cấu hình và tải của các cổng phải được ghi trong báo cáo đo.
Cáp kết nối phải có độ dài và kiểu phù hợp với yêu cầu của từng thiết bị. Nếu độ dài cáp có thể thay đổi, thì phải chọn độ dài sao cho tạo ra mức nhiễu tối đa.
Nếu sử dụng cáp chống nhiễu hoặc cáp đặc chủng trong phép đo để chứng nhận tính tuân thủ, thì trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị phải có ghi chú là cần sử dụng các loại cáp này khi khai thác sử dụng.
Phần cáp thừa phải được bó lại ở khoảng giữa thành các bó có độ dài từ 30 cm đến 40 cm. Nếu không thể bó được do cáp cứng hoặc do kích thước cáp lớn hoặc do phép đo được thực hiện tại vị trí lắp đặt của người sử dụng thì cách bố trí phần cáp thừa phải được ghi rõ trong biên bản đo.
Khi có nhiều cổng giao diện cùng một kiểu, thì chỉ cần kết nối một cáp vào một cổng là đủ, miễn là cáp bổ sung không ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo.
Bất kỳ bộ kết quả nào cũng phải kèm theo bản mô tả đầy đủ về vị trí và hướng của cáp nối và của thiết bị sao cho các kết quả này có thể lặp lại được. Nếu phải sử dụng các điều kiện đặc biệt nào đó khi tiến hành đo để thỏa mãn giới hạn qui định, thì các điều kiện này phải được xác định và ghi thành văn bản, ví dụ như độ dài cáp, kiểu cáp, vỏ chống nhiễu và nối đất. Các điều kiện này cũng phải được đưa vào hướng dẫn sử dụng.
Nếu thiết bị được cấu thành từ nhiều mô đun (ngăn kéo, thẻ cắm, bảng mạch…) thì phải thực hiện đo với sự kết hợp của các mô đun này và với số lượng đại diện cho sử dụng trong hệ thống lắp đặt điển hình. Số bảng mạch hoặc số thẻ cắm bổ sung cùng kiểu cần được giới hạn ở mức việc bổ sung thêm bảng mạch hoặc thẻ cắm khác sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến mức phát xạ, tức là biến đổi dưới 2 dB so với giới hạn, miễn là EUT vẫn đạt so với giới hạn. Cơ sở để lựa chọn số lượng và kiểu mô đun phải được ghi trong báo cáo đo.
Nếu một hệ thống gồm nhiều khối cấu thành thì phải thực hiện phép đo với cấu hình đặc trưng tối thiểu. Số lượng và tổ hợp của các khối cấu thành hệ thống trong phép đo phải thể hiện được cấu hình đặc trưng của hệ thống trong lắp đặt và khai thác thực tế. Cơ sở lựa chọn các khối phải được trong báo cáo đo.
Dưới đây là các ví dụ của một cấu hình đặc trưng tối thiểu.
Đối với một máy tính cá nhân hoặc thiết bị ngoại vi của máy tính cá nhân, thì cấu hình tối thiểu bao gồm các thiết khối dưới đây, các khối này được nhóm lại và được đo cùng nhau:
a) Máy tính cá nhân;
b) Bàn phím;
c) Màn hình;
d) Thiết bị ngoại vi cho một trong hai kiểu khác nhau của giao thức I/O có sẵn, ví dụ như nối tiếp, song song;
e) Nếu EUT có cổng chuyên dụng dùng cho các thiết bị có nhiệm vụ đặc biệt, ví dụ như chuột hoặc cần điều khiển, thì các thiết bị này phải là một phần của cấu hình tối thiểu.
CHÚ THÍCH: Trong một số hệ thống, mục a), b) và/hoặc c) có thể được lắp trong cùng một khung giá. Trong mọi trường hợp không cho phép sử dụng mục a), b), c) chuột hoặc cần điều khiển để thay thế cho mục d).
Đối với các điểm bán hàng, cấu hình tối thiểu phải bao gồm các khối dưới đây, các khối này được nhóm lại và được đo cùng với nhau:
a) Bộ xử lý động;
b) Ngăn kéo đựng tiền;
c) (các) bàn phím;
d) Khối hiển thị (người vận hành và khách hàng);
e) Thiết bị ngoại vi điển hình (máy quét mã vạch);
f) Thiết bị cầm tay (máy quét mã vạch).
Một mô đun của mỗi loại phải hoạt động được trong một ITE đã được đánh giá bằng một EUT. Đối với hệ thống EUT, một ITE có trong cấu hình hệ thống phải có trong EUT.
Nếu khối thiết bị là một phần của một hệ thống phân tán trên một khu vực rộng (ví dụ như các thiết bị đầu cuối xử lý dữ liệu, các trạm làm việc, các tổng đài nhánh …) và bản thân nó có thể là một hệ thống con, thì có thể được đo độc lập với hệ thống hoặc khối chủ. Có thể mô phỏng các mạng phân tán (ví dụ như mạng nội bộ) tại vị trí đo bằng độ dài của cáp nối và các thiết bị ngoại vi hoặc các bộ mô phỏng mạng từ xa được đặt tại vị trí đo có khoảng cách đủ lớn để không ảnh hưởng đến mức nhiễu đo được.
Có thể áp dụng kết quả đo của EUT có một mô đun hoặc một ITE của mỗi loại khác nhau cho cấu hình có nhiều hơn một mô đun hoặc ITE của mỗi loại khác nhau. Điều này có thể vì thực nghiệm cho thấy rằng nhiễu từ các mô đun hoặc các ITE đồng dạng (xem 3.5) thường không phải là nhiễu cộng.
Trường hợp các EUT có tương tác về mặt chức năng với ITE khác, bao gồm bất kỳ ITE nào phụ thuộc vào một khối chủ qua giao diện nguồn của nó, thì sử dụng ITE thực tế hoặc các bộ mô phỏng để thiết lập điều kiện làm việc đặc trưng, với điều kiện là các ảnh hưởng của bộ mô phỏng phải tách biệt hoặc được xác định. Nếu một ITE được thiết kế là khối chủ của một ITE khác, thì phải kết nối ITE này để đảm bảo khối chủ hoạt động được trong điều kiện bình thường.
Cần chú ý rằng, bất kỳ bộ mô phỏng nào được sử dụng để thay cho ITE thực tế phải thể hiện được các đặc tính điện và đặc tính cơ (trong một số trường hợp) của giao diện ITE thực tế, đặc biệt là trở kháng và tín hiệu RF. Khi tuân theo các thủ tục tiếp theo dưới đây thì kết quả của các phép đo của một ITE riêng rẽ vẫn đúng cho ứng dụng của hệ thống và tổ hợp của ITE này với ITE tương tự khác đã được kiểm tra, bao gồm cả ITE được chế tạo và được đo thử bởi các nhà sản xuất khác nhau.
Nếu các bảng mạch in (PWBA - Printed Wiring Board Assemblies) được bán riêng cho các khối máy chủ khác nhau (ví dụ như giao diện ISDN, CPU, card tương thích…), thì PWBA phải được đo thử với ít nhất là một khối máy chủ đặc trưng do nhà sản xuất PWBA chọn để đảm bảo tính tuân thủ của PWBA với các khối máy chủ khác nhau mà nó sẽ được lắp đặt trong đó.
Khối máy chủ phải là một mẫu sản xuất đặc trưng.
PWBA với mục đích sử dụng cho thiết bị loại B không được đo thử trong các khối chủ loại A.
Trong tài liệu kèm theo PWBA phải có các thông tin về các khối chủ (PWBA được sử dụng trong khối chủ đó để đo và kiểm tra) và các thông tin cho phép người sử dụng nhận dạng được các loại khối chủ mà PWBA sẽ đạt mức tuân thủ theo phân loại A hoặc B.
