hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 09/03/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

F0, F1 không cách ly y tế bị phạt thế nào?

Khi số ca nhiễm covid-19 tăng cao trên cả nước, với tâm lý ai rồi cũng là F0 nên nhiều người là F0, F1 vẫn lơ là, thậm chí đi lại lung tung mà không thực hiện cách ly y tế.

Câu hỏi: Hàng xóm nhà em nhiễm Covid-19 nhưng cả nhà (cả người nhiễm và chưa nhiễm) vẫn đi ra chợ, đi làm. Những người này có bị xử phạt hay không?

F0 không cách ly y tế bị phạt thế nào?

Theo Quyết định 261, Bộ Y tế đã cho phép những F0 không có triệu chứng hoặc có nhưng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị; Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20="" lần/phút;="" spo2=""> 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào; Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định được cách ly tại nhà.

Theo Quyết định 250/QĐ-BYT, những F0 này phải cách ly tại nhà đủ 07 ngày và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được dỡ bỏ cách ly.

Nếu sau 07 ngày kết quả xét nghiệm vẫn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (nếu đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19) hoặc 14 ngày (nếu chưa tiêm đủ liều).

F0 không thực hiện cách ly y tế theo quy định có thể phải đối mặt với mức phạt nặng, thậm chí phải ngồi tù.

Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020, người nào bị mắc Covid-19 nhưng từ chối hoặc trốn tránh việc cách ly thì sẽ bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng. Cụ thể:

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

Không chỉ bị phạt hành chính, Điều 1 Công văn 45/TANDTC-PC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, nếu F0 không tuân thủ quy định về cách ly và làm lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì có thể xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Trong trường hợp này, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm. Nếu nghiêm trọng hơn, F0 vi phạm quy định về cách ly có thể bị 

- Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu làm chết người.

- Trường hợp làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 10 - 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

f1 khong cach ly y te
F1 không cách ly y tế có thể bị phạt nặng (Ảnh minh họa)
 

F1 không cách ly y tế bị phạt thế nào?

Tương tự như F0, nếu F1 tự ý dỡ bỏ cách ly cũng đối mặt mức phạt nặng.

Hiện nay, theo Công văn 762, nếu F1 là người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 3 tháng thì chỉ cần cách ly tại nhà trong vòng 05 ngày và theo dõi sức khỏe 5 ngày tiếp theo. Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì thực hiện cách ly y tế 07 ngày, theo dõi sức khỏe 3 ngày tiếp theo.

Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 117/2020. Cụ thể, phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng với người từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chưa hết, cũng theo Công văn 45 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự:

- Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa;

- Không tuân thủ quy định cách ly;

- Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

- Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người lên đến 12 năm tù nếu làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là mức phạt với F0, F1 không cách ly y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, tại một số địa phương đã cho phép các đối tượng đáp ứng yêu cầu nhất định được tham gia lao động, sản xuất.

Chẳng hạn, tại tỉnh Bắc Giang, các trường hợp người tiếp xúc gần (F1) nếu tiêm đủ mũi vắc xin, không có triệu chứng ho, sốt, đau họng... và xét nghiệm âm tính 1 lần thì được đi làm nhưng phải bố trí khu vực ăn, nghỉ riêng và thực hiện nghiêm 5K. Trường hợp này nếu ra khỏi nhà để đi làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp theo quy định không bị xử phạt.

Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> F1 không khai báo y tế có bị phạt không?

Có thể bạn quan tâm

X