Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 7116/TB-BNN-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Nguyễn Minh Nhạn |
Ngày ban hành: | 01/12/2008 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/12/2008 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 7116/TB-BNN-VP |
CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2008 |
THÔNG BÁO
Về ý kiến kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị “Đánh giá tác động
của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nông nghiệp - nông thôn Việt
Ngày 25 tháng 11 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nông nghiệp - nông thôn Việt Nam”. Tham dự Hội nghị có 80 đại biểu đại diện của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế thế giới; các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc Bộ; Viện Chính sách và chiến lược PTNT; Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam; các Tổng công ty: Cà phê, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam, Chè, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Rau quả nông sản; các Hiệp hội: Lương thực, Cà phê - Ca cao, Cao su, Hồ tiêu, Chè, Chăn nuôi, Gỗ và lâm sản, Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến phát biểu của các Bộ, ngành và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Hội nghị, Bộ trưởng đã kết luận như sau:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng, tác động đến mọi mặt của nền kinh tế trong đó có nông nghiệp, nông thôn. Cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài và phức tạp, Bộ có trách nhiệm phải làm rõ ảnh hưởng của khủng hoảng đến nông nghiệp - nông thôn nói chung, đặc biệt là tác động đến những nhóm ngành hàng lớn để tìm ra các giải pháp nhằm thích ứng và chống đỡ.
Để đáp ứng yêu cầu đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị triển khai một số giải pháp sau:
1. Giải pháp về điều chỉnh cơ cấu sản xuất:
- Các Cục phải dành sự quan tâm, theo dõi sát sao có dự báo, điều chỉnh dự báo kịp thời, chủ động đánh giá tác động ảnh hưởng đến lĩnh vực đơn vị phụ trách, để có đề xuất điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, trước hết là cây lúa, cà phê, cao su ... để chỉ đạo các địa phương triển khai.
2. Giải pháp về kỹ thuật để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản:
- Các Cục nghiên cứu đề xuất điều chỉnh các giải pháp về kỹ thuật để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản (giảm giá thành, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ...).
3. Giải pháp về hỗ trợ nông dân, các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Các Hiệp hội: tổng hợp, báo cáo Bộ các kiến nghị cụ thể.
- Các đơn vị chủ động làm việc với các Hiệp hội có đề nghị cụ thể đối với từng loại hàng hoá nông sản để Bộ làm việc với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết.
- Cục Chế biến, Thương mại NLTS và NM:
+ Chuẩn bị báo cáo để tổ chức hội nghị đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến thương mại;
+ Triển khai mạnh mẽ công tác xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá, nhất là xuất khẩu.
4. Giải pháp về tăng cường công tác thống kê, thông tin dự báo thị trường:
* Vụ Kế hoạch:
- Là cơ quan giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thống kê, thông tin dự báo.
- Phối hợp với Trung tâm Tin học và Thông kê chuẩn bị để Bộ làm việc với Tổng cục Thống kê.
* Phân công thực hiện công tác dự báo:
- Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn làm công tác dự báo dài hạn;
- Các Cục phối hợp với Trung tâm Tin học và Thống kê làm công tác dự báo ngắn hạn.
5. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp:
- Các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, rà soát, sửa đổi, bổ sung các qui định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cục Kiểm lâm: làm việc với Hiệp hội Gỗ và lâm sản giải quyết những vướng mắc để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, báo cáo Bộ kết quả;
- Cục Quản lý chất lượng NLS và TS: rà soát, sửa đổi các qui định để xã hội hoá công tác kiểm nghiệm, phân tích chất lượng nông sản.
- Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp: phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
- Cục Chế biến, Thương mại NLTS và NM:
+ Kiểm tra, thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Hiệp hội Chè.
+ Khẩn trương hoàn thành quy chuẩn cho dây chuyền chế biến chè.
- Cục Chế biến, Thương mại NLTS và NM và Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp: tổ chức các đoàn công tác phối hợp với các địa phương đánh giá làm rõ các khó khăn của các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông nghiệp, thông thôn, tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
6. Vụ Kế hoạch:
- Phối hợp với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn hoàn chỉnh báo cáo về tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đối với nông nghiệp - nông thôn để Bộ gửi Thủ tướng Chính phủ và các địa phương.
Văn phòng xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và triển khai thực hiện./.
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
(đã ký)
Nguyễn Minh Nhạn
Không có văn bản liên quan. |
Thông báo 7116/TB-BNN-VP Hội nghị “Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nông nghiệp - nông thôn Việt Nam”
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 7116/TB-BNN-VP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Ngày ban hành: | 01/12/2008 |
Hiệu lực: | 01/12/2008 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Minh Nhạn |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!