8.2.1. Xác định cấu hình phát xạ tối đa
Vấn đề đầu tiên khi tiến hành phép đo là phải xác định được tần số đo mà có mức nhiễu lớn nhất so với giới hạn cho phép khi EUT làm việc ở chế độ đặc trưng nhất của nó và bố trí cáp nối trong phép đo sao cho thể hiện được cấu hình hệ thống điển hình.
Việc xác định tần số có mức nhiễu lớn nhất so với giới hạn cho phép phải được thực hiện bằng cách khảo sát mức nhiễu tại một số tần số quan trọng, đồng thời khi đó cũng xác định được cấu hình, cáp kết nối và chế độ làm việc của EUT.
Khi bắt đầu phép đo, EUT phải được thiết lập cấu hình phù hợp với nguyên tắc bố trí trong các hình từ Hình 4 đến Hình 13. Khoảng cách giữa EUT và các thiết bị ngoại vi phải được đặt đúng theo chỉ dẫn đã cho trong các hình.
Các phép đo đối với nhiễu dẫn và nhiễu phát xạ phải được thực hiện như trong điều 9 và 10.
8.3. Bố trí EUT
Vị trí EUT so với mặt đất chuẩn phải tương ứng với vị trí của EUT được lắp đặt khai thác trong thực tế.
Thiết bị đặt trên sàn nhà phải được đặt trên mặt đất chuẩn hoặc trên một sàn cách ly sát với mặt đất chuẩn, thiết bị đặt trên bàn phải được đặt trên một bàn không dẫn điện.
Việc thực hiện phép đo đối với thiết bị được thiết kế treo trên tường được tiến hành tương tự như đối với EUT đặt trên bàn. Hướng của thiết bị phải phù hợp với thực tế lắp đặt.
Việc bố trí kết hợp các loại thiết bị trên phải phù hợp với thực tế lắp đặt. Nếu thiết bị được thiết kế vừa có thể đặt được trên bàn vừa có thể đặt được trên sàn thì thực hiện phép đo tương tự như đối với thiết bị đặt trên bàn trừ khi lắp đặt khai thác trong thực tế là đặt trên sàn.
Hai đầu của cáp tín hiệu được nối với EUT, không được nối với khối khác, ISN hoặc thiết bị phụ trợ khác phải được kết nối sử dụng trở kháng kết cuối đúng, nếu yêu cầu.
Cáp viễn thông hoặc cáp nối khác nối với thiết bị phụ trợ được bố trí ở bên ngoài khu vực đo sẽ được rải trên sàn, sau đó được đưa tới vị trí đo.
Thiết bị phụ trợ phải được lắp đặt phù hợp với thực tế lắp đặt. Tức là nếu thiết bị phụ trợ được đặt ở vị trí đo thì nó phải được bố trí sử dụng các điều kiện tương tự áp dụng với EUT (ví dụ, khoảng cách so với mặt đất chuẩn và phải cách điện với mặt đất chuẩn nếu đặt đứng trên sàn, cách bố trí cáp…)
CHÚ THÍCH: Những yêu cầu về mặt đất chuẩn được trình bày trong 9.4 đối với phép đo nhiễu dẫn và trong 10.4.4 đối với phép đo nhiễu phát xạ tần số vô tuyến, và trong 9.5 và 10.5 nếu có liên quan cấu hình đo cụ thể.
Các hình từ Hình 4 đến Hình 13 là những ví dụ về việc bố trí thiết bị và cấu hình đo.
8.3.1. Bố trí thiết bị trên sàn
Áp dụng các qui định của 8.3
Thiết bị được thiết kế để đặt trên bàn phải được đặt trên một bàn không dẫn điện. Về danh nghĩa, kích thước của bàn này là 1,5 m x 1,0 m nhưng về cơ bản, kích thước của nó phụ thuộc vào kích thước ngang củaEUT.
Tất cả các khối thiết bị tạo thành hệ một thống đo (bao gồm EUT, các thiết bị ngoại vi và các thiết bị hoặc thiết bị phụ trợ) phải được bố trí cách các khối thiết bị xung quanh tối thiểu 0,1 m (xem Hình 4). Nếu các khối được thiết kế để có thể xếp chồng lên nhau thì chúng phải được đặt chồng trực tiếp lên nhau (ví dụ một màn hình và PC để bàn) và được đặt ở mép sau của cấu hình (vị trí biên 1 hoặc biên 2 trong Hình 4).
Theo lý tưởng thì mép sau của cấu hình phải đặt bằng mép với mép sau của mặt bàn trừ khi không thể hoặc nó là điển hình sử dụng thông thường. Điều này đòi hỏi bàn phải được mở rộng. Nếu không thể mở rộng bàn được thì các khối bổ sung có thể được đặt xung quanh mép bàn như trình bày trong Hình 4. Vị trí 1 và 2 được sử dụng cho 2 khối bổ sung trong Hình 4. Nếu có nhiều hơn 2 khối thì phải lựa chọn bố trí cấu hình đo để duy trì khoảng cách giữa các khối 0,1 m.
Cáp bên trong khối phải được rải lên trên phía sau bàn. Nếu cáp được treo cách mặt đất chuẩn nằm ngang (hoặc sàn nhà) 0,4 m thì phần cáp thừa phải được bó lại ở giữa thành các bó có chiều dài không quá 0,4 m, bó cáp phải đặt cách mặt đất chuẩn nằm ngang ít nhất là 0,4 m tính từ mặt đất chuẩn nằm ngang lên.
Cáp của các thiết bị khác như bàn phím, chuột, micrô… phải được bố trí như sử dụng bình thường.
Dưới đây là cách bố trí các khối cáp nguồn ngoài:
a) Nếu cáp nguồn của khối cấp nguồn ngoài dài hơn 0,8 m thì khối cấp nguồn ngoài phải được đặt trên mặt bàn, cách khối chủ 0,1 m về danh nghĩa.
b) Nếu khối cấp nguồn ngoài có một cáp nguồn ngắn hơn 0,8 m thì khối cấp nguồn ngoài phải được đặt ở phía trên, cao hơn mặt đất chuẩn để có thể kéo dài hoàn toàn cáp nguồn theo chiều dọc.
c) Nếu khối cấp nguồn được tích hợp trong ổ cắm nguồn, thì nó phải được đặt trên mặt bàn. Phải sử dụng một cáp nối giữa khối cấp nguồn ngoài và nguồn. Cáp nối này được nối theo cách sao cho nó tạo thành đường thẳng giữa khối cấp nguồn ngoài và nguồn điện.
Trong những cách bố trí trên, thì cáp giữa EUT và thiết bị phụ trợ nguồn sẽ được bố trí trên mặt bàn theo cách thức giống như cáp khác mà nối tới các phần tử của EUT.
8.3.2. Bố trí thiết bị trên sàn nhà
Áp dụng các qui định của 8.3.
EUT được đặt trên mặt đất chuẩn nằm ngang và được đặt theo hướng sử dụng thông thường nhưng phải được cách ly với kim loại tiếp xúc với mặt đất chuẩn nằm ngang 15 cm.
Cáp phải được bố trí cách mặt đất chuẩn nằm ngang khoảng 15 cm. Nếu thiết bị yêu cầu phải có một dây nối đất riêng, thì dây nối đất này phải được qui định rõ trong tài liệu và nó phải được bố trí trên mặt đất chuẩn nằm ngang.
Cáp của khối bên trong (giữa các khối tạo thành EUT hoặc giữa EUT và thiết bị phụ trợ) được rải trên mặt đất chuẩn nằm ngang nhưng phải được cách ly với mặt đất chuẩn nằm ngang. Phần cáp thừa hoặc phải được bó lại ở giữa thành từng bó có chiều dài không được vượt quá 0,4 m hoặc được bố trí theo kiểu ống xoắn.
Nếu chiều dài cáp của khối bên trong không đủ dài để rải trên mặt đất chuẩn nằm ngang nhưng dài hơn qui định là 0,4 m, thì phần cáp thừa phải được gập lại ở giữa thành bó có chiều dài không được vượt quá 0,4 m. Các bó phải được bố trí hoặc cách 0,4 m phía trên mặt đất chuẩn nằm ngang hoặc ở độ cao của đầu vào cáp hoặc điểm đấu nối nếu nó cách mặt đất chuẩn nằm ngang 0,4 m (Xem các Hình 8 và 11).
