BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 68/2003/QĐ-BNN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Danh mục phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa và Thông tư liên Bộ số 1537/KCM-NN-PTNT ngày 17 tháng 7 năm 1996 hướng dẫn thi hành Nghị định số 86/CP;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khuyến nông và khuyến lâm, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Danh mục phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Điều 2. Trong từng thời kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ điều chỉnh Danh mục nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khuyến nông và khuyến lâm, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh phân bón tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
DANH MỤC
phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/2003/QĐ-BNN
ngày
I. PHÂN KHOÁNG ĐƠN
1. Phân đạm (phân ni tơ)
Nitrát amôn [NH4NO3];
Nitrát canxi [CA(NO3)2];
Nitrát natri [NANOA];
Sun phát amôn [(NH4)2 SO4];
Urê [CO(NH2)2]
2. Phân lân (phân phốt phát)
Lân nung chảy (còn gọi là Tecmo phốt phát; Phân lân Can xi Magiê);
Supe phốt phát đơn (còn gọi là mônô canxi phốt phát; SSP);
Supe phốt phát kép (còn gọi là TSP; CSP).
3. Phân kali
Kali clorua [KCL] (còn gọi là MOP);
Kali sunphát [K2SO4] (Còn gọi là SOP).
II. PHÂN ĐA YẾU TỐ
1. Phân phức hợp
Mônôamôn phốt phát [NH4H2PO4] (còn gọi là MAP);
Diamôn phốt phát [(NH4)2HPO4] (còn gọi là DAP);
Kali nitrát [KNO4]
2. Phân khoáng trộn
Các loại phân khoáng trộn (phân NPK).
III. PHÂN TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
Các loại phân trung lượng, vi lượng và hỗn hợp của chúng.
IV. PHÂN VI SINH VẬT
1. Phân vi sinh vật cố định đạm (phân vi sinh vật cố định ni tơ).
2. Phân vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan.
V. PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Các loại phân hữu cơ có chứa vi sinh vật có ích với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành.
VI. PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
Các loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ thông qua tác động của vi sinh vật hoặc các tác nhân sinh học khác.
VII. PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG
Các loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
VIII. PHÂN BÓN LÁ
Các loại phân bón dùng tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
IX. PHÂN BÓN CÓ BỔ SUNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG
Các loại phân bón có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng được phép sử dụng ở Việt