hieuluat

Thông tư 33/2009/TT-BLĐTBXH chương trình khung cho một số nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật và chế biến

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: 497 & 498 - 10/2009
    Số hiệu: 33/2009/TT-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: 30/10/2009
    Loại văn bản: Thông tư Người ký: Đàm Hữu Đắc
    Ngày ban hành: 15/10/2009 Hết hiệu lực: 10/07/2019
    Áp dụng: 29/11/2009 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 33/2009/TT-BLĐTBXH
    NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2009 QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NHÓM NGHỀ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VÀ CHẾ BIẾN

     

     

    Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

    Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

    Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Gia công và lắp dựng kết cấu thép; Lắp đặt điện công trình; Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Vận hành máy và thiết bị hóa chất; Chế biến mủ cao su;

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:

    Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này.

    Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

     

    Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:

    1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép” (Phụ lục 1);

    2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Lắp đặt điện công trình” (Phụ lục 2);

    3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp” (Phụ lục 3);

    4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sửa chữa máy thi công xây dựng” (Phụ lục 4);

    5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Vận hành máy và thiết bị hóa chất” (Phụ lục 5);

    6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Chế biến mủ cao su” (Phụ lục 6);

     

    Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:

    Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

     

    Điều 4. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

    2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Đàm Hữu Đắc

     

     


    PHỤ LỤC 1:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ
    “GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP”

    (Ban hành theo Thông tư số 33/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2009
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 1A:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Gia công và lắp dựng kết cấu thép

    Mã nghề: 40510917

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệpTrung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Đọc được các bản vẽ cơ khí và bản vẽ kết cấu thép để hiểu được kết cấu, yêu cầu kỹ thuật của các kết cấu thép thông dụng;

    + Phân biệt được các phương pháp gia công, phương pháp liên kết kim loại cơ bản (uốn, nắn, cắt hàn, tán đinh);

    + Trình bày được nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng của các thiết bị, dụng cụ gia công để lựa chọn phương pháp gia công phù hợp;

    + Vận dụng được các kiến thức về nâng chuyển, nguyên lý làm việc của máy, thiết bị nâng chuyển thông thường để lắp dựng các kết cấu thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;

    + Áp dụng kiến thức về lắp dựng để thực hiện đúng quy trình lắp dựng.

    - Kỹ năng:

    + Lựa chọn và sử dụng được các loại dụng cụ cắt gọt, đo kiểm, thiết bị gia công thông thường để đạt được chất lượng sản phẩm;

    + Sử dụng được các loại thiết bị nâng chuyển thông dụng khi lắp dựng kết cấu thép theo đúng qui trình lắp dựng;

    + Thực hiện được việc bảo dưỡng thường xuyên các máy móc thiết bị;

    + Gia công và lắp dựng được một số kết cấu thép thông dụng;

    + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn áp dụng của cách mạng Việt Nam;

    + Hiểu biết cơ bản truyền thống và mục đích đấu tranh, hoạt động lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và tổ chức Công đoàn trong từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam;

    + Vận dụng các kiến thức đã học rèn luyện trở thành người lao động có lý tưởng, phẩm chất chính trị, có ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp tác phong công nghiệp trong công việc. Thực hiện đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản của một số môn thể dục thể thao từ đó tạo thói quen rèn luyện sức khoẻ;

    + Hiểu rõ và tự hào truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc;

    + Hiểu được những nội dung chính về đường lối xây dựng nền quốc phòng của Đảng;

    + Biết được những kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc;

    3. Cơ hội việc làm:

    Người tốt nghiệp khoá đào tạo có khả năng:

    - Làm việc được trong các cơ sở vừa và nhỏ;

    - Làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh gia công chế tạo ở một số vị trí: Gia công tạo hình, hàn cắt phôi;

    - Thực hiện gia công và lắp dựng kết cấu trong các công trình xây lắp trên toàn quốc;

    II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 02 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ).

    2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1850 giờ; Thời gian học tự chọn: 490 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 634 giờ; Thời gian học thực hành: 1326 giờ

    3. Thời gian học văn hoá trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 1200 giờ

    ( Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    MH 01

    Chính trị

    30

    22

    6

    4

    MH 02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng – An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH 06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1850

    528

    1210

    112

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    345

    243

    73

    29

    MH07

    Vẽ kỹ thuật

    90

    69

    14

    7

    MH08

    Cơ kỹ thuật

    60

    40

    14

    6

    MH09

    Vật liệu cơ khí

    75

    59

    10

    6

    MH10

    Dung sai lắp ghép

    45

    32

    10

    3

    MH11

    Kỹ thuật điện

    45

    27

    15

    3

    MH12

    Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

    30

    16

    10

    4

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1505

    285

    1137

    83

    MH13

    Kỹ thuật nâng chuyển

    105

    83

    16

    6

    MĐ14

    Sử dụng dụng cụ đo kiểm

    45

    14

    28

    3

    MĐ15

    Gia công kim loại bằng phương pháp thủ công

    160

    20

    135

    5

    MĐ16

    Tạo phôi bằng máy gia công áp lực

    75

    20

    52

    3

    MĐ 17

    Hàn hồ quang tay cơ bản

    180

    32

    138

    10

    MĐ18

    Hàn khí

    75

    10

    55

    10

    MĐ19

    Cắt kim loại bằng nhiệt

    60

    8

    45

    7

    MĐ20

    Hàn trong môi trường khí bảo vệ CO2 cơ bản

    100

    20

    74

    6

    MĐ21

    Sử dụng cầu trục

    45

    5

    35

    5

    MĐ22

    Lắp đặt và thử thiết bị

    30

    5

    23

    2

    MĐ23

    Hoàn thiện bề mặt sản phẩm

    45

    10

    30

    5

    MĐ24

    Gia công dầm

    60

    10

    45

    5

    MĐ25

    Gia công vì kèo

    60

    10

    45

    5

    MĐ26

    Gia công cột

    60

    10

    45

    5

    MĐ27

    Lắp dựng cột, dầm

    45

    13

    29

    3

    MĐ28

    Lắp nhà công nghiệp

    120

    15

    102

    3

    MĐ29

    Thực tập tốt nghiệp

    240

    0

    240

     

     

    Tổng cộng

    2060

    634

    1297

    129

     


    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề gia công và lắp dựng kết cấu thép nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bố thời gian:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ 30

    Sử dụng máy trắc địa

    60

    14

    43

    3

    MĐ 31

    Cắt kim loại tấm trên máy gas tự động

    75

    12

    60

    3

    MĐ 32

    Hàn TIG

    90

    12

    60

    18

    MĐ 33

    Hàn tự động dưới lớp thuốc

    90

    10

    74

    6

    MĐ 34

    Lắp dựng bồn chứa bằng kim loại

    60

    10

    47

    3

    MĐ 35

    Lắp đặt hệ thống chống sét

    60

    7

    47

    6

    MĐ 36

    Gia công cắt gọt bằng phương pháp tiện

    120

    23

    79

    18

    MĐ 37

    Gia công cắt gọt bằng phương pháp phay, bào mài, khoan

    120

    23

    79

    18

    MĐ 38

    Sản xuất và lắp dựng cốt thép

    90

    20

    64

    6

     

    Cộng

    765

    131

    553

    81

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo mục1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 490 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó;

    - Ví dụ: Có thể lựa chọn trong số 9 môn học/mô đun có trong danh mục môn học/ mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo cụ thể như sau:

    Mã MH MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ30

    Sử dụng máy trắc địa

    60

    14

    43

    3

    MĐ31

    Cắt kim loại tấm trên máy gas tự động

    75

    12

    60

    3

    MĐ34

    Lắp dựng bồn chứa bằng kim loại

    60

    10

    47

    3

    MĐ35

    Lắp đặt hệ thống chống sét

    60

    7

    47

    6

    MĐ36

    Gia công cắt gọt bằng phương pháp tiện

    120

    23

    79

    18

    MĐ37

    Gia công cắt gọt bằng phương pháp phay, bào mài, khoan

    120

    23

    79

    18

     

    Cộng

    495

    89

    355

    51

     

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, trắc nghiệm

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề

     

     

     

    - Lý thuyết nghề        

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 24h

     

    - Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết và thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp hàn;

    - Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác:

    Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi.

     


    Phụ lục 1B:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Gia công và lắp dựng kết cấu thép

    Mã nghề: 50510917

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề.

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 45

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Đọc được các bản vẽ cơ khí, kết cấu thép để hiểu được kết cấu, yêu cầu kỹ thuật của các kết cấu thép gia công và lắp dựng;

    + Xây dựng được quy trình chế tạo, lắp ráp và kiểm tra các kết cấu thép;

    + Vận dụng kiến thức về các phương pháp công nghệ gia công, cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị gia công để lựa chọn giải quyết được các tình huống kỹ thuật có kỹ năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới vào công việc;

    + Vận dụng được các kiến thức về nâng chuyển, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy, thiết bị nâng chuyển thông thường để lắp dựng và quản lý quá trình lắp dựng các kết cấu thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;

    + Vận dụng kiến thức về lắp dựng để thực hiện đúng quy trình lắp dựng.

    - Kỹ năng:

    + Lựa chọn và sử dụng được các loại dụng cụ cắt gọt, đo kiểm, thiết bị gia công để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;

    + Lựa chọn, sử dụng được các loại thiết bị nâng chuyển thông dụng phù hợp khi lắp dựng từng loại kết cấu thép;

    + Thực hiện được việc bảo dưỡng thường xuyên các máy móc thiết bị;

    + Tổ hợp được kết cấu, phát hiện và chỉnh sửa được các sai hỏng sau khi lắp dựng;

    + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm;

    + Có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh và thực tiễn áp dụng của cách mạng Việt Nam;

    + Hiểu biết cơ bản truyền thống và mục đích đấu tranh, hoạt động lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và tổ chức Công đoàn trong từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam;

    + Vận dụng các kiến thức đã học rèn luyện trở thành người lao động có lý tưởng, phẩm chất chính trị, có ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp. Thực hiện đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản của một số môn thể dục thể thao từ đó tạo thói quen rèn luyện sức khoẻ;

    + Hiểu rõ và tự hào truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc;

    + Hiểu được những nội dung chính về đường lối xây dựng nền quốc phòng của Đảng biết được những kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm:.

    Người tốt nghiệp khoá đào tạo có khả năng:

    - Làm việc được trong các cơ sở vừa và nhỏ;

    - Làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh gia công chế tạo ở một số vị trí: Gia công tạo hình, hàn cắt phôi;

    - Thực hiện gia công và lắp dựng kết cấu trong các công trình xây lắp trên toàn quốc;

    - Quản lý một tổ, đội sản xuất;

    - Tham gia lao động hợp tác với nước ngoài.

