hieuluat

Quyết định 2018/QĐ-BYT Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 2018/QĐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thanh Long
    Ngày ban hành: 28/03/2018 Hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Áp dụng: 28/03/2018 Tình trạng hiệu lực: Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------

    Số: 2018/QĐ-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018

     

    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN”
    ----------
    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

     

     

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện”.

    Điều 2. “Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

    Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, các cơ sở khám, chữa bệnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4.
    - BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo):
    - Các Đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp);
    - Cổng TTĐT Bộ Y tế;
    - Lưu: VT, DP.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long

     

     

     

    HƯỚNG DẪN

    GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2018/QĐ-BYT ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

    MỤC LỤC

     

    DANH MỤC VIẾT TẮT

    PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

    PHẦN II - KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN

    1. Khái niệm

    2. Mục tiêu

    PHẦN III - NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT

    1. Dấu hiệu cảnh báo cần giám sát

    1.1. Dấu hiệu cảnh báo từ cộng đồng

    1.2. Dấu hiệu cảnh báo từ cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng

    1.3. Dấu hiệu cảnh báo từ phòng xét nghiệm

    2. Nguồn cung cấp thông tin về các dấu hiệu cảnh báo

    2.1. Từ cộng đồng

    2.2. Từ các cơ sở y tế

    2.3. Từ mạng lưới thông tin truyền thông, internet, mạng xã hội

    3. Quy trình giám sát dựa vào sự kiện

    3.1. Các bước thực hiện giám sát dựa vào sự kiện

    3.1.1. Bước 1 - Phát hiện, ghi nhận dấu hiệu cảnh báo

    3.1.2. Bước 2 - Sàng lọc dấu hiệu cảnh báo

    3.1.3. Bước 3 - Xác minh dấu hiệu cảnh báo

    3.1.4. Bước 4 - Đánh giá sự kiện

    3.1.5. Bước 5 - Đề xuất đáp ứng sự kiện

    3.2. Quy định nhiệm vụ thực hiện giám sát dựa vào sự kiện

    3.2.1. Cộng đồng

    3.2.2. Cộng tác viên y tế, xã hội, y tế thôn bản

    3.2.3. Trạm Y tế tuyến xã

    3.2.4. Cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến huyện

    3.2.5. Trung tâm Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện

    3.2.6. Cơ sở khám, chữa bệnh phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến tỉnh

    3.2.7. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế

    3.2.8. Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh

    3.2.9. Cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến TƯ

    3.2.10. Các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur

    PHẦN 4 - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Phụ lục 1: Biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo

    Phụ lục 2: Biểu mẫu báo cáo tổng hợp hàng tháng

    Phụ lục 3: Quy trình thực hiện giám sát dựa vào sự kiện theo các tuyến

    Phụ lục 4: Hướng dẫn tham khảo xác minh sự kiện

    Phụ lục 5: Hướng dẫn tham khảo ghi nhận thông tin từ mạng lưới thông tin truyền thông, internet, mạng xã hội

    Phụ lục 6: Hướng dẫn tham khảo thực hiện giám sát hỗ trợ hoạt động giám sát dựa vào sự kiện

     

    DANH MỤC VIẾT TẮT

     

    CDC

    Centre for Disease Control and Prevention

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

    EBS

    Event Based Surveillance

    Giám sát dựa vào sự kiện

    EOC

    Emergency Operation Center

    Trung tâm đáp ứng khẩn cấp về dịch bệnh

    EWAR

    Early Warning and Response

    Hệ thống cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh

    IBS

    Indicator-Based Surveillance

    Giám sát dựa vào chỉ số

    IHR

    International Health Regulations

    Điều lệ Y tế Quốc tế

    SARI

    Severe Acute Respiratory Infection

    Nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng

    SVP

    Severe Viral Pneumonia

    Viêm phổi nặng nghi do vi rút

    TTKSBT

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

    TTYTDP

    Trung tâm Y tế dự phòng

    TTYT

    Trung tâm Y tế

    TYT

    Trạm Y tế

    VSDT

    Vệ sinh dịch tễ

    WHO

    World Health Organization

     

    Tổ chức Y tế Thế giới

     

     

    PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

     

    Thực hiện các quy định của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005) trong việc phát hiện, cảnh báo, báo cáo và đáp ứng với các sự kiện y tế công cộng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia xây dựng hệ thống cảnh báo sớm - đáp ứng nhanh (EWAR) và hướng dẫn triển khai giám sát dựa vào chỉ số (Indicator-based Surveillance - IBS) và giám sát dựa vào sự kiện (Event-based Surveillance - EBS) để vận hành hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh đồng thời cung cấp số liệu cho hoạt động theo dõi, đánh giá, nhận định tình hình dịch bệnh và các sự kiện y tế công cộng. Việc triển khai giám sát dựa vào sự kiện cùng với giám sát dựa vào chỉ số sẽ tăng cường vai trò phát hiện sớm bệnh dịch tại cộng đồng và tại các cơ sở điều trị, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa khối dự phòng và điều trị, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu, nguy cơ gây bệnh dịch và có đáp ứng kịp thời, hiệu quả.

