hieuluat

Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: 41&42 - 9/2006
    Số hiệu: 46/2006/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: 22/09/2006
    Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Xuân Hà
    Ngày ban hành: 06/09/2006 Hết hiệu lực: 26/03/2012
    Áp dụng: 07/10/2006 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách
  • QUYẾT ĐỊNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 46/2006/QĐ-BTC
    NGÀY 6 THÁNG 9 NĂM 2006 BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HÀNH
    TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ THEO LÔ LỚN

    BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

     

    Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn".

     

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

     

    Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    (Đã ký)

    Trần Xuân Hà


    QUY CHẾ

    PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ THEO LÔ LỚN

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC

    ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

     

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Mục đích phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn

    Việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp) và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

     

    Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

    Quy chế này quy định việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn do Kho bạc Nhà nước phát hành theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003. Các tổ chức tài chính Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ có thể vận dụng Quy chế này để phát hành trái phiếu.

     

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

    1. Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn (sau đây gọi tắt là trái phiếu lô lớn) là việc phát hành một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ có cùng lãi suất danh nghĩa và có cùng ngày đáo hạn trong một hoặc nhiều đợt phát hành khác nhau.

    2. Phát hành trái phiếu đợt một là việc phát hành đợt đầu tiên của một lô lớn trái phiếu.

    3. Phát hành trái phiếu các đợt bổ sung là việc phát hành các đợt trái phiếu tiếp theo có cùng lãi suất danh nghĩa và cùng ngày đáo hạn với trái phiếu được phát hành đợt một.

    4. Thời hạn phát hành trái phiếu là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đầu tiên đến ngày phát hành đợt cuối cùng của một lô lớn trái phiếu.

    5. Kỳ hạn trái phiếu là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đợt một đến ngày đến hạn thanh toán trái phiếu.

    6. Kỳ hạn còn lại của trái phiếu là khoảng thời gian tính từ thời điểm phát hành đợt bổ sung đến ngày trái phiếu đến hạn thanh toán.

    7. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà tổ chức phát hành phải thanh toán cho người sở hữu trái phiếu trong suốt thời hạn của trái phiếu.

     

    Điều 4. Phát hành trái phiếu lô lớn phải tuân thủ quy định của Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 141/2003/NĐ-CP và quy định tại Quy chế này.

     

    II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     

    Điều 5. Thời hạn phát hành

    Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày.

     

    Điều 6. Khối lượng phát hành

    Khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (Một nghìn tỷ đồng).

     

    Điều 7. Phương thức phát hành

    Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức sau:

    1. Đấu thầu trái phiếu.

    2. Bảo lãnh phát hành trái phiếu.

     

    Điều 8. Kỳ hạn trái phiếu

    Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên.

     

    Điều 9. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu

    1. Trái phiếu lô lớn có lãi suất danh nghĩa cố định, trả lãi hàng năm hoặc sáu tháng một lần.

    2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn.

     

    Điều 10. Lãi suất đặt thầu, lãi suất đăng ký bảo lãnh

    Lãi suất đặt thầu hoặc lãi suất đăng ký bảo lãnh phát hành (sau đây gọi chung là lãi suất đặt thầu) được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) và có phần thập phân tối đa là 3 chữ số.

     

    Điều 11. Lãi suất trần

    1. Lãi suất trần trái phiếu lô lớn phát hành đợt một là lãi suất trần trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 141/2003/NĐ-CP.

    2. Lãi suất trần trái phiếu lô lớn phát hành các đợt bổ sung lấy theo lãi suất trần trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần nhất với kỳ hạn còn lại của trái phiếu lô lớn phát hành đợt bổ sung.

    3. Trường hợp phát hành trái phiếu lô lớn không có lãi suất trần, phương án phát hành phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện. Phương án phát hành trái phiếu lô lớn không có lãi suất trần phải có các nội dung sau:

    - Số lượng thành viên tham gia tối thiểu trong một phiên đấu thầu, bảo lãnh phát hành.

    - Khối lượng đăng ký tối thiểu của một thành viên so với khối lượng dự kiến phát hành.

    - Tổng khối lượng đăng ký tối thiểu của tất cả các thành viên so với khối lượng dự kiến phát hành.

    - Phương án giải quyết trường hợp lãi suất phát hành có chênh lệch quá lớn so với lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn tại thời điểm phát hành.

     

    Điều 12. Xác định kết quả đấu thầu, bảo lãnh phát hành, giá bán và thanh toán lãi trái phiếu

    1. Căn cứ xác định:

    a) Khối lượng trái phiếu đặt thầu hoặc đăng ký bảo lãnh (sau đây gọi chung là khối lượng đặt thầu) của các thành viên tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành.

    b) Lãi suất đặt thầu của các thành viên tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành.

    c) Khối lượng trái phiếu lô lớn dự kiến của đợt phát hành.

    d) Lãi suất trần trái phiếu lô lớn (nếu có).