    II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 03 năm.

    - Thời gian học tập: 131tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60giờ)

    2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô dun đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 678 giờ; Thời gian học thực hành: 1962 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH/ MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    450

    200

    30

    MH 01

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH 02

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH 06

    Ngoại ngữ

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học , mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2640

    678

    1813

    149

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    380

    269

    88

    33

    MH07

    Hình học hoạ hình

    45

    26

    15

    04

    MH08

    Vẽ kỹ thuật

    90

    69

    14

    07

    MH09

    Cơ kỹ thuật

    60

    40

    14

    06

    MH10

    Vật liệu cơ khí

    75

    59

    10

    06

    MH11

    Dung sai lắp ghép

    45

    32

    10

    03

    MH12

    Kỹ thuật điện

    45

    27

    15

    03

    MH13

    Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

    30

    16

    10

    04

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2260

    409

    1725

    116

    MĐ14

    Lập quy trình công nghệ và kế hoạch thi công

    45

    18

    24

    03

    MH15

    Kỹ thuật nâng chuyển

    105

    83

    16

    06

    MH16

    Quản lý và tổ chức sản xuất

    45

    38

    05

    02

    MĐ 17

    Sử dụng dụng cụ đo kiểm

    45

    14

    28

    03

    MĐ18

    Gia công kim loại bằng phương pháp thủ công

    160

    20

    135

    05

    MĐ19

    Tạo phôi bằng máy gia công áp lực

    75

    20

    52

    03

    MĐ20

    Hàn hồ quang tay cơ bản

    180

    32

    138

    10

    MĐ21

    Hàn hồ quang tay nâng cao

    180

    22

    150

    08

    MĐ22

    Hàn khí

    75

    10

    55

    10

    MĐ23

    Cắt kim loại bằng nhiệt

    60

    08

    45

    07

    MĐ24

    Hàn trong môi trường khí bảo vệ CO2 cơ bản

    100

    20

    74

    06

    MĐ25

    Hàn trong môi trường khí bảo vệ CO2 nâng cao

    60

    08

    47

    05

    MĐ26

    Sử dụng cầu trục

    45

    5

    35

    05

    MĐ27

    Lắp đặt và thử thiết bị

    30

    5

    23

    02

    MĐ28

    Hoàn thiện bề mặt sản phẩm

    45

    10

    30

    05

    MĐ29

    Gia công cửa sắt

    105

    15

    85

    05

    MĐ30

    Gia công dầm

    60

    10

    45

    05

    MĐ31

    Gia công vì kèo thép

    60

    10

    45

    05

    MĐ32

    Gia công cột

    60

    10

    45

    05

    MĐ33

    Gia công cầu thang

    105

    15

    85

    05

    MĐ34

    Chuẩn bị lắp dựng

    45

    8

    32

    05

    MĐ35

    Lắp dựng dầm, cột

    45

    13

    29

    03

    MĐ36

    Lắp dựng nhà công nghiệp

    120

    15

    102

    03

    MĐ37

    Thực tập tốt nghiệp

    400

    0

    400

    0

     

    Tổng cộng

    3090

    898

    2013

    179

     

    IV.CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề gia công và lắp dựng kết cấu thép nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bố thời gian:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ 38

    Sử dụng máy trắc địa

    60

    14

    43

    03

    MĐ 39

    Cắt kim loại tấm trên máy gas tự động

    75

    12

    60

    03

    MĐ 40

    Hàn TIG

    90

    12

    60

    18

    MĐ 41

    Hàn tự động dưới lớp thuốc

    90

    10

    74

    06

    MĐ 42

    Vận hành Robot hàn

    60

    20

    38

    02

    MĐ 43

    Lắp dựng bồn chứa bằng kim loại

    60

    10

    47

    03

    MĐ 44

    Lắp đặt hệ thống chống sét

    60

    7

    47

    06

    MĐ 45

    Gia công cắt gọt bằng phương pháp tiện

    120

    23

    79

    18

    MĐ 46

    Gia công cắt gọt bằng phương pháp phay, bào mài, khoan

    120

    23

    79

    18

    MĐ 47

    Sản xuất và lắp dựng cốt thép

    90

    20

    64

    06

     

    Cộng

    825

    151

    691

    83

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 660 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề

     

     

     

    - Lý thuyết nghề        

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 24h

     

    - Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết và thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Không quá 24h

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp hàn;

    - Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác:

    Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi.

     


    PHỤ LỤC 2:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “LẮP ĐẶT ĐIỆN CÔNG TRÌNH’’
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng10 năm 2009
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 2 A:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Lắp đặt điện công trình

    Mã nghề: 40510312

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Hiểu kiến thức cơ bản của các môn kỹ thuật cơ sở;

    + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện thông dụng trong công nghiệp và dân dụng;

    + Các phương pháp thi công điện dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp 35/0,4 kV;

    + Hiểu quy trình vận hành, sửa chữa mạng điện, thiết bị điện;

    - Kỹ năng:

    + Sử dụng thành thạo máy móc, dụng cụ, thiết bị phục vụ lắp đặt điện công trình;

    + Đọc được các bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp, bố trí lắp đặt các thiết bị theo sơ đồ đấu nối;

    + Lắp đặt chính xác hệ thống cung cấp điện, thiết bị chiếu sáng, hệ thống tiếp địa, thiết bị cảnh báo, mạch điện điều khiển động cơ, PLC theo bản vẽ thiết kế;

    + Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiệm thu hệ thống cấp điện trước khí đưa vào vận hành trong lưới điện 0,4 KV;

    + Thực hiện được các biện pháp an toàn khi lắp đặt, thi công, sửa chữa, vận hành;

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức :

    + Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

    + Có ý thức tổ chức kỉ luật, tính tự giác, lao động, sáng tạo trong nghề nghiệp;

    + Yêu nghề, ý thức nghề nghiệp đúng đắn, tác phong lao động công nghiệp khoa học;

    - Thể chất và quốc phòng :

    Có sức khoẻ tốt, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, công tác quốc phòng toàn dân; kỹ thuật quân sự cơ bản cần thiết của người chiến sỹ để vận động trong học tập, sinh hoạt, bảo vệ trật tự trị an, tham gia phục vụ chiến đấu, thực hiện nghĩa vụ công dân.

    3. Cơ hội việc làm:

    - Lĩnh vực xây lắp của các xí nghiệp, công ty: Lắp đặt được các công trình điện theo bản vẽ thiết kế và thi công dưới sự hướng dẫn theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

    - Trong lĩnh vực thương mại: Quản lý vận hành được các thiết bị trong công trình;

    - Trong lĩnh vực sản xuất chế tạo: Lắp ráp, kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian khóa học: 02 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1877 giờ; Thời gian học tự chọn: 463 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 604 giờ; Thời gian học thực hành: 1736 giờ

    3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:1200 giờ

    ( Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    MH 01

    Chính trị

    30

    22

    6

    4

    MH 02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng - An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH 06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1877

    538

    1157

    182

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    376

    213

    122

    41

    MH 07

    Vẽ kỹ thuật

    75

    63

    08

    04

    MH 08

    Vật liệu điện

    45

    35

    06

    04

    MH 09

    Kỹ thuật điện

    75

    52

    18

    05

    MH 10

    Kỹ thuật an toàn, Bảo hộ lao động và môi trường

    30

    24

    0

    06

    MH 11

    Văn hoá doanh nghiệp

    16

    12

    0

    04

    MĐ 12

    Nguội cơ bản

    60

    09

    39

    12

    MĐ 13

    Hàn điện cơ bản

    75

    18

    51

    06

    II.2

    Các môn học chuyên môn nghề

    1501

    325

    1035

    141

    MĐ 14

    Kỹ thuật sử dụng thiết bị nâng chuyển và dụng cụ thi công

    90

    26

    58

    06

    MĐ 15

    Lắp đặt trạm biến áp

    90

    24

    61

    05

    MĐ 16

    Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

    120

    30

    84

    06

    MĐ 17

    Lắp đặt hệ thống tiếp địa bảo vệ và chống sét

    90

    29

    57

    04

    MĐ 18

    Lắp đặt tủ, bảng điện

    90

    22

    56

    12

    MĐ 19

    Lắp đặt thiêt bị chiếu sáng

    90

    31

    54

    05

    MĐ 20

    Lắp đặt thiết bị cảnh báo an toàn

    90

    20

    66

    04

    MĐ 21

    Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ điện

    360

    39

    265

    56

    MĐ 22

    Lập trình cơ bản với PLC

    135

    21

    94

    20

    MH 23

    Xử lý sự cố

    90

    70

    16

    04

    MH 24

    Phát triển doanh nghiệp

    16

    13

    0

    03

    MĐ 25

    Thực tập tốt nghiệp

    240

    0

    224

    16

     

    Tổng cộng

    2087

    641

    1004

    199

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề Lắp đặt điện công trình nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ 26

    Lắp đặt thang máy

    75

    06

    51

    18

    MH 27

    Máy thuỷ khí và tự động khí nén

    75

    55

    14

    06

    MĐ 28

    Sửa chữa động cơ điện và máy biến áp P <= 1000="">

    388

    60

    296

    32

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 463 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó.

    - Ví dụ; có thể lựa chọn 2 trong số 3 môn học/mô đun có trong danh mục môn học/mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

    Mã MH/MĐ

    Tên mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ 26

    Lắp đặt thang máy

    75

    06

    51

    18

    MĐ 28

    Sửa chữa động cơ điện và máy biến áp P <= 1000="">

    388

    60

    296

    32

     

    Tổng cộng

    463

    66

    347

    50

     

    - Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Trung cấp nghề đã xây dựng, ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III , các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục V tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Số TT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, trắc nghiệm

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 12h

     

    * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Không quá 12h

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác:

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

     


    Phụ lục 2B:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Lắp đặt điện công trình

    Mã nghề: 50510312

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Hiểu được kiến thức cơ bản của các môn kỹ thuật cơ sở;

    + Giải thích được cấu tạo, hoạt động của các thiết bị điện thông dụng trong công nghiệp và dân dụng;

    + Hiểu được các đặc tính cơ bản của động cơ điện và các phương pháp điều khiển động cơ thông dụng;

    + Lập được các phương pháp thi công, lắp đặt lắp đặt thiết bị điện;

    + Phân tích được quy trình, quy phạm vận hành, sửa chữa mạch điện, thiết bị điện.