    Tài liệu “Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện" được biên soạn để hướng dẫn các đơn vị thực hiện giám sát dựa vào sự kiện, dựa trên các hướng dẫn kỹ thuật của WHO, CDC và kinh nghiệm qua thực tế triển khai thí điểm. Tài liệu tập trung vào hướng dẫn việc phát hiện, xử lý các dấu hiệu cảnh báo, các nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

     

    PHẦN II. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN

     

    1. Khái niệm

    Trong tài liệu hướng dẫn này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

    Dấu hiệu cảnh báo là thông tin ban đầu về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, các nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

    Sự kiện là dấu hiệu cảnh báo đã được xác minh là có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

    Giám sát dựa vào sự kiện là việc phát hiện, ghi nhận, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo, đánh giá và đề xuất đáp ứng với các sự kiện có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

    2. Mục tiêu

    2.1. Mục tiêu chung

    Phát hiện sớm các sự kiện có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhằm đáp ứng kịp thời, phù hợp, giảm thiểu tác hại đối với cộng đồng.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    2.2.1. Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, sự kiện có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

    2.2.2. Thu thập, theo dõi, đánh giá, phân tích thông tin về sự kiện, đề xuất giải pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp với tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

     

    PHẦN III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT

     

    1. Dấu hiệu cảnh báo cần giám sát

    Ngoài các dấu hiệu cảnh báo được liệt kê dưới đây, danh mục dấu hiệu cảnh báo có thể được mở rộng với các dấu hiệu khác được đánh giá, nhận định chủ quan là có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

    1.1. Dấu hiệu cảnh báo từ cộng đồng

    1.1.1. Một trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi đột ngột yếu, liệt chân tay.

    1.1.2. Một trường hợp sốt, phát ban, kèm theo ho hoặc đau mắt đỏ.

    1.1.3. Một trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong với một trong các biểu hiện sau:

    a. Đi ngoài 3 lần hoặc nhiều hơn trong vòng 24h, phân lỏng, đục như nước vo gạo, có biểu hiện mất nước ở người từ 5 tuổi trở lên.

    b. Người từ nước ngoài trở về bị viêm đường hô hấp và sốt trong vòng 14 ngày.

    c. Viêm đường hô hấp và sốt sau khi tiếp xúc với gia cầm trong vòng 14 ngày.

    d. Bị ốm (bệnh) trong vòng 07 ngày sau khi tiêm vắc xin.

    e. Mắc bệnh chưa từng gặp hoặc có các triệu chứng ít gặp, lạ trong cộng đồng.

    f. Tử vong không rõ nguyên nhân.

    1.1.4. Hai trường hợp nhập viện hoặc tử vong trở lên trong cùng một khu dân cư, trường học, nơi làm việc, trong vòng 07 ngày với các triệu chứng tương tự.

    1.1.5. Có số lượng tăng bất thường của một trong những dấu hiệu dưới đây:

    a. Học sinh nghỉ học do cùng một bệnh trong vòng 7 ngày trong cùng một trường học.

    b. Người đến mua thuốc hạ sốt, hoặc thuốc ho, hoặc thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 1 tuần từ các hiệu thuốc trong cùng một khu dân cư.

    c. Người ốm (bệnh) cùng một lúc với những triệu chứng tương tự trong cùng một khu dân cư.

    d. Gia cầm, vật nuôi hoặc các động vật khác ốm (bệnh) hoặc chết.

    1.1.6. Phát hiện:

    a. Chó nghi bị dại

    b. Chó ốm cắn người.

    c. Một con chó cắn từ 2 người trở lên trong vòng 10 ngày.

    1.2. Dấu hiệu cảnh báo từ cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng

    1.2.1. Nhân viên y tế bị ốm nặng và cần phải nhập viện sau khi tiếp xúc với bệnh nhân có triệu chứng tương tự.

    1.2.2. Có từ hai trường hợp trở lên bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng trong vòng 7 ngày ở cùng một khu vực dân cư, hộ gia đình, trường học hoặc cùng nơi làm việc.

    1.2.3. Có trường hợp nhập viện do viêm phổi nặng nghi do vi rút.

    1.2.4. Tăng nhanh bất thường số trường hợp bệnh có cùng triệu chứng, dựa trên nhận định chuyên môn của thầy thuốc.

    1.2.5. Có 2 hoặc nhiều trường hợp bệnh truyền nhiễm cùng triệu chứng, đến từ một địa điểm (hộ gia đình, nhóm dân cư, trường học, nhà máy, v.v...).

    1.2.6. Có trường hợp sốt rét tại địa bàn đã loại trừ bệnh sốt rét hoặc trước đây không lưu hành bệnh sốt rét.

    1.2.7. Xuất hiện các biểu hiện lâm sàng hoặc đáp ứng điều trị bất thường hoặc không giải thích được của một bệnh truyền nhiễm đã biết dựa trên nhận định chuyên môn của bác sỹ.

    1.2.8. Xuất hiện một hoặc nhiều trường hợp bệnh hoặc tử vong do bệnh lạ, bất thường hoặc không giải thích được dựa trên nhận định chuyên môn của bác sỹ.

    1.2.9. Số người tiêm phòng dại tăng bất thường trong cùng một khu dân cư.

    1.2.10. Bất kỳ ca nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (2007).

    1.3. Dấu hiệu cảnh báo từ phòng xét nghiệm

    1.3.1. Tác nhân gây bệnh đã không phát hiện thấy trong một thời gian dài (dựa trên nhận định của nhân viên phòng xét nghiệm).

    1.3.2. Tăng nhanh bất thường số bệnh phẩm có cùng yêu cầu xét nghiệm hoặc dương tính với cùng một tác nhân gây bệnh (bao gồm cả kháng đa thuốc kháng sinh) trong vòng 07 ngày.

    1.3.3. Bất cứ mẫu bệnh phẩm nào dương tính với tác nhân bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (2007).

    1.3.4. Phát hiện chủng vi rút cúm mới hoặc không phân típ được từ một bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng hoặc bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do vi rút.

    1.3.5. Tác nhân mới hoặc chưa từng được phát hiện.

    2. Nguồn cung cấp thông tin về các dấu hiệu cảnh báo

    Các dấu hiệu cảnh báo có thể được phát hiện hoặc ghi nhận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thể từ trong hoặc ngoài ngành y tế, liên quan đến con người hoặc không, chính thức hoặc không chính thức.

    2.1. Từ cộng đồng

    - Người dân, thành viên các tổ chức xã hội tại cộng đồng (hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...)

