hieuluat

Nghị định 82/2006/NĐ-CP quản lý hoạt động XNK, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: 61&62 - 8/2006
    Số hiệu: 82/2006/NĐ-CP Ngày đăng công báo: 19/08/2006
    Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành: 10/08/2006 Hết hiệu lực: 10/03/2019
    Áp dụng: 03/09/2006 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 82/2006/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2006 

    VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, NHẬP NỘI

    TỪ BIỂN, QUÁ CẢNH, NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG VÀ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI  ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

     

     

     

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001;

    Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2003;

    Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

    Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

     

    NGHỊ ĐỊNH:

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:

    a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi là Công ước CITES).

    b) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    2. Đối tượng áp dụng.

    Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam.

    Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Loài dùng để chỉ bất kỳ một loài, một phân loài hay một quần thể động vật, thực vật cách biệt về mặt địa lý.

    2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hay thực vật với nhau.

    3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES là giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

    4. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

    5. Phụ lục của Công ước CITES bao gồm:

    a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

    b) Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

    c) Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công ước CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

    6. Động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

    a) Nhóm I là danh mục những loài động vật, thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ  tuyệt chủng cao; nghiêm cấm khai thác, sử dụng  vì mục đích thương mại.

    b) Nhóm II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng; hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

    7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã (sau đây gọi là mẫu vật) là động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã.

    8. Vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.

    9. Không vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi, dịch vụ vận chuyển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã không nhằm mục đích lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES các nước.

    10. Nhập nội từ biển là đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

    11. Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã được nhập khẩu trước đây.

    12. Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm mục đích tạo ra những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai, đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó.

    13. Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật hoang dã từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát.

    14. Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi giữ động vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.

    15. Cơ sở trồng cấy nhân tạo là nơi trồng, cấy từ hạt, hợp tử, mầm, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.

    16. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu được nuôi trong trại nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

    17. Cá thể thế hệ F1 là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.

    18. Cá thể thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.  

    19. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình.

    20. Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Mẫu vật là động vật sống không được coi là đồ lưu niệm.

    21. Mẫu vật săn bắn là mẫu vật có được từ hoạt động săn bắn hợp pháp.

    22. Mẫu vật tiền công ước là mẫu vật được quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, có được trước ngày loài đó được đưa vào Phụ lục của Công ước CITES. Ngày có được mẫu vật là ngày thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống của chúng.

    b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

    c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.

    23. Nước thành viên là quốc gia mà ở đó Công ước CITES có hiệu lực.

     

    Chương II. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ NHẬP NỘI TỪ BIỂN MẪU VẬT

    Điều 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

    1. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES vì mục đích thương mại.

    2. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi:

    a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES, mẫu vật tiền Công ước.

    b) Nhập nội từ biển mẫu vật quy định  tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ lục II của Công ước CITES.

    3. Mẫu vật là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép CITES, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Mẫu vật được sử dụng không vì mục đích thương mại.

    b) Tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu mang theo người hoặc là một phần của vật dụng hộ gia đình khi di chuyển giữa các nước.

    c) Số lượng không vượt quá quy định của Công ước CITES, áp dụng đối với một số loài động vật, thực vật hoang dã.

    Điều 4. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

    1. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.

    2. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

    b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

    c) Mẫu vật phải đư­­ợc đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

    3. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

    b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

    c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

    Điều 5. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

    1. Cấm xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I-A theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại.

    2. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm không vì mục đích thương mại; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I-A không vì mục đích thương mại; mẫu vật (trừ sản phẩm gỗ) các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II-A.

    3. Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

    Điều 6. Điều kiện xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo

    1. Có giấy phép quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.

    2. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

    b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

    c) Mẫu vật phải đư­­ợc đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

    3. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

    b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

    c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

    Điều 7. Điều kiện xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị định này

    Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị định này khi có yêu cầu, phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Giấy phép theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.

    Điều 8. Quá cảnh mẫu vật các loài động vật hoang dã còn sống

    Việc vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận bằng văn bản theo quy định tại Điều 20  Nghị định này; phải thực hiện kiểm dịch động vật và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan.

