hieuluat

Thông tư hướng dẫn việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh tại Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 22/BYT-TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Trọng Nhân
    Ngày ban hành: 29/12/1994 Hết hiệu lực: 06/06/2001
    Áp dụng: 29/12/1994 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 22/BYT-TT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC
    KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM

     

    - Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29/12/1987 và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 23/12/1992 và Nghị định số 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư ở Việt Nam;

    - Căn cứ Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định số 06/CP về cụ thể hoá một số điều của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân;

    - Để mở rộng hợp tác khoa học, kinh tế, kỹ thuật và khai thác vốn đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở khám chữa bệnh của Việt Nam. Sau khi có ý kiến của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư tại Công văn số 1949/UB/LXT ngày 8/10/1994, Bộ Y tế hướng dẫn việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam như sau:

     

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1:

    Các tổ chức cá nhân nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực khám bệnh chữa bệnh tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 4 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng khuyến khích các hình thức liên doanh:

    - Bệnh viện liên doanh

    - Phòng khám liên doanh

    - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác dịch vụ kỹ thuật y tế.

     

    Điều 2:

    1. Đối tượng được liên doanh:

    - Bệnh viện của Nhà nước

    - Bệnh viện tư nhân

    - Phòng khám đa khoa, chuyên khoa của Nhà nước

    - Phòng khám đa khoa, chuyên khoa được thành lập theo Luật công ty.

    2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được liên doanh phải là những đơn vị có tư cách pháp nhân được Nhà nước giao vốn, hoạt động trên nguyên tắc tự hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính và phải bảo toàn vốn được giao.

    Điều 3:

    1. Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư xem xét cấp giấy phép và đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế.

    2. Sau khi thẩm định, Bộ Y tế sẽ xem xét việc cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài.

    3. Khi có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập do Bộ Y tế cấp, các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài mới được phép hoạt động.

     

    Điều 4:

    1. Sau 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài, nếu các cơ sở này không thực hiện đầy đủ quy định ghi trong giấy chứng nhận hoặc không khai trương hoạt động thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.

    2. Gấy chứng nhận có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn trên, các cơ sở phải làm thủ tục gửi Bộ Y tế để xin gia hạn.

     

    Điều 5:

    Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về mặt chuyên môn, ghiệp vụ và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

     

    CHƯƠNG II
    TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ KHÁM
    CHỮA BỆNH CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

     

    Điều 6:

    Việc thành lập cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải căn cứ vào nhu cầu do Bộ Y tế xác định dựa trên quy hoạch tổ chức mạng lưới khám chữa bệnh và đối tượng phục vụ trên địa bàn.

     

    Điều 7:

    1. Các cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải có người điều hành có năng lực, cán bộ kỹ thuật có trình độ và có đủ vốn đầu tư cần thiết.

    2. Tiêu chuẩn của Giám đốc cơ sở khám bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải theo quy định tại khoản a mục 1 phần II của Thông tư số 07/BYT-TT ngày 30/4/1994 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y tư nhân. Nếu Giám đốc cơ sở này là người nước ngoài có văn bằng bác sĩ nước ngoài thì Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định cho phép hành nghề tại Việt Nam.

     

    Điều 8:

    1. Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải ddb được các phương pháp chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc kinh điển, hiện đại với chất lượng cao, an toàn cho người bệnh.

    2. Cơ sở khám,chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải có cơ sở hạ tầng đúng quy cách kiến trúc, trang thiết bị, dụng cụ y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu bd chất lượng.

     

    CHƯƠNG III
    THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ
    TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ
    KHÁM CHỮA BỆNH CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

     

    Điều 9:

    Người xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải gửi hồ sơ đến Bộ Y tế, trong hồ sơ phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở.

     

    Điều 10:

    1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phải theo đúng quy định của điểm b, khoản 1, Điều 24 của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân nếu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên doanh thì phải có hợp đồng khám,chữa bệnh liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác dịch vụ kỹ thuật y tế.