Đối với thiết bị có ống dẫn cáp thẳng đứng, số lượng ống dẫn phải tiêu biểu cho lắp đặt thực tế. Nếu ống cáp được làm bằng vật liệu không dẫn điện thì phải duy trì khoảng cách tối thiểu giữa bộ phận gần nhất của thiết bị và cáp thẳng đứng gần nhất một khoảng ít nhất là 0,2 m. Nếu ống dẫn cáp dẫn điện thì khoảng cách tối thiểu giữa các bộ phận gần nhất của thiết bị và ống dẫn cáp sẽ là 0,2 m.
8.3.3. Bố trí kết hợp thiết bị đặt trên mặt bàn và trên sàn
Áp dụng các qui định của 8.3.1 và 8.3.2 và qui định sau:
Phần cáp thừa của khối bên trong nằm giữa khối thiết bị đặt trên bàn và trên sàn phải được bó lại thành các bó có chiều dài không quá 0,4 m. Các bó cáp phải được bố trí hoặc cách mặt đất chuẩn nằm ngang 0,4 m tính từ mặt đất chuẩn nằm ngang lên, hoặc ở độ cao của đầu vào cáp hoặc điểm đấu nối nếu nó cách mặt đất chuẩn nằm ngang 0,4 m (Xem Hình 9)
8.4. Hoạt động của EUT
Các điều kiện hoạt động của EUT được nhà sản xuất qui định theo sử dụng điển hình của EUT với mức phát xạ cao nhất. Phương thức hoạt động và cơ sở cho các điều kiện được trình bày trong báo cáo đo. Các phương thức hoạt động đối với một số kiểu ITE được trình bày trong Phụ lục G.
EUT phải làm việc với các điều kiện đã qui định trong hướng dẫn sử dụng thiết bị như điện áp làm việc danh định, mức tải (cơ hoặc điện) theo thiết kế. Có thể sử dụng các tải thực nếu điều kiện cho phép. Nếu sử dụng bộ mô phỏng thì bộ mô phỏng phải thay thế được tải thực về các đặc tính chức năng và tần số vô tuyến.
Các chương trình đo hoặc bất kỳ phương thức đo nào khác được sử dụng đều phải đảm bảo được rằng tất cả các phần hệ thống đều được kiểm tra và phương pháp này cho phép phát hiện được tất cả các nhiễu của hệ thống. Ví dụ, trong một hệ thống máy tính, các ổ đĩa và băng từ phải đặt đủ các chế độ tự đọc-ghi-xóa và đồng thời cũng phải đặt địa chỉ các bộ nhớ khác nhau. Mọi hoạt động về cơ phải được tiến hành và màn hình phải hoạt động theo 8.4.1.
8.4.1. Hoạt động của thiết bị đa chức năng
Thiết bị đa chức năng được đề cập đồng thời ở các mục khác của tiêu chuẩn này và/hoặc các tiêu chuẩn khác sẽ được đo với từng chức năng hoạt động riêng rẽ nếu không cần hiệu chỉnh bên trong thiết bị. Do đó, thiết bị được kiểm tra phải tuân thủ các yêu cầu của tất cả các mục/các tiêu chuẩn nếu từng chức năng của nó thỏa mãn những yêu cầu của các mục/các tiêu chuẩn liên quan. Ví dụ, một máy tính cá nhân có một chức năng thu phát quảng bá phải được đo với chức năng thu phát quảng bá không được kích hoạt theo TCVN 7819:2009 (CISPR 22) và sau đó chỉ phải đo chức năng thu phát quảng bá được kích hoạt theo TCVN 7600:2006 (CISPR 13) nếu thiết bị có thể hoạt động riêng rẽ từng chức năng dưới hoạt động thông thường.
Đối với thiết bị không thích hợp để đo riêng rẽ từng chức năng hoạt động, hoặc khi có sự cô lập một chức năng đặc biệt làm cho thiết bị không thể thực hiện chức năng chính hoặc khi có sự hoạt động đồng thời của vài chức năng tiết kiệm thời gian đo, thiết bị được cho rằng có tuân thủ các chức năng hoạt động nếu nó đáp ứng được những yêu cầu của mục/tiêu chuẩn liên quan. Ví dụ, nếu một máy tính cá nhân có một chức năng thu phát không thể hoạt động riêng chức năng thu phát với chức năng tính toán, thì máy tính cá nhân được kích hoạt theo TCVN 7189:2009 (CISPR 22) và TCVN 7600:2006 (CISPR 13) có những yêu cầu này.
Nếu được phép loại trừ các cổng hoặc các tần số cụ thể nào đó trong một tiêu chuẩn thì chỉ được phép loại trừ các cổng hoặc các tần số cụ thể đó khi các chức năng tương ứng trong thiết bị đa chức năng được đo kiểm lại theo tiêu chuẩn khác (ví dụ, loại trừ các tần số cơ sở và tần số sóng hài của một bộ dao động bên trong khi thực hiện các phép đo chức năng thu phát quảng bá theo TCVN 7189:2009 (CISPR 22). Tương tự như vậy, có thể cần đến các đầu nối cụ thể, tức là trong khi thực hiện các phép đo theo tiêu chuẩn TCVN 7189:2009 (CISPR 22), thì cổng anten của máy thu quảng bá phải được ngắt bằng một điện trở không cảm ứng có giá trị bằng trở kháng danh định của cổng.
CHÚ THÍCH: Các nhiễu được gây ra bởi bộ dao động có thể được phân biệt với các nhiễu được gây ra bởi các nguồn khác bằng cách thay đổi tần số/kênh thu đã điều chỉnh.
Nếu bỏ qua các qui định trên thì,
- Các phép đo điện áp nhiễu tại các cổng nguồn qui định trong TCVN 7600:2006 (CISPR 13) có thể được bỏ qua nếu EUT tuân thủ các giới hạn tương ứng của TCVN 7189:2009 (CISPR 22);
- Các phép đo nhiễu nguồn qui định trong TCVN 7600:2006 (CISPR 13) có thể được bỏ qua nếu EUT tuân thủ các giới hạn cường độ trường nhiễu phát xạ của TCVN 7189:2009 (CISPR 22);
- Các phép đo cường độ trường nhiễu phát xạ qui định trong TCVN 7600:2006 (CISPR 13) có thể được bỏ qua nếu tất cả các nhiễu phát xạ từ EUT tuân thủ các giới hạn tương ứng của TCVN 7189:2009 (CISPR 22).
9. Phương pháp đo nhiễu dẫn tại các cổng nguồn và các cổng viễn thông
9.1. Các bộ tách sóng dùng trong phép đo
Phép đo được tiến hành bằng cách sử dụng các máy thu đo có bộ tách giá trị trung bình và bộ tách giá trị tựa đỉnh, xem 9.2. Cả hai bộ tách này có thể được tổ hợp vào một máy thu, có thể tiến hành phép đo bằng cách sử dụng lần bộ tách giá trị trung bình và bộ tách giá trị tựa đỉnh.
CHÚ THÍCH: Các phép đo nhiễu dẫn phải được thực hiện trong vỏ bọc chống nhiễu.
Để tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng máy thu đo có bộ tách giá trị đỉnh thay cho máy thu đo có bộ tách giá trị trung bình và máy thu đo có bộ tách giá trị tựa đỉnh. Trong trường hợp nghi ngờ, có thể sử dụng máy thu đo có bộ tách giá trị tựa đỉnh khi đo giới hạn tựa đỉnh, và sử dụng máy thu đo có bộ tách giá trị trung bình khi đo giới hạn trung bình (xem Phụ lục B).
9.2. Máy thu đo
Máy thu đo có bộ tách giá trị tựa đỉnh phải tuân thủ các qui định trong điều 4 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1).