    - Lãnh đạo địa phương (chính quyền, tổ dân phố)

    - Thầy lang

    - Nhân viên y tế thôn, bản

    - Cộng tác viên y tế, cộng tác viên xã hội

    - Phòng khám tư nhân

    - Hiệu thuốc

    - Cơ sở giáo dục, đào tạo

    - Các cơ quan, đơn vị trong ngành thú y

    - Công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp

    - Cơ quan an toàn thực phẩm

    2.2. Từ các cơ sở y tế

    - Các cơ sở y tế (bao gồm cả các đơn vị y tế tư nhân và đơn vị y tế ngành)

    - Phòng xét nghiệm (của các cơ sở y tế và hệ thống y tế công cộng)

    - Đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế

    2.3. Từ mạng lưới thông tin truyền thông, internet, mạng xã hội

    - Thông tin truyền thanh, truyền hình

    - Báo chí địa phương, quốc gia, quốc tế

    - Internet, mạng xã hội

    3. Quy trình giám sát dựa vào sự kiện

    Quyết định 2018/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành

    Hình 1: Sơ đồ quy trình giám sát dựa vào sự kiện

    3.1. Các bước thực hiện giám sát dựa vào sự kiện

    3.1.1. Bước 1 - Phát hiện, ghi nhận dấu hiệu cảnh báo

    Tất cả các đơn vị y tế tại các tuyến có trách nhiệm phát hiện, ghi nhận và thông báo thông tin theo biểu mẫu tại Phụ lục 1 về các dấu hiệu cảnh báo từ cộng đồng, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng phòng xét nghiệm và từ mạng lưới thông tin truyền thông, internet, mạng xã hội. Các thông tin cần thông báo bao gồm:

    - Nội dung dấu hiệu cảnh báo

    - Thời gian xảy ra dấu hiệu và thời gian phát hiện

    - Địa điểm xảy ra

    - Số mắc/ chết/nhập viện hoặc khả năng lây lan

    - Các thông tin khác (nếu có)

    3.1.2. Bước 2 - Sàng lọc dấu hiệu cảnh báo

    Sàng lọc dấu hiệu cảnh báo nhằm mục đích xác định các thông tin phù hợp để giảm thiểu việc xác minh và điều tra không cần thiết. Sàng lọc dấu hiệu cảnh báo thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi sau sau:

    - Dấu hiệu cảnh báo thuộc danh mục dấu hiệu cảnh báo theo hướng dẫn không?

    - Dấu hiệu cảnh báo có thực sự xảy ra không?

    - Dấu hiệu cảnh báo có bị trùng lặp không?

    Trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo được sàng lọc là thuộc danh mục theo hướng dẫn, có thực sự xảy ra và không bị trùng lặp (chưa được ghi nhận) thì chuyển sang Bước 3 - Xác minh dấu hiệu cảnh báo để xác định nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

    Trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo được sàng lọc là không thuộc danh mục theo hướng dẫn hoặc không thực sự xảy ra hoặc đã bị trùng lặp (đã được ghi nhận) thì sẽ dừng hoạt động giám sát với dấu hiệu cảnh báo đó.

    3.1.3. Bước 3 - Xác minh dấu hiệu cảnh báo

    Xác minh dấu hiệu cảnh báo nhằm mục đích xác định dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hay không. Sau khi được xác minh, các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm được coi là sự kiện. Quá trình xác minh được thực hiện với các hoạt động như sau:

    - Xác minh qua cơ quan y tế địa phương, các bác sỹ điều trị và/hoặc phỏng vấn bệnh nhân hoặc gia đình người bệnh

    - Liên hệ với nguồn số liệu và thông tin gốc

    - Kiểm tra chéo với các nguồn cung cấp thông tin khác

    - Thu thập thông tin bổ sung cần thiết, liên quan đến dấu hiệu cảnh báo.

    Tùy theo mức độ ảnh hưởng, đặc thù của dấu hiệu cảnh báo, việc xác minh có thể được phối hợp thực hiện bởi các đơn vị y tế tại các tuyến và các đơn vị liên quan (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 4).

    Trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo được xác minh là có nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (dấu hiệu cảnh báo chuyển thành sự kiện) thì chuyển sang Bước 4 - Đánh giá sự kiện để đưa ra cảnh báo nguy cơ và đề xuất các hoạt động đáp ứng phù hợp.

    Trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo được xác minh là không có nguy cơ gây ra bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng thì sẽ dừng hoạt động giám sát với dấu hiệu cảnh báo đó.

    3.1.4. Bước 4 - Đánh giá sự kiện

    Đánh giá sự kiện là quá trình tổng hợp và phân tích được thực hiện liên tục nhằm xác định nguy cơ, mức độ ảnh hưởng của một sự kiện tới sức khỏe cộng đồng. Kết quả đánh giá sự kiện là cơ sở để đưa ra các cảnh báo nguy cơ và đề xuất các hoạt động đáp ứng phù hợp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của sự kiện, việc đánh giá có thể được phối hợp thực hiện tại các tuyến và các đơn vị liên quan. Dưới đây là một số câu hỏi giúp cho quá trình đánh giá sự kiện:

    - Sự kiện có liên quan đến các bệnh ưu tiên không?

    - Bệnh nghi ngờ có khả năng lây lan cao không?

    - Có tỷ lệ tử vong hoặc mắc cao hơn dự kiến không?

    - Đây có phải là sự kiện bất thường hoặc ngoài dự kiến trong cộng đồng không?

    - Có chùm trường hợp bệnh có triệu chứng tương tự không?

    - Bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thương mại hoặc du lịch không?

    - Sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng không?

    - Có thể dễ dàng kiểm soát được không? (theo năng lực ứng phó tại địa phương)

    - Có khả năng tiếp diễn/ kéo dài hay quay lại không?

