hieuluat

Thông tư 09/LĐTBXH-TT hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại VN

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Theo văn bản
    Số hiệu: 09/LĐTBXH-TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Đình Hoan
    Ngày ban hành: 18/03/1997 Hết hiệu lực: 13/04/2000
    Áp dụng: 03/04/1997 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 09/LĐTBXH-TT NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM

     

    Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 3/10/1996 của Chính về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam, căn cứ Điều 51 của Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ quy định chi tiết Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

     

    I./ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

     

    1. Đối tượng áp dụng việc cấp giấy phép lao động theo Nghị định 58/CP là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là lao động nước ngoài) làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam sau đây:

    a) Doanh nghiệp Nhà nước;

    b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với nước ngoài trên cơ sở hợp đồng; doanh nghiệp đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao; công ty thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao - kinh doanh hoặc dự án xây dựng, chuyển giao theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất, khu công nghiệp; nhà thầu (thầu chính, thầu phụ), công ty nước ngoài được thuê để quản lý, thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

    c) Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng liên doanh với nước ngoài; công ty liên doanh bảo hiểm hoặc công ty liên doanh môi giới bảo hiểm; chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

    d) Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã có tư cách pháp nhân;

    đ) Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;

    e) Các tổ chức kinh doanh phục vụ thuộc cơ quan hành chính Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội khác.

    2. Đối tượng không áp dụng việc cấp giấy phép lao động theo Nghị định 58/CP:

    a) Lao động nước ngoài làm việc cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam, cho cá nhân người Việt Nam;

    b) Lao động nước ngoài là thành viên của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cả các Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, Công ty Bảo hiểm, liên doanh Bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài;

    c) Lao động nước ngoài làm việc cho các cơ quan ngoại giao; cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài; các văn phòng đại diện cho các tổ chức quốc tế, văn hoá, thông tin, giáo dục, khoa học của nước ngoài; chi nhánh công ty của nước ngoài; công ty dịch vụ của nước ngoài; luật sư quản lý, điều hành chi nhánh và các luật sư của các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, và người được thuê để giúp việc gia đình cho nhân viên của các cơ quan đó;

    d) Lao động nước ngoài được người sử dụng lao động thuê để xử lý khó khăn trong trường hợp khẩn cấp (trường hợp khẩn cấp là những sự cố, tình huống kỹ thuật công nghệ phức tạp xảy ra do các nguyên nhân khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh mà các chuyên gia của Việt Nam hoặc chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam không thể xử lý được); lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.

    đ) Lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài nhận thầu các công trình tại Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam;

    e) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam đầu tư vào Việt Nam theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước; lao động nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam, học sinh, sinh viên nước ngoài đang học tại Việt Nam.

     

    II./ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO
    LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI.

     

    1. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

    Người sử dụng lao động phải làm 3 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, mỗi bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ quy định tại điểm a, b dưới đây:

    a) Các giấy tờ của người sử dụng lao động:

    - Đơn xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài (theo mẫu số 1);

    - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho tuyển lao động nước ngoài (theo mẫu số 2) quy định tại Điều 7 của Nghị định 58/CP (trừ trường hợp tuyển người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 10 của Nghị định 58/CP và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển lao động nước ngoài theo Điều 51 của Nghị định 12/CP ngày 12/2/1997 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam);

    - Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép cho đặt chi nhánh tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam;

    b) Các giấy tờ của lao động nước ngoài:

    - Đơn xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam (theo mẫu số 3);

    - Bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người sử dụng lao động có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam, hợp đồng lao động được ký kết theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ấn hành;

    - Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của lao động nước ngoài. Chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề là bằng tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng, trường chuyên nghiệp, giấy chứng nhận về tay nghề của lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp theo quy định của pháp luật nước đó; đối với lao động nước ngoài là các nghệ nhân, làm các công việc có tính chất truyền thống nếu không có chứng chỉ thì phải có chứng nhận của công ty cử sang Việt Nam làm việc;

    - Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên của Việt Nam hoặc bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam cấp. Nếu chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì theo quy định của nước sở tại;

    - Sơ yếu lý lịch của lao động nước ngoài có dán ảnh (theo mẫu số 4). Việc xác nhận sơ yếu lý lịch được quy định như sau: đối với người do các công ty mẹ cử sang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì sơ yếu lý lịch của người lao động nước ngoài do công ty mẹ xác nhận; đối với người do doanh nghiệp tự tuyển thì sơ yếu lý lịch do cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc cư trú cuối cùng xác nhận; trường hợp pháp luật của nước đó không quy định về việc xác nhận sơ yếu lý lịch thì người lao động phải ghi rõ;

    Các giấy tờ của lao động nước ngoài gồm: bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề, giấy chứng nhận sức khoẻ (nếu được cấp ở nước ngoài), sơ yếu lý lịch của người nước ngoài nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt Nam và có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam; nếu đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo Thông tư 1413/NG-TT ngày 31/7/1994 của Bộ Ngoại giao về thể lệ hợp pháp hoá lãnh sự thì không phải sao dịch và chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam.

    2. Người sử dụng lao động lưu một bộ hồ sơ tại đơn vị, nộp 2 bộ hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động để xin cấp giấy phép lao động.

    3. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân loại hồ sơ và thực hiện quy định sau:

    a) Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép có thời hạn dưới 3 tháng và những trường hợp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền bằng văn bản thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với công an cùng cấp theo quy định của Bộ Nội vụ, xem xét việc cấp hay không cấp giấy phép lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động, trong đó nói rõ lý do;

    b) Đối với những hồ sơ xin cấp giấy phép có thời hạn từ 3 tháng trở lên (trừ những trường hợp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền), thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Công văn chuyển một bộ hồ sơ tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét việc cấp giấy hay không cấp giấy phép lao động trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động, trong đó nói rõ lý do;

    4. Việc cấp giấy phép lao động thực hiện theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành theo Quyết định số 178/LĐTBXH-QĐ ngày 18 tháng 3 năm 1997 về việc in, phát hành và quản lý giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài. Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động đã được ký kết, trong đó nói rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểm hết hiệu lực.

    Người sử dụng lao động và lao động nước ngoài thoả thuận gia hạn hợp đồng theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 58/CP thì người sử dụng lao động phải làm ba bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:

    - Đơn xin gia hạn giấy phép lao động (theo mẫu số 5), trong đó giải trình rõ về việc thực hiện kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế;

    - Bản sao hợp đông lao động đã gia hạn;

    - Giấy phép lao động đã được cấp.

    Người sử dụng lao động lưu 1 bộ và gửi 2 bộ tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động cũ chậm nhất là 30 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn. Việc xem xét gia hạn hoặc không gia hạn giấy phép lao động được thực hiện theo quy định tại Điểm 3 Mục này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    5. Lao động nước ngoài phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính.

     

    III./ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

     

    1. Các doanh nghiệp quy định tại điểm 1.b, c Mục I của Thông tư này có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài), các doanh nghiệp, tổ chức khác có nhu cầu sử dụng lao động là người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài thì chỉ phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, không phải xin phép và có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư cho phép tuyển.

    2. Người sử dụng lao động đang sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam chưa có giấy phép lao động, thẻ lao động trong thời hạn 5 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định của Nghị định 58/CP và Thông tư này. Lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đã được cấp thẻ lao động hoặc giấy phép lao động có thời hạn dưới 3 năm thì tiếp tục được sử dụng cho đến hết thời hạn.

    Trường hợp thẻ, giấy phép lao động được cấp có thời hạn trên 3 năm mà thời hạn hiệu lực còn 2 năm nữa kể từ ngày 3-10-1996 hoặc không xác định thời hạn hiệu lực thì người sử dụng lao động và người lao động phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

    3. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 58/CP, Thông tư này và sự uỷ quyền bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; theo dõi quản lý lao động nước ngoài làm việc tại địa phương, hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

    Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết.