    - Kỹ năng:

    + Lựa chọn, vận hành, sửa chữa được một số loại khí cụ điện thông dụng;

    + Đọc được các bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp phức tạp; bố trí, lắp đặt, cân chỉnh được các thiết bị theo sơ đồ đấu nối;

    + Lập được các phương án thi công đối với từng công trình cụ thể;

    + Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiệm thu hệ thống cấp điện trước khi đưa vào vận hành trong lưới điện ≤ 35KV;

    + Có khả năng lập trình và vận dụng được thiết bị lập trình PLC vào trong công nghiệp;

    + Thực hiện được các biện pháp an toàn khi lắp đặt, thi công, sửa chữa, vận hành;

    + Phụ trách và phối hợp được giữa các bộ phận, cá nhân thi công trong công trình.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

    + Có ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, lao động, sáng tạo trong nghề nghiệp;

    + Yêu nghề, ý thức nghề nghiệp đúng đắn, tác phong lao động công nghiệp khoa học.

    - Thể chất và quốc phòng:

    Có sức khoẻ tốt, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, công tác quốc phòng toàn dân; kỹ thuật quân sự cơ bản cần thiết của người chiến sỹ để vận dụng trong học tập, sinh hoạt, bảo vệ trật tự trị an, tham ra phục vụ chiến đấu, thực hiện nghĩa vụ công dân.

    3. Cơ hội việc làm:

    - Ở lĩnh vực xây lắp của các xí nghiệp, công ty: Tổ chức lắp đặt được các công trình điện theo bản vẽ thiết kế và thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

    - Trong lĩnh vực thương mại: quản lý vận hành được các thiết bị trong công trình;

    - Trong lĩnh vực sản xuất chế tạo: Sửa chữa, tiến hành được các thử nghiệm, kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu :

    - Thời gian khóa học: 03 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

    2.Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2665 giờ; Thời gian học tự chọn: 635 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 970 giờ; Thời gian học thực hành: 2330 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH 01

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH 02

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng - An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH 06

    Ngoại ngữ

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2665

    741

    1668

    256

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    405

    222

    141

    42

    MH 07

    Vẽ kỹ thuật

    90

    60

    24

    06

    MH 08

    Vật liệu điện

    45

    39

    03

    03

    MH 09

    Kỹ thuật điện

    90

    60

    24

    06

    MH 10

    Kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và an toàn

    30

    24

    0

    06

    MH 11

    Văn hòa doanh nghiệp

    15

    12

    0

    03

    MĐ 12

    Nguội cơ bản

    60

    09

    39

    12

    MĐ 13

    Hàn điện cơ bản

    75

    18

    51

    06

    II.2

    Các môn học chuyên môn nghề

    2260

    519

    1527

    214

    MĐ 14

    Kỹ thuật sử dụng thiết bị nâng chuyển và dụng cụ thi công

    120

    34

    80

    06

    MĐ 15

    Lắp đặt thiết bị trạm biến áp

    150

    45

    99

    06

    MĐ 16

    Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

    150

    42

    100

    08

    MĐ 17

    Lắp đặt hệ thống tiếp địa và chống sét

    120

    42

    70

    08

    MĐ 18

    Lắp đặt tủ, bảng điện

    90

    09

    66

    15

    MĐ 19

    Lắp đặt thiết bị chiếu sáng

    120

    42

    70

    08

    MĐ 20

    Lắp đặt thang máy

    75

    06

    56

    13

    MĐ 21

    Lắp đặt thiết bị cảnh báo an toàn

    90

    10

    71

    09

    MĐ 22

    Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ điện

    450

    49

    343

    58

    MĐ 23

    Lập trình cơ bản với PLC

    210

    25

    152

    33

    MH 24

    Máy thủy khí và tự động khí nén

    90

    70

    14

    06

    MH 25

    Xử lý sự cố

    120

    84

    28

    08

    MH 26

    Tổ chức thi công công trình

    60

    48

    08

    04

    MH 27

    Phát triển nghề nghiệp

    15

    13

    0

    02

    MĐ 28

    Thực tập tốt nghiệp

    400

    0

    370

    30

     

    Tổng cộng

    3115

    961

    1868

    286

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo).

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề gia công và lắp dựng kết cấu thép nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 29

    Điện tử có bản

    120

    27

    78

    15

    MH 30

    Kỹ thuật lạnh cơ sở

    95

    85

    04

    06

    MH 31

    Vận hành- lắp đặt- sửa chữa hệ thống lạnh

    90

    80

    0

    10

    MĐ 32

    Sửa chữa động cơ điện và máy biến áp P <= 1000="">

    450

    60

    372

    18

    MĐ 33

    Sử dụng máy trắc địa

    65

    14

    43

    08

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 635 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó.

    - Ví dụ: có thể lựa chọn 3 trong số 5 môn học/mô đun có trong danh mục môn học/mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

     

    Mã MH/MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 30

    Kỹ thuật lạnh cơ sở

    95

    85

    04

    06

    MH 31

    Vận hành- lắp đặt- sửa chữa hệ thống lạnh

    90

    84

    0

    06

    MĐ 32

    Sửa chữa động cơ điện và máy biến áp P <= 1000="">

    450

    60

    372

    18

     

    Tổng cộng

    635

    229

    376

    30

     

    - Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Cao đẳng nghề đã xây dựng, ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung phần V mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc

     nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 12h

     

    * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Không quá 12h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

    - Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

     


    PHỤ LỤC 3:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ”BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP”
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT- BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 3A:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp

    Mã nghề: 40510245

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Vận dụng được kiến thức cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn công nghệ bảo trì thiết bị công nghiệp;

    + Giải thích được nôi dung các công việc trong quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì thiết bị công nghiệp;

    + Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo của hệ thống thiết bị: cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa thông dụng;

    + Xây dựng được các phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp theo thời gian; lập dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế và kế hoạch nhân lực.

    - Kỹ năng:

    + Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp; dụng cụ và thiết bị đo kiểm;

    + Thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị: cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa đúng kỹ thuật;

    + Kiểm tra ghi chép và giám sát được tình trạng kỹ thuật của (chi tiết và cụm chi tiết trong hệ thống truyền động cơ khí, điện, thủy lực, hệ thống khí nén, hệ thống an toàn, phanh hãm, hệ thống điều khiển);

    + Kiểm tra và hiệu chỉnh được các chi tiết, bộ phận trong hệ thống truyền đồng cơ khí, hệ thống truyền động cơ - thủy lực, hệ thống truyền động điện - khí nén, hệ thống hiển thị và thiết bị đo;

    + Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

    + Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp độc lập, loại đơn giản sau khi lắp đặt, bảo trì xong;

    + Phát hiện kịp thời các biểu hiện không thường của một số thiết bị đơn giản;

    + Lập được kế hoạch bảo trì theo thời gian, kế hoạch dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế, kế hoạch nhân lực và trình duyệt kế hoạch;

    + Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

    + Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp;

    + Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn thợ bậc thấp.

    2. Chính trị, đạo đức;Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

    + Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc;

    - Thể chất và quốc phòng:

    + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản của một số môn thể dục thể thao từ đó tạo thói quen rèn luyện sức khoẻ;

    + Hiểu rõ và tự hào truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc;

    + Hiểu được những nội dung chính về đường lối xây dựng nền quốc phòng của Đảng biết được những kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm:

    Người được đào tạo nghề Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp trình độ trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa, được phân công làm việc tại các vị trí:

    - Thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp như: Cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa;

    - Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

    - Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp độc lập đơn giản sau khi lắp đặt, bảo trì xong;

    - Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn thợ bậc thấp nghề bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp.

     

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 2 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1845 giờ; Thời gian học tự chọn: 495 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 630 giờ; Thời gian học thực hành: 1710 giờ

    3. Thời gian học văn hoá trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 1200 giờ

    ( Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    MH 01

    Chính trị

    30

    22

    6

    2

    MH 02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng - An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH 06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1845

    550

    1295

    109

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    390

    260

    130

    33

    MH 07

    Vật liệu học

    30

    26

    4

    2

    MH 08

    Vẽ kỹ thuật

    75

    28

    47

    8

    MH 09

    Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

    45

    25

    20

    3

    MH 10

    Cơ ứng dụng

    60

    46

    14

    5

    MH 11

    Kỹ thuật Điện

    30

    20

    10

    3

    MH 12

    Kỹ thuật điện tử

    45

    30

    15

    3

    MH 13

    Kỹ thuật đo lường và cảm biến

    30

    25

    5

    2

    MH 14

    Đại cương thiết bị công nghiệp

    45

    30

    15

    5

    MH 15

    Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp

    30

    28

    0

    2

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1455

    290

    1165

    77

    MH 16

    Tổ chức, quản lý bảo trì

    45

    15

    30

    2

    MH 17

    Nhập môn bảo trì thiết bị công nghiệp

    75

    45

    30

    4

    MH 18

    Gia công nguội

    120

    15

    105

    5

    MH 19

    Lắp đặt thiết bị mới

    120

    15

    105

    8

    MH 20

    Theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống thiết bị

    60

    15

    45

    4

    MH 21

    Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống truyền động Cơ khí, Điện.

    90

    30

    60

    8

    MH 22

    Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực.

    75

    10

    65

    2

    MH 23

    Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống bôi trơn, làm mát

    45

    5

    40

    5

    MH 24

    Bảo trì hệ thống bôi trơn, làm mát.

    45

    5

    40

    2

    MH 25

    Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí

    120

    20

    100

    5

    MH 26

    Bảo trì hệ thống truyền động điện

    120

    20

    100

    4

    MH 27

    Bảo trì hệ thống hiển thị

    60

    15

    45

    6

    MH 28

    Bảo trì hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực

    150

    15

    135

    3

    MH 29

    Lắp ráp các chi tiết bộ phận thay thế vào thiết bị công nghiệp

    150

    30

    120

    6

    MH30

    Chạy thử và hiệu chỉnh sai lệch thiết bị công nghiệp

    60

    15

    45

    3

    MH 31

    Thực tập sản xuất

    120

    20

    100

    9

    Tổng cộng

    2055

    693

    1362

    126

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung (mục V tiểu mục 1.1).Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian học các môn học/mô đun đào tạo nghề;

    - Tỷ lệ thời gian dành cho các mô đun tự chọn so với các mô đun/môn học chuyên môn nghề là 495/2340 tương ứng 21,2%. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

    + Phương án 1: Chọn trong số môn học/mô đun đã được đề xuất trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

    + Phương án 2: Xây dựng các môn học/mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

    + Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên để chọn một số môn học/mô đun trong các môn học/mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số môn học/mô đun khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định.

