Hiện nay, một phận người dân không nắm rõ việc người đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không? Hãy cùng đến bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé:
Người đi bộ có bị phạt nồng độ cồn không?
Hiện nay, quy định pháp luật chưa có quy định liên quan đến việc xử phạt nồng độ cồn đối với người đi bộ khi tham gia giao thông. Pháp luật chỉ quy định xử phạt người đi bộ khi phạm các lỗi liên quan đến đi sai làn đường, không chấp hành các chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh của cảnh sát hay biển báo giao thông khi tham gia lưu thông.
Tuy nhiên, nếu người đi bộ uống rượu bia mà gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Khi đó người đi bộ sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại, hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Có thể thấy, nếu người đi bộ có nồng độ cồn trong máu mà gây các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác như quy định trên thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, phạt tù lên đến 15 năm tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, dù người đi bộ không bị xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhưng để đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như những người khác tham gia giao thông, người đi bộ vẫn thân cân nhắc trong việc đi ra đường khi trong người đang có cồn.
Người đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không?
Người đi xe đạp có bị xử phạt nồng độ cồn không?
Đa phần, người tham gia giao thông nghĩ rằng chỉ khi đi xe máy, xe ô tô uống rượu bia mới bị xử phạt nồng độ cồn. Tuy nhiên, pháp luật quy định người đi xe đạp cũng bị xử phạt nồng độ cồn khi tham gia lưu thông trên đường.
Tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người đi xe đạp sẽ bị xử phạt hành chính nếu đồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 600.000 đồng.
Mức phạt nồng độ cồn đối với người đi xe đạp
Nồng độ cồn trong máu |
Mức phạt |
< 50="" mg/100="" ml="" máu="" hoặc="">< 0,25="" mg/1="" lít="" khí=""> |
80.000 đồng - 100.000 đồng |
> 50 mg - 80 mg/ 100 ml máu hoặc > 0,25 mg - 0,4 mg/1 lít khí thở |
300.000 đồng - 400.000 đồng |
> 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở |
400.000 - 600.000 đồng |
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người đi xe đạp cũng có thể bị tạm giữ xe đạp trước ra quyết định xử phạt hành chính. Thời gian tạm giữ xe đạp là không quá 7 ngày làm việc.
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1.[182] Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8”
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt khi tham gia giao thông?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi điều khiển các phương tiện giao thông mà chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, người lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Các mức xử phạt được áp dụng phụ thuộc vào nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người lái xe. Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định các mức phạt tương ứng với các mức nồng độ cồn như sau:
-
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở;
-
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở;
-
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở.
Các mức phạt được áp dụng đối với nồng độ cồn là do nó có thể kiến bản thân người điều khiển xe, phương tiện giao thông không còn đủ tỉnh táo, loạng choạng, say xỉn. Khi đó, họ sẽ không thể điều khiển xe, phương tiện một cách chính xác và an toàn, không thể kiểm soát tốc độ, phản ứng chậm với các tình huống khẩn cấp dễ dẫn đến tai nạn.
Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông uống rượu bia diễn ra ngày một phổ biến. Điều này gây nguy hiểm cho bản thân người uống rượu bia, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho những người khác cùng tham gia lưu thông.
Nắm được sự nguy hiểm của vấn nạn trên, pháp luật đưa ra các quy định xử phạt liên quan đến nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi Người đi bộ, người đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.