ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------
Số: 91/KH-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc Thành phố tại Tờ trình số 05/TTr-BDT ngày 09/3/2017, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Quán triệt nội dung và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn Thành phố, góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Yêu cầu
Triển khai thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Thực hiện chính sách đối với người có uy tín kịp thời, đúng đối tượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của người có uy tín tại các địa phương.
1. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án
a) Công tác tuyên truyền
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng; tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương; tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Công tác vận động, quản lý người có uy tín
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền; nâng cao vai trò trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác vận động và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện đảm bảo trình tự, thủ tục bình chọn, xét công nhận người có uy tín; hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung hoặc thay thế người có uy tín theo quy định.
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho người có uy tín
- Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo, định hướng nội dung hoạt động; quan tâm bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và giao nhiệm vụ phù hợp để người có uy tín phát huy vai trò của mình trong cộng đồng.
- Tạo cơ chế động viên, khuyến khích người có uy tín tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền đối với người có uy tín; tăng cường cung cấp thông tin cho người có uy tín về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín
- Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách đối với người có uy tín.
- Thực hiện rà soát, đánh giá và hoàn thiện việc áp dụng cơ chế, chính sách trong công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín tại địa phương; kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những người có uy tín tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nguồn ngân sách Thành phố: Được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành thành phố và UBND các huyện có liên quan theo quy định.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND Thành phố và Ủy ban Dân tộc theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu áp dụng các chế độ, chính sách đối với người có uy tín phù hợp, đảm bảo thống nhất về nội dung và các mức chi tương ứng đối với cùng một đối tượng thụ hưởng.
Tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hằng năm của Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành và các đơn vị có liên quan theo quy định; hướng dẫn kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành và địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố lồng ghép các hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu của Đề án.
Phối hợp tổ chức vận động, phát huy vai trò và thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của ngành.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số và giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã vùng dân tộc miền núi tổ chức thực hiện Đề án theo nội dung của Kế hoạch này; kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo về Ban Dân tộc Thành phố tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Ủy ban Dân tộc theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị và địa phương phản ánh về Ban Dân tộc Thành phố tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết theo quy định.
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban Dân tộc; - Chủ tịch UBND Thành phố; - PCT Nguyễn Văn Sửu; - Các sở, ngành Thành phố; - Ủy ban MTTQ VN Thành phố; - UBND huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ; - VPUB: CVP, PCVP: NN. Sơn, TV. Dũng, KT, KGVX, TKBT, TH; - Lưu: VT, KT (Quang, Túy)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sửu
|