hieuluat

Nghị định 85/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP bảo đảm tiền vay tổ chức tín dụng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Theo văn bản
    Số hiệu: 85/2002/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày ban hành: 25/10/2002 Hết hiệu lực: 27/01/2007
    Áp dụng: 09/11/2002 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 85/2002/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2002
    VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 178/1999/NĐ-CP
    NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA
    CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;

    Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng như sau:

    1. Bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:

    "Việc cấp tín dụng của Quỹ hỗ trợ phát triển và của các tổ chức tài chính nhà nước khác, nếu pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm, thì cũng được áp dụng các quy định của Nghị định này".

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 như sau:

    "Tài sản bảo đảm tỉn vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quỷn sở hữu, giá tr̃ quỷn sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; tài sản thuộc quỷn quản lư, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước; tài sản hình thành tơ vốn vay".

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 2 như sau:

    "Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh cam kết với tổ chức tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá tr̃ quỷn sử dụng đất của mình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quỷn quản lư, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ".

    4. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 2 như sau:

    "Khách hàng vay là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, pháp nhân Việt Nam và cá nhân, pháp nhân nước ngoài có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

    "Tổ chức tín dụng có quyền quyết định lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm bảo đảm tiền vay; quyết định lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay. Trường hợp tổ chức tín dụng quyết định lựa chọn bên bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, thì việc thực hiện bảo lãnh phải tuân theo các quy định của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ, của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác".

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:

    "Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình; tài sản là giá tr̃ quỷn sử dụng đất; tài sản thuộc quỷn quản lư, sử dụng đối với bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước. Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thoả thuận về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thì thực hiện bảo lãnh theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".

    7. Sửa đổi khoản 5 Điều 6 như sau :

    "Giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đó đủ điều kiện làm bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, thì việc thế chấp, bảo lãnh đồng thời cả giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hay tách rời là do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên thoả thuận thế chấp, bảo lãnh tách rời giữa tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất, thì tổ chức tín dụng nhận thế chấp, bảo lãnh phải có khả năng quản lý tài sản trong quá trình cho vay và xử lý được tài sản đó để thu hồi nợ, nếu khách hàng vay không trả được nợ".

    8. Bổ sung khoản 6 Điều 6 như sau:

    "Trường hợp giao dịch bảo đảm tiền vay bị coi là vô hiệu từng phần hay toàn bộ, thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà giao dịch bảo đảm đó là một điều kiện".

    9. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

    "Điều 7. Điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

    1. Tài sản, điều kiện nhận tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, thủ tục ký kết và thực hiện văn bản, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh (sau đây gọi chung là văn bản, hợp đồng bảo đảm) và việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Văn bản, hợp đồng bảo đảm có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Khách hàng vay, bên bảo lãnh được thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, kể cả đất thuê mà thời hạn thuê đã được trả tiền còn lại dưới 05 năm, theo quy định của pháp luật về đất đai và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    3. Tổ chức tín dụng kiểm tra điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay. Khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay."

    10. Sửa đổi khoản 1 Điều 8 như sau:

    "Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng tín dụng".

    11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:

    "Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh được xác định như sau:

    a) Đất do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; đất ở; đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất do Nhà nước giao có thu tiền đối với tổ chức kinh tế; đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh do tổ chức tín dụng và khách hàng vay, bên bảo lãnh thoả thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về rủi ro vốn cho vay.

    b) Đất do Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm, thì giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp, bảo lãnh gồm tiền đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng khi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có), tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng.

    c) Trường hợp thế chấp, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm".

    12. Bỏ khoản 4 Điều 8

    13. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

    "Điều 11. Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản

    Một tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng. Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều tổ chức tín dụng, thì phải có đủ các điều kiện:

    1. Các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản này đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

    2. Các tổ chức tín dụng cùng nhận một tài sản bảo đảm phải thoả thuận với nhau bằng văn bản cử đại diện giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ.

    3. Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

    14. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

    "Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng vay khi sử dụng phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng, nơi nhận cầm cố, thế chấp để lưu hành phương tiện đó trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụng chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nếu tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay, tàu biển tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, tổ chức tín dụng giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của Công chứng Nhà nước".

    15. Sửa đổi khoản 4 Điều 12 như sau:

    "Trong trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản cho khoản vay hợp vốn, các tổ chức tín dụng tham gia hợp vốn có văn bản thoả thuận cử đại diện quản lý tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay".

    16. Sửa đổi khoản 1 Điều 14 như sau:

    "Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 17 Điều này".

    17. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

    "Điều 15. Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay

    1. Đối với khách hàng vay:

    a) Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

    b) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;

    c) Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 15% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án đó.

    2. Đối với tài sản:

    a) Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng; xác định được giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là vật tư hàng hoá, thì ngoài việc có đủ các điều kiện này, tổ chức tín dụng phải có khả năng quản lý, giám sát tài sản bảo đảm.

    b) Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng".

    18. Sửa đổi Điều 20 như sau:

    "Điều 20. Khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản phải có đủ các điều kiện sau đây :

    1. Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác.

    2. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật.

    3. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    4. Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm này".

    19. Bỏ khoản 2 và khoản 3 Điều 21.

     

    Điều 2. Điều khoản thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

    2. Quy định về bảo đảm tiền vay tại điểm d, đ khoản 6 Mục III Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ về một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000 hết hiệu lực thi hành.

    3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

    4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10
    Ban hành: 12/12/1997 Hiệu lực: 01/10/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10
    Ban hành: 12/12/1997 Hiệu lực: 01/10/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Tổ chức Quốc hội
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 07/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
    Ban hành: 29/12/2006 Hiệu lực: 27/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    06
    Nghị định 178/1999/NĐ-CP của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
    Ban hành: 29/12/1999 Hiệu lực: 13/01/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 03/2003/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/1/2003 của Chính phủ
    Ban hành: 24/02/2003 Hiệu lực: 24/02/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Chỉ thị 03/2003/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng ngân hàng phục vụ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
    Ban hành: 21/05/2003 Hiệu lực: 21/05/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Chỉ thị 03/2004/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay vốn đối với nông, lâm trường quốc doanh
    Ban hành: 09/02/2004 Hiệu lực: 02/03/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 365/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
    Ban hành: 13/04/2004 Hiệu lực: 06/05/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 10/2006/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên
    Ban hành: 03/07/2006 Hiệu lực: 06/08/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 373/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 40/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
    Ban hành: 22/04/2003 Hiệu lực: 03/06/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    13
    Chỉ thị 03/2003/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng ngân hàng phục vụ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
    Ban hành: 21/05/2003 Hiệu lực: 21/05/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
    Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
    Ban hành: 29/12/2006 Hiệu lực: 27/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 85/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP bảo đảm tiền vay tổ chức tín dụng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Chính phủ
    Số hiệu: 85/2002/NĐ-CP
    Loại văn bản: Nghị định
    Ngày ban hành: 25/10/2002
    Hiệu lực: 09/11/2002
    Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Theo văn bản
    Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực: 27/01/2007
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X