     

    Chương III. NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

    Điều 9. Trách nhiệm quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

    1. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan Kiểm lâm tỉnh) có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (trừ các loài thuỷ sinh) quy định tại Nghị định này. Những địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trách nhiệm này.

    2. Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thuỷ sinh. Những địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản thực hiện trách nhiệm này.

    Điều 10. Điều kiện về trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES         

    1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

    a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

    b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã đư­­ợc cơ quan  khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

    c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

    d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho ng­­ười và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

    đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

    e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.

    2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:

    a) Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

    b) Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

    c) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng  và ngăn ngừa dịch bệnh.

    Điều 11. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ư­­ớc CITES

    1. Trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ư­­ớc CITES phải đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam để gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế xem xét, phê duyệt. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 3-A và Phụ biểu 3-B kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES uỷ quyền cho cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký.

    2. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Đối với các loài thuỷ sinh, đăng ký với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đăng ký với sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định  tại các Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này. Vào tháng 11 hàng năm cơ quan tiếp nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại khoản này có trách nhiệm báo cáo với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tình hình đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo tại địa phương.

    3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

    a) Đối với  trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ư­­ớc CITES thời hạn như sau:

    - Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES, cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo lý do từ chối cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

    - Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm định, Cơ quan quản lý CITES phải xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

    - Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý CITES thông báo cho cơ quan quản lý quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này về kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo để quản lý.

    b) Đối với trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES, chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại các Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật quy định tại khoản 2 Điều này phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Mẫu chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

    Điều 12. Điều kiện và đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

    1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

    2. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Đối với các loài thuỷ sinh đăng ký với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đăng ký với sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản quy định tại các Phụ biểu 3-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm I B); hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng quy định tại Phụ biểu 4-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm II B) kèm theo Nghị định này.

    3. Cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm:

    a) Đối với loài cây gỗ, phải đăng ký rừng trồng tại hạt kiểm lâm sở tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    b) Đối với các loài thực vật không phải cây gỗ, phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Hồ sơ đăng ký quy định tại các Phụ biểu 3-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm I A) và Phụ biểu 4-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm II A)  kèm theo Nghị định này.

     

    Chương IV. CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM

    Điều 13. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. Cơ quan quản lý  CITES Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, có Giám đốc và các Phó giám đốc, Văn phòng thường trực (gọi là Văn phòng CITES Việt Nam) đặt tại Cục Kiểm lâm và các Chi nhánh Văn phòng CITES Việt Nam tại miền Trung và miền Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được sử dụng con dấu riêng.

    Văn phòng CITES Việt Nam có các bộ phận thực thi, thông tin tuyên truyền và đào tạo, cấp phép, quản lý các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo và quan hệ quốc tế.

    2. Nhiệm vụ của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:

    a) Đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nước thành viên Công ước CITES.

    b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi Công ước CITES tại Việt Nam.

    c) Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước CITES.

    d) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

    đ) Công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, được thay đổi sau Hội nghị các nước thành viên.

    e) Cấp, thu hồi chứng chỉ CITES, giấy phép CITES, giấy phép xuất, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.   

    g) Đăng ký với Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES đủ điều kiện xuất khẩu.

    h) Kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại; các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này.

    i) Hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.

    k)  Phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan theo quy định của Công ước CITES và pháp luật Việt Nam.

    3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại nhà ga hàng không, nhà ga đường sắt, cảng biển, khu vực cửa khẩu.

    4. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

    Điều 14. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam

    1. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Thuỷ sản và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

    2. Nhiệm vụ của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam:

    a) Tư vấn khoa học cho Cơ quan quản lý CITES, các cơ quan quản lý liên quan về các vấn đề sau:

    - Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm của các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên.

    - Cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.    

    - Tên khoa học các loài động vật, thực vật, giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã.

    - Trung tâm cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống, nơi sinh sống phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu.

    -Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã;thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã.

    b) Được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền để kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật.

    c) Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến việc thực thi Công ước CITES.  

    d) Soạn thảo tài liệu khoa học, các đề xuất liên quan đến việc thực thi Công ước CITES; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế.