    2. Phương pháp xác định lãi suất trái phiếu trúng thầu:

    Tổ chức phát hành lựa chọn một trong các phương pháp xác định lãi suất trái phiếu trúng thầu sau:

    a) Lãi suất trái phiếu trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu.

    b) Lãi suất trái phiếu trúng thầu ở mức nào thì áp dụng ở mức đó.

    3. Nguyên tắc xác định:

    a) Thành viên trúng thầu, thành viên được bảo lãnh phát hành (sau đây gọi chung là thành viên trúng thầu) được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất đặt thầu, thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

    - Trong phạm vi lãi suất trần (nếu có).

    - Trong phạm vi khối lượng trái phiếu lô lớn dự kiến phát hành.

    b) Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối lượng trái phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì sau khi đã trừ đi khối lượng trái phiếu đặt thầu ở các mức lãi suất thấp hơn, phần còn lại của khối lượng trái phiếu thông báo phát hành được phân chia cho các thành viên đặt thầu bằng với lãi suất phát hành theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu đặt thầu.

    4. Xác định giá bán trái phiếu lô lớn:

    a) Xác định giá bán trái phiếu lô lớn phát hành đợt một.

    Giá bán trái phiếu lô lớn được xác định theo công thức sau:

    Rc Rc Rc 1

    G = MG x [ —— + —— + … + —— + —— ]

    (1+Rt) (1+Rt)2 (1+Rt)t (1+Rt)t

     
     


    Text Box: 	   Lc          
Rc =     —— 
	    k
Text Box: 	   Lt          
Rt =      —— 
	    k

    Trong đó:

    G: Giá bán trái phiếu.

    MG: Mệnh giá trái phiếu.

    Lt: Lãi suất trúng thầu trái phiếu lô lớn (%/năm).

    Lc: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn (%/năm).

    t: Số kỳ còn phải trả lãi.

    k: Số lần thanh toán lãi trong năm (k = 1 trường hợp thanh toán hàng năm, k = 2 trường hợp thanh toán 6 tháng một lần)

    (Ví dụ về cách xác định giá bán trái phiếu lô lớn phát hành đợt một tại phụ lục số 1 kèm theo)

    b) Xác định giá bán trái phiếu lô lớn phát hành các đợt bổ sung.

    Giá bán trái phiếu được xác định theo công thức sau:


    Text Box: 	   Lc          
 Rc =   —— 
	    k
Text Box: 	   Lt          
 Rt =     —— 
	    k

    Trong đó:

    G: Giá bán trái phiếu lô lớn.

    MG: Mệnh giá trái phiếu.

    Lt: Lãi suất trúng thầu trái phiếu lô lớn (%/năm).

    Lc: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn (%/năm).

    Dn: Khoảng thời gian từ ngày phát hành đợt bổ sung đến ngày thanh toán lãi trái phiếu gần nhất (số ngày).

    E: Số ngày của kỳ thanh toán lãi có đợt phát hành bổ sung (quy định là ngày thực tế /365 ngày).

    t: Số kỳ còn phải trả lãi.

    k: Số lần thanh toán lãi trong năm (trường hợp thanh toán lãi hàng năm k = 1, trường hợp thanh toán lãi 6 tháng một lần k = 2)

    (Ví dụ về cách xác định giá bán trái phiếu lô lớn phát hành các đợt bổ sung tại phụ lục số 2 kèm theo)

    5. Số lãi thanh toán khi đến ngày thanh toán lãi được xác định theo công thức:

    Trong đó:

    Text Box: 	                Lc          
   L =   MG x     —— 
	                 k

    L: Số tiền lãi thanh toán.

    MG: Mệnh giá trái phiếu.

    Lc: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu lô lớn (%/năm).

    k : Số lần thanh toán lãi trong năm (k = 1 trong trường hợp thanh toán hàng năm, k = 2 trong trường hợp thanh toán 6 tháng một lần)

    6. Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, người sở hữu trái phiếu được thanh toán số tiền gốc bằng mệnh giá trái phiếu và số tiền lãi của kỳ lĩnh lãi cuối cùng.

     

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 13. Các tổ chức tài chính Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 có nhu cầu phát hành trái phiếu theo lô lớn cần lập đề án theo các nội dung theo quy định tại Quy chế này, báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi triển khai thực hiện.

     

    Điều 14. Đối với trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước đã phát hành không đủ tiêu chuẩn của trái phiếu lô lớn, Kho bạc Nhà nước có thể phát hành bổ sung để cơ cấu lại danh mục trái phiếu trên thị trường theo quy định tại Quy chế này. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án và báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện.

     

    Điều 15. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.


    PHỤ LỤC SỐ 1

    VÍ DỤ VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN TRÁI PHIẾU LÔ LỚN
    PHÁT HÀNH ĐỢT MỘT

     

    Ví dụ 1: Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, ngày phát hành (đợt 1) là 15/8/2006, ngày đến hạn thanh toán (gốc) là 15/8/2011, lãi suất danh nghĩa là 8,5%/năm trả lãi sau hàng năm, lãi suất trái phiếu qua đấu thầu là 8%/năm.

