hieuluat

Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Số công báo: 663&664-09/2017
    Số hiệu: 20/2017/TT-BGDĐT Ngày đăng công báo: 06/09/2017
    Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày ban hành: 18/08/2017 Hết hiệu lực: 15/01/2022
    Áp dụng: 03/10/2017 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

    Tóm tắt văn bản

     

  •  

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    -------
    Số: 20/2017/TT-BGDĐT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017
     
    THÔNG TƯ
    QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
     
    Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
    Sau khi có ý kiến thống nht của Bộ Nội vụ tại Công văn số 3474/BNV- CCVC ngày 3 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành các Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi/xét và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mm non, phổ thông công lập;
    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chun, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
    Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (sau đây gọi chung là kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên).
    2. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (sau đây gọi chung là giáo viên) đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên biệt công lập hoặc đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
    3. Giáo viên dự bị đại học được áp dụng Thông tư này để tham dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi được chuyển xếp hạng theo mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học.
    Điều 2. Nguyên tắc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
    1. Việc cử giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương.
    2. Giáo viên được tham dự thi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề cùng chức danh nghề nghiệp đang giữ.
    3. Giáo viên dự thi thăng hạng phải có đủ hồ sơ và các minh chứng theo quy định. Đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí không có minh chứng là văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận thì minh chứng là xác nhận của cơ quan sử dụng giáo viên về năng lực của giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đó.
    4. Việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
    Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
    Giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
    1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
    2. Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
    3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở công lập; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông công lập.
    Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự thi thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
    Chương II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
     