    MẪU SỐ 1

     

    TÊN CÔNG TY... CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     
     
     

    ... ngày...tháng...năm 199

     

    ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
    CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

     

    Kính gửi: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố:................

     

    Công ty:.......

    Địa chỉ:....... Điện thoại:....

    Giấy phép kinh doanh số:..........

    Cơ quan cấp:....... Ngày cấp:......

    Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:........... Được sự chấp thuận của:.................

    Tại Công văn số:..... V/v xin tuyển người nước ngoài.

    Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố..... cấp giấy phép lao động cho người có tên sau đây:

     

    TT

    Họ và tên

    Quốc tịch

    Chức danh công việc

    Thời hạn
    làm việc

    1

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

    Lý do phải tuyển lao động nước ngoài (phần giải trình này áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tuyển lao động là người Việt Nam định cư ở nước ngoài)................................................................................ ..................................

     

    Tổng Giám đốc, Giám đốc

    (ký tên, đóng dấu)

    MẪU SỐ 2

     

     

    TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ............. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           
       
     

    Số: ....., Ngày... tháng... năm 199

     

    Kính gửi: Công ty....................

     

     

    - Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam, theo Thông tư số..... /LĐTBXH-TT ngày... tháng... năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam;

    - Xét đơn xin tuyển người nước ngoài của Công ty......................................

    Bộ; UBND tỉnh, thành phố, Hội đồng quản trị Tổng Công ty (1)

     

    1. Chấp thuận cho Công ty..................................

    Được tuyển (2)....... người nước ngoài để làm những công việc sau đây:

    a)...................... thời hạn:.... năm

    b).......................thời hạn:.... năm

    c)...................... thời hạn:.... năm

     

    2. Công ty phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.

     

    Bộ, UBND, Hội đồng quản trị (3)

     

    Ghi chú:

    - 1, 2: Gạch những chỗ không cần thiết.

    - 3: Ghi rõ số lượng cho phép tuyển.

     

     

     

     

    MẪU SỐ 3

     

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     
     
     

    ......, ngày... tháng... năm 199..

     

    ĐƠN XIN PHÉP CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

     

    Kính gửi: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố..................

     

    1. Họ và tên:.......... 2. Nam, nữ:...............

    full name sex

     

    3. Ngày, tháng, năm sinh......... 4. Nơi sinh.........

    Date of birth place of birth

     

    5. Quốc tịch..................

    Nationnality

     

    6. Hộ chiếu số:............ 7. Ngày cấp:...............

    Number passport Date

     

    8. Cơ quan cấp:.....................

    issued by

     

    9. Trình độ văn hoá:.....................

    Education lcvcl

     

    10. Trình độ chuyên môn tay nghề:................

    Proffesional qualification

     

    11. Sau khi tìm hiểu pháp luật lao động của Việt Nam và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức

    Having studied the labour legislation of Vietnam and operation of the enterprise (organisation) ...............................................................

    Tôi đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp..............

    I have cntcrcd in to an cmplymcnt contract with

    với thời hạn từ........... đến ngày.......................

    For the duration from to

     

    12. Nay làm đơn này đề nghị Bộ LĐTBXH (Sở LĐTBXH) cấp giấy phép lao động cho tôi để được làm việc cho.

    Now I submit this application to the MOLISA, (DELISA) for a work permit at

    ................................................

     

    13: Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Xin gửi tới quý cơ quan lời chào trân trọng.

    I promise to obey fully the law of Vietnam and will bear all responsibility for any violation.

     

    Người làm đơn

    (Ký tên)

    Signature of Applicant

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    MẪU SỐ 4

    nh 3x4 SƠ YẾU LÝ LỊCH

    CURRICULUM VILAE (FOR FOREIGNER)

     

     

    I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

     

    1. Họ và tên:..................

    Fullname

    2. Giới tính:.................

    Sex

    3. Ngày, tháng, năm sinh:.....

    Date of birth

    4. Tình trạng hôn nhân:.......

    Marital status:

    5. Quốc tịch:..................

    Nationnality of origin

    6. Quốc tịch hiện tại:..........

    Present nationnality

    7. Nghề nghiệp hiện tại:........

    Present profession

    8. Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại:..............

