hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 09/02/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

"Bắt vợ" theo tục lệ có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Bắt đầu từ một nét đẹp truyền thống, tục bắt vợ ở nhiều dân tộc vùng cao đang dần bị biến tướng, lạm dụng và trở thành nỗi "khiếp sợ" của nạn nhân.

Tóm tắt vụ việc: Mới đây, ngày 07/02/2022, trên mạng xã hội đã lan truyền clip được cho là 'bắt vợ' xảy ra tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Khi đó, một nam sinh đã có hành động kéo, bắt một cô bé dù người này cự tuyệt nhưng vẫn bị lôi đi với mục đích bắt về nhà làm vợ theo phong tục của dân tộc Mông. Khi nam sinh này đang chật vật để kéo cô gái đi thì một chiến sĩ công an đã có mặt kịp thời giải cứu bé gái.

Tục lệ bắt vợ là gì?

Tục “bắt vợ" của người H’Mông, Thái đã xuất hiện từ lâu đời. Mặc dù là "bắt vợ" nhưng thực tế, đây là tập tục hể hiện sự tự do hôn nhân, lối thoát cho những hoàn cảnh nghèo, không đủ tiền lo việc cưới. Trải qua hàng thế kỷ, tục lệ này vẫn là một phần trong bản sắc văn hóa của hai dân tộc này.

Thường khi trai gái đã yêu nhau, "ưng cái bụng", họ sẽ về báo cáo với gia đình hai bên. Sau đó, nhà trai sẽ mời ông mối sang nhà gái thưa chuyện rồi làm lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới (đón dâu). Đám cưới thường được tổ chức vào mùa xuân, khi mà đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau mà không lấy được nhau, chủ yếu là cha mẹ cô gái không đồng ý. Vì thế, tục bắt vợ ra đời. Chàng trai sẽ hẹn cô gái đến tâm tình, rồi nhờ người thân, bạn bè bí mật giúp sức, kéo cô gái về nhà mình. 

Sau khi cô gái đã được cướp về gia đình nhà trai sẽ sắp xếp chỗ ngủ để cô gái ở lại trong 3 đêm. Đây cũng thời gian mà cô gái có quyết định chính thức có nên chung sống ở đây hay không và nếu không hôn ước này sẽ bị hủy.

Vốn dĩ có ý nghĩa tốt đẹp nhưng tục lệ này ngày này đang dần biến tướng, trở thành những buổi "bắt vợ" mà "đằng gái" bị bắt đi, bị cưỡng ép theo về.

bat vo theo tuc le co bi phat
 

"Bắt vợ" theo tục lệ có bị phạt không?

Nếu đúng như ý nghĩa của tục lệ, hai bên trai gái đã "ưng nhau", bắt vợ chỉ là một bước trong phong tục để đưa cô dâu về nhà theo cách mà tổ tiên họ đã truyền từ đời này sang đời khác. thì đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà là một nét đẹp văn hóa.

Tuy nhiên, trong trường hợp như đã trình bày phía trên, cô gái không tự nguyện mà bị ép buộc và bắt đi thì người thực hiện hành vi bắt vợ đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cưỡng ép kết hôn là hành vi bị cấm. Cụ thể:

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

...

Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cưỡng ép kết hôn có thể bị phạt đến 20 triệu đồng:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

...

Ngoài ra, việc cưỡng ép kết hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 181, Luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự theo Điều 157 Bộ luật Hình sự:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, tùy từng trường hợp mà bắt vợ theo tập tục có bị phạt hay không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X