    3. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan  khoa học CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

     

    Chương V. GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ 

    Điều 15. Các loại giấy phép, chứng chỉ

    1. Giấy phép CITES quy định tại Phụ biểu 2-A kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ, dán tem CITES và đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

    2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định tại Phụ biểu  2-B kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ, có chữ  ký,  họ và tên của chủ trại nuôi, cơ sở trồng cấy  nhân tạo.

    3. Chứng chỉ tiền Công ước quy định tại Phụ biểu 2-C kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.

    4. Giấy phép quy định tại Phụ biểu 2-D kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giấy phép phải được ghi đầy đủ, đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

    Điều 16. Cấp và quản lý giấy phép, chứng chỉ

    1. Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy phép, chứng chỉ. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ.

    2. Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 6 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.

    3. Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu phải có một bản gốc giấy phép, chứng chỉ kèm theo. Phải xuất trình giấy phép, chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    4. Nghiêm cấm các hành vi làm giả, sửa chữa, sang nhượng giấy phép, chứng chỉ.

    5. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thu hồi giấy phép, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

    a) Giấy phép, chứng chỉ được cấp không đúng theo quy định.

    b) Giấy phép, chứng chỉ được sử dụng sai mục đích.

    c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép, chứng chỉ có hành vi vi phạm quy định của Công ước CITES, pháp luật Việt Nam.

    d) Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực: trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải gửi trả lại giấy phép, chứng chỉ cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

    6. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm ấn hành, cấp giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này.

    Điều 17. Hồ sơ cấp giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật

    1.  Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    b) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành.

    2. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại:

    a) Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao.

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    - Bản ký kết về chương trình  hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    - Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành.

    - Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.

    b) Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    - Quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

    - Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp hoặc bản sao giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).

    - Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.

    3. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    - Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp.

    4. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị đinh này.

    - Hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu).

    Điều 18. Hồ sơ cấp giấy phép, chứng chỉ nhập khẩu mẫu vật

    1. Nhập khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    b) Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES.

    c) Trường hợp nhập khẩu mẫu vật là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có giấy tờ sau đây:

    - Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc của cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm. Đối với các loài thuỷ sinh, có xác nhận của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

    - Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam.

    2. Nhập khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại:

    a) Nhập khẩu mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định  này.

    - Bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận về quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    - Bản sao giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES.

    b) Nhập khẩu mẫu vật triển lãm, biễu diễn xiếc không vì mục đích thương mại:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    - Giấy mời tham gia triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của cơ quan có thẩm quyền.

    - Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES.

    3. Nhập khẩu mẫu vật săn bắn:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định  này.

    - Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của  nước xuất khẩu cấp.

    4. Nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    - Hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của nước xuất khẩu cấp.

    Điều 19. Hồ sơ cấp giấy phép nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại các Phụ lục I, II của Công ước CITES

    1. Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    2. Văn bản chấp thuận của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Trung ương.

    3. Trường hợp nhập nội từ biển mẫu vật là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có giấy tờ sau đây:

    a) Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản ở địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

    b) Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về việc nhập nội mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập nội vào Việt Nam.

    Điều 20. Hồ sơ đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật sống

    1. Đơn đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    2. Bản sao giấy phép, chứng chỉ  xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

    3. Bản sao hợp đồng vận chuyển quá cảnh.

    Điều 21. Cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm

    1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo trực tiếp cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm do Cơ quan quản lý CITES ấn hành cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Mẫu vật lưu niệm do trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo sản xuất.

    b) Có mã số do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này cấp.

    c) Đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về mẫu mã, biểu tượng, nhãn mác mẫu vật là đồ lưu niệm do mình sản xuất ra.

    2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm chỉ cấp cho các sản phẩm hoàn chỉnh tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Mỗi chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật là đồ lưu niệm cấp tối đa 4 mẫu vật cho một khách hàng.

    3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm in ấn, phát hành chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cho các trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo có nhu cầu.

    4. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm theo quy định tại Nghị định này.

    Điều 22. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước

    1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo Phụ biểu 1 kèm theo Nghị định này.