    3.1.5. Bước 5 - Đề xuất đáp ứng sự kiện

    Đề xuất đáp ứng sự kiện cần được đưa ra ngay sau khi đánh giá sự kiện là có nguy cơ gây ra các bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Hoạt động đáp ứng sẽ được thực hiện theo các quy định hiện hành, hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Y tế và không đề cập trong tài liệu này.

    3.2. Quy định nhiệm vụ thực hiện giám sát dựa vào sự kiện

    3.2.1. Cộng đồng

    Thành viên trong cộng đồng như người dân, y tế trường học, cơ quan, hiệu thuốc, cơ sở y tế tư nhân, cán bộ thú y... khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo từ cộng đồng (tại mục 1.1 - Phần III) hoặc các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cần thông báo một cách nhanh nhất đến cộng tác viên y tế, y tế thôn bản, Trạm Y tế tuyến xã (TYT) hoặc cơ sở y tế gần nhất (gặp trực tiếp hoặc điện thoại).

    3.2.2. Cộng tác viên y tế, xã hội, y tế thôn bản

    Cộng tác viên y tế, y tế thôn bản khi nhận hoặc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo từ cộng đồng (tại mục 1.1 - Phần III) hoặc các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cần thông báo một cách nhanh nhất đến TYT tuyến xã hoặc cơ sở y tế gần nhất (gặp trực tiếp hoặc điện thoại).

    3.2.3. Trạm Y tế tuyến xã

    Khi phát hiện hoặc ghi nhận các dấu hiệu cảnh báo, TYT tuyến xã có trách nhiệm điền thông tin vào biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo (Phụ lục 1); tiến hành sàng lọc, xác minh dấu hiệu cảnh báo; triển khai đánh giá, đáp ứng với sự kiện và thực hiện báo cáo hoạt động giám sát dựa vào sự kiện hàng tháng (Phụ lục 2) gửi Trung tâm Y tế tuyến huyện (TTYT) trước ngày 05 tháng kế tiếp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện, TYT tuyến xã có thể đề nghị cơ sở y tế tuyến trên hỗ trợ thực hiện xác minh dấu hiệu cảnh báo, thực hiện đánh giá và triển khai đáp ứng với sự kiện.

    3.2.4. Cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến huyện

    Cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến huyện khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo (tại mục 1.2 và 1.3 - Phần III) trong quá trình khám, chữa bệnh, xét nghiệm bệnh phẩm, tiêm chủng hoặc phát hiện những thông tin bất thường từ bệnh nhân, cần thông báo ngay cho TTYT tuyến huyện bằng điện thoại hoặc thư điện tử.

    3.2.5. Trung tâm Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện

    Khi phát hiện hoặc ghi nhận các dấu hiệu cảnh báo, TTYT tuyến huyện có trách nhiệm điền thông tin vào biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo (Phụ lục 1); tiến hành sàng lọc, xác minh dấu hiệu cảnh báo; triển khai đánh giá, đáp ứng với sự kiện và thực hiện báo cáo hoạt động giám sát dựa vào sự kiện hàng tháng (Phụ lục 2) gửi Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP)/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tuyến tỉnh trước ngày 10 tháng kế tiếp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện, TTYT tuyến huyện có thể yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc đề nghị cơ sở y tế tuyến trên hỗ trợ thực hiện xác minh dấu hiệu cảnh báo, thực hiện đánh giá và triển khai đáp ứng với sự kiện.

    3.2.6. Cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến tỉnh

    Cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến tỉnh khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo (tại mục 1.2 và 1.3 - Phần III) trong quá trình khám, chữa bệnh, xét nghiệm bệnh phẩm, tiêm chủng hoặc phát hiện những thông tin bất thường từ bệnh nhân, cần thông báo ngay cho TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh bằng điện thoại hoặc thư điện tử.

    3.2.7. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế

    Cán bộ y tế tại các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo từ cộng đồng (tại mục 1.1 - Phần III) hoặc các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, cần thông báo ngay cho TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh bằng điện thoại hoặc thư điện tử.

    3.2.8. Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh

    Khi phát hiện hoặc ghi nhận các dấu hiệu cảnh báo, TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh có trách nhiệm điền thông tin vào biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo (Phụ lục 1); tiến hành sàng lọc, xác minh dấu hiệu cảnh báo; triển khai đánh giá, đáp ứng với sự kiện và thực hiện báo cáo hoạt động giám sát dựa vào sự kiện hàng tháng (Phụ lục 2) gửi các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur trước ngày 15 tháng kế tiếp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện, TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh có thể yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc đề nghị cơ sở y tế tuyến trên hỗ trợ thực hiện xác minh dấu hiệu cảnh báo, thực hiện đánh giá và triển khai đáp ứng với sự kiện.

    3.2.9. Cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm Trung ương

    Cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm và cơ sở tiêm chủng tuyến Trung ương khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo (tại mục 1.2 và 1.3 - Phần III) trong quá trình khám, chữa bệnh, xét nghiệm bệnh phẩm, tiêm chủng hoặc phát hiện những thông tin bất thường từ bệnh nhân, cần thông báo ngay cho các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur bằng điện thoại hoặc thư điện tử.

    3.2.10. Các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur

    Khi phát hiện hoặc ghi nhận các dấu hiệu cảnh báo, các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur có trách nhiệm điền thông tin vào biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo (Phụ lục 1); tiến hành sàng lọc, xác minh dấu hiệu cảnh báo; triển khai đánh giá, đáp ứng với sự kiện và thực hiện báo cáo hoạt động giám sát dựa vào sự kiện hàng tháng (Phụ lục 2) trước ngày 20 tháng kế tiếp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện, các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur có thể yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện sàng lọc, xác minh dấu hiệu cảnh báo, thực hiện đánh giá và triển khai đáp ứng với sự kiện.

