Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | 105&106 - 02/2007 |
Số hiệu: | 03/2007/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | 26/02/2007 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 30/01/2007 | Hết hiệu lực: | 15/02/2016 |
Áp dụng: | 13/03/2007 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách, Chính sách |
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI SỐ 03/2007/TT-BLĐTBXH
NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
152/2006/NĐ-CP
NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG
DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO
HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC
Căn
cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12
năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số
điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây được
viết là Nghị định số 152/2006/NĐ-CP), Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định
như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
đ) Người lao động
quy định tại các điểm a, b, c và điểm d
khoản này được cử đi học, thực tập,
công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền
lương hoặc tiền công ở trong nước;
e) Người lao động đã
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận
bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
- Hợp đồng với tổ
chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép
hoạt động dịch vụ đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa
lao động đi làm việc ở nước ngo;i dưới
hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp
đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng với doanh
nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở
nước ngoài;
- Hợp đồng cá nhân.
Đối tượng áp dụng
bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu tại khoản
này sau đây gọi chung là người lao động. Đối
với người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng quy định tại điểm
e khoản này chỉ thực hiện chế độ hưu
trí và tử tuất không bao gồm người lao động
làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt
Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước
ngoài.
2. Người
sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc quy định tại Điều 3 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP bao gồm:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp;
b) Các Công ty nhà nước thành lập
theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời
gian chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
c) Cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước;
d) Tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã
hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác;
đ) Tổ chức, đơn vị
hoạt động theo quy định của pháp luật;
e) Cơ sở ngoài công lập hoạt
động trong các lĩnh vực: giáo dục- đào tạo;
y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và
công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình,
bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp
khác;
g) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp
tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác
xã;
h) Hộ kinh doanh cá thể, tổ
hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người
lao động theo quy định của pháp luật lao động;
i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là
người Việt Nam, trừ trường hợp Điều
ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác.
B. CÁC CHẾ
ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI I- CHẾ ĐỘ ỐM
ĐAU
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo
thời gian quy định tại Điều 9 và Điều
10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
tính như sau:
- Số ngày nghỉ việc được
hưởng chế độ ốm đau được
tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối
với người lao động mắc bệnh cần
chữa trị dài ngày được tính như sau:
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế
độ ốm đau:
+ Bằng 75% với thời gian tối
đa là 180 ngày trong một năm;
+ Bằng 65% đối với trường
hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người
lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu
đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm
trở lên;
+ Bằng 55% đối với trường
hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người
lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu
đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm
đến dưới 30 năm;
+ Bằng 45% đối với trường
hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người
lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu
đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Số ngày nghỉ việc hưởng
chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Trường hợp người
lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày
sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị mà khi tính
có mức hưởng chế độ ốm đau trong
tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung
thì được tính bằng mức lương tối
thiểu chung.
3. Thời gian người lao động nghỉ việc
hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm
việc trở lên trong tháng thì cả người lao động
và người sử dụng lao động không phải đóng
bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không
tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
1. Điều
kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định
tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
Lao động nữ sinh con và người
lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi
phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở
lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12
tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường
hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở
đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
được tính vào thời gian 12 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 1: Chị A
sinh con vào ngày 13/01/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước
khi sinh con được tính từ tháng 01/2006 đến tháng
12/2006, nếu trong khoảng thời gian này chị A đã đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì
chị A được hưởng chế độ thai
sản theo quy định.
Ví dụ 2: Chị B
nghỉ việc vào tháng 8/2007 và sinh con vào ngày 16/12/2007, khoảng
thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính
từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007, nếu trong khoảng
thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 6 tháng trở lên thì chị B được
hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Lao động
nữ được nghỉ việc 5 tháng khi sinh con quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP được áp dụng kể cả
trường hợp làm nghề hoặc công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
3. Trường
hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người
trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ
thai sản quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP được hướng
dẫn như sau:
a) Trường hợp chỉ có mẹ
tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người
trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng
chế độ thai sản cho đến khi con đủ
4 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản
được tính trên cơ sở mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội
của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
của mẹ.
b) Trường hợp cả cha và
mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ
có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha nghỉ việc
chăm sóc con được hưởng chế độ
thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức
hưởng chế độ thai sản được tính
trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền
kề trước khi nghỉ việc của cha.
4. Mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm
xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ
thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
Mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở
tính hưởng chế độ thai sản là mức bình
quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề
gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được
cộng dồn.
Ví dụ 3: Chị C
sinh con vào ngày 5/2/2007, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội
như sau:
- Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006
(2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương
900.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 10/2006 đến tháng
01/2007 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức
lương 1.200.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền
kề trước khi nghỉ việc của chị C được
tính như sau:
= 1.100.000
(đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6
tháng liền kề trước khi nghỉ việc của
chị C là 1.100.000 đồng/tháng.
Trường hợp người
lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa
đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ
thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai
hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp
tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người
lao động hưởng chế độ thai sản khi
đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết
lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng
đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội
của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng
chế độ.
Ví dụ 4: Chị D
bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tháng 5/2007,
đi đặt vòng tránh thai vào ngày 21/5/2007, mức tiền
lương tháng 5/2007 là 1.500.000 đồng. Chị D được
lấy mức tiền lương tháng 5/2007 (1.500.000 đồng)
để làm cơ sở tính hưởng chế độ
thai sản khi đặt vòng tránh thai.
5. Mức hưởng
chế độ thai sản được quy định
như sau:
a) Mức hưởng chế độ
thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo,
hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện
pháp tránh thai được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6
tháng liền kề trước khi nghỉ việc được
tính như quy định tại khoản 4 Mục này.
- Số ngày nghỉ việc theo chế
độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với
thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b) Mức hưởng chế độ
thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc
nuôi con nuôi được tính theo công thức sau:
6. Trong thời
gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản nếu không hưởng tiền lương,
tiền công tháng thì người lao động và người
sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm
xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng
bảo hiểm xã hội.
1. Điều kiện hưởng
chế độ tai nạn lao động quy định tại
các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
a) Bị tai nạn tại nơi làm
việc và trong giờ làm việc bao gồm:
- Tai nạn xảy ra trong lao động
gắn liền với việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ được phân công;
- Tai nạn trong thời gian ngừng
việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được
chế độ, nội quy quy định như vệ
sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Tai nạn trong thời gian nghỉ
giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện
vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm
việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện
công việc theo yêu cầu của người sử dụng
lao động mà các công việc đó gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
được phân công.
c) Bị tai nạn trên tuyến đường
đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng
ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi
và về từ nơi ở đến nơi làm việc và
ngược lại.
2. Trợ cấp
một lần quy định tại khoản 2 Điều
21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Lmin : mức lương
tối thiểu chung.
- m : mức
suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối
5 ≤ m ≤ 30).
- L : mức
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để
điều trị. Trường hợp người lao động
bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham
gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương,
tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng
đó.
- t : số
năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ
12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm
xã hội.
Ví dụ 1: Ông Đ bị tai nạn lao động
tháng 8/2007. Sau khi điều trị ổn định tại
bệnh viện, ông Đ được giám định có mức
suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông Đ có 10
năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương
đóng bảo hiểm xã hội tháng 7/2007 là 1.200.000 đồng.
Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ
cấp tai nạn lao động một lần với mức
trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy
giảm khả năng lao động |
= |
5 × 450.000 + (20 – 5) × 0,5 × 450.000 |
= 5.625.000 (đồng)
Mức trợ
cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội |
= |
0,5 ì 1.200.000
+ (10 – 1) ì 0,3 ì 1.200.000 |
= 3.840.000 (đồng)
Mức trợ cấp một lần
của ông Đ là:
5.625.000 đồng + 3.840.000 đồng
= 9.465.000 (đồng)
3. Trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản
2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Lmin : mức lương
tối thiểu chung.
- m : mức
suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối
31 ≤ m ≤ 100).
- L : mức
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để
điều trị. Trường hợp người lao động
bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham
gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương,
tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng
đó.
- t : số
năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ
12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm
xã hội.