Máy thu đo có bộ tách giá trị trung bình phải tuân thủ các qui định trong điều 6 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1), và phải có độ rộng băng tần là 6 dB như qui định ở điều 4 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1).
Máy thu có bộ tách sóng đỉnh phải tuân thủ các qui định trong điều 5 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1), và phải có độ rộng băng tần là 6 dB như qui định ở điều 4 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1).
9.3. Mạch nguồn giả (AMN - Artificial Mains Network)
AMN được sử dụng để tạo một trở kháng xác định ở các tần số cao trên đường cấp nguồn tại điểm đo điện áp đầu nối và tạo được sự cách ly giữa mạch điện cần kiểm tra với nhiễu môi trường trên các dây nguồn.
Mạch này có trở kháng danh định (50 W/50 mH hoặc 50 W/50 mH + 5 W) được qui định trong 4.3 của CISPR 16-1-2).
Nhiễu dẫn được đo giữa dây pha và đất chuẩn, giữa dây trung tính và đất chuẩn. Cả hai giá trị đo được phải nằm trong giới hạn qui định.
Do nhiễu dẫn tạp âm nền từ các trường của dịch vụ quảng bá ghép vào nên có thể không thực hiện được phép đo tại một số các tần số. Nếu cần có thể phải sử dụng các bộ lọc nhiễu tần số vô tuyến giữa AMN và phần cấp nguồn, hoặc phép đo có thể phải thực hiện trong buồng có vỏ chống nhiễu. Các linh kiện của bộ lọc nhiễu này phải được bọc bằng vỏ kim loại. Vỏ kim loại này được nối trực tiếp tới đất chuẩn của hệ thống đo. Các yêu cầu về trở kháng của AMN tại tần số đo khi AMN đã được kết nối với bộ lọc nhiễu tần số vô tuyến cũng cần được đáp ứng.
9.4. Mặt đất chuẩn
Mặt đất chuẩn thẳng đứng hoặc nằm ngang chuẩn phải mở rộng về mỗi phía ít nhất là 0,5 m, và có kích thước tối thiểu là 2 m x 2 m.
Điểm đất chuẩn của AMN và mạch ổn định trở kháng (ISN) phải được nối với mặt đất chuẩn bằng các dây dẫn càng ngắn càng tốt.
9.5. Bố trí EUT
9.5.1. Qui định chung
Cáp nguồn của khối thiết bị được đo phải được nối với mạch nguồn giả. Khi EUT là một tập hợp ITE với một hoặc nhiều khối chủ và mỗi ITE đều có cáp nguồn riêng, thì điểm kết nối cho AMN được xác định theo các nguyên tắc sau:
a) Mỗi cáp nguồn có một đầu là phích cắm theo thiết kế tiêu chuẩn (ví dụ theo IEC 60083) phải được đo riêng rẽ.
b) Cáp nguồn hoặc các đầu cuối không được nhà sản xuất qui định rõ sẽ được nối thông qua khối chủ phải được đo riêng rẽ.
c) Cáp nguồn hoặc các đầu cuối được nhà sản xuất qui định để kết nối thông qua một khối chủ hoặc một thiết bị cấp nguồn khác, phải được kết nối tới khối chủ hoặc thiết bị cấp nguồn đó, cáp nguồn hoặc các đầu cuối của khối chủ hoặc thiết bị cấp nguồn sẽ được nối với AMN để thực hiện phép đo.
d) Nếu là một kết nối đặc biệt, thì nhà sản xuất phải cung cấp phần cứng cần thiết kèm theo để thực hiện phép đo.
AMN phải được đặt cách biên của khối cần đo 0,8 m và được liên kết với mặt đất chuẩn đối với các AMN được đặt lên mặt trên của mặt đất chuẩn. Khoảng cách này là giữa các điểm gần nhất của AMN và EUT. Tất cả các khối khác của EUT và thiết bị phụ trợ phải cách AMN ít nhất là 0,8 m.
Không bắt buộc, đối với các AMN đặt ở phía dưới mặt đất chuẩn, thì dây nối cáp nguồn có thể hoặc nối trực tiếp với AMN hoặc với một ổ cắm mở rộng được gắn ở bề mặt của mặt đất chuẩn và được nối với AMN. Đối với cáp nguồn được nối trực tiếp với các AMN ở phía dưới mặt đất chuẩn, thì khoảng cách giữa điểm gần nhất của EUT và độ cao mặt đất chuẩn ở trên AMN là 0,8 m. Khi sử dụng ổ cắm mở rộng nối với AMN thì yêu cầu trở kháng của AMN phải đáp ứng ổ cắm mở rộng và khoảng cách giữa điểm gần nhất của EUT và điểm mà cáp nguồn EUT được nối với ổ cắm mở rộng là 0,8 m.
Nếu cáp nguồn dài hơn 1 m, thì phần cáp thừa phải được bó lại ở giữa thành bó có độ dài không vượt quá 0,4 m, sao cho cáp nguồn chỉ có độ dài 1 m. Nếu cáp có độ dài 1 m không thể đạt được những giới hạn vật lý của EUT, thì sử dụng cáp có độ dài xấp xỉ 1 m cũng được. Nếu nhà sản xuất không cung cấp hoặc không qui định về cáp nguồn thì phải sử dụng cáp có độ dài 1 m để kết nối giữa EUT và AMN.
Cáp nguồn của tất cả các khối thiết bị khác được kiểm tra phải được nối tới một AMN thứ hai, AMN này được đặt trên mặt đất chuẩn theo cách giống như AMN dùng cho khối thiết bị đang được đo. Ổ cắm nhiều đầu ra có thể được sử dụng để kết nối nhiều cáp nguồn tới một AMN miễn là giá trị danh định của AMN không được vượt quá giới hạn qui định. Hoặc, có thể sử dụng các AMN phụ; trong trường hợp này, khoảng cách giữa AMN và khối thiết bị không được nhỏ hơn 0,8 m.
Cổng viễn thông và cổng tín hiệu phải được kết cuối một cách chính xác bằng hoặc một thiết bị phụ trợ thích hợp hoặc một đầu nối điển hình trong khi đo thực hiện phép đo nhiễu dẫn tại cổng điện lưới. Nếu một ISN được nối tới một cổng viễn thông trong khi thực hiện phép đo nhiễu dẫn tại cổng điện lưới, thì cổng máy thu ISN phải được kết cuối bằng trở kháng 50 W và LCL sẽ là tiêu biểu của mạng viễn thông mà cổng nối tới (ví dụ cáp loại 5 - CAT5).
Nếu ISN được sử dụng cho các phép đo nhiễu tại các cổng viễn thông, thì ISN phải cách EUT 0,8 m về mặt danh nghĩa và phải được đặt trên mặt phẳng nền chuẩn. Các khối thiết bị được kiểm tra khác phải cách ISN ít nhất là 0,8 m.
Dây nối đất, khi được yêu cầu cho mục đích an toàn, phải được nối đến điểm đất chuẩn của mạch nguồn giả. Nếu nhà sản xuất không có yêu cầu đặc biệt nào khác thì dây đất này phải có độ dài bằng độ dài cáp nguồn và chạy song song với cáp nguồn và cách cáp nguồn không quá 0,1 m.
Các dây nối đất khác (ví dụ cho mục đích tương thích điện từ) được nhà sản xuất cung cấp hoặc qui định để nối đến đầu cuối giống như dây nối đất an toàn cũng phải được nối đến điểm đất chuẩn của mạch nguồn giả.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các phép đo phải được tiến hành như ban đầu.
9.5.2. Bố trí thiết bị trên bàn
Việc bố trí thiết bị trên bàn tuân theo các qui định chung trong 8.3.1 và 9.5.1.