    1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do các trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung;

    - Trong chương trình khung đã đề xuất các mô đun tự chọn như giới thiệu ở bảng dưới đây:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ 31

    Công nghệ CNC

    45

    15

    30

    2

    MĐ 32

    Kỹ thuật số

    45

    15

    30

    2

    MĐ 33

    Bảo trì hệ thống thiết bị cầm tay

    120

    30

    90

    11

    MĐ 34

    Công nghệ PLC

    90

    15

    75

    3

    MĐ 35

    Bảo trì hệ thống điều khiển điện

    90

    15

    75

    3

    MĐ 36

    Bảo trì hệ thống, cơ cấu an toàn trong thiết bị công nghiệp

    240

    45

    195

    19

    MĐ 37

    Bảo trì hệ thống điều khiển trong thiết bị công nghiệp

    240

    45

    195

    19

     

    Tổng cộng

    495

    85

    410

    35

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do các trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do các trường lựa chọn theo dự kiến trong chương trình khung nhưng cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    - Thi môn chính trị : Được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút;

    - Thi kiến thức, kỹ năng nghề : Gồm lý thuyết nghề và thực hành nghề

    + Thi lý thuyết nghề: Được tổ chức theo hình thức thi viết (Tự luận hoặc trắc nghiệm ) với thời gian thi không quá 120 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 học sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

    + Thi thực hành nghề: Được tổ chức theo hình thức thi thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi không quá 24 giờ.

    STT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Trắc nghiệm: 60 phút

    Tự luận: 120 phút

    2

    Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, trắc nghiệm

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Thi lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Tự luận, trắc nghiệm 180 phút

    Vấn đáp: 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời cho một học sinh

     

    - Thực hành nghề

    Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

    Thời gian không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để người học nghề có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

    - Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

     


    Phụ lục 3B:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp

    Mã nghề: 50510245

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 49

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Vận dụng được kiến thức cơ sở về (Cơ ứng dụng, nguyên lý máy, chi tiết máy, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, Autocad, tự động hóa) vào việc tiếp thu kiến thức chuyên môn công nghệ bảo trì thiết bị;

    + Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết bị công nghiệp, để phát hiện nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố của những bộ phận thường xảy ra sai hỏng;

    + Xây dựng và đánh được phương án công nghệ bảo dưỡng dự phòng, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa đảm bảo hệ thống thiết bị công nghiệp làm việc ổn định;

    + Nêu được các đặc tính kỹ thuật cần kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị khi chạy thử không tải, chạy thử có tải và các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị để đánh giá chất lượng thiết bị sau chạy thử;

    + Các bước khi bàn giao thiết bị sau khi vận hành thử và cách lập biên bản bàn giao thiết bị;

    + Những nguyên tắc khi nhận nhiệm vụ lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra thiết bị mới;

    + Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị công nghiệp. Đọc hiểu được các tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị truyền động điện - cơ khí - thủy lực, khí nén;

    + Vận dụng các kiến thức về tổ chức quản lý để tổ chức các nhóm làm việc độc lập cơ hiệu quả;

    + Phương pháp tổ chức thực hiện cải tiến thiết bị và kiểm tra thiết bị sau khi cải tiến.

    - Kỹ năng:

    + Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị đo kiểm;

    + Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh, sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phực vụ chuyên ngành và quản lý tổ chức sản xuất;

    + Thiết lập được các bản vẽ kỹ thuật cơ khí, điện, thủy lực, khí nén trong Autocad ở mức độ phức tạp;

    + Thực hiện được công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp đúng kỹ thuật;

    + Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp sau khi lắp đặt, bảo trì;

    + Theo dõi tình trạng trong quá trình hoạt động, phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của thiết bị;

    + Bảo dưỡng dự phòng đảm bảo hệ thống thiết bị công nghiệp hoạt động ổn định;

    + Xử ký sự cố kỹ thuật; thay thế các chi tiết và bộ phận sai hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;

    + Xác định được điều kiện, nghiên cứu cải tiến thiết bị, thực hiện và triển khai áp dụng cải tiến thiết bị công nghiệp;

    + Đánh giá kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng sau cải tiến;

    + Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp;

    + Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

    + Chủ động giải quyết công việc thêo trình độ đào tạo, làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm;

    + Thực hiện đúng nội dung kèm cặp thợ bậc thấp về lý thuyết và thực hành.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Có lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

    + Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

    - Thể chất và quốc phòng:

    + Có kiến thức, kỹ năng cơ bản của một số môn thể dục thể thao từ đó tạo thói quen rèn luyện sức khoẻ;

    + Hiểu rõ và tự hào truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc;

    + Hiểu được những nội dung chính về đường lối xây dựng nền quốc phòng của Đảng biết được những kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm:

    Người được đào tạo nghề Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp trình độ cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa, được phân công làm việc tại các vị trí:

    + Thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp đúng kỹ thuật;

    + Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

    + Đánh giá, theo dõi tình trạng, khả năng hoạt động của thiết bị trước và sau quá trình bảo trì. Bàn giao thiết bị sau khi bảo trì xong;

    + Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện kịp thời các biểu hiệ bất thường của thiết bị;

    + Bảo dưỡng dự phòng đảm bảo hệ thống thiết bị công nghiệp hoạt động ổn định;

    + Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp độc lập đơn giản sau khi lắp đặt, bảo trì xong;

    + Xử lý sự cố kỹ thuật, thay thế các chi tiết, bộ phận sai hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;

    + Nghiên cứu cải tiến thiết bị, thực hiện và triển khai áp dụng cải tiến thiết bị công nghiệp và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp có hiệu quả;

    + Kèm cặp thợ bậc thấp trong lĩnh vực lý thuyết và thực hành của nghề được đào tạo đúng quy định.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 3 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 150 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2625 giờ; Thời gian học tự chọn: 675 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 883 giờ; Thời gian học thực hành: 2417 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH 01

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH 02

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH 03

    Giáo dục Thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH 06

    Ngoại ngữ

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2625

    753

    1872

    154

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    540

    373

    167

    42

    MH 07

    Vật liệu học

    30

    26

    4

    2

    MH 08

    Vẽ kỹ thuật

    75

    28

    47

    8

    MH 9

    AutoCAD

    30

    10

    20

    2

    MH 10

    Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

    45

    25

    20

    3

    MH 11

    Công nghệ kim loại

    30

    28

    2

    2

    MH 12

    Cơ ứng dụng

    60

    46

    14

    5

    MH 13

    Nguyên lý máy – chi tiết máy

    45

    40

    5

    2

    MH 14

    Kỹ thuật Điện

    30

    20

    10

    3

    MH 15

    Kỹ thuật điện tử

    45

    30

    15

    3

    MH 16

    Kỹ thuật đo lường và cảm biến

    30

    25

    5

    2

    MH 17

    Đại cương thiết bị công nghiệp

    45

    30

    15

    5

    MH 18

    Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp

    30

    28

    0

    2

    MH 19

    Trang bị điện trong thiết bị công nghiệp

    45

    35

    10

    3

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2085

    380

    1705

    112

    MH 20

    Tổ chức, quản lý bảo trì

    45

    15

    30

    2

    MĐ 21

    Nhập môn bảo trì thiết bị công nghiệp

    75

    45

    30

    4

    MĐ 22

    Gia công nguội

    120

    15

    105

    5

    MĐ 23

    Lắp đặt thiết bị mới

    120

    15

    105

    8

    MĐ 24

    Theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống thiết bị

    60

    15

    45

    4

    MĐ25

    Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống truyền động Cơ khí, Điện.

    90

    30

    60

    8

    MĐ 26

    Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực.

    75

    10

    65

    2

    MĐ 27

    Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống bôi trơn, làm mát.

    45

    5

    40

    5

    MĐ 28

    Bảo trì hệ thống bôi trơn, làm mát.

    45

    5

    40

    2

    MĐ 29

    Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí

    120

    20

    100

    5

    MĐ 30

    Bảo trì hệ thống truyền động điện

    120

    20

    100

    4

    MĐ 31

    Bảo trì hệ thống hiển thị

    60

    15

    45

    6

    MĐ 32

    Bảo trì hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực.

    150

    15

    135

    3

    Đ 33

    Lắp ráp các chi tiết bộ phận thay thế vào thiết bị công nghiệp

    150

    30

    120

    6

    MĐ 34

    Chạy thử và hiệu chỉnh sai lệch thiết bị công nghiệp

    60

    15

    45

    3

    MĐ 35

    Bảo trì thiết bị công nghiệp nâng cao

    180

    30

    150

    9

    MĐ 36

    Chẩn đoán và xử lý sự cố thiết bị công nghiệp

    210

    30

    180

    5

    MĐ 37

    Cải tiến thiết bị công nghiệp

    150

    15

    135

    7

    MĐ 38

    Vận hành và bàn giao thiết bị công nghiệp

    90

    15

    75

    14

    MĐ 39

    Thực tập sản xuất

    120

    20

    100

    9

     

    Tổng cộng

    3075

    1047

    2028

    184

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục V tiểu mục 1.1.Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian học các môn học/mô đun đào tạo nghề;

    - Tỷ lệ thời gian dành cho các mô đun tự chọn so với các môn học/mô đun chuyên môn nghề là 679/3300 tương ứng 20,45%Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

    + Phương án 1: Chọn trong số 9 môn học/mô đun đã được đề xuất trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

    + Phương án 2: Xây dựng các môn học/mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

    + Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên để chọn một số môn học/mô đun trong các môn học/mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số môn học/mô đun khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định.

    1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do các trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung;

    - Trong chương trình khung đã đề xuất 6 mô đun tự chọn như giới thiệu ở bảng dưới đây:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ 40

    Công nghệ CNC

    45

    15

    30

    2

    MĐ 41

    Kỹ thuật số

    45

    15

    30

    2

    MĐ 42

    Bảo trì hệ thống thiết bị cầm tay

    120

    30

    90

    11

    MĐ 43

    Công nghệ PLC

    90

    15

    75

    3

    MĐ 44

    Bảo trì hệ thống điều khiển điện

    90

    15

    75

    3

    MĐ 45

    Bảo trì hệ thống, cơ cấu an toàn trong thiết bị công nghiệp

    240

    45

    195

    19

    MĐ 46

    Bảo trì hệ thống điều khiển trong thiết bị công nghiệp

    240

    45

    195

    19

    MĐ 47

    Bảo trì phanh, cữ trong hệ thống thiết bị công nghiệp

    180

    30

    150

    6

    MĐ 48

    Nâng cao hiệu quả công việc

    180

    30

    150

    12

     

    Tổng cộng

    675

    135

    540

    41

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do các trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo dự kiến trong chương trình khung nhưng cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    - Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết, tự luận với thời gian 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút;

    - Thi kiến thức, kỹ năng nghề: Gồm lý thuyết nghề và thực hành nghề

    + Thi lý thuyết nghề: Được tổ chức theo hình thức thi viết (Tự luận hoặc trắc nghiệm) với thời gian thi không quá 120 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho 1 học sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;

    + Thi thực hành nghề: Được tổ chức theo hình thức thi thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Thời gian thi thực hành cho một đề thi không quá 24 giờ.