    2. Hợp đồng khám chữa bệnh liên doanh phải nêu rõ được quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên, nơi liên doanh, quy mô, cơ cấu tổ chức, vốn góp của các bên, đối tượng phục vụ, diễn giải về tài chính, phạm vi hoạt động kỹ thuật, danh mục trang thiết bị, dụng cụ y tế và những cam kết của mỗi bên.

    3. Hợp đồng hợp tác dịch vụ kỹ thuật y tế phải nêu rõ được nội dung của dịch vụ kỹ thuật y tế mà hai bên hợp tác kinh doanh, những nghĩa vụ, quyền lợi mỗi bên để bảo đảm chất lượng dịch vụ kỹ thuật y tế.

     

    Điều 11:

    1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

    2. Để giúp việc Bộ trưởng Bộ Y tế, có "Hội đồng thẩm định cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài" với sự tham gia của đại diện Tổng hội y, dược học Việt Nam, chuyên viên chuyên khoa đầu ngành, Vụ trưởng Vụ điều trị là thường trực Hội đồng.

     

     

    CHƯƠNG IV
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
    CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

     

    Điều 12:

    Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài và người hành nghề trong cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Điều 17, Điều 19 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và Điều 16 của Nghị định số 06/CP của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân.

     

    CHƯƠNG V
    KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 13:

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài phải chịu sự kiểm tra, thanh tra theo định kỳ đột xuất của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở.

     

    Điều 14:

    Thanh tra Nhà nước về y tế có quyền thanh tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này, các quy định về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật y, dược đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

     

    Điều 15:

    Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên y tế có quyền:

    - Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung thanh tra và tạo điều kiện để thanh tra viên y tế thi hành nhiệm vụ.

    - Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 16. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải chấp hành quyết định của thanh tra viên y tế, có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế là quyết định cuối cùng về việc giải quyết khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ y, dược.

     

     

     

    Điều 17.

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài nếu không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập do Bộ Y tế cấp, hành nghề quá phạm vi chuyên môn quy định trong giấy chứng nhận, vi phạm các quy định chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật y, dược hoặc vi phạm các quy định khác của Thông tư này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

     

    CHƯƠNG VI
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 18.

    Bộ Y tế giao cho Vụ Điều trị phối hợp với Văn phòng và các Vụ có liên quan để tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

     

    Điều 19.

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định trong Thông tư này đều huỷ bỏ.

     

    HƯỚNG DẪN

    MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/BYT-TT
    ngày 29 tháng 12 năm 1994 của Bộ Y tế)

     

    I. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:

     

    - Bệnh viện liên doanh

    - Phòng khám liên doanh

    - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng dịch vụ kỹ thuật y tế

    - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 100% vốn nước ngoài.

     

    II- PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

     

    - Quy mô bệnh viện, phòng khám

    - Nhiệm vụ, chức năng, kỹ thuật chủ yếu được áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh.

    - Đối tượng bệnh nhân

    - Tổ chức, hoạt động, điều hành.

     

    III- ĐỊA ĐIỂM, DIỆN TÍCH ĐẤT SỬ DỤNG

     

    - Mô tả địa điểm, diện tích đất sử dụng với đầy đủ văn bản pháp lý theo quy định.

    - Được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp nhận.

     

    IV- VỐN ĐẦU TƯ

     

    - Phòng khám đa khoa tối thiểu 2.000.000 USD

    - Phòng khám chuyên khoa tối thiểu 1.000.000 USD

    - Bệnh viện tối thiểu 20.000.000 USD.

     

    V- THIẾT BỊ MÁY MÓC

     

    - Danh mục trang thiết bị kỹ thuật dụng dụ y tế với yêu cầu hiện đại, trình độ kỹ thuật cao bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

     

    VI- VIỆC GÓP GỐN PHÁP ĐỊNH CỦA BÊN VIỆT NAM

     

    - Không ít hơn 30%, trong quá trình kinh doanh, bên Việt Nam được quyền mua lại phần vốn góp của nước ngoài trên cơ sở thoả thuận.