     

    PHẦN 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Cục Y tế dự phòng

    - Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát dựa vào sự kiện trên phạm vi toàn quốc.

    - Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện theo kế hoạch được phân công.

    - Duy trì hoạt động sàng lọc thông tin từ mạng lưới thông tin truyền thông, internet, mạng xã hội tại Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 5).

    - Đầu mối xây dựng, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho hệ thống giám sát dựa vào sự kiện.

    - Huy động và điều phối hoạt động phối hợp liên ngành và các nguồn lực hỗ trợ cho hệ thống giám sát dựa vào sự kiện.

    2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

    - Tham gia xây dựng, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho hệ thống giám sát dựa vào sự kiện.

    - Chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở điều trị tham gia giám sát dựa vào sự kiện.

    - Phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở điều trị.

    3. Các Viên Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur

    - Tham gia xây dựng, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho hệ thống giám sát dựa vào sự kiện.

    - Xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện hoạt động giám sát dựa vào sự kiện theo địa bàn phụ trách.

    - Tổng hợp báo cáo tháng về hoạt động giám sát dựa vào sự kiện tại các địa phương theo địa bàn phụ trách.

    - Duy trì hoạt động sàng lọc thông tin từ mạng lưới thông tin truyền thông, internet, mạng xã hội tại các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện y tế công cộng khu vực (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 5).

    - Hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật giám sát, cho các đơn vị tham gia giám sát dựa vào sự kiện theo khu vực được phân công.

    - Định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ và đánh giá hoạt động giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn khu vực phụ trách (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 6).

    - Tổng hợp số liệu giám sát dựa vào sự kiện tại khu vực phụ trách.

    4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    - Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn tỉnh, thành phố.

    - Bố trí đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cần thiết cho thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại địa phương.

    - Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại các đơn vị trực thuộc.

    5. Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn, bao gồm các hoạt động tập huấn, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật.

    - Ghi nhận, xử lý thông tin về dấu hiệu cảnh báo, thực hiện báo cáo tổng hợp hàng tháng các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    - Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trong địa bàn tỉnh/thành phố.

    Định kỳ kiểm tra, đôn đốc, giám sát hỗ trợ các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 6).

    6. Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

    - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn.

    - Ghi nhận, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo và thực hiện báo cáo tổng hợp hàng tháng các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    - Hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật giám sát, cho các đơn vị thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trong địa bàn quận/huyện.

    - Định kỳ kiểm tra, đôn đốc, giám sát hỗ trợ các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục 6).

    7. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

    - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trên địa bàn.

    - Ghi nhận, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo và thực hiện báo cáo tổng hợp hàng tháng các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    - Hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ y tế thôn/bản và các đơn vị thực hiện giám sát dựa vào sự kiện trong địa bàn xã/phường/thị trấn.

    - Phối hợp và hỗ trợ hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện giám sát dựa vào sự kiện.

    8. Các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng, phòng xét nghiệm tuyến Trung ương, tỉnh, huyện

    - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại đơn vị.

    - Phân công đơn vị và cán bộ đầu mối hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    - Hướng dẫn, tập huấn cán bộ y tế của bệnh viện về giám sát dựa vào sự kiện.

    - Phối hợp và hỗ trợ hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện giám sát dựa vào sự kiện.

    9. Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế

    - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại đơn vị.

    - Phân công đơn vị và cán bộ đầu mối hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    - Hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ của Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế về giám sát dựa vào sự kiện.

    - Phối hợp và hỗ trợ hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện giám sát dựa vào sự kiện.

    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để giải quyết./.

     

     

    PHỤ LỤC I:

    BIỂU MẪU GHI NHẬN DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Đơn vị:

    Stt

    Thời gian ghi nhận thông tin

     

    Thông tin về dấu hiệu cảnh báo

    Kết quả sàng lọc (xem hướng dẫn)

     

    Kết quả xác minh (xem hướng dẫn)

     

    Kết quả đánh giá sự kiện

     

    Thời gian báo cáo lên tuyến trên (nếu có)

     

    Các hoạt động đã triển khai (nếu có)

     

    Họ và tên người ghi nhận thông tin

     

    Nội dung

    Nguồn thông báo

    Thời gian xảy ra

    Địa điểm xảy ra

    Số mắc/ chết/nhập viện hoặc khả năng lây lan

    (0)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Hướng dẫn điền thông tin:

    (1): Ghi ngày/tháng/năm nhận thông tin về dấu hiệu cảnh báo

    (2): Ghi nội dung thông tin về dấu hiệu cảnh báo

    (3): Ghi nguồn thông báo thông tin về dấu hiệu cảnh báo

    (4): Ghi thời gian (ngày/tháng/năm) xảy ra dấu hiệu cảnh báo

    (5): Ghi địa điểm (thôn/ấp/tổ dân phố) có xảy ra dấu hiệu cảnh báo

    (6): Ghi mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo (số mắc, số tử vong, nhập viện hoặc khả năng lây lan)

    (7): Ghi kết quả sàng lọc theo mã số:

    0- Không xảy ra dấu hiệu

    1-Thông tin đã được thông báo (trùng lặp)

    2- Thông tin không thuộc danh mục dấu hiệu cảnh báo ưu tiên.

    3- Thông tin thuộc danh mục dấu hiệu cảnh báo

    (8): Ghi kết quả xác minh (chỉ ghi nếu cột số 7 ghi số 3)

    1- Không trở thành sự kiện (không có nguy cơ xảy ra dịch bệnh)

    2- Dấu hiệu cảnh báo trở thành sự kiện (có nguy cơ xảy ra dịch bệnh)

    (9): Ghi kết quả đánh giá sự kiện (chỉ ghi nếu cột số 8 ghi số 2)

    (10): Ghi ngày báo cáo lên tuyến trên (nếu có).