    STT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Trắc nghiệm: 60 phút

    Tự luận: 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Thi lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Tự luận, trắc nghiệm 180 phút

    Vấn đáp: 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời cho một học sinh

     

    - Thực hành nghề

    Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

    Thời gian không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để người sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

    - Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.

     


    PHỤ LỤC 4:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ”SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG”
    (Ban hành theo Thông tư số 33/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2009
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 4A:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

    Tên nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng

    Mã nghề: 40520222

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Trình bày được kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy thi công xây dựng thông dụng như (Xúc, Ủi, Cần trục, San);

    + Tra cứu được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy thi công xây dựng thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo;

    + Nhận ra được các loại cơ cấu, chi tiết dạng định hình, các loại vật liệu, các loại mối ghép cơ bản để vận dụng trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng và sửa chữa;

    + Mô tả được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng.

    - Kỹ năng:

    + Sử dụng được dụng cụ, thiết bị đo kiểm trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa;

    + Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống truyền động cơ khí trên các máy thi công xây dựng thông dụng;

    + Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, thay thế các cơ cấu hệ thống điều khiển bằng điện, điện tử và thủy lực;

    + Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ điện phục vụ cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;

    + Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

    + Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

    + Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

    + Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

    + Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

    + Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn. Biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

    3. Cơ hội việc làm:

    Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng:

    + Tự mở xưởng vừa và nhỏ làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và máy thi công xây dựng;

    + Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng ô tô và máy thi công xây dựng trong nước cũng như trong hợp tác lao động Quốc tế;

    + Có cơ hội học lên trình độ cao hơn.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian khóa học: 02 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ;

    (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1855 giờ; Thời gian học tự chọn: 485 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 700 giờ; Thời gian học thực hành: 1640 giờ

    3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

    (Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    TT

    MÃ MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

     

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    1

    MH 01

    Chính trị

    30

    22

    6

    4

    2

    MH 02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    3

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    4

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng - An ninh

    45

    28

    13

    4

    5

    MH 05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    6

    MH 06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

     

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1855

    641

    1130

    84

     

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    285

    256

    10

    19

    7

    MH 07

    Vẽ kỹ thuật

    60

    56

    0

    04

    8

    MH 08

    Cơ kỹ thuật

    60

    46

    10

    04

    9

    MH 09

    Vật liệu cơ khí

    45

    42

    0

    03

    10

    MH 10

    Kỹ Thuật điện

    45

    42

    0

    03

    11

    MH 11

    Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

    45

    42

    0

    03

    12

    MH 12

    Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

    30

    28

    0

    02

     

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1570

    385

    1120

    65

    13

    MĐ 13

    Hàn cơ bản

    60

    15

    42

    03

    14

    MĐ 14

    Nguội cơ bản

    60

    15

    43

    02

    15

    MH 15

    Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn

    30

    22

    06

    02

    16

    MĐ 16

    Chuẩn bị làm việc

    30

    14

    14

    02

    17

    MH 17

    Kỹ thuật chung về máy thi công xây dựng

    30

    28

    0

    02

    18

    MĐ 18

    Sửa chữa và bảo dưỡng các cơ cấu của động cơ đốt trong

    150

    30

    111

    09

    19

    MĐ 19

    Sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống của động cơ đốt trong

    215

    57

    150

    08

    20

    MĐ 20

    Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền động

    145

    31

    110

    04

    21

    MĐ 21

    Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển

    105

    25

    76

    04

    22

    MĐ 22

    Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phanh

    110

    24

    83

    03

    23

    MĐ 23

    Sửa chữa và bảo dưỡng hệthống lái

    70

    20

    47

    03

    24

    MĐ 24

    Sửa chữa hệ thống điện

    90

    22

    64

    04

    25

    MĐ 25

    Sửa chữa hệ thống thuỷ lực và khí nén

    110

    20

    86

    04

    26

    MĐ 26

    Sửa chữa và bảo dưỡng máy nén khí thi công

    60

    15

    43

    02

    27

    MĐ 27

    Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị công tác

    90

    20

    68

    02

    28

    MĐ 28

    Sửa chữa khung bệ buồng điều khiển

    50

    12

    35

    03

    29

    MĐ 29

    Thử máy sau sửa chữa

    75

    15

    56

    04

    30

    MĐ 30

    Thực tập kết hợp với sản xuất

    90

    0

    86

    04

    Tổng cộng

    2065

    777

    1204

    84

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung  hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    MÃ MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    MH 31

    Điện tử cơ bản

    60

    20

    40

    MH 32

    Kiểm định hệ thống thuỷ lực và khí nén

    45

    30

    15

    MĐ 33

    Mạch điện cơ bản

    60

    15

    45

    MĐ 34

    Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa máy xây dựng

    45

    20

    25

    MĐ 35

    Phát triển nghề nghiệp

    75

    45

    30

    MĐ 36

    Sửa chữa và bảo dưỡng bộ biến mô men thuỷ lực và hộp số hành tinh

    125

    30

    95

    MĐ 37

    Sửa chữa bảo dưỡng bơm cao áp hỗ trợ điều khiển bằng điện tử

    140

    30

    110

    MĐ 38

    Chẩn đoán máy thi công xây dựng

    120

    22

    98

     

    Tổng

    670

    212

    458

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo tiểu mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 485 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó;

    - Ví dụ có thể lựa chọn 6 trong số 8 môn học/mô đun có trong danh mục môn học/mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 24h

     

    * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

    Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm:

    TT

    Nội dung

    Ghi chú

    1

    2

     

     

    3

     


    4

    * Học tập nội quy, quy chế của trường, truyền thống của ngành.

    * Thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ:

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

    * Hoạt động thư viện:

    Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

    * Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể:

    - Tham quan dã ngoại

    - Tham gia các phong trào thi đua của địa phương, của ngành

    - Tham gia các hội thi của địa phương, của ngành

    Các cơ sở đào tạo nghề có thể tự xác định các hoạt động ngoại khóa phù hợp với thực tế của cơ sở mình

     

    4. Các chú ý khác:

    - Các trường, các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình áp dụng chương trình để đào tạo, ngoài việc giới thiệu chung về ngành nghề đào tạo, đối với mỗi mô đun, môn học cần giới thiệu về mục tiêu và nội dung tổng quát cũng như các tài liệu cần thiết phục vụ cho học tập của học sinh;

    - Chương trình này cần được thực hiện đầy đủ để đảm bảo tính kế thừa khi liên thông lên trình độ Cao đẳng nghề. Việc áp dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà cơ sở đào tạo có thể lựa chọn linh hoạt phần tự chọn để phù hợp;

    - Các trường, các cơ sở đào tạo nghề phải thường xuyên cập nhật khoa học công nghệ tiên tiến, phương pháp dạy học mới hiệu quả để áp dụng vào giảng dạy;

    - Các trường, các cơ sở đào tạo nghề không ngừng đầu tư thiết bị, dụng cụ, phòng học để tiến tới hội nhập đào tạo nghề của khu vực và Quốc tế.

    MÃ MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    MH 31

    Điện tử cơ bản

    60

    20

    40

    MĐ 33

    Mạch điện cơ bản

    60

    15

    45

    MĐ 34

    Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa máy xây dựng

    45

    20

    25

    MĐ 35

    Phát triển nghề ngiệp

    75

    45

    30

    MĐ 36

    Sửa chữa và bảo dưỡng bộ biến mô men thuỷ lực và hộp số hành tinh

    125

    30

    95

    MĐ 38

    Chẩn đoán máy thi công xây dựng

    120

    22

    98

     

    Tổng

    485

    152

    333

     

    - Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung trung cấp nghề đã xây dựng, ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III (trong đó lý thuyết chiếm 30%, thực hành chiếm 70%), các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục V tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

    Số TT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, trắc nghiệm

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    Phụ lục 4B:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

    Tên nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng

    Mã nghề: 50520222

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy thi công xây dựng thông dụng như (Xúc, Ủi, Cần trục, San) để chẩn đoán bảo dưỡng và sửa chữa;

    + Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy thi công xây dựng thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo;

    + Nhận ra được các loại cơ cấu, chi tiết dạng định hình, các loại vật liệu, các loại mối ghép cơ bản để vận dụng trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng và sửa chữa;

    + Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng.

    - Kỹ năng:

    + Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật trên các máy thi công xây dựng thông dụng;

    + Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống truyền động cơ khí trên các máy thi công xây dựng thông dụng;

    + Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, thay thế các cơ cấu hệ thống điều khiển bằng điện, điện tử và thủy lực;

    + Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ điện phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;

    + Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

    2. Chính trị,đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

    + Có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

    + Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong qúa trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

    + Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

    + Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

    + Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

    3. Cơ hội việc làm:

    Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng:

    + Tự mở xưởng vừa và nhỏ làm Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và máy thi công xây dựng;

    + Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng ô tô và máy thi công xây dựng trong nước cũng như hợp tác lao động Quốc tế;

    + Có cơ hội học lên trình độ cao hơn.

    II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian khóa học: 03 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ).

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ ;

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ :

    + Thời gian học bắt buộc: 2615 giờ; Thời gian học tự chọn: 685 giờ ;

    + Thời gian học lý thuyết: 1131 giờ; Thời gian học thực hành: 2169 giờ.

