hieuluat

Thông tư 98/1999/TTLT-BTC-UBTDTT hướng dẫn mức chi chương trình Quốc gia về thể thao

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính, Uỷ ban Thể dục Thể thao Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 98/1999/TTLT-BTC-UBTDTT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lương Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân
    Ngày ban hành: 16/08/1999 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 01/08/1999 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • THÔNG TƯ

    LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - UỶ BAN TDTT
    SỐ 98/1999/TTLT/BTC-UBTDTT NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 1999
    HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
    VỀ THỂ THAO

     

    - Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1997 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.

    - Căn cứ Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1997 và Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.

    - Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình Quốc gia và Thông tư liên bộ số 06/LBKH-TC ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 531/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

    - Căn cứ Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý Chương trình Quốc gia.

    - Căn cứ Quyết định số 341/TTg ngày 21/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về Thể thao.

    Liên tịch Bộ Tài chính - Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn nội dung mức chi và công tác quản lý tài chính đối với Chương trình Quốc gi về thể thao như sau:

     

    PHẦN I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    1. Chương trình Quốc gia về thể thao, nhằm đào tạo và cung cấp lực lượng vận động viên tài năng có trình độ cao để thi đấu trong nước, khu vực và Quốc tế, đặc biệt là SEA GAMES lần thứ 22.

    2. Đối tượng thực hiện Thông tư này là các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình Quốc gia về thể thao.

    3. Kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về thể thao được cân đối trong ngân sách của ngành Thể dục Thể thao hàng năm ở Trung ương, ngoài ra còn huy động thêm các nguồn khác của các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu của Chương trình.

    4. Kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về thể thao được quản lý theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn quản lý tài chính hiện hành nhằm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

     

     

    PHẦN II
    NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     

    A. NỘI DUNG CHI:

     

    1. Chi cho công tác đào tạo:

    - Chi tuyển chọn vận động viên các môn thể thao

    - Chi tiền ăn cho vận động viên và huấn luyện viên

    - Chi tiền mua thuốc bổ bồi dưỡng cho vận động viên

    - Chi mời giáo viên dạy văn hoá, ngoại ngữ cho vận động viên trong thời gian triệu tập huấn luyện, đào tạo.

    - Chi mua sắm dụng cụ, trang phục đào tạo, huấn luyện

    - Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước tập huấn cho vận động viên

    - Chi tập huấn cho huấn luyện viên, vận động viên và cán bộ quản lý sử dụng trang thiết bị kỹ thuật thể thao mới

    - Chi tổ chức các cuộc thi đấu kiểm tra theo Chương trình huấn luyện

    - Chi tiền công của vận động viên

    - Chi khác (nếu có)

    2. Chi cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất:

    - Chi mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thi đấu các môn thể thao

    - Chi sửa chữa trang thiết bị, cải tạo các công trình thể thao ở các cơ sở đang đào tạo vận động viên có thành tích cao

    - Chi khác (nếu có)

    3. Chi quản lý Chương trình ở Trung ương:

    Kinh phí chi quản lý Chương trình được dự toán theo từng năm gồm:

    - Chi văn phòng phẩm, bưu phí điện thoại, thiết bị văn phòng

    - Chi in ấn biểu mẫu hướng dẫn nghiệp vụ, thu thập thông tin, tư liệu

    - Chi tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá sơ kết, tổng kết, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về thực hiện các mục tiêu của Chương trình

    - Chi khen thưởng

    - Chi khác (nếu có).

     

    B. MỨC CHI:

     

    1. Đối với vận động viên năng khiếu đào tạo ở địa phương:

    - Hỗ trợ tiền ăn cho vận động viên, huấn luyện viên năng khiếu: 12.000 đồng/người/ngày

    2. Đối với vận động viên trẻ đào tạo ở địa phương:

    - Hỗ trợ tiền ăn cho vận động viên, huấn luyện viên: 35.000 đồng/người/ngày

    - Hỗ trợ tổ chức thi đấu, thiết bị trang phục cá nhân phục vụ luyện tập, tiền thuốc bổ của vận động viên, huấn luyện viên và tiền công: 3.225.000 đồng/người/năm.

    3. Đối với vận động viên trẻ đào tạo ở Trung ương:

    - Chi tiền ăn cho huấn luyện viên và vận động viên: 35.000 đồng/người/ngày.