Ví dụ 2: Ông E trên đường đi họp
bị tai nạn giao thông tháng 5/2007. Sau khi điều trị
ổn định tại bệnh viện, ông E được
giám định có mức suy giảm khả năng lao động
là 40%. Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức
tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng
4/2007 là 1.400.000 đồng. Ông E thuộc đối tượng
hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng
tháng với mức trợ cấp được tính như
sau:
Mức trợ cấp tính theo mức suy
giảm khả năng lao động |
= |
0,3 × 450.000 + (40 – 31) × 0,02 × 450.000 |
= 216.000 (đồng/tháng)
Mức trợ
cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội |
= |
0,005 ì
1.400.000 + (12 - 1) ì 0,003 ì
1.400.000 |
= 53.200 (đồng/tháng)
Mức trợ cấp hằng tháng
của ông E là:
216.000 đồng/tháng + 53.200 đồng/tháng
= 269.200 (đồng/tháng)
4. Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối
với người lao động điều trị nội
trú được tính từ tháng người lao động
điều trị xong, ra viện.
Trường hợp người
lao động không điều trị nội trú thì thời
điểm hưởng trợ cấp được tính
từ tháng có kết luận của Hội đồng giám
định y khoa.
IV- CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1. Công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định
tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP bao gồm:
- Khai thác than;
- Vận tải than, đất, đá;
- Vận hành máy khoan;
- Nổ mìn;
- Đào hầm lò để khai thác
than.
2. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai
nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng
bảo hiểm xã hội trở lên, nghỉ việc hưởng
lương hưu quy định tại khoản 4 Điều
26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, bao gồm các đối
tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động làm việc trong các cơ sở
y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở
chữa bệnh được thành lập theo quy định
tại Điều 26 Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày
02 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội về xử lý vi phạm hành chính hoặc trong cơ
sở cai nghiện ma tuý;
- Cán bộ, công chức là thành viên
tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều
13 Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại
gia đình và cộng đồng;
- Cán bộ, công chức chuyên trách
phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp
một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều
28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
hướng dẫn như sau:
a) Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương
ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội,
sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã
hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với
nữ; mức tối đa bằng 75%.
Ví dụ
1: Ông G nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 60 tuổi, có 20 năm 7 tháng đóng bảo
hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu
hằng tháng được tính như sau:
- Số năm đóng
bảo hiểm xã hội của ông G là 20 năm 7 tháng, số
tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số
năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng
lương hưu của ông G là 21 năm.
- 15 năm đầu
tính bằng 45%;
- Từ năm thứ
16 đến năm thứ 21 là 6 năm, tính thêm: 6 x 2% = 12%;
- Tỷ lệ hưởng
lương hưu hằng tháng của ông G là: 45% + 12% = 57%.
Ví dụ
2: Ông H nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm đóng bảo hiểm
xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được
tính như sau:
- 15 năm đầu
tính bằng 45%;
- Từ năm thứ
16 đến năm thứ 35 là 20 năm, tính thêm: 20 x 2% =
40%;
- Tổng 2 tỷ
lệ trên là: 45% + 40% = 85%;
Tỷ lệ hưởng
lương hưu hằng tháng của ông H chỉ tính bằng
75%.
Ví dụ
3: Bà K nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 55 tuổi, có 20 năm 5 tháng đóng bảo
hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu
được tính như sau:
- Số năm đóng
bảo hiểm xã hội của bà K là 20 năm 5 tháng, số
tháng lẻ 5 tháng được tính là 0,5 năm, nên số
năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng
lương hưu của bà K là 20,5 năm.
- 15 năm đầu
tính bằng 45%;
- Từ năm thứ
16 đến năm thứ 20,5 là 5,5 năm, tính thêm: 5,5 x 3%
= 16,5%;
- Tỷ lệ hưởng
lương hưu hằng tháng của bà K là: 45% + 16,5% = 61,5%.