Có hai cách bố trí cấu hình đo thay thế:
1) Nếu thực hiện phép đo với mặt đất chuẩn thẳng đứng thì EUT phải được đặt trên một bàn không dẫn điện cách mặt đất chuẩn thẳng đứng 0,8 m tính từ phía trên mặt đất chuẩn thẳng đứng. Mép sau của EUT phải được đặt cách 0,4 m tính mặt đất chuẩn thẳng đứng. Mặt đất chuẩn thẳng đứng phải được nối với mặt đất chuẩn nằm ngang. Do đó các AMN và các ISN có thể được nối với mặt đất chuẩn thẳng đứng hoặc các mặt kim loại khác mà được coi như mặt đất chuẩn. Ví dụ về cách bố trí EUT được trình bày trong Hình 5 (thay thế 1a) và Hình 6 (thay thế 1b).
2) Nếu thực hiện phép đo với mặt đất chuẩn nằm ngang (tại vị trí đo ngoài trời (OATS) hoặc trong một buồng kín) thì EUT phải được đặt trên một bàn không dẫn điện cách mặt đất chuẩn nằm ngang 0,4 m tính từ mặt đất chuẩn nằm ngang lên. Ví dụ cách bố trí EUT được trình bày trong Hình 7.
Trong mọi trường hợp, EUT phải được đặt cách bất kỳ mặt kim loại hoặc mặt đất chuẩn nào khác ít nhất 0,8 m. Mặt kim loại hoặc mặt đất chuẩn này không phải là một phần của EUT hoặc thiết bị phụ trợ.
Khi sử dụng cách bố trí cấu hình đo nào thì phải ghi rõ vào báo cáo đo.
Ngoài ra:
• Khi thực hiện phép đo đối với thiết bị đặt trên bàn thì (các) AMN phải được bố trí ở mép bàn, (các) AMN phải cách EUT 0,8 m.
• Cáp tín hiệu (toàn bộ độ dài của nó) được bố trí sao cho cách mặt đất chuẩn 0,4 m.
Bổ sung đối với cấu hình đo thay thế thứ 2:
• Nếu cáp giao diện được rải lên trên phía sau bàn thì phần cáp thừa phải được bó lại ở giữa thành từng bó có chiều dài không quá 0,4 m, sao cho bó cáp ở trên bàn.
Ví dụ về việc bố trí cấu hình thiết bị được trình bày từ Hình 4 đến Hình 7.
9.5.3. Bố trí thiết bị trên sàn
Việc bố trí thiết bị trên sàn tuân theo các qui định chung trong 8.3.2 và 9.5.1.
Các ví dụ về bố trí thiết bị đặt trên sàn được trình bày trong Hình 8 và Hình 12.
9.5.4. Bố trí tổ hợp thiết bị trên mặt bàn và trên sàn
Việc bố trí EUT loại đặt trên bàn tuân theo qui định chung trong 9.5.2.
Việc bố trí EUT loại đặt trên sàn nhà tuân theo qui định chung trong 9.5.3.
Các ví dụ về bố trí thiết bị đặt trên bàn và đặt trên sàn nhà đối với phép đo nhiễu dẫn và nhiễu phát xạ được trình bày trong Hình 9 và Hình 13.
9.6. Đo nhiễu tại cổng viễn thông
Mục đích của các phép đo là để đo nhiễu dẫn phương thức chung tại các cổng viễn thông của EUT. Tín hiệu mong muốn có thể lẫn trong các nhiễu này. Nhiễu phương thức chung tạo ra từ tín hiệu mong muốn có thể được khống chế ở giai đoạn thiết kế của công nghệ giao diện thông qua việc xem xét các yếu tố nêu trong Phụ lục E.
9.6.1. Phương pháp đo tính tuân thủ
Phép đo được thực hiện tại cổng viễn thông sử dụng ISN có suy hao chuyển đổi dọc (LCL) như xác định trong 9.6.2.
Nhà sản xuất phải chứng minh rằng thiết bị không được vượt quá các giới hạn nhiễu qui định trong Bảng 3 hoặc Bảng 4 khi được thử với ISN theo loại cáp được qui định trong tài liệu cung cấp cho người sử dụng.
Trong trường hợp có tranh chấp, ưu tiên phương pháp đánh giá tính tuân thủ trong 9.6.2 sử dụng ISN thích hợp ưu tiên đối với tất cả các cổng.
9.6.2. Mạch ổn định trở kháng (ISN)
Phải cấp nguồn cho EUT thông qua AMN khi đo điện áp nhiễu đầu nối điện lưới theo 9.3.
Việc đánh giá nhiễu dòng điện hoặc điện áp phương thức chung (phương thức không đối xứng) tại các cổng viễn thông nối tới các cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu được thực hiện với cổng viễn thông được nối với ISN bằng cáp; do đó ISN phải xác định được trở kháng kết cuối phương thức chung nhìn từ cổng viễn thông trong quá trình thực hiện các phép đo nhiễu. ISN phải cho phép EUT hoạt động bình thường, và ở phía đầu này, ISN phải được đặt tại cáp tín hiệu giữa EUT và thiết bị phụ trợ/kết nối (AE) bất kỳ hoặc tải yêu cầu để vận hành EUT.
Không thể qui định một ISN mà có thể áp dụng chung cho mọi trường hợp, bởi vì kết cấu phụ thuộc vào cấu hình của cổng viễn thông cần đo. Trừ khi có qui định là ISN thích hợp cho cáp không cân bằng và cáp chống nhiễu, thì được phép nối cáp này tới AE hoặc bộ mô phỏng thay vì nối tới ISN. Tải thực tế phải được ghi lại trong báo cáo đo. Phải thực hiện đo trở kháng phương thức chung và ghi lại các giá trị đo được trong báo cáo đo. Trong mọi trường hợp EUT phải đáp ứng các giới hạn nhiễu trong Bảng 3 hoặc Bảng 4.
Khi sử dụng đầu dò dòng điện, có thể gắn đầu dò vào cáp cần đo mà không phải tháo cáp ra khỏi các đấu nối. Đầu dò dòng điện phải có đáp ứng tần số đồng đều mà không xảy ra cộng hưởng, và phải có khả năng làm việc mà không có hiệu ứng bão hòa gây ra do dòng điện làm việc chạy trong cuộn dây sơ cấp.
Đầu dò dòng điện, nếu sử dụng, phải được lắp trên cáp đặt cách ISN không quá 0,1 m. Trở kháng lắp đặt của đầu dò không được lớn hơn 1 W, xem 5.1 của CISPR 16-1-2.
ISN phải có các thuộc tính sau:
a) Trở kháng kết cuối phương thức chung phải là 150 W ± 20 W, góc pha là 00 ± 200 trong dải tần từ 0,15 MHz đến 30 MHz.
b) ISN phải được cách ly để chống nhiễu từ AE hoặc từ tải nối đến cổng viễn thông được kiểm tra. Đối với nhiễu dòng điện hoặc điện áp phương thức chung từ AE, suy hao của ISN phải ở mức sao cho mức đo được của các nhiễu này tại đầu vào máy thu đo thấp hơn giới hạn nhiễu tương ứng ít nhất là 10 dB.
Ưu tiên cách ly:
• Tại dải tần từ 150 kHz đến 1,5 MHz > 35 dB đến 55 dB, tăng tuyến tính theo logarít của tần số;
• Tại dải tần từ 1,5 MHz đến 30 MHz > 55 dB.
CHÚ THÍCH: Cách ly là tách nhiễu phương thức chung bắt nguồn từ AE và xuất hiện tại cổng EUT của ISN.
c)1) ISN dùng cho các phép đo tại các cổng được thiết kế để nối với cáp loại 6 có các cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu (hoặc tốt hơn).
Sự biến thiên suy hao chuyển đổi dọc (LCL) với tần số f (MHz) được xác định theo công thức sau:
LCL(dB) = 75 - 10log10 dB
c)2) ISN dùng cho các phép đo tại các cổng được thiết kế để nối với cáp loại 5 có các cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu (hoặc tốt hơn).