    (11): Ghi các hoạt động đã triển khai (nếu có).

    (12): Ghi đầy đủ họ và tên người thực hiện việc ghi nhận điền thông tin về dấu hiệu cảnh báo.

     

    PHỤ LỤC 2:

    BIỂU MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP HÀNG THÁNG

     

    TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
    Tên đơn vị
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN
    Tháng... Năm....

    Bảng 1

    Stt

    Tên đơn vị*

    Tổng số dấu hiệu cảnh báo

    Tổng số dấu hiệu cảnh báo được xác minh

    Tổng số dấu hiệu cảnh báo trở thành sự kiện

    Tổng số sự kiện đã được đáp ứng

    1

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

    Tổng

    0

    0

    0

    0

     

    Thông tin chi tiết các sự kiện đã được đáp ứng

    Bảng 2

    Stt

    Tên sự kiện

    Nguồn cung cấp thông tin

    Thời gian xảy ra

    Địa điểm xảy ra

    Số mắc/ chết/nhập viện hoặc khả năng lây lan

    Thời gian triển khai

    Các hoạt động đã triển khai

    1

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     

     

    Nếu không có dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện nào được ghi nhận, các đơn vị gửi "báo cáo không ghi nhận dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện” cho tuyến trên.

    (*) Tên đơn vị hành chính trực thuộc địa bàn quản lý.

     

    PHỤ LỤC 3:

    QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN THEO CÁC TUYẾN

     

    1. Cộng tác viên y tế, xã hội, y tế thôn bản

    Nội dung

    Ghi chú

    Phát hiện, ghi nhận dấu hiệu cảnh báo tại cộng đồng

    Thông báo cho Trạm Y tế tuyến xã
     /cơ sở y tế gần nhất

     

     

    2. Cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm, cơ sở tiêm chủng tuyến huyện, tỉnh, Trung ương

    Nội dung

    Ghi chú

    Phát hiện, ghi nhận dấu hiệu cảnh báo tại cơ sở khám, chữa bệnh, phòng xét nghiệm, cơ sở tiêm chủng

    Thông báo cho đầu mối giám sát dựa vào sự kiện tại đơn vị

    Thông báo cho TTYT tuyến huyện hoặc TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh

     

     

    3. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế

    Nội dung

    Ghi chú

    Phát hiện, ghi nhận dấu hiệu cảnh báo tại cộng đồng hoặc thông qua hoạt động kiểm dịch

    Đầu mối giám sát dựa vào sự kiện tại đơn vị

    Thông báo cho TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh

     

     

    4. Trạm y tế tuyến xã, TTYT tuyến huyện, TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur

    Quyết định 2018/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành

    Tùy theo mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo hoặc sự kiện, các đơn vị có thể yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc đề nghị cơ sở y tế tuyến trên hỗ trợ tiến hành sàng lọc, xác minh dấu hiệu cảnh báo, thực hiện đánh giá và triển khai đáp ứng với sự kiện.

     

    PHỤ LỤC 4.

    HƯỚNG DẪN THAM KHẢO XÁC MINH SỰ KIỆN

     

    Tên đơn vị của người báo cáo:

     

     

    Nội dung và nguồn thông tin:

     

     

    Số điện thoại của người báo cáo:

     

     

    Ngày báo cáo:

     

     

    Địa điểm xảy ra dấu hiệu:

     

     

    Dấu hiệu có liên quan đến động vật/động vật bị bệnh/chết không?

    1. Có           2. Không

    Nếu có, hãy mô tả sự kiện

    ---------------------------------------------------------------------

     

    Mô tả dấu hiệu nếu trường hợp bệnh ở người được báo cáo.

    1. Liệt kê tất cả các dấu hiệu và triệu chứng đã biết được báo cáo

    2. Điền ngày, tháng trường hợp bệnh được báo cáo đầu tiên

    1. Có các dấu hiệu và triệu chứng nào?

    ---------------------------------------------------------------------

     

    2. Ngày tháng trường hợp đầu tiên bắt đầu bị bệnh

    ---------------------------------------------------------------------

     

    3. Số trường hợp bệnh:

    Trẻ em: ______dưới 5 tuổi, ______5-16 tuổi

    Người lớn vị thành niên:________ (trên 16 tuổi)

     

    4. Có trường tử vong nào không?

    1. Có               2. Không

    Nếu có, bao nhiêu

    Trẻ em: ______dưới 5 tuổi, ______5-16 tuổi

    Người lớn vị thành niên:________ (trên 16 tuổi)

    Yếu tố dịch tễ liên quan (nếu có):

    ---------------------------------------------------------------------

    Tình trạng hiện tại:

    1. Đã kết thúc

    2. Vẫn tiếp diễn

    Nguyên nhân xảy ra dấu hiệu (nếu có):

    ---------------------------------------------------------------------

    Thông tin khác (nếu có):

    ---------------------------------------------------------------------

    Dấu hiệu có trở thành sự kiện hay không?

    1. Có

    2. Không

    3. Chưa xác định

     

     

    PHỤ LỤC 5.

    HƯỚNG DẪN THAM KHẢO GHI NHẬN THÔNG TIN TỪ MẠNG LƯỚI THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG, INTERNET, MẠNG XÃ HỘI

     

    1. Thu thập thông tin

    1.1. Thu thập thông tin trong nước

    - Thu thập các sự kiện y tế công cộng từ nguồn thông tin truyền thông đại chúng:

    + Tìm kiếm thủ công: lọc thông tin hàng ngày theo danh sách website liên quan

    - Tìm kiếm tự động: sử dụng hệ thống lọc thông tin tự động google alert để thu thập thông tin với các bệnh ưu tiên theo thời gian.

