hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tuần sinh hoạt công dân là gì? Mẫu bài thu hoạch mới nhất

Sinh viên năm nhất mới vào trường đều phải tham gia “Tuần sinh hoạt công dân”. Dưới đây là mẫu bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân dành cho sinh viên năm học 2023-2024.

 

Mục lục bài viết
  • Tuần sinh hoạt công dân là gì?
  • Mẫu bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân mới nhất năm học 2023-2024 [File download]
  • Sinh viên không tham gia sinh hoạt công dân có được không?

1. Tuần sinh hoạt công dân là gì?

Tuy không định nghĩa cụ thể nhưng theo tinh thần của Công văn số 3333/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2017, tuần sinh hoạt công dân được hiểu là hoạt động được các cơ sở giáo dục đại học trực tiếp tổ chức nhằm mục đích nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng về Đảng, pháp luật, kinh tế-chính trị-xã hội  

Ngoài ra, thông qua công tác tuyên truyền và phổ biến các quy định, quy chế đào tạo còn giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và hiểu rõ các quyền lợi của bản thân như chế độ khen thưởng, học bổng,...

Tuần sinh hoạt công dân là gì

Tuần sinh hoạt công dân là gì? 

2. Mẫu bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân mới nhất năm học 2023-2024 [File download]

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Tham khảo)

1. Chương trình đào tạo Đại học chính quy theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo kéo dài trong vòng:

A. 3,5 năm     B. 3 năm    C. 4 năm    D. 5 năm

2. Thời gian đào tạo tối đa của chương trình đào tạo Đại học chính quy là: 

A. 7 năm    B. 4 năm    C. 5 năm    D. 6 năm

3. Nếu sinh viên yêu cầu bảo lưu kết quả học tập, thời gian sinh viên bảo lưu sẽ được tính vào thời gian đào tạo tối đa?

A. Đúng      B. Sai               C. Không có quy định liên quan

4. Chọn đáp án đúng trong 4 câu sau:

A. Chương trình đào tạo Đại học chính quy theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 07 học kỳ chính    

B. Chương trình đào tạo Đại học chính quy theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 05 học kỳ chính    

C. Chương trình đào tạo Đại học chính quy theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 06 học kỳ chính    

D. Chương trình đào tạo Đại học chính quy theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 08 học kỳ chính

5. Khi sinh viên đăng ký học cải thiện điểm, kết quả học tập nào được chọn để tính vào điểm trung bình tích lũy?

A. Kết quả cao nhất trong tất cả các lần học cải thiện

B. Kết quả lần học đầu tiên

C. Kết quả lần học sau cùng

D. Tùy sinh viên chọn

6. Sinh viên đăng ký học cải thiện khi nào?

A. Khi điểm học phần cải thiện >=5 điểm và sinh viên muốn đăng ký học cải thiện

B. Khi điểm học phần cải thiện <=5 điểm="" và="" sinh="" viên="" muốn="" đăng="" ký="" học="" cải="">

C. Khi điểm học phần cải thiện <=6 điểm="" và="" sinh="" viên="" muốn="" đăng="" ký="" học="" cải="">

D. Khi điểm học phần cải thiện <=7 điểm="" và="" sinh="" viên="" muốn="" đăng="" ký="" học="" cải="">

7. Điểm của học phần được đánh giá theo thang điểm nào?

A. Thang điểm 10    

B. Thang điểm 4    

C. Thang điểm chữ (A,B,C,D..)    

D. Thang điểm 100

8. Theo thang điểm 10, sinh viên được đánh giá đạt học phần khi có điểm học phần như thế nào?

A. Từ 5,0 trở lên

B. Từ 4,0 trở lên

C. Từ 4,9 trở lên

D. Từ 6,0 trở lên

9. Sinh viên xếp loại Giỏi theo học kỳ, năm học, khóa học khi có mức điểm trung bình tích lũy (theo thang điểm 4) đạt: 

A. Từ 3,6 đến 4,0

B. Từ 2,5 đến 3,2

C. Từ 3,2 đến 3,6

D. Từ 6,0 trở lên

10. Sinh viên xếp loại Khá theo học kỳ, năm học, khóa học khi có mức điểm trung bình tích lũy (theo thang điểm 4) đạt:

A. Từ 3,2 đến 3,6

B. Từ 3,6 đến 4,0

C. Từ 2,5 đến 3,2

D. Từ 2,0 đến 2,5

11. Sinh viên xếp loại Xuất sắc theo học kỳ, năm học, khóa học khi có mức điểm trung bình tích lũy (theo thang điểm 4) đạt:

A. Từ 3,2 đến 3,6

B. Từ 2,5 đến 3,2

C. Từ 3,6 đến 4,0

D. Từ 2,0 đến 2,5

12. Sinh viên xếp loại Trung bình theo học kỳ, năm học, khóa học khi có mức điểm trung bình tích lũy (theo thang điểm 4) đạt:

A. Từ 3,6 đến 4,0

B. Từ 3,2 đến 3,6

C. Từ 2,0 đến 2,5

D. Từ 2,5 đến 3,2

13. Hạng tốt nghiệp của sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu sinh viên có số tín chỉ của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình đào tạo:

A. Sai

B. Không có quy định xếp hạng tốt nghiệp

C. Đúng

D. Chỉ có loại xuất sắc bị giảm

14. Hạng tốt nghiệp của sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu sinh viên đã bị kỷ luật từ mức Cảnh cáo trở lên trong thời gian học

A. Không có quy định xếp hạng tốt nghiệp

B. Chỉ có loại xuất sắc bị giảm

C. Đúng

D. Sai

B. PHẦN TỰ LUẬN (Tham khảo)

Anh/chị hãy cho biết quyền lợi và nhiệm vụ của sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, các quyền lợi của sinh viên bao gồm:

- Được quyền nhập học vào đúng ngành, nghề đã đăng ký xét tuyển và trúng tuyển tại trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được đối xử công bằng, bình đẳng; được cung cấp đầy đủ các thông tin, nội quy, quy chế, chính sách liên quan như sau;

- Được nhà trường tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, từ cơ sở vật chất đến tinh thần;

- Được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi, tài trợ, học bổng khuyến học trong trường hợp sinh viên đủ điều kiện được hưởng theo quy định;

- Đối với các cơ sở đào tạo có cơ sở vật chất như ký túc xá, sinh viên được quyền tiếp nhận vào ở ký túc xá theo quy định;

- Được công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nếu sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, nhiệm vụ của sinh viên bao gồm:

- Phải chấp hành các quy định, quy chế của các cơ sở đào tạo; chấp hành các chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuân thủ pháp luật;

- Cố gắng và chủ động học tập, trau dồi, rèn luyện;

- Tôn trọng thầy cô, các cán bộ công nhân viên chức của trường;

- Biết tương trợ, gắn kết giữa các bạn sinh viên với nhau;

- Có ý thức bảo vệ tài sản công, tài sản chung của nhà trường;

- Nộp tiền học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, trừ trường hợp đặc biệt;

- Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp ích cho xã hội; tham gia các công tác đảm bảo an toàn, an ninh và trật tự xã hội; tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội;

- Nếu sinh viên được hưởng học bổng hoặc chi phí đào tạo từ Nhà nước, sinh viên phải chấp thuận làm việc theo sự chỉ định của Nhà nước trong thời gian nhất định. Trường hợp không chấp thuận buộc sinh viên phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận.

- Nói không với gian lận trong học tập thi cử.

3. Sinh viên không tham gia sinh hoạt công dân có được không?

Theo quy định tại Khoản 7 Mục III Công văn số 3333/BGDĐT-GDCTHSSV:

- Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt và học tập trong khuôn khổ “Tuần sinh hoạt công dân -HSSV” và hoàn thành các bài kiểm tra (bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân). Nếu bài thu hoạch đạt yêu cầu, các cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học tập Tuần sinh hoạt công dân cho sinh viên.

Không tham gia tuần sinh hoạt công dân có được không?

Không tham gia tuần sinh hoạt công dân có được không?

- Trường hợp sinh viên tham gia sinh hoạt nhưng không đáp ứng yêu cầu hoàn thành chương trình học tập Tuần sinh hoạt công dân, nhà trường phải bố trí học bù trong thời gian của năm học cho sinh viên.

- Do kết quả hoàn thành chương trình học tập  “Tuần sinh hoạt công dân” là một trong số những tiêu chí mà nhà trường sẽ dùng để đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên và xét các danh hiệu thi đua trong năm học. Nếu sinh viên không tham gia sinh hoạt công dân có thể bị hạ bậc xếp loại rèn luyện. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc xét các danh hiệu Sinh viên năm tốt, xét học bổng hay thậm chí là không thể tốt nghiệp.

Trên đây là định nghĩa tuần sinh hoạt công dân là gì và các vấn đề liên quan. Nếu sinh viên còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X