Sự biến thiên suy hao chuyển đổi dọc (LCL) với tần số f (MHz) được xác định theo công thức sau:
LCL(dB) = 65 - 10log10 dB
(± 3 dB đối với f < 2 MHz, -3 dB/+4,5 dB đối với f nằm trong dải từ 2 MHz đến 30 MHz)
c)3) ISN dùng cho các phép đo tại các cổng được thiết kế để nối với cáp loại 3 có các cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu (hoặc tốt hơn).
Sự biến thiên suy hao chuyển đổi dọc (LCL) với tần số f (MHz) được xác định theo công thức sau:
LCL(dB) = 55 - 10log10 dB (± 3 dB)
CHÚ THÍCH 1: Các qui định kỹ thuật trên đây đối với LCL theo tần số tương đương với LCL của cáp cân bằng không chống nhiễu trong các môi trường đặc trưng. Quy định kỹ thuật đối với cáp loại 3 [9.6.2 c)3)] được coi là đại diện cho LCL của các mạng truy nhập viễn thông điển hình. Các qui định kỹ thuật này vẫn được tiếp tục nghiên cứu và đang để ngỏ cho các sửa đổi sau này.
CHÚ THÍCH 2: Độ không đảm bảo đo đang được xem xét và tham chiếu đến CISPR 16-3 sẽ được xét đến ở đây.
d) Méo suy giảm hoặc suy giảm khác về chất lượng tín hiệu trong băng tần tín hiệu mong muốn do có ISN sẽ không làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bình thường của EUT.
e) Hệ số phân áp được xác định như sau
Định nghĩa: Hệ số phân áp của ISN có một cổng đo điện áp được xác định như sau:
Hệ số phân áp = 20log10dB
Trong đó:
- Vcm là điện áp phương thức chung rơi trên trở kháng phương thức chung do ISN đưa vào EUT.
- Vmp là điện áp đầu vào máy thu được đo trực tiếp tại cổng đo điện áp của ISN.
Hệ số phân áp được thêm vào điện áp máy thu đo được trực tiếp tại cổng đo điện áp, kết quả phải được so sánh với các giới hạn điện áp trong Bảng 3 hoặc Bảng 4, khi áp dụng được. Độ chính xác của hệ số phân áp phải nằm trong khoảng ± 1 dB.
9.6.3. Thực hiện đo nhiễu tại cổng viễn thông
EUT phải được bố trí theo các hình từ Hình 4 đến Hình 9 đối với các thiết bị đặt trên mặt bàn, thiết bị đặt trên sàn nhà, và tổ hợp thiết bị đặt trên sàn với thiết bị đặt trên bàn.
Để thực hiện phép đo nhiễu phát xạ tần số vô tuyến một cách tin cậy biểu thị cho việc sử dụng mạng LAN cao thì chỉ cần tạo ra điều kiện sử dụng mạng LAN vượt quá 10% và chịu mức này trong ít nhất là 250 ms. Nội dung thông báo gửi qua mạng truyền thông phải gồm cả các thông báo định kỳ và thông báo giả ngẫu nhiên để mô phỏng các kiểu truyền dữ liệu thực tế (ví dụ về ngẫu nhiên: tập tin được nén hoặc được mã hóa; lặp lại: tập tin đồ họa không nén, chuyển đổi bộ nhớ, cập nhật màn hình, ảnh đĩa). Nếu mạng LAN duy trì việc truyền trong giai đoạn chạy không thì các phép đo cũng phải được thực hiện trong giai đoạn chạy không (xem tài liệu E.3, [7]).
9.6.3.1. Đo điện áp nhiễu tại cổng viễn thông cân bằng được thiết kế để nối với các cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu
Khi thực hiện các phép đo điện áp nhiễu, phải sử dụng ISN có cổng đo điện áp thích hợp để nối với máy thu đo trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu trở kháng kết cuối phương thức chung của cổng viễn thông.
Khi thực hiện các phép đo điện áp nhiễu trên một cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu, phải sử dụng ISN thích hợp cho hai dây; khi thực hiện các phép đo trên các cáp không chống nhiễu chứa hai cặp dây dẫn cân bằng thì phải sử dụng ISN thích hợp cho bốn dây; khi thực hiện các phép đo trên các cáp không chống nhiễu chứa bốn cặp dây dẫn cân bằng thì phải sử dụng ISN thích hợp cho tám dây (xem Phụ lục D).
Sử dụng phương pháp đo trong C.1.1.
Đối với các cáp có nhiều hơn hai cặp dây dẫn cân bằng, xem 9.6.3.5.
9.6.3.2. Đo dòng điện nhiễu tại cổng viễn thông cân bằng được thiết kế để nối với các cặp dây dẫn cân bằng không chống nhiễu
Nếu thực hiện các phép đo dòng điện nhiễu trên cáp không chống nhiễu có một hoặc hai cặp dây dẫn cân bằng, thì phải đấu nối cáp như đối với các phép đo điện áp nhiễu.
Sử dụng phương pháp đo trong C.1.1.
Đối với các cáp có trên hai cặp dây dẫn cân bằng, xem 9.6.3.5.
9.6.3.3. Đo điện áp nhiễu tại cổng viễn thông được thiết kế để nối với cáp chống nhiễu hoặc cáp đồng trục
Sử dụng phương pháp đo trong C.1.1 hoặc C.1.2.
9.6.3.4. Đo dòng điện nhiễu tại cổng viễn thông được thiết kế để nối với cáp chống nhiễu hoặc cáp đồng trục
Sử dụng phương pháp đo trong C.1.1 hoặc C.1.2.
9.6.3.5. Thực hiện các phép đo tại cổng viễn thông được thiết kế để nối với cáp có nhiều hơn hai cặp dây dẫn cân bằng hoặc cáp không cân bằng
Sử dụng phương pháp đo trong C.1.3 hoặc C.1.4.
Tại từng tần số đo, để thỏa mãn các yêu cầu về giới hạn thì sử dụng phương pháp đo trong C.1.3 hoặc phương pháp đo trong C.1.4.
CHÚ THÍCH: Tại các tần số mà giới hạn nhiễu vượt quá giới hạn khi sử dụng phương pháp C.1.3 thì được phép thực hiện phép đo bằng phương pháp đo trong C.1.3 và sau đó đo bằng phương pháp đo trong c.1.4.
9.7. Ghi lại kết quả đo
Đối với các nhiễu lớn hơn (L - 20 dB), trong đó L là mức giới hạn nhiễu tính theo đơn vị logarít, ít nhất phải ghi lại mức nhiễu và tần số của sáu nhiễu lớn nhất từ mỗi cổng điện lưới và mỗi cổng viễn thông gồm cả EUT. Đối với cổng điện lưới, phải xác định dây dẫn mang dòng đối với từng nhiễu.
Ngoài ra, báo cáo đo phải bao gồm cả các giá trị về độ không đảm bảo đo của dụng cụ đo và các đấu nối của nó được sử dụng khi thực hiện các phép đo phát xạ. Xem điều 11.
10. Phương pháp đo nhiễu phát xạ
10.1. Các bộ tách sóng dùng trong phép đo
Thực hiện các phép đo với thiết bị có bộ tách giá trị tựa đỉnh trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz.
Để giảm thời gian đo, máy thu đo có bộ tách giá trị đỉnh có thể được sử dụng thay cho máy thu đo có bộ tách giá trị tựa đỉnh. Trong trường hợp nghi ngờ, ưu tiên phép đo với máy thu đo có bộ tách giá trị tựa đỉnh.
10.2. Máy thu đo ở dải tần dưới 1 GHz
Máy thu đo có bộ tách giá trị tựa đỉnh phải tuân thủ các qui định trong điều 4 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1). Các máy thu có bộ tách giá trị đỉnh phải tuân thủ các qui định trong điều 5 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1), và phải có độ rộng băng tần 6 dB như qui định trong điều 4 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1).