    1.2. Thu thập thông tin quốc tế

    - Thu thập các sự kiện y tế công cộng trên các website chuyên ngành y tế sau:

    ProMed

       http://www.promedmail.org/

    CIDRAP

       http://www.cidrap.umn.edu/cidrap/index.html

    Thư viện Cochrane

       http://www.cochrane.org/news

    Bản đồ sức khỏe

       http://www.healthmap.org

    Tổ chức Y tế thế giới

       http://www.who.int

    US.CDC:

       http://www.cdc.gov

     

    1.3. Thời gian

    - Thời gian thu thập: hàng ngày từ 8h-12h sáng;

    - Thời gian thông tin: từ 12h sáng 01 ngày trước ngày thực hiện thu thập thông tin đến 12h sáng ngày thực hiện thu thập thông tin;

    2. Thực hiện báo cáo

    - Thời gian thực hiện báo cáo: bắt đầu từ 12h hàng ngày

    - Thời gian hoàn thành dự thảo báo cáo: 12h-15h hàng ngày

    - Thời gian gửi báo cáo và nhận phản hồi từ các đầu mối các lĩnh vực: 15h-16h hàng ngày.

    Thời gian hoàn thành báo cáo, gửi cho lãnh đạo đơn vị: 16h-17h hàng ngày.

     

    PHỤ LỤC 6:

    HƯỚNG DẪN THAM KHẢO THỰC HIỆN GIÁM SÁT HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN
    (Dành cho giám sát viên tuyến Trung ương, tỉnh, huyện)

     

    1. Mục đích: Giám sát hỗ trợ nhằm mục đích theo dõi và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    2. Các đơn vị thực hiện giám sát hỗ trợ

    Đơn vị giám sát

    Đơn vị được giám sát

    Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur

    TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh

    TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh

    Bệnh viện tuyến tỉnh

    TTYT tuyến huyện

    TTYT tuyến huyện

    Bệnh viện tuyến huyện

    TYT tuyến xã

    3. Tần suất giám sát: Giám sát hỗ trợ nên được duy trì ít nhất 3 tháng một lần hoặc 1 tháng một lần.

    4. Các bước thực hiện giám sát hỗ trợ

    Trước chuyến giám sát:

    - Xây dựng kế hoạch, chương trình giám sát và phân công giám sát viên.

    - Chuẩn bị Bảng kiểm giám sát hỗ trợ và các tài liệu liên quan.

    - Rà soát báo cáo kết quả chuyển giám sát lần trước.

    Trong chuyến giám sát:

    - Sử dụng bảng kiểm phỏng vấn cán bộ phụ trách hoạt động giám sát dựa vào sự kiện.

    - Rà soát biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo và báo cáo kết quả hoạt động giám sát dựa vào sự kiện hàng tháng.

    - Trao đổi các vấn đề tồn tại, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất giải pháp khắc phục.

    Sau chuyến giám sát:

    - Báo cáo tổng hợp và phản hồi với các bên liên quan về kết quả giám sát.

    - Theo dõi và hỗ trợ việc giải quyết các vấn đề đã phát hiện.

    - Lưu trữ bảng kiểm ở vị trí dễ tìm cho chuyến giám sát sau.

    5. Công cụ giám sát hỗ trợ:

    - Bảng kiểm giám sát hỗ trợ tại TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh, TTYT tuyến huyện và TYT tuyến xã.

    - Bảng kiểm giám sát hỗ trợ tại Cơ sở khám, chữa bệnh, Phòng xét nghiệm, Cơ sở tiêm chủng và Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế.

     

    BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỖ TRỢ
    (Tại TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh, TTYT tuyến huyện, TYT tuyến xã)

    Mục tiêu

    Bảng kiểm này được sử dụng để hỗ trợ các cán bộ giám sát trong các chuyến giám sát hỗ trợ tại các đơn vị triển khai Giám sát dựa vào sự kiện. Các thông tin ghi chép trong bảng kiểm được thực hiện thông qua quan sát trực tiếp và hoặc trao đổi với các cán bộ có liên quan. Ngoài việc đánh dấu vào các mục trong bảng kiểm, các cán bộ sử dụng bảng kiểm cần ghi chép các thông tin minh họa, giải thích, chú thích cho từng nội dung có liên quan.

    Phần I: Thông tin chung

    Đơn vị được giám sát hỗ trợ

     

    Ngày thực hiện giám sát

     

    Tên cán bộ cung cấp thông tin/Chức danh

     

    Tên cán bộ thực hiện giám sát/Chức danh

     

     

    Phần II: Nhân sự, trang thiết bị, tài liệu & công cụ hỗ trợ hoạt động

    STT

    Hạng mục

    Có/không (C/K)

    Ghi chú

    1

    Nhân sự

     

    Có phân công cán bộ đầu mối Giám sát dựa vào sự kiện không?

    C □

    K □

     

     

    Có thay đổi cán bộ đầu mối Giám sát dựa vào sự kiện kể từ lần giám sát trước không?

    C □

    K □

     

     

    Cán bộ đầu mối Giám sát dựa vào sự kiện có được tập huấn không?

    C □

    K □

     

    2

    Tính sẵn có của các trang thiết bị phục vụ EBS

     

     

     

     

    Điện thoại còn hoạt động

    C □

    K □

     

     

    Internet còn hoạt động

    C □

    K □

     

     

    Máy tính còn hoạt động

    C □

    K □

     

    3

    Tính sẵn có của các tài liệu & công cụ EBS

     

     

     

     

    Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện

    C □

    K □

     

     

    Biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo

    C □

    K □

     

     

    Báo cáo kết quả hoạt động hàng tháng

    C □

    K □

     

     

    Các tài liệu liên quan khác (nếu có)

    C □

    K □

     

     

    Phần III: Quy trình thực hiện giám sát dựa vào sự kiện

    Hướng dẫn: Hỏi, quan sát & kiểm tra cách thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại cơ sở được giám sát. Ghi chú vào bảng dưới nếu phát hiện bất kì điểm không phù hợp nào trong việc thực hiện quy trình.

