hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Ba, 23/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và mẫu tạm giữ người

Trong tình huống cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc cần đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền được ra quyết định tạm giữ người. Vậy quy định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và mẫu quyết định tạm giữ người mới nhất như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì?
  • Trường hợp nào bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
  • Mẫu Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
  • Giải đáp liên quan đến tạm giữ người theo thủ tục hành chính
  • Ai có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện hành quy định tạm giữ người theo thủ tục hành chính như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền có được tạm giữ người mà không có quyết định tạm giữ người không? Nếu có thì mẫu tạm giữ người mới nhất gồm nội dung gì? Mong được giải đáp!

Quy định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và mẫu tạm giữ người

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì?

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong 09 biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Theo đó, có thể hiểu tạm giữ người là thủ tục hành chính được áp dụng trong tình huống mà người có thẩm quyền cần phải ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc nhằm mục đích đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp nào bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Trường hợp nào bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Trường hợp nào bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

05 trường hợp người có thẩm quyền phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, bao gồm:

- Một là, cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

- Hai là, cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Ba là, để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bốn là, người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Năm là, để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Mẫu Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Trường hợp người có thẩm quyền có đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong 05 trường hợp nêu trên; đồng thời xét thấy việc phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là cần thiết thì khi tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định tạm giữ người bằng văn bản.  

Điều 19 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định nghiêm cấm việc không có quyết định bằng văn bản khi người có thẩm quyền tạm giữ người.

Quyết định tạm giữ người này phải được lập thành 02 bản, 01 bản để người có thẩm quyền giữ lại lưu vào hồ sơ và 01 bản được giao cho người bị tạm giữ. 

Dưới đây là mẫu Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính mới nhất được ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu quyết định số 18

CƠ QUAN (1)
‎ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
‎ ---------------

Số:    /QĐ-TGN

(2) ………, ngày…tháng….năm……… 

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính*

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)

Căn cứ Điều 122, Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ Điều.... Nghị định số:…/…./NĐ-CP ngày…/…./…… của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

Căn cứ Quyết định số: ..../QĐ-GQTG ngày…./…../…….. về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với ông (bà) có tên sau đây:

Họ và tên:……………………………………………………………………… Giới tính:………..

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../……………………………………………….. Quốc tịch:………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………………………………………………..

ngày cấp:..../..../….. ; nơi cấp: ……………………………………………………………………

(*) :…………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………….

2. Lý do tạm giữ: (4) ……………………………………………………………………………….

3. Tình trạng của người bị tạm giữ: (5) …………………………………………………………..

4. Địa điểm tạm giữ: (6) ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………… 

5. Thời hạn tạm giữ là: (7) .... (**) kể từ hồi.... giờ.... phút, ngày..../...../……………,

6. Việc tạm giữ được thông báo cho: (8) …………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà) là cá nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

a) Ông (bà) bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này.

b) Ông (bà) (9) ………………………………………………………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho (10) …………………………………………………………………….. để tổ chức thực hiện.

3. Gửi cho (11) …………………………………………………………. để biết và phối hợp thực hiện./.

 

Nơi nhận:
‎ - Như Điều 3;
‎ - Lưu: Hồ sơ.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (12)
(Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên)

(**) Quyết định đã giao trực tiếp cho cá nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính vào hồi.... giờ .... phút, ngày…/…../……

 

NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH
‎ (Ký, ghi rõ họ và tên)

__________________

* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(*) Áp dụng đối với trường hợp người bị tạm giữ là người chưa thành niên.

(**) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

(***) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi địa đanh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.

(4) Ghi cụ thể lý do tạm giữ người theo từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(5) Ghi lại tình trạng chung (tình trạng sức khỏe, đặc điểm hình dáng, đặc điểm quần áo, tài sản cá nhân,...) của người bị tạm giữ tại thời điểm ra quyết định.

(6) Ghi địa chỉ nơi tạm giữ.

(7) Ghi thời gian phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính (không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm).

(8) Ghi đầy đủ họ và tên, địa chỉ của thân nhân hoặc tên, địa chỉ của cơ quan nơi làm việc hoặc học tập của người bị tạm giữ.

Trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc thời gian giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định phải thông báo ngay cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên biết.

(9) Ghi họ và tên của cá nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

(10) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.

(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có).

(12) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.

Giải đáp liên quan đến tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Ai có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính?

Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định những người sau đây có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính: 

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

- Trưởng Công an cấp huyện;

- Trưởng phòng các cơ quan cát sau: Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội / Cảnh sát trật tự / Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt / Cảnh sát đường thủy / Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ / Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội / Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý / Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh / Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp / Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

- Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan / Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

- Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

- Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng / biên phòng Cửa khẩu cảng / Hải đoàn biên phòng / Hải đội biên phòng; Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

- Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga; 

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là bao lâu?

Khoản 3 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định thời hạn tạm giữ người như sau:

Trường hợp

Thời hạn tạm giữ người

Thông thường

Không quá 12 giờ; có thể kéo dài nếu cần thiết nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm hoặc thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ trong trường hợp tạm giữ người ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo.

Xác định tình trạng nghiện ma túy

Không quá 12 giờ; có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ở đâu?

Khoản 5 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định nơi tạm giữ người như sau:

Trường hợp

Nơi tạm giữ người

Thông thường

Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Nếu không có phải tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc.

Xác định tình trạng nghiện ma túy

Cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nhà tạm giữ, buồng tạm giữ hành chính.

Tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga

Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định.

Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có những quyền gì?

Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính vẫn được pháp luật bảo vệ một số quyền lợi hợp pháp quy định tại Điều 27 Nghị định 142/2021/NĐ-CP bao gồm:

- Quyền được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

- Quyền được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;

- Quyền thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức biết việc mình bị tạm giữ;

- Quyền được bảo đảm chế độ ăn uống;

- Quyền được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh 

Trên đây là nội dung phân tích cụ thể về quy định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và mẫu tạm giữ người.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X