    Last or present work place

     

    II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.
    TRAINING BACKGROUND

     

    ........................................

    .........................................

    .........................................

    .........................................

     

    III. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN
    (KỂ CẢ Ở VIỆT NAM)
    EMPLOYMENT RECORDS.

     

    9. Đã làm việc ở nước ngoài:.............

    Employment in

    ................................

    ................................

    10. Đã làm việc ở Việt Nam:..............

    Employment in Vietnam

    ................................

    ................................

     

    IV. LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP.
    LEGAL STATUS

     

    11. Có vi phạm pháp luật Việt Nam lần nào chưa?

    Have you ever violated the Vietnamese law?

    ................................

    ................................

    12. Có vi phạm pháp luật nước ngoài lần nào chưa? Mức độ vi phạm?

    Have you ever violated law of any other country? Level of violation

    ................................

    ................................

    13. Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

    I certify that these statements are true to the best of my knowledge and will be respsible for their correctress.

    Ngày... tháng... năm 1997

    Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Người khai ký tên

    (Cơ quan địa phương hoặc của (Signature)

    doanh nghiệp cử sang làm việc) (1)

    (Certified by authorired agency)

     

    Ghi chú:

    1) Trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định về việc xác nhận lý lịch thì điểm này không phải ghi.

    MẪU SỐ 5

     

    TÊN CÔNG TY:....... CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     
     
     

    ....., ngày... tháng... năm 199..

     

    ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

     

    Kính gửi: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.

     

    Công ty:...................

    Địa chỉ:...................

    Điện thoại:................

    Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:.............

    Xin gia hạn giấy phép cho những người có tên sau đây:

     

    Số TT


    Họ tên

    Quốc tịch

    Chức danh công việc đang làm

    Giấy phép số

    Thời hạn của
    giấy phép

    Thời gian gia hạn

    1

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

     

     

     

    Lý do xin gia hạn giấy phép

    ..................................................................................................................

    ..................................................................................................................

     

    Tổng giám đốc, giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Thông tư 08/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ Tài chính áp dụng thí điểm cho một số khu vực cửa khẩu Tỉnh Lạng Sơn.
    Ban hành: 15/01/1998 Hiệu lực: 26/09/1997 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Thông tư 15/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em
    Ban hành: 06/02/1998 Hiệu lực: 22/02/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 17/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, biện pháp điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998.
    Ban hành: 11/02/1998 Hiệu lực: 01/01/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 29/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính thực hiện quy chế quản lý dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 10/CP ngày 24/2/96 của Chính phủ
    Ban hành: 01/03/1998 Hiệu lực: 16/03/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 61-TC/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về viêc hướng dẫn chế độ quản lý kinh phí an toàn giao thông do ngân sách Trung ương đài thọ
    Ban hành: 13/05/1998 Hiệu lực: 28/05/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 83/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế doanh thu nguyên vật liệu và bán hàng thành phẩm mua của cơ sở sản xuất để sản xuất hàng xuất khẩu
    Ban hành: 20/06/1998 Hiệu lực: 20/06/1998 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 85/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    Ban hành: 25/06/1998 Hiệu lực: 01/01/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 08/2000/TT-BLĐTBXH của bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam
    Ban hành: 29/03/2000 Hiệu lực: 13/04/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10/06/2015
    Ban hành: 30/09/2015 Hiệu lực: 30/09/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 09/LĐTBXH-TT hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại VN

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu: 09/LĐTBXH-TT
    Loại văn bản: Thông tư
    Ngày ban hành: 18/03/1997
    Hiệu lực: 03/04/1997
    Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Theo văn bản
    Người ký: Trần Đình Hoan
    Ngày hết hiệu lực: 13/04/2000
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (8)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X