hieuluat

Nghị định 55 /2000/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP Luật Quốc tịch Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 55/2000/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày ban hành: 11/10/2000 Hết hiệu lực: 10/11/2009
    Áp dụng: 26/10/2000 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 55 /2000/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2000
    SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 104/1998/NĐ-CP
    NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
    CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

    NGHỊ ĐỊNH :

     

    Điều 1. Sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam như sau :

    1. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau :

    "Điều 12. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp Trung ương

    1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật thì thông báo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam về việc đương sự đã hoàn tất hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam cấp cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam Giấy xác nhận về việc hoàn tất hồ sơ để người đó làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài của họ. Trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ đề nghị về việc người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.

    Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung. Đối với hồ sơ do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam gửi mà có vấn đề cần yêu cầu cơ quan chuyên môn trong nước thẩm tra, thì Bộ Tư pháp trực tiếp có văn bản yêu cầu thẩm tra. Trong trường hợp này, thời hạn trên là 75 ngày.

    2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc cơ quan chuyên môn trong nước phải hoàn tất hồ sơ hoặc làm rõ những vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.

    3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của đương sự, Bộ Tư pháp hoàn tất hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.

    Trong trường hợp cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định của Chủ tịch nước ghi tên của đương sự bằng tên gọi Việt Nam".

    2. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau :

    "Điều 16. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp Trung ương

    1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự.

    Trong trường hợp cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định của Chủ tịch nước ghi tên của đương sự bằng tên gọi Việt Nam.

    Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung. Đối với hồ sơ do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam gửi mà có vấn đề cần yêu cầu cơ quan chuyên môn trong nước thẩm tra, thì Bộ Tư pháp trực tiếp có văn bản yêu cầu thẩm tra. Trong trường hợp này, thời hạn trên là 60 ngày.

    2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc cơ quan chuyên môn trong nước phải hoàn tất hồ sơ hoặc làm rõ những vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp".

    3. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau :

    "Điều 24. Thủ tục, trình tự giải quyết tại cấp Trung ương

    1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự.

    Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hoàn tất hoặc có vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoàn tất hồ sơ hoặc thẩm tra bổ sung. Đối với hồ sơ do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam gửi mà có vấn đề cần yêu cầu cơ quan chuyên môn trong nước thẩm tra, thì Bộ Tư pháp trực tiếp có văn bản yêu cầu thẩm tra. Trong trường hợp này, thời hạn trên là 60 ngày.

    2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tư pháp, quy định tại khoản 1 Điều này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc cơ quan chuyên môn trong nước phải hoàn tất hồ sơ hoặc làm rõ những vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp".

    Điều 2.

    1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 78/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
    Ban hành: 22/09/2009 Hiệu lực: 10/11/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    02
    Nghị định 104/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
    Ban hành: 31/12/1998 Hiệu lực: 01/01/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 55 /2000/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP Luật Quốc tịch Việt Nam

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Chính phủ
    Số hiệu: 55/2000/NĐ-CP
    Loại văn bản: Nghị định
    Ngày ban hành: 11/10/2000
    Hiệu lực: 26/10/2000
    Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực: 10/11/2009
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X