10.3. Anten tại dải tần dưới 1 GHz
Anten phải là loại lưỡng cực cân bằng. Đối với các tần số lớn hơn 80 MHz, thì anten phải có độ dài cộng hưởng tương ứng. Đối với các tần số nhỏ hơn 80 MHz, thì anten phải có độ dài tương ứng với độ dài cộng hưởng tại tần số 80 MHz. Xem thêm thông tin chi tiết trong điều 4 của CISPR 16-1-4.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng các loại anten khác với điều kiện là phải qui chuẩn kết quả thu được về anten lưỡng cực cân bằng với độ chính xác trong mức cho phép.
10.3.1. Khoảng cách từ anten đến EUT
Các phép đo nhiễu phát xạ tần số vô tuyến được thực hiện với anten thu được đặt ở khoảng cách theo phương nằm ngang tính từ biên của EUT như qui định trong điều 6. Biên của EUT là đường thẳng ngoại vi của cấu hình hình học bao quanh EUT. Tất cả cáp liên kết hệ thống ITE và ITE kết nối phải nằm trong biên này (xem Hình 2).
CHÚ THÍCH: Nếu không thể thực hiện được phép đo cường độ trường tại khoảng cách 10 m vì nhiễu môi trường quá lớn hoặc vì các lý do khác, thì có thể thực hiện phép đo EUT loại B tại khoảng cách gần hơn, ví dụ 3 m. Hệ số chuyển đổi là 20 dB/decade được sử dụng để quy chuẩn kết quả đo được về khoảng cách qui định để xác định tính tuân thủ. Cần phải thận trọng trong phép đo các EUT có kích thước lớn tại khoảng cách 3 m và các tần số xấp xỉ 30 MHz vì các hiệu ứng của trường gần.
10.3.2. Khoảng cách từ anten đến mặt đất chuẩn
Anten được điều chỉnh trong khoảng từ 1 m đến 4 m trên mặt đất chuẩn để có được kết quả đo lớn nhất tại mỗi tần số đo.
10.3.3. Góc phương vị giữa anten và EUT
Thay đổi góc phương vị giữa anten và EUT trong khi thực hiện phép đo để có được kết quả đo cường độ trường lớn nhất. Khi thực hiện phép đo anten có thể xoay quanh EUT. Nếu điều này không thể thực hiện được, thì giữ EUT ở vị trí cố định, và các phép đo được thực hiện xung quanh EUT.
10.3.4. Phân cực giữa anten và EUT
Thay đổi phân cực giữa anten và EUT (ngang hoặc đứng) trong khi thực hiện phép đo để có được kết quả đo cường độ trường lớn nhất.
10.4. Vị trí đo tại dải tần dưới 1 GHz
10.4.1. Qui định chung
Các vị trí đo phải được qui chuẩn bằng các phép đo suy hao theo vị trí với cả trường phân cực đứng và phân cực ngang trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz.
Khoảng cách giữa anten phát và anten thu phải bằng khoảng cách được sử dụng trong phép đo nhiễu phát xạ của EUT.
10.4.2. Phép đo suy hao vị trí
Vị trí đo được coi là chấp nhận được nếu kết quả phép đo suy hao vị trí với các trường phân cực ngang và phân cực đứng nằm trong khoảng ±4 dB của giá trị suy hao vị trí lý thuyết của một vị trí lý tưởng (xem CISPR 16-1-4).
10.4.3. Vị trí đo ngoài trời
Vị trí đo phải bằng phẳng, không có các dây dẫn phía trên và không gần các cấu trúc phản xạ. Vị trí đo phải đủ lớn để có thể đặt được anten tại các khoảng cách theo yêu cầu và để có được sự phân cách thỏa đáng giữa anten, EUT và cấu trúc phản xạ. Cấu trúc phản xạ là cấu trúc mà trong đó chủ yếu là vật liệu dẫn điện. Vị trí đo phải có mặt đất chuẩn nằm ngang bằng kim loại như được mô tả trong 10.4.4. Hai vị trí đo loại này được minh họa trên Hình 1 và Hình 2.
Vị trí đo ngoài trời phải thỏa mãn các yêu cầu về suy hao vị trí của CISPR 16-1-4.
10.4.4. Mặt đất chuẩn
Mặt đất chuẩn phải có kích thước sao cho lớn hơn đường ngoại vi của EUT và anten thu loại lớn nhất ít nhất là 1 m và bao phủ được toàn bộ diện tích giữa EUT và anten. Mặt đất chuẩn phải bằng kim loại không có các lỗ hoặc các khe hở có kích thước lớn hơn 1/10 bước sóng của tần số đo cao nhất. Có thể sử dụng mặt đất chuẩn dạng dẫn có kích thước lớn hơn nếu không thỏa mãn được các yêu cầu về suy hao vị trí.
10.4.5. Các vị trí đo khác
Có thể được thực hiện các phép đo tại các vị trí đo khác mà không có các đặc tính vật lý như mô tả trong 10.4.3 và 10.4.4. Phải có được các bằng chứng để chứng minh các vị trí đo khác này đều cho các kết quả đo hợp thức. Các vị trí đo khác được coi là phù hợp để thực hiện các phép đo nhiễu phát xạ nếu phép đo suy hao vị trí mô tả trong Phụ lục A đáp ứng các yêu cầu suy hao vị trí trong 10.4.2.
Một ví dụ về vị trí đo khác này là buồng cách nhiễu có lót vật liệu hấp thụ.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A sẽ được thay thế bằng qui trình tương ứng khi được qui định trong TCVN 6989-1 : 2002 (CISPR 16-1).
10.5. Bố trí EUT tại dải tần dưới 1 GHz
10.5.1. Qui định chung
Cáp nguồn phải được rải trên mặt đất chuẩn. Sau đó được đưa đến ổ cắm nguồn.
Ổ cắm nguồn phải được đặt trên mặt đất chuẩn và không được nhô ra khỏi mặt đất chuẩn. Nếu sử dụng AMN thì AMN phải được lắp đặt ở phía dưới mặt đất chuẩn.
10.5.2. Bố trí thiết bị trên sàn
Áp dụng những qui định chung của 8.3.1 và 10.5.1.
EUT loại để bàn phải được đặt trên một bàn không dẫn điện. Mặt bàn cách mặt đất chuẩn nằm ngang 0,8 m (xem 10.4.4).
Ví dụ về bố trí thiết bị đo được trình bày trong Hình 10.
10.5.3. Bố trí thiết bị trên sàn nhà
Áp dụng những qui định chung của 8.3.2 và 10.5.1.
Các ví dụ về bố trí thiết bị đo được trình bày trong Hình 11 và 12.
10.5.4. Bố trí tổ hợp thiết bị để bàn và thiết bị đặt trên sàn
Việc bố trí EUT loại để bàn tuân theo qui định trong 10.5.2. Việc bố trí EUT loại đặt trên sàn tuân theo qui định trong 10.5.3.
Ví dụ về bố trí tổ hợp thiết bị để bàn và thiết bị đặt trên sàn được trình bày trong Hình 13.
10.6. Đo nhiễu phát xạ tại dải tần trên 1 GHz
Dụng cụ đo phải tuân thủ các qui định trong 8.2 của TCVN 6989-1-1:2008 (CISPR 16-1-1).
Anten đo phải tuân thủ các qui định trong 4.6 của CISPR 16-1-4.
Vị trí đo phải tuân thủ các qui định trong điều 8 của CISPR 16-1-4.
Phương pháp đo phải tuân thủ các qui định trong 7.3 của CISPR 16-2-3.
Các giá trị giới hạn bộ tách giá trị đỉnh không được áp dụng đối với nhiễu được tạo ra bởi hiện tượng hồ quang hoặc tia lửa điện do hiện tượng đánh thủng điện áp cao. Các nhiễu này xuất hiện khi các thiết bị ITE có chuyển mạch cơ khí hoặc kiểm soát các chuyển mạch cơ khí để điều khiển dòng điện trong các cuộn cảm, hoặc khi các thiết bị ITE có các phân hệ hoặc kiểm soát các phân hệ mà tạo ra tĩnh điện (ví dụ như các thiết bị xử lý giấy). Các giới hạn trung bình áp dụng đối với nhiễu do hồ quang hoặc tia lửa điện tạo ra, và cả giới hạn đỉnh và giới hạn trung bình áp dụng cho các nhiễu khác từ các thiết bị ITE này.