Ví dụ
4: Bà L nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 55 tuổi, có 30 năm đóng bảo hiểm
xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được
tính như sau:
- 15 năm đầu
tính bằng 45%;
- Từ năm thứ
16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15 x 3% =
45%;
- Tổng 2 tỷ
lệ trên là: 45% + 45% = 90%;
Tỷ lệ hưởng
lương hưu hằng tháng của bà L chỉ tính bằng
75%.
b) Mức lương hưu hằng
tháng theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng đối với người nghỉ
hưu trước tuổi được tính như quy định
tại điểm a khoản này. Nhưng mỗi năm nghỉ
hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương
hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ
hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.
- Đối với người
nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 27 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 60 đối
với nam và tuổi 55 đối với nữ để
tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
- Đối với người
nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 27 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 55 đối
với nam và tuổi 50 đối với nữ để
tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Ví dụ
5: Ông M làm việc trong điều kiện bình
thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội,
bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ
việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng.
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của ông M được tính bằng
55%;
- Ông M nghỉ việc hưởng
lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng, như vậy tuổi
nghỉ hưu của ông M được tính là 51 tuổi,
ông M nghỉ hưu trước tuổi 60 là 9 năm nên tỷ
lệ hưởng lương hưu tính giảm 9%;
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của ông M là 55% - 9% = 46%.
Ví dụ
6: Bà N làm việc trong điều kiện bình
thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội,
bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ
việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi.
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của bà N được tính bằng
60%;
- Bà N nghỉ hưu trước tuổi
55 theo quy định là 5 năm nên tỷ lệ hưởng
lương hưu tính giảm 5%;
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của bà N là 60% - 5% = 55%.
Ví dụ
7: Ông Q nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 50 tuổi. Ông Q có 15 năm làm công việc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị
suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm đóng
bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương
hưu của ông Q được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của ông Q được tính bằng
69%;
- Ông Q nghỉ hưu trước
tuổi 55 theo quy định là 5 năm nên tỷ lệ hưởng
lương hưu tính giảm 5%;
- Tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 5% = 64%.
c) Mức lương hưu hằng
tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ
hưởng lương hưu hằng tháng với mức
bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm xã hội. Trường hợp sau khi tính cụ thể
mà mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức
lương tối thiểu chung thì được điều
chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.
d) Mức trợ cấp một lần
khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại
khoản 4 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Ví dụ
8: Ông P nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm 2 tháng đóng bảo
hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của ông P là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội
của ông P được tính là 35 năm, mức trợ cấp
một lần khi nghỉ hưu của ông P là:
(35 – 30) x 0,5 x 1.800.000 = 4.500.000 (đồng)
Ví dụ
9: Bà Q nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 55 tuổi, có 26 năm 10 tháng đóng bảo
hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của bà Q là 1.050.000 đồng/tháng.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà Q được
tính tròn là 27 năm, mức trợ cấp một lần khi
nghỉ hưu của bà Q là:
(27 – 25) x 0,5 x 1.050.000 = 1.050.000 (đồng)
Ví dụ
10: Bà S nghỉ việc hưởng lương
hưu khi đủ 55 tuổi, có 27 năm 4 tháng đóng bảo
hiểm xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của bà S là 1.450.000 đồng/tháng.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà S được
tính là 27,5 năm, mức trợ cấp một lần khi
nghỉ hưu của bà S là:
(27,5 – 25) x 0,5 x 1.450.000 = 1.812.500 (đồng)
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ
cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã
hội một lần đối với người lao động
thuộc đối tượng thực hiện chế độ
tiền lương do Nhà nước
quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm
xã hội theo chế độ tiền lương này quy
định tại điểm a khoản 1, điểm a
khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
a) Đối với người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước
ngày 01 tháng 01 năm 1995:
b) Đối với người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng
01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
c) Đối với người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31
tháng 12 năm 2006:
d) Đối với người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01
tháng 01 năm 2007 trở đi:
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc,
cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp
thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu
có). Tiền lương này được tính trên mức lương
tối thiểu chung tại thời điểm tính mức
bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm xã hội đối với người lao
động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm
xã hội theo chế độ tiền lương do người
sử dụng lao động quyết định quy định
tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm
b khoản 3 Điều 31 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm xã hội đối với người lao
động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã
hội thuộc đối tượng thực hiện chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định,
vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo
chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động quyết định theo điểm
c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản
3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
hướng dẫn như sau:
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ
tiền lương do Nhà nước quy định được
tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo
hiểm xã hội theo chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính
theo quy định tại khoản 4 Mục này.
b) Trường hợp người
lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc
đối tượng thực hiện chế độ
tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng
số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
của mỗi giai đoạn được tính như quy
định tại điểm a nêu trên.