     

    VII- GIÁ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

     

    - Giá phải phù hợp trên cơ sở tính đầy đủ chi phí cho bệnh nhân.

    - Việc tuyển chọn, sử dụng và trả công cho người Việt Nam phải cơ sở hợp đồng lao động và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

     

    VIII- THỜI ĐẠI ĐẦU TƯ

     

    - Đối với các dự án có quy mô dưới 20.000.000 USD thời đại tối đa 20 năm.

    - Đối với các dự án có quy mô từ 20.000.000 USD trở lên thời hạn tối đa 30 năm.

    Trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động, nếu bên nước ngoài chuyển giao tài sản cho bên Việt Nam mà không đòi bồi hoàn thì thời hạn có thể kéo dài thêm 5 năm so với mức quy định trên. Những dự án có quy mô rất lớn thì thời hạn có thể được xét dài hơn.

     

    IX- THUẾ

     

    Thực hiện theo pháp luật của Việt Nam.

     

    X- BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

     

    Có biện pháp xử lý chất thải của bệnh viện để bảo vệ môi trường

     

    XI- CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

     

    - Việc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cần được tính thành khoản góp vốn riêng hoặc của bên nước ngoài, hoặc của Việt Nam, hoặc chi phí của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, không góp vào giá trị quyền sử dụng đất do bên Việt Nam góp vốn hoặc tiền thuê đất trả cho Nhà nước.

    - Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khấu hao, chế độ kiểm toán, mở tài khoản, quản lý ngoại hối.

    - Dự án phải có ý kiến của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo kiến nghị về diện tích đất và mức giá thuê đất.

    - Phải có biên bản đánh giá tài sản của bên Việt Nam đưa vào góp vốn (nếu có góp vốn bằng tài sản Nhà nước).

     

     

     

     

     

    BỘ Y TẾ

    Số 9550/Đtr

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1994

     

    BỘ CÂU HỎI VỀ ĐẦU TƯ VỐN NƯỚC NGOÀI
    VÀO LĨNH VỰC KHÁM CHỮA BỆNH (KCB) CỦA VIỆT NAM

     

    1. Công ty/Tổ chức/Cá nhân nước ngoài gọi là bên nước ngoài có ý định đầu tư vốn vào lĩnh vực khám chữa bệnh ở Việt Nam.

    1.1. Tên công ty, người đại diện hay tiếp xúc, Văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu có.

    1.2. Tự giới thiệu về công ty, nguồn gốc xuất xứ, vốn, nguồn lực (resources), năng lực capabilities của công ty.

    2. Đối tác của bên nước ngoài gọi là bên Việt Nam

    2.1. Nếu đã có:

    - Ghi rõ tên phòng khám, bệnh viện, tổ chức của Nhà nước hay tập thể, tư nhân. Địa chỉ, người tiếp xúc.

    2.2. Nếu chưa có:

    - Gợi ý, đề xuất tìm kiếm, giới thiệu.

    3. Hai bên đã tiếp xúc, trao đổi, thương lượng hay có biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh hay chưa

    - Hoặc đã có đơn xin phép thành lập gửi đến một cấp chính quyền nào của Việt Nam chưa (Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư - SCCI, Bộ Y tế, Sở Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành...).

    4. Mục tiêu đầu tư: hợp tác kỹ thuật, kinh doanh hay cả hai

    4.1. Lĩnh vực đầu tư:

    - Phòng khám ngoại trú, đa khoa, chuyên khoa

    - 01 bộ phận khoa phòng lâm sàng, cận lâm sàng BV.

    - Bệnh viện

    - Dịch vụ y tế liên quan đến khám chữa bệnh như tư vấn, thông tin liên lạc, dịch vụ khám chữa bệnh, tải thương, cấp cứu, hồi hương, thẻ hội viên, bảo hiểm y tế...