10.7. Ghi lại kết quả đo
Trong số các nhiễu có mức lớn hơn (L - 20 dB), L là mức giới hạn nhiễu tính theo đơn vị logarít, phải ghi lại ít nhất là sáu giá trị mức nhiễu cao nhất, tần số phân cực anten tương ứng.
Ngoài ra, trong biên bản đo cũng phải ghi giá trị độ không đảm bảo đo của trang thiết bị đo và các đấu nối được sử dụng khi thực hiện đo nhiễu phát xạ tần số vô tuyến. Xem điều 11.
10.8. Thực hiện phép đo khi có tạp âm nhiễu nền lớn
Nhìn chung, tạp âm nhiễu nền không được vượt quá giới hạn đã qui định. Tuy nhiên, có thể không thực hiện được phép đo nhiễu phát xạ từ EUT tại một số tần số do trường tạp âm nhiễu nền từ các máy phát các dịch vụ quảng bá, các thiết bị nhân tạo khác hay các nguồn nhiễu tự nhiên khác.
Tại khoảng cách đã xác định, nếu cường độ trường của tín hiệu tạp âm nhiễu nền quá cao (xem điều 8), thì có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
a) Thực hiện các phép đo tại khoảng cách gần, d2, và xác định giới hạn L2 tương ứng với khoảng cách d2 bằng công thức:
L2 = L1 (d1/d2)
L1 là giới hạn qui định tại khoảng cách d1, tính bằng micrôvôn trên mét (mV/m).
Xác định các điều kiện và môi trường đo như được qui định trong điều 8 với L2 là giá trị giới hạn mới cho khoảng cách d2.
b) Khi tạp âm nhiễu nền tại băng tần nào đó lớn hơn giá trị qui định trong điều 8 (giá trị đo được thấp hơn giới hạn ít nhất là 6 dB), thì mức nhiễu phát xạ từ EUT có thể được nội suy từ các giá trị nhiễu lân cận. Giá trị nội suy phải nằm trên đường cong mô tả hàm liên tục của các giá trị nhiễu lân cận tạp âm nền.
c) Khả năng khác là sử dụng phương pháp đo trong Phụ lục C của TCVN 6988:2001 (CISPR 11).
10.9. Tiến hành phép đo tại vị trí lắp đặt của người sử dụng
Trong một số trường hợp, có thể phải tiến hành phép đo các ITE loại A tại vị trí lắp đặt phía người sử dụng. Thích hợp nhất là thực hiện các phép đo này tại ngoại biên phía nhà người sử dụng. Nếu khoảng cách từ đường ngoại biên đến EUT nhỏ hơn 10 m, thì vẫn phải thực hiện phép đo tại khoảng cách 10 m tính từ EUT.
Dạng kiểm tra tính tuân thủ này là đặc biệt vì các đặc tính của vị trí đo có ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo. Ngoài ra ITE đã tuân thủ và ITE loại đang được kiểm tra có thể bổ sung thêm vào hệ thống được lắp đặt mà không làm mất đi tình trạng hợp thức của vị trí đó.
Phương pháp đo này có thể không áp dụng để kiểm tra tính tuân thủ của các ITE có kích thước lớn (ví dụ: một số các thiết bị trung tâm viễn thông). Đối với các thiết bị này, các phương pháp đo và các giới hạn đang được xem xét.
11. Độ không đảm bảo đo
Tham khảo những lưu ý về độ không chính xác của dụng cụ đo trong CISPR 16-4-2 đối với các kết quả của các phép đo phát xạ từ ITE.
Việc xác định tính tuân thủ với các giới hạn trong tiêu chuẩn này dựa trên các kết quả của phép đo phù hợp, không cần xét đến độ không chính xác của dụng cụ đo. Tuy nhiên độ không chính xác phép đo của dụng cụ đo và những đấu nối liên kết giữa các dụng cụ khác trong hàng loạt phép đo sẽ được tính toán và cả các kết quả của phép đo và độ không chính xác đã được tính toán sẽ được ghi lại trong báo cáo đo.
CHÚ THÍCH: Trong đo tại hiện trường, sự đóng góp không đảm bảo đo do chính bản thân hiện trường không được bao hàm trong phép tính độ không đảm bảo đo.
Bảng 7 - Các từ viết tắt được sử dụng trong các hình vẽ
AE |
Thiết bị phụ trợ |
AMN |
Mạch nguồn giả |
EUT |
Thiết bị được kiểm tra |
ISN |
Mạch ổn định trở kháng |
Không gian bên trên mặt đất không có các vật phản xạ
CHÚ THÍCH: Các đặc tính của vị trí đo được trình bày trong 10.4. Các giá trị R được qui định trong điều 6.
Hình 1 - Vị trí đo
Không được có vật thể phản xạ nào nằm trong không gian được xác định bằng đường ngoại vi và độ cao là mặt phẳng nằm ngang trên thành phần cao nhất của dây anten hoặc EUT ít nhất là 3 m.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn áp dụng vị trí đo khác trình bày trong 10.4.3. Phương pháp đo trình bày trong 10.3.1.
Hình 2 - Mô tả áp dụng vị trí đo khác
D = d + 2 m, trong đó d là kích thước lớn nhất của đối tượng đo
W = a + 2 m, trong đó a là kích thước lớn nhất của anten
L = 3 m hoặc 10 m
Hình 3 - Kích thước tối thiểu của mặt đất chuẩn kim loại
Hình 4 - Ví dụ về cấu hình phép đo đối với thiết bị đặt trên bàn (phép đo nhiễu dẫn và nhiễu phát xạ tần số vô tuyến) (hình chiếu bằng)
Hình 5 - Ví dụ về cấu hình phép đo với thiết bị đặt trên bàn (phép đo nhiễu dẫn - cách bố trí thay thế 1a)
Hình 6 - Ví dụ về cấu hình phép đo đối với thiết bị đặt trên bàn (phép đo nhiễu dẫn - cách bố trí thay thế 1b)
Hình 7 - Ví dụ về cấu hình phép đo đối với thiết bị đặt trên bàn (phép đo nhiễu dẫn - cách bố trí thay thế 2)
Hình 8 - Ví dụ về cấu hình phép đo đối với thiết bị đặt trên sàn nhà (phép đo nhiễu dẫn)
Hình 9 - Ví dụ về cấu hình phép đo đối với thiết bị đặt trên bàn và đặt trên sàn nhà (phép đo nhiễu dẫn)
Hình 10 - Ví dụ về cấu hình phép đo đối với thiết bị đặt trên bàn (phép đo nhiễu phát xạ)
(Mời xem tiếp trong file tải về)
01
|
Văn bản dẫn chiếu |
02
|
Văn bản dẫn chiếu |
03
|
Văn bản dẫn chiếu |
04
|
Văn bản dẫn chiếu |
05
|
Văn bản dẫn chiếu |
06
|
Văn bản dẫn chiếu |
07
|
Văn bản dẫn chiếu |
08
|
Văn bản dẫn chiếu |
09
|
Văn bản dẫn chiếu |
10
|
Văn bản dẫn chiếu |
11
|
Văn bản dẫn chiếu |
12
|
Văn bản dẫn chiếu |
13
|
Văn bản dẫn chiếu |
14
|
Văn bản dẫn chiếu |
15
|
Văn bản dẫn chiếu |
16
|
Văn bản dẫn chiếu |
17
|
Văn bản dẫn chiếu |
18
|
Văn bản dẫn chiếu |
19
|
Văn bản dẫn chiếu |
20
|
Văn bản dẫn chiếu |
TCVN 7189:2009 CISPR 22: 2006 Thiết bị công nghệ thông tin-Giới hạn và phương pháp đo
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu: | TCVN 7189:2009 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Năm ban hành: | 0 |
Hiệu lực: | 01/01/2009 |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Người ký: | |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản tiếng Việt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!