Tổng số tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ
tiền lương do Nhà nước quy định được
tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của các giai đoạn.
7. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng quy định
tại Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
được hướng dẫn như sau:
a) Thời điểm tạm dừng
hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hằng tháng được tính từ tháng liền
kề với tháng người hưởng lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chấp
hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án
treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên
bố là mất tích.
b) Lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp
tục thực hiện theo quy định tại khoản
2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
V- CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
1. Khi tính
mức trợ cấp tuất một lần quy định
tại khoản 1 Điều 39, nếu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội có tháng lẻ, thì được tính
như quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP.
2. Mức
trợ cấp tuất một lần đối với thân
nhân của người đang hưởng lương hưu
chết quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP được hướng
dẫn như sau:
Nếu chết từ tháng thứ 3 trở đi,
mức trợ cấp tuất một lần được
tính theo công thức sau:
Trong đó:
Lh : mức lương hưu đang
hưởng;
t : số tháng đã hưởng lương
hưu.
Trường hợp mức trợ cấp tuất
một lần thấp hơn 3 tháng lương hưu đang
hưởng trước khi chết thì mức trợ cấp
tuất một lần được tính bằng 3 tháng lương
hưu đang hưởng trước khi chết.
3. Người
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hằng tháng nghỉ việc chưa nhận
bảo hiểm xã hội một lần, khi chết nếu
không đủ điều kiện hưởng tiền tuất
hằng tháng quy định tại điểm d khoản 1 Điều
36 hoặc đủ điều kiện hưởng tiền
tuất hằng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện
hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại
khoản 2 Điều 36 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất
một lần. Mức trợ cấp tuất một lần
được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm
xã hội quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP.
4. Thân nhân của các đối tượng quy định
tại khoản 1 Điều 36 nếu bị suy giảm khả
năng lao động thì việc giám định mức suy
giảm khả năng lao động xét hưởng trợ
cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản
2 Điều 36 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP do
tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
Thời hạn giới thiệu giám định mức suy
giảm khả năng lao động trong vòng 2 tháng kể
từ khi người lao động bị chết.
5. Người
vừa hưởng chế độ hưu trí, vừa hưởng
chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được
hưởng chế độ tử tuất như người
đang hưởng lương hưu chết.
C. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Quyết toán
chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều
43 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của người
sử dụng lao động với tổ chức bảo
hiểm xã hội được thực hiện mỗi quý
một lần.
Trường hợp số tiền
quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ
lại, thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm trả lại quỹ bảo hiểm xã hội số
dư chênh lệch vào tháng đầu quý sau. Trường hợp
số tiền được quyết toán lớn hơn số
tiền được giữ lại thì tổ chức bảo
hiểm xã hội cấp bù số dư chênh lệch vào tháng
đầu quý sau.
Trong trường hợp số tiền
chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người
lao động vượt nhiều so với số tiền
được giữ lại trong quý, thì người sử
dụng lao động chủ động quyết toán sớm
hơn với tổ chức bảo hiểm xã hội.
2. Tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất quy định
tại Điều 44 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
được hướng dẫn như sau:
a) Các trường hợp được
tạm dừng đóng quy định tại khoản 1 Điều
44 là những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng
khác mà người sử dụng lao động buộc phải
tạm thời thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản
xuất kinh doanh, giảm chỗ làm việc.
b) Người sử dụng lao động
được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội
nếu có một trong các điều kiện sau:
- Số lao động thuộc diện
tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ
việc chiếm từ 50% trở lên so với tổng số
lao động có mặt trước khi tạm dừng sản
xuất, kinh doanh.
Việc xác định số lao động
thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời
nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị,
tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa
phương quản lý do cơ quan Lao động- Thương
binh và Xã hội địa phương xác định; đối
với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương
quản lý do Bộ, ngành xác định.