    - Chi mới giáo viên dạy văn hoá, ngoại ngữ cho vận động viên trong thời gian triệu tập huấn luyện, đào tạo, thiết bị, trang phục cá nhân phục vụ luyện tập, tiền thuốc bổ cho vận động viên, huấn luyện viên, tiền công và tổ chức thi đấu: 7.225.000 đồng/người/năm.

     

    C. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

     

    1. Lập dự toán:

    Hàng năm, căn cứ vào nội dung, kế hoạch tổng thể của Chương trình Quốc gia về thể thao, Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn các Bộ, ngành, ở Trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối mức ngân sách cho Chương trình Quốc gia về thể thao trong dự toán ngân sách hàng năm.

    Kế hoạch Chương trình Quốc gia về thể thao được tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.

    Kế hoạch của các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương được Ban chủ nhiệm Chương trình phê duyệt và tổng hợp chung vào kế hoạch của Chương trình Quốc gia về thể thao, gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo biểu mẫu và thời gian quy định hiện hành.

    Căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ban chủ nhiệm Chương trình Quốc gia về thể thao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

    2. Cấp phát kinh phí:

    Căn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí kịp thời để thực hiện các mục tiêu của Chương trình vào loại 16 khoản 20 với các chương tương ứng theo phương thức:

    - Đối với cơ quan Trung ương: Bộ Tài chính cấp phát trực tiếp kinh phí cho các Bộ, ngành ở Trung ương.

    - Đối với các địa phương: Bộ Tài chính cấp phát uỷ quyền về Sở Tài chính - Vật giá.

    3. Tổ chức kế toán, kiểm tra tài chính và quyết toán:

    a. Công tác kế toán:

    Chương trình Quốc gia về thể thao thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định số 999/TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

    Đối với mua sắm trang thiết bị, dụng vụ, sữa chữa cải tạo các công trình thể thao thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

    b. Công tác quyết toán:

    - Trung ương: Các Bộ, ngành được ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về thể thao phải lập và tổng hợp báo cáo quyết toán chung của bộ, ngành gửi Bộ Tài chính 01 bản và cho Uỷ ban thể dục thể thao (Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia về thể thao) 01 bản để tổng hợp theo chương trình báo cáo Bộ Tài chính.

    - địa phương: Sở Thể dục Thể thao tổng hợp và lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền về thực hiện muc tiêu Chương trình quốc gia về thể thao, gửi Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra, xét duyệt, đồng gửi về Uỷ ban Thể dục Thể thao 01 bản.

    Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm duyệt quyết toán kinh phí ngân sách Trung ương uỷ quyền về thực hiện mục tiêu Chương trình Quốc gia về thể thao cho Sở Thể dục Thể thao và gửi báo cáo quyết toán đã thẩm định về Bộ Tài chính và Uỷ ban Thể dục Thể thao, đồng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

    Bộ Tài chính chủ trì cùng với Uỷ ban Thể dục Thể thao thẩm tra quyết toán kinh phí uỷ quyền về thực hiện mục tiêu Chương trình quốc gia về thể thao của Sở Tài chính - Vật giá và Sở Thể dục Thể thao. Trên cơ sở biên bản thẩm định của liên Bộ, Sở Tài chính - Vật giá thông báo duyệt quyết toán cho Sở Thể dục Thể thao; Bộ Tài chính tổng hợp quyết toán kinh phí uỷ quyền Chương trình Quốc gia về thể thao để tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

    c. Công tác kiểm tra:

    Hàng năm Ban chủ nhiệm Chương trình Quốc gia về thể thao phối hợp với cơ quan tài chính tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng kinh phí ở Trung ương cũng như địa phương đúng mục đích, đúng đối tượng quy định của Nhà nước. Trường hợp phát hiện việc sử dụng kinh phí sai mục đích và các chế độ quy định, đoàn kiểm tra báo cáo các cấp có thẩm quyền tạm ngừng hoặc đình chỉ cấp phát kinh phí.

     

    PHẦN III
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/8/1999, trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Uỷ ban Thể dục Thể thao để nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 98/1999/TTLT-BTC-UBTDTT hướng dẫn mức chi chương trình Quốc gia về thể thao

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính, Uỷ ban Thể dục Thể thao
    Số hiệu: 98/1999/TTLT-BTC-UBTDTT
    Loại văn bản: Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành: 16/08/1999
    Hiệu lực: 01/08/1999
    Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Lương Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân
    Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X