    Điều 4. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I
    1. Môn thi kiến thức chung
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm.
    b) Thời gian thi: Thi tự luận 150 phút; thi trắc nghiệm 45 phút; thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm 120 phút.
    c) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên về Luật Viên chức, pháp luật chuyên ngành, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục cấp học hiện đang giảng dạy nói riêng; xu hướng quốc tế, định hướng chiến lược phát triển của Ngành và chiến lược, chính sách phát triển giáo dục của cấp học hiện đang giảng dạy. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về các vấn đề nêu trên để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của cấp học phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I.
    Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%.
    2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
    a) Hình thức thi: Thuyết trình và phỏng vấn trực tiếp
    b) Thời gian thi
    - Chuẩn bị: giáo viên dự thi chuẩn bị báo cáo theo hướng dẫn về nội dung thi tại điểm c khoản này.
    - Thuyết trình: tối đa 15 phút/giáo viên dự thi.
    - Phỏng vấn trực tiếp: tối đa 15 phút/giáo viên dự thi.
    c) Nội dung thi: Giáo viên dự thi trình bày báo cáo tổng quan về kết quả dạy học và giáo dục học sinh, kết quả công tác quản lý, chỉ đạo (đối với giáo viên làm công tác quản lý) từ khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh đang giữ cho đến thời điểm đăng ký dự thi thăng hạng; phỏng vấn các vấn đề về chuyên môn thuộc lĩnh vực đảm nhiệm, các giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn giáo dục gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I.
    3. Môn thi Ngoại ngữ
    a) Hình thức thi: Trắc nghiệm
    b) Thời gian thi: 45 phút
    c) Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).
    d) Ngoại ngữ dự thi: giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
    Đối với giáo viên dạy một trong các ngoại ngữ nêu trên thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
    4. Môn thi tin học
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: Trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính.
    b) Thời gian thi: 45 phút
    c) Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I.
    Điều 5. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II
    1. Môn thi kiến thức chung
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm.
    b) Thời gian thi: Thi tự luận 120 phút, thi trắc nghiệm 45 phút, thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm thời gian 90 phút.
    c) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên về luật Viên chức, pháp luật chuyên ngành, quan điểm, chủ trương và các chỉ đạo của Ngành về cấp học hiện đang giảng dạy. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về các vấn đề nêu trên để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của cấp học phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II.
    Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%.
    2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: vấn đáp hoặc trắc nghiệm.
    b) Thời gian thi: Thi trắc nghiệm 45 phút, thi vấn đáp 30 phút (chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp tối đa 10 phút/giáo viên dự thi)
    c) Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết của giáo viên dự thi về nhiệm vụ của giáo viên hạng II; trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dự thi theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II; năng lực đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giáo viên hạng II gắn với yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và thực trạng giáo dục theo cấp học hiện đang giảng dạy tại địa phương.
    3. Môn thi ngoại ngữ
    a) Hình thức thi: Trắc nghiệm
    b) Thời gian thi: 45 phút
    c) Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết của giáo viên dự thi ở trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
    đ) Ngoại ngữ dự thi: giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
    Đối với giáo viên dạy một trong các ngoại ngữ nêu trên thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
    4. Môn thi Tin học
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: Trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính.
    b) Thời gian thi: 45 phút
    c) Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II.
    Điều 6. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng IV lên hạng III
    1. Môn kiến thức chung
    a) Hình thức thi
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm.
    b) Thời gian thi: Thi tự luận 90 phút, thi trắc nghiệm 30 phút, thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm 60 phút.
    c) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên dự thi về luật Viên chức, pháp luật chuyên ngành, những vấn đề cơ bản về cơ sở giáo dục và giáo viên theo cấp học hiện đang giảng dạy. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về các vấn đề nêu trên để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của cấp học phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III.
    Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%.
    2. Môn chuyên môn, nghiệp vụ
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: trắc nghiệm hoặc vấn đáp.
    b) Thời gian thi: thi trắc nghiệm 45 phút, thi vấn đáp 30 phút (chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp tối đa 10 phút/giáo viên dự thi).
    c) Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết của giáo viên dự thi về nhiệm vụ của giáo viên hạng III; trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dự thi theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III; năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giáo viên hạng III gắn với yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và thực trạng giáo dục theo cấp học hiện đang giảng dạy tại địa phương.
    3. Môn ngoại ngữ
    a) Hình thức thi: Trắc nghiệm
    b) Thời gian thi: 45 phút
    c) Nội dung: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết của giáo viên dự thi ở trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
    d) Ngoại ngữ dự thi: giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
    Đối với giáo viên dạy một trong các ngoại ngữ nêu trên thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
    4. Môn Tin học
    a) Hình thức thi:
    Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy vi tính.
    b) Thời gian: 45 phút
    c) Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III.
    Điều 7. Trường hợp miễn thi môn ngoại ngữ và tin học trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
    1. Miễn thi ngoại ngữ đối với giáo viên dự thi thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Giáo viên tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ.
    b) Giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc ở các trường phổ thông dân tộc nội trú/bán trú, có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.
    c) Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.
    d) Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc.
    đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng IV lên hạng III; Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II; Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 500 điểm, TOEFL CBT 173 điểm, TOEFL iBT 61 điểm, IELTS 5,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên hạng II lên hạng I.
    2. Đối với nhũng chứng chỉ ngoại ngữ có quy định thời hạn sử dụng thì việc miễn thi theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính theo thời hạn ghi trên chứng chỉ và giá trị thời hạn của chứng chỉ đó tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự thi.
    Đối với những chứng chỉ ngoại ngữ chưa có quy định thời hạn sử dụng thì giá trị của chứng chỉ được chấp nhận cho đến khi có sự thay đổi về quy định thời hạn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ đó của cơ quan có thẩm quyền.
    3. Đối với giáo viên giảng dạy môn ngoại ngữ thì các quy định miễn thi ngoại ngữ tại khoản 1 Điều này phải là ngôn ngữ khác với ngoại ngữ đang giảng ở trình độ tương đương.
    4. Miễn thi tin học đối với giáo viên dự thi đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên.
    Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 8. Hiệu lực thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2017 và thay thế Thông tư số 34/2010/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nội dung, hình thức thi nâng ngạch giáo viên trung học cao cấp.
    2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (được gọi là văn bản mới) thì các nội dung liên quan thực hiện theo các văn bản mới.
    Điều 9. Điều khoản thi hành
    1. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 chưa yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chưa yêu cầu điều kiện về thời gian giữ hạng liền kề hạng dự thi gần nhất tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.
    Trong thời hạn tối đa 01 (một) năm kể từ ngày công bố kết quả thi thăng hạng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng giáo viên có trách nhiệm cử giáo viên đã tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp tham dự khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi.
    Trường hợp giáo viên được cử đi bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi mà không tham gia khóa bồi dưỡng hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền không bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng và không bảo lưu kết quả kỳ thi đã tham dự.
    2. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức sau ngày 31 tháng 12 năm 2018 phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này.
    Điều 10. Trách nhiệm thi hành
    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo thẩm quyền được giao tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đảm bảo các quy định tại Thông tư này.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục căn cứ quy định tại Thông tư này, theo thẩm quyền được giao cử giáo viên tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện của giáo viên tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
     

     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
    - Công báo; Website Chính phủ;
    - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
    - Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực;
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Vụ, Cục, tổ chức thuộc Bộ GD&ĐT;
    - Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Website Bộ GD&ĐT;
    - Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (25b).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Nguyễn Thị Nghĩa
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 12/04/2012 Hiệu lực: 01/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
    Ban hành: 01/09/2016 Hiệu lực: 15/10/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 69/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 25/05/2017 Hiệu lực: 25/05/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 34/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung và hình thức thi nâng ngạch từ ngạch giáo viên trung học lên ngạch giáo viên trung học cao cấp
    Ban hành: 08/12/2010 Hiệu lực: 22/01/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
    Ban hành: 24/01/2014 Hiệu lực: 16/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
    Ban hành: 14/09/2015 Hiệu lực: 01/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập
    Ban hành: 16/09/2015 Hiệu lực: 03/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập
    Ban hành: 16/09/2015 Hiệu lực: 03/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập
    Ban hành: 16/09/2015 Hiệu lực: 03/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 322/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2017
    Ban hành: 30/01/2018 Hiệu lực: 30/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 287/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố kết quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
    Ban hành: 31/01/2019 Hiệu lực: 31/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu: 20/2017/TT-BGDĐT
    Loại văn bản: Thông tư
    Ngày ban hành: 18/08/2017
    Hiệu lực: 03/10/2017
    Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo: 06/09/2017
    Số công báo: 663&664-09/2017
    Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực: 15/01/2022
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (7)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X