     

     

     

     

     

    Phần IV: Kết quả hoạt động giám sát dựa vào sự kiện

    Hạng mục

    Có/không (C/K)

    Ghi chú

    Biểu mẫu và báo cáo

    Các thông tin được ghi nhận đầy đủ trong Biểu mẫu tại Phụ lục I?

    C □

    K □

     

    Các thông tin được ghi nhận chính xác trong Biểu mẫu tại Phụ lục I?

    C □

    K □

     

    Có thực hiện báo cáo kết quả hoạt động giám sát dựa vào sự kiện hàng tháng không?

    C □

    K □

     

    Có lưu trữ đầy đủ các biểu mẫu và báo cáo không?

    C □

    K □

     

    Kết quả thực hiện (ghi số lượng vào ô bên cạnh)

    Số dấu hiệu cảnh báo được phát hiện, ghi nhận trong tháng

     

     

     

    Số dấu hiệu cảnh báo được xác minh trở thành sự kiện trong tháng

     

     

     

    Số sự kiện được đáp ứng trong tháng

     

     

     

     

    Phần V: Khó khăn, Đề xuất, Khuyến nghị

    Rà soát lại việc khắc phục theo các khuyến nghị từ lần giám sát trước

     

    Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện EBS

     

    Đề xuất/mong muốn của cơ sở được đánh giá

     

    Khuyến nghị của đoàn giám sát

     

     

     

    ĐẠI DIỆN
    ĐƠN VỊ GIÁM SÁT

    ĐẠI DIỆN
    ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIÁM SÁT

     

     

    BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỖ TRỢ
    (Tại Cơ sở khám, chữa bệnh, Phòng xét nghiệm, Cơ sở tiêm chủng, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế)

    Mục tiêu

    Bảng kiểm này được sử dụng để hỗ trợ các cán bộ giám sát trong các chuyến giám sát hỗ trợ tại các đơn vị triển khai Giám sát dựa vào sự kiện. Các thông tin ghi chép trong bảng kiểm được thực hiện thông qua quan sát trực tiếp và/hoặc trao đổi với các cán bộ có liên quan. Ngoài việc đánh dấu vào các mục trong bảng kiểm, các cán bộ sử dụng bảng kiểm cần ghi chép các thông tin minh họa, giải thích, chú thích cho từng nội dung có liên quan.

    Phần I: Thông tin chung

    Đơn vị được giám sát hỗ trợ

     

    Ngày thực hiện giám sát

     

    Tên cán bộ cung cấp thông tin/Chức danh

     

    Tên cán bộ thực hiện giám sát/Chức danh

     

     

    Phần II: Nhân sự, trang thiết bị, tài liệu & công cụ hỗ trợ hoạt động

    STT

    Hạng mục

    Có/không (C/K)

    Ghi chú

    1

    Nhân sự

     

    Có phân công cán bộ đầu mối Giám sát dựa vào sự kiện không?

    C □

    K □

     

    Có thay đổi cán bộ đầu mối Giám sát dựa vào sự kiện kể từ lần giám sát trước không?

    C □

    K □

     

    Cán bộ đầu mối Giám sát dựa vào sự kiện có được tập huấn không?

    C □

    K □

     

    2

    Tính sẵn có của các trang thiết bị phục vụ EBS

     

    Điện thoại còn hoạt động

    C □

    K □

     

    Internet còn hoạt động

    C □

    K □

     

    Máy tính còn hoạt động

    C □

    K □

     

    3

    Tính sẵn có của các tài liệu & công cụ EBS

     

    Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện

    C □

    K □

     

    Biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo

    C □

    K □

     

    Báo cáo kết quả hoạt động hàng tháng

    C □

    K □

     

    Các tài liệu liên quan khác (nếu có)

    C □

    K □

     

     

    Phần III: Quy trình thực hiện giám sát dựa vào sự kiện

    Hướng dẫn: Hỏi, quan sát & kiểm tra cách thực hiện giám sát dựa vào sự kiện tại cơ sở được giám sát. Ghi chú vào bảng dưới nếu phát hiện bất kì điểm không phù hợp nào trong việc thực hiện quy trình.

     

     

     

     

     

    Phần IV: Kết quả hoạt động giám sát dựa vào sự kiện

    Hạng mục

    Số lượng

    Ghi chú

    Kết quả thực hiện (ghi số lượng vào ô bên cạnh)

    Số dấu hiệu cảnh báo đã báo cáo trong tháng

     

     

    Số dấu hiệu cảnh báo đã báo cáo được xác minh trở thành sự kiện trong tháng

     

     

    Số dấu hiệu cảnh báo đã báo cáo trở thành sự kiện được đáp ứng trong tháng

     

     

     

    Phần V: Khó khăn, Đề xuất, Khuyến nghị

    Rà soát lại việc khắc phục theo các khuyến nghị từ lần giám sát trước

     

    Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện EBS

     

    Đề xuất/mong muốn của cơ sở được đánh giá

     

    Khuyến nghị của đoàn giám sát

     

     

    ĐẠI DIỆN
    ĐƠN VỊ GIÁM SÁT

    ĐẠI DIỆN
    ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIÁM SÁT

     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 137/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020
    Ban hành: 17/01/2020 Hiệu lực: 17/01/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Quyết định 5372/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát viêm phổi nặng do vi rút
    Ban hành: 24/12/2020 Hiệu lực: 24/12/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2018/QĐ-BYT Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
    Số hiệu: 2018/QĐ-BYT
    Loại văn bản: Quyết định
    Ngày ban hành: 28/03/2018
    Hiệu lực: 28/03/2018
    Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Nguyễn Thanh Long
    Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
    Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X