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    STT

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

     

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    1

    MH01

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    2

    MH02

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    3

    MH03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    4

    MH04

    Giáo dục quốc phòng - An ninh

    75

    58

    13

    4

    5

    MH05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    6

    MH06

    Ngoại ngữ

    120

    60

    50

    10

     

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2615

    840

    1658

    117

     

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    390

    355

    10

    25

    7

    MH07

    Vẽ kỹ thuật

    60

    56

    0

    04

    8

    MH08

    Cơ kỹ thuật

    60

    46

    10

    04

    9

    MH09

    Vật liệu cơ khí

    60

    56

    0

    04

    10

    MH10

    Kỹ Thuật điện

    60

    56

    0

    04

    11

    MH11

    Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

    45

    42

    0

    03

    12

    MH12

    Kỹ thuật nhiệt

    45

    43

    0

    02

    13

    MH13

    Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

    30

    28

    0

    02

     

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2225

    485

    1648

    92

    14

    MĐ14

    Hàn cơ bản

    60

    15

    42

    03

    15

    MĐ15

    Nguội cơ bản

    90

    15

    70

    05

    16

    MH16

    Nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn

    30

    22

    06

    02

    17

    MĐ17

    Chuẩn bị làm việc

    90

    30

    58

    02

    18

    MH18

    Kỹ thuật chung về máy thi công

    30

    28

    0

    2

    19

    MĐ19

    Bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu của động cơ đốt trong

    180

    32

    138

    10

    20

    MĐ20

    Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống của động cơ đốt trong

    265

    68

    187

    10

    21

    MĐ21

    Sửa chữa hệ thống truyền động

    200

    40

    156

    04

    22

    MĐ22

    Sửa chữa hệ thống di chuyển

    105

    25

    76

    04

    23

    MĐ23

    Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phanh

    160

    36

    118

    06

    24

    MĐ24

    Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái

    105

    27

    74

    04

    25

    MĐ25

    Sửa chữa hệ thống điện

    160

    40

    113

    07

    26

    MĐ26

    Sửa chữa hệ thống thuỷ lực và khí nén

    150

    25

    119

    06

    27

    MĐ27

    Bảo dưỡng máy nén khí thi công

    60

    15

    43

    02

    28

    MĐ28

    Sửa chữa thiết bị công tác

    105

    23

    79

    03

    29

    MĐ29

    Sửa chữa khung bệ, buồng điều khiển

    90

    20

    65

    05

    30

    MĐ30

    Vận hành máy thi công

    60

    15

    41

    04

    31

    MĐ31

    Thử máy sau sửa chữa

    75

    15

    56

    04

    32

    MĐ32

    Chẩn đoán máy thi công xây dựng

    120

    22

    92

    06

    33

    MĐ33

    Thực tập tại doanh nghiệp

    120

    0

    115

    05

    Tổng cộng

    3065

    1174

    1774

    117

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    MH 34

    Điện tử cơ bản

    60

    20

    40

    MH 35

    Kiểm định hệ thống thuỷ lực và khí nén

    45

    30

    15

    MĐ 36

    Mạch điện cơ bản

    60

    15

    45

    MĐ 37

    Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa Máy xây dựng

    45

    20

    25

    MĐ 38

    Công nghệ phục hồi chi tiết

    60

    20

    40

    MH 39

    Autocad

    120

    30

    90

    MĐ 40

    Phát triển nghề ngiệp

    75

    45

    30

    MĐ 41

    Điều khiển bằng điện tử

    80

    28

    52

    MĐ 42

    Sửa chữa và bảo dưỡng biến mô men thuỷ lực và hộp số hành tinh

    125

    30

    95

    MĐ 43

    Sửa chữa bảo dưỡng bơm cao áp hỗ trợ điều khiển bằng điện tử

    140

    30

    100

     

    Tổng

    810

    268

    542

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo tiểu mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 685 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó;

    - Ví dụ: có thể lựa chọn 8 trong số 10 môn học/mô đun có trong danh mục môn học/mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    MH 34

    Điện tử cơ bản

    60

    20

    40

    MĐ 36

    Mạch điện cơ bản

    60

    15

    45

    MĐ 37

    Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa máy xây dựng

    45

    20

    25

    MĐ 38

    Công nghệ phục hồi chi tiết

    60

    20

    40

    MH 39

    Autocad

    120

    30

    90

    MĐ 40

    Phát triển nghề ngiệp

    75

    45

    30

    MĐ 42

    Sửa chữa và bảo dưỡng biến mô men thuỷ lực và hộp số hành tinh

    125

    30

    95

    MĐ 43

    Sửa chữa bảo dưỡng bơm cao áp hỗ trợ điều khiển bằng điện tử

    140

    30

    100

     

    Tổng

    685

    210

    475

     

    - Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Cao đẳng nghề đã xây dựng, ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III (trong đó lý thuyết chiếm 33%, thực hành chiếm 67%), các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục V tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Số TT

    Môn thi

    nh thc thi

    Thi gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghim

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    - Hoặc Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm:

    TT

    Nội dung

    Ghi chú

    1

    2

     

     

    3

     


    4

    * Học tập nội quy, quy chế của trường, truyền thống của ngành

    * Thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ:

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

    * Hoạt động thư viện:

    Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

    * Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể.

    - Tham quan giã ngoại

    - Tham gia các phong trào thi đua của địa phương, của ngành

    - Tham gia các hội thi của địa phương, của ngành

    Các cơ sở đào tạo nghề có thể tự xác định các hoạt động ngoại khóa phù hợp với thực tế của cơ sở mình

     

    4. Các chú ý khác:

    - Các trường, các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình áp dụng chương trình để đào tạo, ngoài việc giới thiệu chung về nghành nghề đào tạo, đối với mỗi mô đun, môn học cần giới thiệu về mục tiêu và nội dung tổng quát cũng như các tài liệu cần thiết phục vụ cho học tập của sinh viên;

    - Các trường, các cơ sở đào tạo nghề phải thường xuyên cập nhật khoa học công nghệ tiên tiến, phương pháp dạy học mới hiệu quả để áp dụng vào giảng dạy;

    - Các trường, các cơ sở đào tạo nghề không ngừng đầu tư thiết bị, dụng cụ, phòng học để tiến tới hội nhập đào tạo nghề của khu vực và Quốc tế.

     


    PHỤ LỤC 5:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH
    KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ” VẬN HÀNH MÁY
    VÀ THIẾT BỊ HÓA CHẤT”
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2009
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 5A:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Vận hành máy và thiết bị hóa chất

    Mã nghề: 40521401

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo Quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Nắm được các quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất trong các công đoạn, phân xưởng và toàn nhà máy trong công nghiệp hóa chất;

    + Nắm được cấu tạo, phạm vi ứng dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị cơ bản trong dây chuyền sản xuất hóa chất;

    + Kiểm tra được hiện trạng và trình bày được quy trình vận hành các thiết bị phụ trợ;

    + Vận dụng được các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong công nghiệp hóa chất;

    + Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo thiết bị và công nghệ sản xuất dưới sự giám sát của những người có tay nghề cao hơn.

    - Kỹ năng:

    + Nắm được những chỉ tiêu chính của nguyên liệu và sản phẩm trong sản xuất;

    - Vận hành được các thiết bị cơ bản của ngành công nghệ hoá học theo đúng quy trình như các thiết bị gia công và vận chuyển, thiết bị thủy lực, thiết bị phân chia, truyền nhiệt, một số thiết bị chuyển khối, đóng gói thành phẩm;

    + Phát hiện được các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị cơ bản;

    + Thực hiện đúng công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo qui định.

    2. Chính trị,đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Trình bày được một số vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam;

    + Vận dụng những hiểu biết cơ bản về truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

    + Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

    + Có ý thức tôn trọng đồng nghiệp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo nhóm, tổ, đội để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

    + Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

    + Có ý thức cẩn thận, tuân thủ các quy trình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

    + Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

    + Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và các âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam;

    + Kế thừa truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử và truyền thống vẻ vang của các lực lượng vũ trang; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

    + Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn, biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

    3. Cơ hội việc làm:

    Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng làm việc trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất hóa chất cơ bản; Các xưởng có vận hành thiết bị trong công nghệ xử lý môi trường; Các phân xưởng chế tạo các sản phẩm như phân bón, xà phòng, hữu cơ, polyme, nhựa hay các nhà máy khác có các máy và thiết bị hóa chất cơ bản; hoặc có thể thi để học liên thông lên cao đẳng nghề.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

    - Thời gian khóa học: 02 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 264 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 31 giờ).

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1920 giờ; Thời gian học tự chọn: 420 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 483 giờ; Thời gian học thực hành: 1857 giờ

    3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ.

    (Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phảo theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Tổng số

    Thời gian đào tạo (giờ)

     

     

     

    Trong đó

     

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

     

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

     

    MH 01

    Chính trị

    30

    22

    6

    4

     

    MH 02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

     

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

     

    MH 04

    Giáo dục Quốc phòng - An ninh

    45

    28

    13

    4

     

    MH 05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

     

    MH 06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

     

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1920

    354

    1566

    165

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    180

    60

    120

    18

     

    MH 07

    Đại cương kỹ thuật hóa học

    75

    25

    50

    8

     

    MH 08

    Kỹ thuật đo

    45

    15

    30

    2

     

    MH 09

    Kỹ thuật phân tích

    60

    20

    40

    8

     

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    900

    294

    1446

    147

     

    MĐ 10

    Vận hành hệ thống khí

    45

    12

    33

    8

     

    MĐ 11

    Vận hành các thiết bị vận chuyển

    75

    25

    50

    9

     

    MĐ 12

    Vận hành hệ thống khí động

    45

    10

    35

    5

     

    MĐ 13

    Vận hành các thiết bị gia công vật liệu rắn

    75

    20

    55

    14

     

    MĐ 14

    Vận hành các thiết bị thuỷ lực

    75

    20

    55

    8

     

    MĐ 15

    Vận hành thiết bị lắng

    45

    12

    33

    4

     

    MĐ 16

    Vận hành thiết bị lọc

    75

    20

    55

    7

     

    MĐ 17

    Vận hành thiết bị li tâm

    75

    25

    50

    8

     

    MĐ 18

    Vận hành thiết bị keo tụ

    45

    15

    30

    2

     

    MĐ 19

    Vận hành thiết bị trao đổi nhiệt

    90

    30

    60

    10

     

    MĐ 20

    Vận hành thiết bị bốc hơi (đun sôi)

    45

    15

    30

    3

     

    MĐ 21

    Vận hành thiết bị kết tinh

    45

    15

    30

    6

     

    MĐ 22

    Vận hành thiết bị sấy

    45

    15

    30

    5

     

    MH 23

    Kỹ thuật an toàn và môi trường

    120

    20

    100

    10

     

    MĐ 24

    Thực tập sản xuất

    420

    0

    420

    24

     

    MĐ 25

    Thực tập tốt nghiệp

    420

    40

    380

    24

     

    Tổng cộng

    2130

    460

    1670

    182

     

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:.