    4.2. Lợi ích đầu tư

    - Về mặt xã hội...

    - Về mặt bảo đảm chất lượng (quality assurance)

    - Về mặt đào tạo nghiệp vụ và quản lý, cập nhật kiến thức

    - Về mặt kinh tế...

    5. Hình thức đầu tư

    5.1. Hợp đồng dịch vụ (contractual business co.operation)

    5.2. Hợp đồng hợp tác liên doanh (joint venture) thành lập cơ sở KCB liên doanh: phòng khám, khoa phòng bộ phận của BV, BV liên doanh...

    5.3. Cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài 100% do bên nước ngoài quản lý chịu trách nhiệm và không có hợp đồng hợp tác.

    6. Tên của cơ sở khám chữa bệnh liên doanh bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng nước ngoài địa điểm.

    7. Đối tượng khám chữa bệnh

    7.1. Thành phần:

    - Người nước ngoài du lịch đến Việt Nam, người nước ngoài đến công tác ngắn/dài hạn tại Việt Nam và gia đình của họ.

    - Các cơ quan, Văn phòng đại diện nước ngoài và các tổ chức của Chính phủ và không Chính phủ...

    - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam công tác tại các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh.

    - Người Việt Nam tự nguyện...

    7.2. Phân tích cơ cấu, tỉ lệ, thành phần đối tượng trên, nếu được.

    8. Quy mô cơ sở liên doanh

    8.1 Số lần khám bệnh, ngoại trú/năm

    8.2 Số giường bệnh nội trú (ưu tiên dự án có quy mô bắt đầu nhỏ khoảng 50 giường bệnh có hướng phát triển mở rộng, quy mô lớn sau này).

    9. Nhiệm vụ chức năng của liên doanh

    9.1. Loại dịch vụ khám chữa bệnh đề nghị hợp đồng với bên Việt Nam

    9.2 Khám bệnh, chữa bệnh, các dịch vụ ngoại trú, nội trú, phòng bệnh, quản lý.

    9.3 Các dịch vụ huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

    10. Sơ đồ tổ chức khoa phòng của cơ sở khám chữa bệnh liên doanh (oraganizational structure).

    11. Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh (corperate organization chart).

    12. Cơ sở nhà cửa

    - Thiết kế sơ đồ mặt bằng, diện tích đất, diện tích sàn sử dụng, bình quân m2/giường bệnh ?

    - Ưu tiên phục hồi cải tạo kết hợp xây dựng mới bệnh viện hoặc một bộ phận bệnh viện với nội thất được người nước ngoài chấp nhận.

    - Hoặc xây dựng mới hoàn toàn.

    13. Phạm vi kỹ thuật ưu tiên đầu tư

    13.1 Chẩn đoán hình ảnh

    13.2 Các labo chuẩn thức (referance laboratory) huyết học, hoá sinh, vi khuẩn lâm sàng.

    13.3. Những kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và chăm sóc chuyên sâu mà các bệnh viện của Việt Nam chưa triển khai được hoặc đã triển khai nhưng cần được hoàn thiện nâng cao như:

    - Phẫu thuật qua nội soi

    - Các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, đặc biệt về tim mạch, thông tim, can thiệp về động mạch vành, chụp mạch (angiography) cấp cứu hồi sức, tạo hình mạch máu, (angioplasty), ngoại khoa thần kinh sọ não.

    - Tán sỏi siêu âm

    - Thụ thai trong ống nghiệm.

    13.4 Ngân hàng máu

    13.5 Trung tâm tiệt trùng, oxy

    13.6 Phương tiện chẩn đoán từ xa (Telemedical facilities).

    14. Danh mục trang thiết bị chuyên dùng chủ yếu đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật điều trị của cơ sở khám chữa bệnh.