    Text Box: 		        Rc          Rc                   Rc            1
G =  MG x [ —— +   ——   + … +   ——   +  ——  ]
		      (1+Rt)   (1+Rt)2            (1+Rt)t   (1+Rt)t
    Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với mệnh giá là 500.000.000 đồng, thì giá bán trái phiếu được xác định như sau:

     

    Trong đó: MG = Mệnh giá trái phiếu = 500.000.000đ

    Rc = Lc/1 = 8,5% = 0,085

    Rt = Lt /1 = 8% = 0,08

    t = Số kỳ trả lãi trái phiếu = 5kỳ

    Text Box: 		   	     0,085     0,085         0,085        0,085       0,085           1
G = 500.000.000 x       [   ——   + ——       + ——     +    ——    +  ——  +  ——  ]
			  (1+0,08)  (1+0,08)2  (1+0,08)3  (1+0,08)4  (1+0,08)5  (1+0,08)5
    Thay số vào ta có:

     

    = 509.981.775 (đồng)

    Ví dụ 2: Như ví dụ 1 nhưng với lãi suất trái phiếu qua đấu thầu là 9%/năm.

    Text Box: 		   	     0,085     0,085         0,085        0,085       0,085           1
G = 500.000.000 x       [    ——   + ——       + ——     +    ——    +  ——  +  ——  ]
			  (1+0,09)  (1+0,09)2  (1+0,09)3  (1+0,09)4  (1+0,08)5  (1+0,09)5
    Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với mệnh giá là 500.000.000 đồng; thay số vào công thức tính giá bán trái phiếu ta có:

     

    = 490.275.872 (đồng)

    Ví dụ 3: Như ví dụ 1 nhưng trả lãi định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 15/8 và 15/2 hàng năm.

    Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với mệnh giá là 500.000.000 đồng; thay số vào ta có:

    MG = 500.000.000 đ

    Rc = Lc/k = 0,085/2 = 0,0425

    Rt = Lt/k = 0,08/2 = 0,04

    Text Box: 		   	     0,0425     0,0425            0,0425         0,0425            1
G = 500.000.000 x       [    ——   +      ——  + … +  ——     +   ——     +    ——   ]
			   (1+0,04)   (1+0,04)2              (1+0,04)9    (1+0,04)10    (1+0,04)10
    t = Số kỳ còn trả lãi trái phiếu = 10

     

    = 510.138.620 (đồng)


    PHỤ LỤC SỐ 2

    VÍ DỤ VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN TRÁI PHIẾU LÔ LỚN
    PHÁT HÀNH CÁC ĐỢT BỔ SUNG

     

    Ví dụ 1: Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm (ngày phát hành trái phiếu đợt một là 15/8/2006), ngày phát hành bổ sung là 30/9/2006, ngày đến hạn thanh toán là 15/8/2011, lãi suất danh nghĩa là 8,5%/năm trả lãi sau hàng năm. Lãi suất trái phiếu qua đấu thầu là 8%/năm.

    Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với mệnh giá là 500.000.000 đồng, thì giá bán trái phiếu được xác định như sau:

    Trong đó:

    MG = Mệnh giá trái phiếu = 500.000.000đ

    Rc = Lc/k = 8,5% = 0,085

    Rt = Lt/k = 8% = 0,08

    Dn = 319 ngày


    t = Số kỳ còn trả lãi trái phiếu = 5

    Thay số vào ta có:

     

     

    G = 514.952.256 (đồng)

     

    Ví dụ 2: Như ví dụ 1 nhưng với lãi suất trái phiếu qua đấu thầu là 9%/năm.


    Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với mệnh giá là 500.000.000 đồng; thay số vào công thức tính giá bán trái phiếu ta có:

    = 495.629.656 (đồng)


    Ví dụ 3: Như ví dụ 1 nhưng trả lãi định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 15/8 và 15/2 hàng năm.

    Nếu nhà đầu tư mua khối lượng trái phiếu với mệnh giá là 500.000.000 đồng, thay số vào ta có:

    MG = 500.000.000 đ

    Rc = Lc/k = 0,085/2 = 0,0425

    Rt = Lt/k = 0,08/2 = 0,04

    Dn = 138 (ngày)


    E = 184 (ngày)

    t = Số kỳ còn trả lãi trái phiếu = 10

     

     

    = 515.165.223 (đồng)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 77/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
    Ban hành: 01/07/2003 Hiệu lực: 31/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
    Ban hành: 20/11/2003 Hiệu lực: 09/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 17/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước
    Ban hành: 08/02/2012 Hiệu lực: 26/03/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    04
    Thông tư 132/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn
    Ban hành: 07/09/2010 Hiệu lực: 07/09/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    05
    Quyết định 86/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt
    Ban hành: 15/01/2008 Hiệu lực: 15/01/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 2812/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 31/10/2014 Hiệu lực: 31/10/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
    Số hiệu: 46/2006/QĐ-BTC
    Loại văn bản: Quyết định
    Ngày ban hành: 06/09/2006
    Hiệu lực: 07/10/2006
    Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách
    Ngày công báo: 22/09/2006
    Số công báo: 41&42 - 9/2006
    Người ký: Trần Xuân Hà
    Ngày hết hiệu lực: 26/03/2012
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X