BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
Số: 676/QĐ-BCT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
----------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030”:
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục hóa chất,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch của địa phương, quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan đã được phê duyệt, phù hợp các quy định hiện hành.
b) Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chát cơ bản trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, gắn liền với mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong nước, tăng cường thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất hóa chất, phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.
c) Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số sản phẩm hóa chất cơ bản có lợi thế cạnh tranh gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường.
a) Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng và phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản tương đối đồng bộ về cơ cấu các sản phẩm cả vô cơ và hữu cơ. Duy trì phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam, tăng trưởng bình quân chỉ số sản xuất công nghiệp đạt 9÷10%/năm, góp phần đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam tăng trưởng bình quân 14 ÷ 16%/năm.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phát triển các dự án hóa chất mới có quy mô lớn. Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu có lợi thế (apatit, lưu huỳnh và các nguyên liệu từ lọc dầu, khí thiên nhiên), khuyến khích các dự án chế biến sâu nguyên liệu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm như Photpho vàng, axit Photphoric cấp công nghiệp...
- Phát triển sản xuất các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao, hóa chất tinh khiết, hóa chất phẩm cấp kỹ thuật, cấp thực phẩm phục vụ cho nhu cầu các ngành kinh tế kỹ thuật khác như dược phẩm, thực phẩm...
- Phấn đấu đến năm 2025, đáp ứng 80-90% nhu cầu một số sản phẩm hóa chất cơ bản vô cơ thông dụng (xút, axit sunfuaric, axit photphoric, axit clohydric, axit nitric, amoniac,...), 17-20% tổng nhu cầu một số sản phẩm hóa chất hữu cơ (MEG, PTA, DOP, VCM, LAB, LAS, Methanol).
- Phát triển sản xuất hóa chất cơ bản trên cơ sở phát triển những cụm nhà máy có quy mô sản xuất đủ lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường; gắn bó với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu, bố trí gần các đơn vị tiêu thụ, liên hoàn với các cơ sở sản xuất hạ nguồn theo mô hình tổ hợp, để giảm chi phí sản xuất và có điều kiện xử lý tác động môi trường một cách tập trung.
- Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài nguyên của đất nước như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng ilmenit, dầu mỏ, khí thiên nhiên, nước biển...; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ tuyển quặng apatit loại II, quặng loại IV, tinh chế muối công nghiệp làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất hóa chất.
4.1. Quy hoạch phát triển đến năm 2025
a) Giai đoạn đến năm 2020
* Đầu tư mở rộng: Đầu tư mở rộng, hiện đại hóa, nâng công suất sản xuất xút, axit Sunfuric thương phẩm của các cơ sở sản xuất hiện có cung cấp cho thị trường, dự kiến:
- Triển khai Dự án đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion tại Phú Thọ, thay thế dây chuyền sản xuất cũ lạc hậu, đồng thời nâng công suất từ 6.000 tấn/năm lên 9.000 tấn/năm, tổ chức sản xuất một số sản phẩm gốc Clo nhằm cân bằng clo cho nhà máy.
- Triển khai di dời, mở rộng sản xuất các nhà máy sản xuất xút-clo hiện có tại miền Nam vào các khu, cụm công nghiệp tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Di dời, nâng công suất dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric của Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam lên 120.000 tấn/năm; mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất axit Photphoric tại Lào Cai lên 160.000 tấn/năm cho sản xuất các sản phẩm hóa chất gốc Photphat mới.
- Đầu tư các dự án mở rộng sản xuất các sản phẩm hóa chất khác: Dự án mở rộng, nâng công suất dây chuyền sản xuất Zeolite, công suất 20.000 tấn/năm tại Cần Thơ; Dự án mở rộng nhà máy sản xuất chất hóa dẻo (DOP) hiện có tại Đồng Nai, nâng công suất lên 75.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu chất hóa dẻo cho công nghiệp nhựa và các ngành công nghiệp khác.
* Đầu tư mới: Bên cạnh các dự án nâng cấp, mở rộng, tiến hành đầu tư một số dự án mới sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản khác, cụ thể:
- Dự án sản xuất xút vảy và sản phẩm gốc Clo, công suất 120.000 tấn/năm tại miền Trung, đáp ứng nhu cầu xút-clo cho các dự án lọc-hóa dầu tại miền Trung, các dự án khai thác, chế biến alumin Tây Nguyên, đón đầu nhu cầu phát triển sản xuất PVC trong nước.
- Dự án nhà máy axit Sunfuric công suất 300.000 tấn/năm, kết hợp phát điện thuộc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thay thế các dây chuyền sản xuất cũ hiện có, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Cải tạo, nâng công suất dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric tại Nhà máy Supe phốt phát Long Thành lên 120.000 tấn/năm, nhằm cân đối nhu cầu cho sản xuất phân supe lân và đáp ứng nhu cầu thị trường phía Nam.
- Đầu tư xây dựng mới các xưởng sản xuất axit Sunfuaric, axit Photphoric tích hợp trong dự án sản xuất phân bón DAP số 3 tại Lào Cai.
- Ngoài ra, thực hiện một số dự án sản xuất khác như: nhà máy sản xuất axit Photphoric nhiệt từ Photpho vàng; Dự án nhà máy sản xuất các dẫn xuất từ Photpho (PCl3, PCI5, P2S5...) xuất Natri Nitrat (NaNO3) 10.000 tấn/năm; Dự án nhà máy Nitrat (Ca(NO3)2) 50.000 tấn/năm.
