hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 16/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thế nào là bệnh viện tuyến trung ương?

Việc xác định thế nào là bệnh viện tuyến trung ương giúp người tham gia bảo hiểm y tế xác định được việc có được hưởng không, hưởng bao nhiêu khi đi khám chữa bệnh.

Câu hỏi: Xin hỏi, thế nào là bệnh viện tuyến trung ương và danh sách các bệnh viện trung ương hiện nay để tôi đi khám chữa bệnh cho phù hợp?

Thế nào là bệnh viện tuyến trung ương?

Hiện nay, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được chia ra làm 4 tuyến như sau:

+ Tuyến trung ương

+ Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tình

+ Tuyến xã, phường, thị trấn

Theo đó, bệnh viện tuyến trung ương còn gọi là bệnh viện tuyến 1, là tuyến cuối cùng trong hệ thống y tế, tập trung đội ngũ y bác sĩ tốt nhất cả nước, cơ sở khám chữa bệnh và trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ.

Căn cứ Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT và Công văn số 978/BYT-BH thì các cơ sở khám chữa bệnh được xác định là cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương sau đây:

- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế;

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa hoặc không có Phòng khám đa khoa;

- Bệnh viện Hữu Nghị ,Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở chữa bệnh, khám bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế (không có Phòng khám đa khoa);

- Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế (không có Phòng khám đa khoa);

- Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh được quy định là tuyến trung ương. 
Hiện nay, người bện đi khám bệnh trái tuyến bảo hiểm xã hội tại bệnh viện tuyến trung ương không được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Trường hợp điều trị nội trú, được hưởng 40% trên mức hưởng.

the nao la benh vien tuyen trung uong
 

Danh sách các bệnh viện tuyến trung ương mới nhất

Dựa vào căn cứ trên, có thể kể đến danh sách các bệnh viện tuyến trung ương mới nhất như sau:

- Bệnh viện Bạch Mai

- Bệnh viện Chợ Rẫy

- Bệnh viện C Đà Nẵng

- Bệnh viện Châm cứu Trung ương

- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ

- Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương

- Bệnh viện E

- Bệnh viện Hữu Nghị

- Bệnh viện Trung ương Huế

- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

- Bệnh viện K

- Bệnh viện Phổi Trung ương

- Bệnh viện 74 Trung ương

- Bệnh viện Mắt Trung ương

- Bệnh viện Nhi Trung ương

- Bệnh viện Nội tiết

- Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

- Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quỳnh Lập

- Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa

- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP. Hồ Chí Minh

- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

- Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

- Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

- Bệnh viện Thống Nhất

- Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới

- Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

- Bệnh viện Việt Đức

- Bệnh viện 71 Trung Ương

- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

- Bệnh viện Lão khoa Trung ương

- Bệnh viện Da liễu Trung ương

Chưa hết, Điều 4 Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý cũng quy định rõ 05 bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng gồm: Bệnh Viện 108; Bệnh viện quân y 175; Viện Y học cổ truyền Quân đội; Bệnh viện quân y 103; Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Trên đây là giải đáp thế nào là bệnh viện tuyến trung ương? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X