    1.1. Danh mục và phân phối thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề Vận hành máy và thiết bị hóa chất nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 26

    Đường ống bể chứa

    45

    11

    34

    9

    MĐ 27

    Vận hành hệ thống điện

    45

    15

    30

    3

    MĐ 28

    Vận hành hệ thống nước

    45

    15

    30

    3

    MĐ 29

    Vận hành hệ thống lò hơi

    45

    15

    30

    2

    MĐ 30

    Vận hành thiết bị chiết chai

    45

    10

    35

    4

    MĐ 31

    Vận hành thiết bị đóng gói

    45

    10

    35

    4

    MH 32

    Tin học ứng dụng trong công nghệ Hóa học

    90

    30

    60

    10

    MĐ 33

    Vẽ kỹ thuật

    45

    11

    34

    9

    MH 34

    Kỹ thuật lạnh đại cương

    45

    12

    33

    9

    MĐ 35

    Xử lý nước cấp, nước thải

    60

    20

    40

    6

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo tiểu mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 420 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó;

    - Mô đun tự chọn chỉ có tính chất gợi ý. Nên dành 420 giờ cho mô đun tự chọn. Ví dụ có thể lựa chọn 8 trong 10 môn học tự chọn, cụ thể như sau:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 26

    Đường ống bể chứa

    45

    11

    34

    9

    MĐ 27

    Vận hành hệ thống điện

    45

    15

    30

    3

    MĐ 28

    Vận hành hệ thống nước

    45

    15

    30

    3

    MĐ 29

    Vận hành hệ thống lò hơi

    45

    15

    30

    2

    MH 32

    Tin học ứng dụng trong Công nghệ Hóa học

    90

    30

    60

    10

    MĐ 33

    Vẽ kỹ thuật

    45

    11

    34

    9

    MH 34

    Kỹ thuật lạnh đại cương

    45

    12

    33

    9

    MĐ 35

    Xử lý nước cấp, nước thải

    60

    20

    40

    6

     

    Tổng cộng

    420

    129

    291

    51

     

    - Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học;

    - Dựa trên điều kiện của các trường, các nghề, Hiệu trưởng nhà trường có quyền thay đổi cho phù hợp;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Số TT

    Môn thi

    nh thc thi

    Thi gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghim

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, trắc nghiệm

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Thời gian không quá 12h

     

    - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo ) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan, thực tập ở các nhà máy, phân xưởng sản xuất hóa chất;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác:

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

     


    Phụ lục 5B:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Vận hành máy và thiết bị hóa chất

    Mã nghề: 50521401

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Giải thích được các quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất trong các công đoạn, phân xưởng và toàn nhà máy trong công nghiệp hóa chất;

    + Giải thích được nội dung các công việc trong qui trình vận hành thiết bị hóa chất cơ bản như các thiết bị gia công và vận chuyển, các thiết bị thủy lực, thiết bị phân chia, truyền nhiệt, chuyển khối, đóng gói thành phẩm, thiết bị phản ứng;

    + Trình bày được cấu tạo, phân biệt được các chủng loại, phạm vi ứng dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị cơ bản trong dây chuyền sản xuất hóa chất;

    + Hiểu được các đặc tính, đánh giá được hiện trạng và trình bày được quy trình vận hành các thiết bị phụ trợ;

    + Phân tích được các đặc điểm nhiệt động học của phản ứng xảy ra trong thiết bị, trạng thái pha của hỗn hợp phản ứng, tác dụng của chất xúc tác, công suất dây chuyền, cấu tạo thiết bị phản ứng;

    + Trình bày được các tính chất và đặc trưng cơ bản của các loại xúc tác, ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ, áp suất đến tốc độ và hiệu suất của phản ứng;

    + Vận dụng được các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong công nghiệp hóa chất;

    + Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo thiết bị và công nghệ sản xuất.

    - Kỹ năng:

    + Tính được cân bằng vật liệu vào, ra trong thiết bị và hệ thống;

    + Phân tích, đánh giá được những chỉ tiêu chính của nguyên liệu và sản phẩm trong sản xuất;

    + Vận hành được các thiết bị cơ bản của ngành công nghệ hoá học theo đúng quy trình như các thiết bị gia công đập, nghiền, sàng và vận chuyển, các thiết bị thủy lực, thiết bị phân chia, truyền nhiệt, chuyển khối, đóng gói thành phẩm;

    + Phát hiện được các sự cố và giải quyết được một số sự cố thông thường trong quá trình vận hành các thiết bị cơ bản;

    + Thực hiện đúng công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo qui định;

    + Có khả năng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình sản xuất.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Trình bày được một số vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam;

    + Vận dụng những hiểu biết cơ bản về truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

    + Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

    + Có ý thức tôn trọng đồng nghiệp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo nhóm, tổ, đội để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

    + Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

    + Có ý thức cẩn thận, tuân thủ các quy trình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

    + Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

    + Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và các âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam;

    + Kế thừa truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử và truyền thống vẻ vang của các lực lượng vũ trang; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

    + Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn, biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

    3. Cơ hội việc làm:

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ điều kiện thi tuyển vào các công việc vận hành thiết bị thuộc ngành công nghiệp hóa học như sau:

    - Các nhà máy, phân xưởng sản xuất hóa chất cơ bản;

    - Các xưởng có vận hành thiết bị trong công nghệ xử lý môi trường;

    - Các phân xưởng chế tạo các sản phẩm như phân bón, xà phòng, hữu cơ, polyme, nhựa hay các nhà máy khác có các máy và thiết bị hóa chất cơ bản;

    - Có khả năng nâng cao kiến thức để thi tuyển vào các trường Đại học cộng đồng hay Đại học thực hành.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

    - Thời gian khóa học: 3 năm

    - Thời gian học tập:131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 371 giờ

    (Trong đó thi tốt nghiệp: 34 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2715 giờ; Thời gian học tự chọn: 585 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 827 giờ; Thời gian học thực hành: 2473 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Tổng số

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH 01

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH 02

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH 04

    Giáo dục Quốc phòng - An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH 06

    Ngoại ngữ

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2715

    619

    2096

    245

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    285

    95

    190

    27

    MH 07

    Đại cương kỹ thuật hóa học

    120

    40

    80

    12

    MH 08

    Kỹ thuật đo

    45

    15

    30

    2

    MH 09

    Kỹ thuật phân tích

    120

    40

    80

    13

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2430

    524

    1906

    218

    MĐ10

    Vận hành hệ thống khí

    45

    12

    33

    8

    MĐ11

    Vận hành các thiết bị vận chuyển

    75

    25

    50

    9

    MĐ12

    Vận hành hệ thống khí động

    45

    10

    35

    5

    MĐ13

    Vận hành các thiết bị gia công vật liệu rắn

    90

    25

    65

    18

    MĐ14

    Vận hành các thiết bị thuỷ lực

    90

    22

    68

    10

    MĐ15

    Vận hành thiết bị lắng

    45

    12

    33

    4

    MĐ16

    Vận hành thiết bị lọc

    90

    25

    65

    7

    MĐ17

    Vận hành thiết bị li tâm

    90

    30

    60

    10

    MĐ18

    Vận hành thiết bị keo tụ

    45

    15

    30

    2

    MĐ19

    Vận hành thiết bị trao đổi nhiệt

    90

    30

    60

    10

    MĐ 20

    Vận hành thiết bị bốc hơi(đun sôi)

    45

    15

    30

    3

    MĐ 21

    Vận hành thiết bị hấp thụ

    75

    25

    50

    8

    MĐ 22

    Vận hành thiết bị chưng cất

    90

    30

    60

    10

    MĐ 23

    Vận hành thiết bị trích ly

    75

    20

    55

    8

    MĐ 24

    Vận hành thiết bị hấp phụ

    75

    25

    50

    6

    MĐ 25

    Vận hành thiết bị kết tinh

    45

    15

    30

    6

    MĐ 26

    Vận hành thiết bị sấy

    45

    15

    30

    5

    MH 27

    Kỹ thuật phản ứng

    45

    31

    14

    3

    MH 28

    Vận hành thiết bị phản ứng

    90

    27

    63

    8

    MĐ 29

    Xúc tác công nghiệp

    60

    48

    12

    4

    MH 30

    Kỹ thuật an toàn và môi trường

    120

    20

    100

    10

    MĐ 31

    Thực tập sản xuất

    480

    0

    480

    32

    MĐ 32

    Thực tập tốt nghiệp

    480

    47

    433

    32

     

    Tổng cộng

    3165

    909

    2256

    275

     

    IV.CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề Vận hành máy và thiết bị hóa chất nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 33

    Đường ống bể chứa

    45

    11

    34

    9

    MĐ 34

    Vận hành hệ thống điện

    45

    15

    30

    3

    MĐ 35

    Vận hành hệ thống nước

    45

    15

    30

    3

    MĐ 36

    Vận hành hệ thống lò hơi

    45

    15

    30

    2

    MĐ 37

    Vận hành thiết bị chiết chai

    45

    10

    35

    4

    MĐ 38

    Vận hành thiết bị đóng gói

    45

    10

    35

    4

    MH 39

    Tin học ứng dụng trong công nghệ hóa học

    90

    30

    60

    10

    MH 40

    Tiếng Anh chuyên ngành

    90

    64

    26

    3

    MĐ 41

    Vẽ kỹ thuật

    45

    11

    34

    9

    MH 42

    Kỹ thuật lạnh đại cương

    45

    12

    33

    9

    MĐ 43

    Điều khiển tự động cơ bản

    45

    15

    30

    6

    MĐ 44

    Xử lý nước cấp và nước thải

    60

    20

    40

    6

    MĐ 45

    Xử lý chất thải rắn

    45

    15

    30

    6

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo tiểu mục1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 585 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó;

    - Mô đun tự chọn chỉ có tính chất gợi ý. Nên dành 585 giờ cho mô đun tự chọn. Ví dụ có thể lựa chọn 11 trong 13 môn học tự chọn, cụ thể như sau:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 33

    Đường ống bể chứa

    45

    11

    34

    9

    MĐ 34

    Vận hành hệ thống điện

    45

    15

    30

    3

    MĐ 35

    Vận hành hệ thống nước

    45

    15

    30

    3

    MĐ 36

    Vận hành hệ thống lò hơi

    45

    15

    30

    2

    MĐ 37

    Vận hành thiết bị chiết chai

    45

    10

    35

    4

    MĐ 38

    Vận hành thiết bị đóng gói

    45

    10

    35

    4

    MH 39

    Tin học ứng dụng trong công nghệ hóa học

    90

    30

    60

    10

    MH 40

    Tiếng Anh chuyên ngành

    90

    64

    26

    3

    MĐ 41

    Vẽ kỹ thuật

    45

    11

    34

    9

    MH 42

    Kỹ thuật lạnh đại cương

    45

    12

    33

    9

    MĐ 43

    Điều khiển tự động cơ bản

    45

    15

    30

    6

     

    Tổng cộng

    585

    208

    377

    62

     

    - Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học;

    - Dựa trên điều kiện của các trường, các nghề, Hiệu trưởng nhà trường có quyền thay đổi cho phù hợp;

    - Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi

    nh thc thi

    Thi gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghim

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan, thực tập ở các nhà máy, phân xưởng sản xuất hóa chất;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác:

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

     


    PHỤ LỤC 6:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
    CHO NGHỀ “CHẾ BIẾN MỦ CAO SU”
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2009
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Tên nghề: Chế biến mủ cao su

    Mã nghề: 40540203

    Trình độ đào tạo : Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    Chương trình trung cấp nghề Chế biến mủ cao su nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn ở trình độ trung cấp nghề về chế biến mủ cao su thiên nhiên đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu của thị trường.