- Để đáp ứng nhu cầu Amoniac cho các nhà máy sản xuất DAP tại miền Bắc và các hộ tiêu thụ khác, tiến hành đầu tư nhà máy sản xuất Amoniac công suất 300.000 tấn/năm, từ đó tiến tới sản xuất các sản phẩm hóa chất hữu cơ cơ bản, dung môi hoặc sản phẩm khác cung cấp cho thị trường.
Bên cạnh các dự án sản xuất hóa chất cơ bản vô cơ, cần xúc tiến đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản hữu cơ, hóa chất tổng hợp, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đáp ứng 17-20% tổng nhu cầu một số sản phẩm hóa chất hữu cơ (MEG, PTA, DOP, VCM, LAB, LAS, Methanol) cho các ngành công nghiệp nhựa, xơ sợi, sơn-mực in..cụ thể:
- Hoàn thành Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, dây chuyền sản xuất: Benzen, P-xylen, Lưu huỳnh, cung cấp nguyên liệu Lưu huỳnh cho các dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric tại Việt Nam, đồng thời là cơ sở để đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm PTA phục vụ cho nhà máy Xơ sợi tổng hợp.
- Đồng thời triển khai: Dự án nhà máy sản xuất Methanol và các sản phẩm từ Methanol: Formalin, Keo dán từ Formaldehyde tại miền Nam; Dự án Nhà máy sản xuất Hydro peroxit (H2O2) tại miền Nam, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như sản xuất giấy, dệt nhuộm...
b) Giai đoạn 2021 đến 2025
- Tiếp tục đầu tư các dự án sản xuất hóa chất vô cơ phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp như bột giặt, kính thủy tinh, giấy... cụ thể như: Dự án đầu tư sản xuất Natri sunphat (Na2SO4) công suất 150-200 ngàn tấn/năm gắn với dây chuyền sản xuất axit Sunfuaric tại miền Bắc hoặc miền Nam; Dự án nhà máy sản xuất Sô đa công suất 300.000 tấn/năm tại miền Bắc hoặc miền Trung; Dự án nhà máy sản xuất Hydro Peroxit (H2O2) công suất 50.000 tấn/năm tại miền Bắc.
- Sau khi các Dự án mở rộng, xây dựng mới tổ hợp lọc dầu, lọc-hóa dầu như: Dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án Liên hợp Lọc-hóa dầu Nghi Sơn; Dự án nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong và Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô lần lượt đi vào vận hành sản xuất thương mại, cần tập trung phát triển các dự án sản xuất sản phẩm hóa chất hữu cơ gắn liền với các dự án này để tận dụng nguồn nguyên liệu từ lọc, hóa dầu và nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên. Các dự án sau cần được xem xét triển khai:
- Dự án nhà máy sản xuất NH3 và các dẫn xuất từ NH3 tại miền Nam trên cơ sở nguồn khí tự nhiên, đáp ứng nguyên liệu cho ngành chế biến hóa dầu, các ngành sản xuất ngoài urê như DAP, SA, bột ngọt, cao su...với công suất khoảng 450.000-600.000 tấn/năm.
- Dự án nhà máy sản xuất LAS công suất 48.000 tấn/năm tại miền Trung, nguồn nguyên liệu dự kiến từ Dự án các sản phẩm từ Aromatics (NB, LAB, PTA, PET...) tại miền Bắc.
- Dự án Tổ hợp hóa dược từ khí Cá Voi Xanh với công suất trên 1 triệu tấn sản phẩm các loại tại miền Trung. Nguồn nguyên liệu dự kiến từ Mỏ khí Cá Voi xanh hoặc tích hợp với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm xúc tác cho lọc dầu (FCC, Hydrocracking,...), công suất từ 20-50 ngàn tấn/năm.
- Dự án Nhà máy tách ethane và Tổ hợp hóa dầu từ ethane và mở rộng, nguyên liệu từ khí nhiên nhiên, công suất 300.000 - 500.000 tấn/năm các sản phẩm SM, PS/SBR/PE/EVA, MMA tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Dự án nhà máy sản xuất MEG công suất 200.000 tấn/năm tại miền Bắc gắn với tổ hợp lọc hóa dầu tại khu vực này, nhằm cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng.
4.2. Tầm nhìn đến năm 2035
- Mở rộng, nâng công suất các dây chuyền sản xuất tại miền Nam lên 200.000 tấn/năm hoặc đầu tư mới Tổ hợp CA/EDC/VCM - dây chuyền xút công suất 100.000 tấn/năm và VCM công suất 200.000 tấn/năm để tiêu thụ nguồn nguyên liệu NaCl từ các nhà máy sản xuất KC1 tại Lào, tăng sản lượng sản phẩm VCM đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.
- Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất các sản phẩm xúc tác cho lọc dầu (FCC, Hydrocracking...) tại miền Trung với quy mô công suất 50-100 ngàn tấn/năm.
- Trên cơ sở tích hợp với các sản phẩm từ Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đầu tư dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ Aromatics (NB, LAB, PTA, PET...), công suất khoảng 2,35 triệu tấn sản phẩm các loại.
- Ngoài ra cần có định hướng nâng cấp, mở rộng các nhà máy hóa dầu hiện hữu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam, cũng như xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ.
Danh mục các dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển các sản phẩm hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được thể hiện tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
5.1. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