    - Mẫu mã, nhãn hiệu, hãng sản xuất, thời gian sản xuất

    - Giá của trang thiết bị theo với chất lượng và thời giá trên thị trường thế giới, để chọn thầu. Không sử dụng trang thiết bị cũ, lạc hậu đã sử dụng.

    15. Bảo vệ môi trường

    - Sử lý chất thải: phương pháp, quy trình

    - Sử lý nước thải.

    16. Hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh

    - Số lần khám bệnh ngoại trú/năm

    - Số ngày điều trị nội trú năm/công suất sử dụng

    - Ngày điều trị trung bình.

    17. Cơ chế kinh phí

    - Thu tiền dịch vụ (services hfees)

    - Thu qua bảo hiểm y tế

    - Thu viện phí (hospital fees)

    - Do bệnh nhân trả trực tiếp bằng tiền mặt hay tín dụng. Do gia đình người bệnh hay do chủ người lao động trả. Hoặc do công ty ký hợp đồng dịch vụ với bệnh viện trả tiền dịch vụ.

    18. Giá dịch vụ dự kiến, giá ngày giường theo chuyên khoa, giá khám bệnh xét nghiệm:

    - So sánh giá của cơ sở khám chữa bệnh với giá của các nước trong khu vực.

    - Khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

    19. Vốn của cơ sở khám chữa bệnh (tính chuyển đổi sang USD)

    19.1 Tổng số vốn đầu tư của cơ sở khám chữa bệnh USD

    a. Trong đó: + Vốn cố định USD

    + Vốn lưu động USD

    b. Trong đó - Vốn pháp định USD

    Nếu là liên doanh

    + Đóng góp của bên Việt Nam USD

    + Đóng góp của bên nước ngoài USD

    - Vốn vay USD

    19.2 Vốn vay:

    - Do ai vay cho liên doanh và lãi suất dự kiến

    20. Tỉ lệ, số lượng nhân viên so với giường bệnh của bệnh viện hoặc số lượng nhân viên của phòng khám (nếu là phòng khám).

    - Thành phần cơ cấu nhân viên theo chức danh, theo người trong nước hay ngoài nước.

    - Lương và phụ cấp mỗi loại.

    21. Phân tích sử dụng vốn của dự án

    - Giá trị quyền sử dụng đất USD

    - Xây dựng cơ bản USD

    - Trang thiết bị USD

    - Nội thất USD

    - Đào tạo USD

    - Vốn lưu động ban đầu USD

    - Vốn triển khai dự án USD

    Tổng số: USD

    22. Bảng phân tích hoạt động tài chính của cơ sở liên doanh (analysis offinancing activities).

    - Bảng dự toán lỗ lãi (projected income statement)

    23. Thời gian thu hồi vốn

    24. Những kiến nghị đề xuất.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Ban hành: 29/12/1987 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Ban hành: 23/12/1992 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 18-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Ban hành: 16/04/1993 Hiệu lực: 16/04/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Pháp lệnh số 26-L/CTN về Hành nghề y dược tư nhân
    Ban hành: 30/09/1993 Hiệu lực: 01/06/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 06/CP của Chính phủ về cụ thể hoá một số Điều trong Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân
    Ban hành: 29/01/1994 Hiệu lực: 29/01/1994 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư 10/2001/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam
    Ban hành: 22/05/2001 Hiệu lực: 06/06/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    07
    Luật Công ty
    Ban hành: 21/12/1990 Hiệu lực: 15/04/1991 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 31/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31/12/2007 đã hết hiệu lực pháp luật
    Ban hành: 22/08/2008 Hiệu lực: 07/10/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư hướng dẫn việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh tại Việt Nam

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
    Số hiệu: 22/BYT-TT
    Loại văn bản: Thông tư
    Ngày ban hành: 29/12/1994
    Hiệu lực: 29/12/1994
    Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Nguyễn Trọng Nhân
    Ngày hết hiệu lực: 06/06/2001
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X