    Hoàn thành chương trình đào tạo này người học có khả năng:

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Vận dụng được những kiến thức cơ bản của các môn hoá đại cương, hoá hữu cơ, hoá vô cơ, hoá lý-hoá keo, hoá học phân tích, hoá lý polyme làm cơ sở để học tốt các môn chuyên môn nghề cũng như công nghệ sơ chế và chế biến mủ cao su thiên nhiên;

    + Vận dụng được hiểu biết về tính chất hoá học của nguyên vật liệu trong quá trình sơ chế cao su thiên nhiên để phân loại sản phẩm cao su nguyên liệu thông dụng (SVR, RSS, Latex);

    + Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nguyên nhân gây ra sự không phù hợp của nguyên liệu, sản phẩm và biện pháp khắc phục. Đồng thời nắm vững được các biện pháp để kiểm soát các quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm cao su sơ chế phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm;

    + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm cao su thông dụng. Đồng thời biết được cách sử dụng các thiết bị đo lường công nghiệp trong các quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên;

    + Nắm được các quy định thực hiện an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên.

    - Kỹ năng:

    + Nhận dạng bằng cảm quang và phân loại được các loại mủ cao su để sơ chế ra các loại sản phẩm cao su nguyên liệu thông dụng (SVR, RSS, Latex);

    + Lựa chọn và sử dụng được các loại hoá chất nguyên liệu phụ trợ phù hợp trong quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên;

    + Thao tác thành thạo từng công đoạn trong quy trình sơ chế các sản phẩm sơ chế cao su thiên nhiên và có khả năng hướng dẫn cho công nhân thực hiện các công đoạn trong quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên;

    + Phát hiện được các sự cố về chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên, biết phương pháp phân tích nguyên nhân và nêu được các biện pháp khắc phục;

    + Vận hành và xử lý các sự cố thông thường các loại máy móc thiết bị trong dây truyền sản xuất nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm;

    + Hướng dẫn và giám sát công nhân thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển chế biến mủ cao su thiên nhiên;

    + Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, yêu lao động;

    + Có tinh thần xây dựng và phát triển ngành chế biến mủ cao su thiên nhiên;

    + Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và tài sản của Nhà nước.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Đủ sức khoẻ để công tác lâu dài trong ngành sơ chế cao su thiên nhiên;

    + Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

    + Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh;

    + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm:

    Người học xong chương trình trung cấp nghề Chế biến mủ cao su có thể đảm đương được các công việc trong các quá trình sơ chế cao su thiên nhiên như: tiếp nhận mủ, công nhân thành thục đánh đông mủ, công nhân vận hành máy cán, công nhân đánh đông mủ, công nhận vận hành máy cán, công nhận vận hành lò sấy, công nhân đóng gói sản phẩm, công nhân vận hành máy ly tâm, công nhân pha chế hóa chất, trưởng ca sản xuất các sản phẩm cao su SVR, mủ ly tâm.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 2 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 150 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp:30 giờ).

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1755 giờ; Thời gian học tự chọn: 585 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 717 giờ; Thời gian học thực hành: 1623giờ

    3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

    ( Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    MH 01

    Chính trị

    30

    22

    6

    4

    MH 02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH 04

    Giáo dục Quốc phòng - An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH 05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH 06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1755

    339

    1260

    162

    II.1

    Các môn học, mô đun đào kỹ thuật cơ sở

    225

    95

    119

    17

    MH 07

    Hóa học đại cương

    60

    30

    26

    4

    MH 08

    Hóa hữu cơ

    45

    11

    30

    4

    MH 09

    Hóa học phân tích

    45

    10

    31

    4

    MH 10

    Hóa lý - Hóa keo

    45

    28

    15

    2

    MH 11

    Dụng cụ đo

    30

    10

    17

    3

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1530

    244

    1141

    145

    MH 12

    Công nghệ sơ chế cao su thiên nhiên

    150

    46

    90

    14

    MH 13

    Máy - Thiết bị sơ chế cao su thiên nhiên

    120

    63

    45

    12

    MH 14

    Công nghệ chế biến và gia công cao su thiên nhiên

    45

    9

    30

    6

    MĐ 15

    Pha chế hóa chất

    45

    10

    26

    9

    MĐ 16

    Xác định các thông số kỹ thuật của mủ nước

    120

    15

    87

    18

    MĐ 17

    Đánh đông mủ

    60

    10

    44

    6

    MĐ 18

    Gia công cơ

    90

    13

    67

    10

    MĐ 19

    Gia công nhiệt

    60

    10

    43

    7

    MĐ 20

    Chế biến ly tâm mủ cao su

    90

    14

    68

    8

    MĐ 21

    Kiểm phẩm mủ cao su

    120

    15

    96

    9

    MĐ 22

    Hoàn chỉnh sản phẩm

    45

    10

    32

    3

    MĐ 23

    Xử lý sự cố trong sản xuất SVR - ly tâm

    45

    7

    35

    3

    MH 24

    An toàn lao động

    30

    13

    13

    4

    MH 25

    Quá trình và thiết bị sấy

    30

    9

    17

    4

    MĐ 26

    Thực tập sản xuất

    480

    0

    448

    32

     

    Tổng cộng

    1965

    445

    1347

    179

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc đã đảm bảo được kỹ năng và thực hành cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nghề Chế biến mủ cao su nhưng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thị trường lao động các cơ sở trường dạy nghề có thể vận dụng thêm các môn học, mô đun trong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được biên soạn trong chương trình khung hoặc tự xây dựng để phù hợp với điều kiện của từng cơ sở;

    - Để đáp ứng được nhu cầu của người học thời gian quy định cho các môn học, mô đun tự chọn phải lớn hơn số thời gian còn lại của chương trình khung quy định sau khi đã thực hiện các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 27

    Hệ thống quản lý chất lượng

    45

    23

    20

    2

    MH 28

    Quản trị doanh nghiệp

    75

    42

    29

    4

    MĐ 29

    Xử lý nước thải

    60

    24

    30

    6

    MĐ 30

    Xử lý nước cấp

    60

    24

    30

    6

    MĐ 31

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kỹ thuật cao su SVR – ly tâm

    45

    20

    20

    5

    MH 32

    Tin học ứng dụng trong công nghệ hóa học

    90

    45

    40

    5

    MH 33

    Vẽ kỹ thuật

    60

    18

    38

    4

    MH 34

    Tổ chức sản xuất

    30

    28

    0

    2

    MH 35

    Cơ kỹ thuật

    60

    18

    38

    4

    MH 36

    Điện kỹ thuật

    60

    18

    38

    4

    MH 37

    Đo lường tự động hoá

    70

    19

    46

    5

    MH 38

    Kỹ thuật nhiệt

    45

    42

    0

    3

    MH 39

    Kỹ thuật sửa chữa thiết bị cơ khí

    60

    18

    38

    4

     

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được lựa chọn theo tiểu mục 1.1 hoặc tự xây dựng theo nguyên tắc sau:

    - Nội dung được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

    - Tổng thời gian tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn không dưới 585 giờ như quy định đã có trong chương trình khung;

    - Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể được bố trí ở tất cả các học kỳ của khóa học nhưng phải phù hợp với thời gian thực học của học kỳ và đảm bảo điều kiện tiên quyết của môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đó;

    - Ví dụ: có thể lựa chọn 10 trong số 13 môn học/mô đun có trong danh mục môn học/mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun tự chọn

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH 27

    Hệ thống quản lý chất lượng

    45

    23

    20

    2

    MH 28

    Quản trị doanh nghiệp

    75

    42

    29

    4

    MĐ 29

    Xử lý nước thải

    60

    24

    30

    6

    MĐ 30

    Xử lý nước cấp

    60

    24

    30

    6

    MĐ 31

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kỹ thuật cao su SVR – ly tâm

    45

    20

    20

    5

    MH 32

    Tin học ứng dụng trong công nghệ hóa học

    90

    45

    40

    5

    MH 33

    Vẽ kỹ thuật

    60

    18

    38

    4

    MH 34

    Tổ chức sản xuất

    30

    28

    0

    2

    MH 35

    Cơ kỹ thuật

    60

    18

    38

    4

    MH 36

    Điện kỹ thuật

    60

    18

    38

    4

     

    Tổng cộng

    585

    262

    281

    42

    - Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Trung cấp nghề đã xây dựng, ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III (trong đó lý thuyết chiếm 30%, thực hành chiếm 70%), các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục V tiểu mục 1.2;

    - Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Số TT

    Môn thi

    nh thc thi

    Thi gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, trắc nghim

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Thời gian không quá 24h

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan, thực tập ở các nhà máy, phân xưởng sản xuất sơ chế các sản phẩm cao su thiên nhiên như: SVR, cao su tờ, mủ ly tâm;

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4. Các chú ý khác:

    Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2006 Hiệu lực: 01/06/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 186/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 25/12/2007 Hiệu lực: 15/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề
    Ban hành: 09/06/2008 Hiệu lực: 26/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    04
    Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
    Ban hành: 30/05/2019 Hiệu lực: 30/05/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
    Ban hành: 24/05/2019 Hiệu lực: 10/07/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    06
    Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
    Ban hành: 30/05/2019 Hiệu lực: 30/05/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 33/2009/TT-BLĐTBXH chương trình khung cho một số nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật và chế biến

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu: 33/2009/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản: Thông tư
    Ngày ban hành: 15/10/2009
    Hiệu lực: 29/11/2009
    Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo: 30/10/2009
    Số công báo: 497 & 498 - 10/2009
    Người ký: Đàm Hữu Đắc
    Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X