- Bị thiệt hại trên 50% tổng
số giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch
bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác gây
ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Việc xác định điều
kiện về giá trị tài sản bị thiệt hại đối
với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp
thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý
do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối
với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương
quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ
Tài chính xác định.
Giá trị tài sản thiệt hại
được tính so với giá trị tài sản của năm
liền kề trước đó.
c) Việc tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất của người sử
dụng lao động được xem xét giải quyết
trên cơ sở người sử dụng lao động có
văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền
quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP.
3. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều
45 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
hướng dẫn như sau:
Người lao động có mức
tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương
tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương
tối thiểu chung (hiện nay là 450.000 đồng/tháng;
tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm
xã hội tối đa bằng 9.000.000 đồng/tháng). Khi
Chính phủ điều chỉnh mức lương tối
thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi
theo quy định trên.
Ví dụ
1: Ông T làm việc tại Công ty sản xuất
linh kiện máy tính, tại thời điểm tháng 2/2007 có
mức lương là 9.500.000 đồng/tháng. Trường
hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội của ông T là 9.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ
2: Ông U làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng
lao động là 700 USD/tháng, tháng 1/2007 tiền lương
thực nhận của ông U là 11.270.700 đồng/tháng (tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày
02 tháng 01 năm 2007 là 16.101 đồng/1 USD). Tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông U là 9.000.000 đồng.
1. Người lao động là người quản lý
doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại
khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp có hưởng
tiền lương, tiền công hoặc các chức danh quản
lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương,
tiền công quy định theo Luật Hợp tác xã thì được
áp dụng các quy định của Thông tư này.
2. Cán bộ chuyên trách cấp xã
đang tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội hằng
tháng theo quy định tại khoản 6 Điều 58 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP thì mức đóng hằng
tháng từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 là
16% và từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là
18% trên mức lương tháng trước
khi thôi đảm nhiệm chức vụ cho đến khi đủ
15 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi
đối với nam, đủ 55 tuổi đối với
nữ để hưởng chế độ hưu trí.
3. Người lao động nghỉ việc theo Nghị
định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2002 của
Chính phủ có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã
hội trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì đủ
tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp bảo
hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản
7 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì
mức đóng hằng tháng của người lao động
từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 là 16% và
từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 18% trên
mức lương tháng trước khi nghỉ việc cho đến
khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối
với nữ để hưởng chế độ hưu
trí.
4. Phu nhân (phu quân) trong thời gian hưởng chế độ
phu nhân (phu quân) tại cơ quan Việt Nam ở nước
ngoài mà trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc thì được tiếp tục đóng bảo
hiểm xã hội trong thời gian ở nước ngoài
theo mức đóng hằng tháng quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 42 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP trên mức tiền lương, tiền công
tháng trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội
để thực hiện chế độ hưu trí và tử
tuất.
Người sử dụng lao động
quản lý cán bộ, công chức có phu nhân (phu quân) thuộc đối
tượng nêu trên, thì hằng tháng có trách nhiệm thu tiền
đóng bảo hiểm xã hội của phu nhân (phu quân) để
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để
tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất
quy định tại khoản 9 Điều 58 Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:
a) Khi xác định điều kiện
thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính
hưởng chế độ hưu trí, tử tuất hằng
tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng.
b) Người lao động đã
đủ tuổi đời để hưởng chế
độ hưu trí song thời gian đóng bảo hiểm
xã hội còn thiếu tối đa không quá 6 tháng, thì người
lao động được đóng tiếp một lần
cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng
bằng mức đóng quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 42 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
theo mức tiền lương, tiền công trước khi
nghỉ việc để hưởng chế độ hưu
trí.
c) Người lao động có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm
nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả
người lao động đang bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội) mà bị chết, nếu
có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế
độ tuất hằng tháng, thì thân nhân được đóng
tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức
đóng hằng tháng bằng mức đóng quy định tại
điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP theo mức tiền lương, tiền công
tháng trước khi người lao động chết (hoặc
trước khi nghỉ việc đối với người
lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo
hiểm xã hội) để được hưởng trợ
cấp tuất hằng tháng.
