hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Ba, 21/08/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

"Nới" điều kiện xuất khẩu gạo: nức lòng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhiều điều kiện về xuất khẩu gạo trước đây được cho là làm khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nới lỏng.

Nhiều quy định trói chân doanh nghiệp

Trước khi Nghị định 107/2018/NĐ-CP có hiệu lực (1/10/2018), việc kinh doanh xuất khẩu gạo chịu sự điều chỉnh của Nghị định 109/2010/NĐ-CP. Theo Nghị định 109, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc;

- Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

Kho chứa và cơ sở xay xát phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kho chứa và cơ sở xay xát trên, một thương nhân phải bỏ ra từ 20 đến 25 tỷ đồng để đầu tư. Số tiền này đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không hề nhỏ.

Kinh doanh xuất khẩu gạo

"Nới" điều kiện xuất khẩu gạo: nức lòng doanh nghiệp nhỏ và vừa


Nếu muốn đáp ứng, doanh nghiệp buộc bỏ ra một số tiền lớn, gây rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính doanh nghiệp. Nếu không, họ buộc phải sáp nhập với doanh nghiệp khác hoặc rời bỏ thị trường. Điều này đã thật sự khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều rắc rối, loại bỏ các doanh nghiệp mới có nhiều tiềm năng…

Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn phải tiến hành thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam sau khi hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết.

Tức là, dù đã đáp ứng đủ các điều kiện về thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tìm được đối tác và ký hợp đồng xuất khẩu với họ nhưng vẫn phải tiếp tục xin đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Điều này tiếp tục gây ra những phiền hà không hề nhỏ cho doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin, thủ tục rườm rà…

Quy định mới tạo nhiều thuận lợi cho kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định 107/2018/NĐ-CP ra đời đã bãi bỏ những điều kiện về quy mô kho chứa, cơ sở xay xát hay khống chế địa bàn đầu tư xây dựng các cơ sở này… Đồng thời bãi bỏ quy định đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo…

Ngoài ra, đối với thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng sẽ không cần đáp ứng những quy định nêu trên.

Điều này được cho là tháo gỡ nhiều khó khăn, rào cản trong việc xuất khẩu gạo của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm thiểu tối đa chi phí gia nhập thị trường của thương nhân, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu…

Có thể bạn quan tâm

X