    2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật (hoá đơn mua bán, giấy phép khai thác, giấy phép nhập khẩu).

     

    Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES, giấy phép xuất khẩu động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam

    1. Cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của  hồ sơ đối với mẫu vật.

    2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng giấy phép, chứng chỉ. Thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

    3. Thanh toán chi phí in ấn giấy phép, chứng chỉ; chi phí đánh dấu mẫu vật; chi phí giám định, định loại mẫu vật.

    Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giám sát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu động vật hoang dã

    1. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật có trách nhiệm xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vào giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này, ghi số hiệu và ngày, tháng, năm của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai hải quan; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho Cơ quan quản lý CITES.

    2. Các cơ quan chức năng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này theo thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Cơ quan  quản lý CITES Việt Nam về các vụ vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

     

    Chương VI. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

    Điều 25. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

    1. Các cơ quan: Kiểm lâm, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản lý thị trường, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

    2.Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III  của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam.Trong trường hợp quy định của Công ước CITES về xử lý mẫu vật động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước khác với  quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của Công ước.

    3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Điều 26. Xử lý mẫu vật

    1. Việc tạm lưu giữ động vật sống trong khi chờ quyết định xử lý phải đảm bảo an toàn cho người và có điều kiện phù hợp về quản lý, chăm sóc động vật.

    2. Các mẫu vật mà cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh, có khả năng gây thành dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu huỷ ngay. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo các quy định hiện hành của pháp luật về thú y, kiểm dịch thực vật.

    3. Xử lý mẫu vật tịch thu:

     a) Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, quyết định về việc trả lại mẫu vật cho nước xuất xứ đối với mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES xác định được nước xuất xứ.

    b) Đối với các mẫu vật vi phạm trong các trường hợp khác, bao gồm trường hợp quy định tại điểm a khoản này hoặc trường hợp cơ quan hải quan, các ngành chức năng phát hiện bắt giữ, tịch thu các vật phẩm, tang vật vi phạm tại các cửa khẩu hoặc trên các tuyến biên giới (đất liền và trên biển), mà nước xuất xứ không nhận nhưng không có nơi cất trữ đảm bảo thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật gần nhất để xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Công ước CITES.

                 

    Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 27. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

    1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này theo thẩm quyền.

    2. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    Điều 28. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    2. Nghị định này thay thế Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã./.

     

     

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

     

     

     

     

    Phụ biểu 3-A: Mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật   hoang dã  quy định tại Phụ lục I của Công ư­­ớc CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam

     

                Các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

               

    1. Tên và địa chỉ của cơ sở:
    2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện:

    Số CMND/Hộ chiếu:                      Ngày cấp:                              Nơi cấp:

    1. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học, tên thông thường):
    2. Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy nhân tạo:
    3. Mô tả nguồn giống của loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tài liệu chứng minh nguồn giống đư­­ợc khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp):
    4. Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo:
    5. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở:
    6. Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
    7. Giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam:

    10. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước:

     

    Phụ biểu 3-B: Mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản  động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam

     

                Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

     

    1. Tên và địa chỉ của trại:
    2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:

    Số CMND/Hộ chiếu:                         Ngày cấp:                               Nơi cấp:

    1. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường):
    2. Thông tin chi tiết về số lư­­ợng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:
    3. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ­ư­ợc việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ư­­ớc CITES và luật pháp quốc gia:
    4. Nếu trại mới sản xuất đư­­ợc thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phư­­ơng pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất đư­­ợc thế hệ F2:
    5. Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
    6. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xư­­ơng, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):
    7. Mô tả chi tiết phư­­ơng pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu:

    10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trư­ờng, cách thức lưu trữ thông tin:

    11. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ­ư­ớc, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ư­­ớc hoặc đư­­ợc đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ư­­ớc và luật pháp của quốc gia đó:

    12. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia:

    13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước:

     

    Phụ biểu 4-A: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ­ư­ớc CITES và  Nhóm II  theo quy định của pháp luật Việt Nam

               

    Các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

    1. Tên và địa chỉ của cơ sở:
    2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện:

    Số CMND/Hộ chiếu:                       Ngày cấp:                     Nơi cấp:

    1. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường):
    2. Mô tả số lư­­ợng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên:
    3. Mô tả điều kiện hạ tầng và ph­ư­ơng thức trồng cấy:
    4. Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
     

    Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản  động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của Công ­ư­ớc CITES và Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam

               

                Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

     

    1. Tên và địa chỉ của trại:
    2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:

    Số CMND/Hộ chiếu:                    Ngày cấp:                   Nơi cấp:

    1. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường):
    2. Thông tin chi tiết về số lư­­ợng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:
    3. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ­ư­ợc việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ư­­ớc CITES và luật pháp quốc gia:
    4. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do:
    5. Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
    6. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cư­­ờng nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen:
    7. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xư­ơng, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):

    10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức l­ư­u trữ thông tin:

     

    Phụ biểu 5: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy  nhân tạo

               

    TÊN CQ, TC CẤP TRÊN

    TÊN CƠ QUAN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________________________

     

    ………., ngày……tháng ........năm……..

     

     

    GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ

    TRẠI NUÔI SINH SẢN/ NUÔI SINH TRƯỞNG/TRỒNG CẤY NHÂN TẠO

    ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ

     

    Trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo (tên đăng ký):

     

     

    Địa chỉ:

     

     

    Mã số (do cơ quan đăng ký cấp):

     

    Tên khoa học/thông thường loài nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu nuôi, trồng cấy nhiều loài thì kèm theo danh sách riêng):

     

     

     

     

     

     

                Chứng nhận trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo có tên nói trên đã đăng ký theo quy định tại Nghị định số……………………………………
    về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

     

    CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

     

    (Chữ ký, con dấu)

     

     

     

    (Họ, tên người ký)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Thủy sản số 17/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/04/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 11/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã
    Ban hành: 22/01/2002 Hiệu lực: 06/02/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
    Ban hành: 22/01/2019 Hiệu lực: 10/03/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản thay thế
    06
    Thông tư 16/2007/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng chứng chỉ xuất khẩu mẫu vật lưu niệm thuộc phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
    Ban hành: 14/02/2007 Hiệu lực: 13/03/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    07
    Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
    Ban hành: 19/10/2010 Hiệu lực: 03/12/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    08
    Thông tư 90/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn thuế xuất khẩu mặt hàng trầm hương được sản xuất, tạo ra từ cây Dó bầu trồng
    Ban hành: 20/06/2011 Hiệu lực: 04/08/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    09
    Nghị định 98/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp
    Ban hành: 26/10/2011 Hiệu lực: 15/12/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    10
    Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
    Ban hành: 23/01/2006 Hiệu lực: 01/05/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 13/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số vấn đề quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
    Ban hành: 12/03/2009 Hiệu lực: 26/04/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ Về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 15/12/2010 Hiệu lực: 15/12/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 4277/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 26/09/2012 Hiệu lực: 26/09/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Công văn 2443/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc xác nhận, giám sát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật thuộc CITES
    Ban hành: 11/03/2014 Hiệu lực: 11/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
    Ban hành: 12/02/2015 Hiệu lực: 29/03/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Công văn 16315/QLD-MP của Cục Quản lý Dược về việc tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
    Ban hành: 28/08/2015 Hiệu lực: 28/08/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Công văn 487/GSQL-GQ1 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan về việc kiểm soát buôn bán các loài thủy sinh thuộc Phụ lục Cites
    Ban hành: 13/02/2018 Hiệu lực: 13/02/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Quyết định 687/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến hết ngày 31/12/2017
    Ban hành: 27/02/2018 Hiệu lực: 27/02/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Công văn 14087/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về việc nộp Giấy phép CITES khi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất
    Ban hành: 14/11/2018 Hiệu lực: 14/11/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Nghị định 82/2006/NĐ-CP quản lý hoạt động XNK, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Chính phủ
    Số hiệu: 82/2006/NĐ-CP
    Loại văn bản: Nghị định
    Ngày ban hành: 10/08/2006
    Hiệu lực: 03/09/2006
    Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
    Ngày công báo: 19/08/2006
    Số công báo: 61&62 - 8/2006
    Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực: 10/03/2019
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (13)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X