6. Người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động ở các Công ty nhà nước chuyển thành
Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước hai thành viên trở lên, được áp dụng
mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội quy định tại khoản 4 Mục IV Phần
B Thông tư này để tính lương hưu, trợ cấp
một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội
một lần nếu Công ty thực hiện đầy đủ
các quy định dưới đây:
a) Áp dụng thang lương, bảng
lương do Nhà nước quy định và đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Lao động về tiền lương;
b) Thực hiện chuyển xếp
lương, nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định
của Nhà nước đối với Công ty nhà nước
trên cơ sở thang lương, bảng lương được
áp dụng tại điểm a khoản này;
c) Đóng bảo hiểm xã hội
trên cơ sở mức lương quy định tại điểm
a và điểm b khoản này.
Trường hợp Công ty không thực
hiện đầy đủ các quy định trên thì người
lao động áp dụng mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định
tại khoản 6 Mục IV Phần B Thông tư này để
tính hưởng bảo hiểm xã hội.
7. Đối với người lao động có tiền
lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã
hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được
thực hiện như sau:
a) Tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng
đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương,
tiền công bằng ngoại tệ được chuyển
đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm
và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp
trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa
công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp
theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
b) Tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm xã hội được ghi
trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương,
tiền công bằng đồng Việt Nam được
tính theo quy định tại điểm a khoản này.
8. Tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm
giới thiệu người lao động đang bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đi giám
định mức suy giảm khả năng lao động
để hưởng bảo hiểm xã hội.
9. Trường hợp khi cấp sổ bảo hiểm xã
hội hoặc khi giải quyết chế độ hưu
trí, tử tuất đối với người lao động
chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội
mà không còn hồ sơ gốc thì phải có văn bản của
cơ quan chủ quản giải trình lý do bị mất, đồng
thời xác nhận về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những xác nhận đó, kèm theo các giấy tờ có liên
quan đến thời gian làm việc, nơi làm việc, tính
chất công việc, tiền lương, tiền công (nếu
có).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày đăng Công báo.
Các chế độ quy định
tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm
2007.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT
ngày 04 tháng 4 năm 1995 của Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều
để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm
xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày
26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Thông tư số
07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP
ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ.
3. Bãi bỏ Thông tư số 12/2001/BLĐTBXH-TT ngày 19 tháng
12 năm 2001 của Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội hướng dẫn về tuổi nghỉ hưu
của người lao động khai thác than trong hầm lò;
quy định về bảo hiểm xã hội tại các điểm
a, b và điểm c4 khoản 1 Mục II Thông tư số
19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số
41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về
chính sách đối với lao động dôi dư do sắp
xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được
sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
155/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, mọi
vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội để trong
phạm vi, quyền hạn có hướng dẫn bổ
sung kịp thời./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
01
|
Văn bản hết hiệu lực |
02
|
Văn bản hết hiệu lực |
03
|
Văn bản thay thế |
04
|
Văn bản được hướng dẫn |
05
|
Văn bản được hướng dẫn |
06
|
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung |
07
|
Văn bản sửa đổi, bổ sung |
08
|
Văn bản dẫn chiếu |
09
|
Văn bản dẫn chiếu |
10
|
Văn bản dẫn chiếu |
11
|
Văn bản dẫn chiếu |
12
|
Văn bản dẫn chiếu |
13
|
Văn bản dẫn chiếu |
14
|
Văn bản dẫn chiếu |
15
|
Văn bản dẫn chiếu |
16
|
Văn bản dẫn chiếu |
17
|
Văn bản dẫn chiếu |
18
|
Văn bản dẫn chiếu |
19
|
Văn bản dẫn chiếu |
20
|
Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 152/2006/NĐ-CP
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 03/2007/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 30/01/2007 |
Hiệu lực: | 13/03/2007 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách, Chính sách |
Ngày công báo: | 26/02/2007 |
Số công báo: | 105&106 - 02/2007 |
Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày hết hiệu lực: | 15/02/2016 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!