hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 06/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu đơn xin cấp lại Căn cước công dân bị mất và hướng dẫn cách viết

CCCD có vai trò quan trọng trong việc chứng minh nhân thân, thực hiện nhiều thủ tục khác nhau,... Vậy trường hợp mất CCCD cần chuẩn bị mẫu đơn và cách viết như thế nào?

Trường hợp xin cấp lại CCCD bị mất

Trước 01/7/2024 Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:

*Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

  • Xác định lại giới tính, quê quán;

  • Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;

  • Khi công dân có yêu cầu.

* Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ CCCD;

  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Từ 01/7/2024 Căn cứ tại điều Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:

*Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

  • Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

  • Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.

  • Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

  • Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

  • Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

  • Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

  • Xác lập lại số định danh cá nhân;

  • Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

*Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

  • Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;

  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý các quy định hiện hành và quy định từ 01/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực

Theo đó, pháp luật đã quy định chi tiết các trường hợp công dân được cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định. Quy định về vấn đề này giữ luật mới và cũ không có quá nhiều sự khác biệt, và vẫn giữ nguyên các trường hợp được cấp lại thể nếu thể bị mất hoặc người có nhu cầu cấp lại thẻ được trở lại quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. 

Mẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mất

Mẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mấtMẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mất

Mất CCCD là một vấn đề tương đối quan trọng vì bạn khó có thể thực hiện nhiều thủ tục hành chính, hoặc các giao dịch dân sự, giao kết hợp đồng lao động,...

Vậy để cấp lại CCCD do bị mất bạn có thể dùng Mẫu tờ khai Căn cước công dân để kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD (bao gồm trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến).

Lưu ý: Từ 01/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực thì các trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân nêu trên sẽ được cấp lại thẻ Căn cước.

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

 

1. Họ, chữ đệm và tên (1) : ……………………..……………………-

2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có) (1) : ………………………

3. Ngày, tháng, năm sinh: …….. . / ……. . / ……… ; 4. Giới tính (Nam/nữ): ………

5. Số CMND/CCCD (2) :

6. Dân tộc: ………….……… ; 7. Tôn giáo: ………………… 8. Quốc tịch: ……………

9. Tình trạng hôn nhân: …………………………… 10. Nhóm máu (nếu có): ……………

11. Nơi đăng ký khai sinh: …………………………………………………………

12. Quê quán: ……………………………………………………

13. Nơi thường trú: ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

14. Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

15. Nghề nghiệp: ……………..…… 16. Trình độ học vấn: …………………………

17. Họ, chữ đệm và tên của cha (1) : ……………….…… Quốc tịch: ………………

Số CCCD/CMND (*) :  

18. Họ, chữ đệm và tên của mẹ (1) : ………………………… Quốc tịch: ………..

Số CCCD/CMND (*) :

19. Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng) (1) : ………………… Quốc tịch: ……………

Số CCCD/CMND (*) :

20. Họ, chữ đệm và tên của người ĐDHP (1) : ……………….… Quốc tịch: ……………

Số CCCD/CMND (*) :

21. Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ (1) : ……….……………………………………

Số CCCD/CMND (*) :

Quan hệ với chủ hộ: …………………………………………………………………

22. Yêu cầu của công dân:

- Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: …………………………………………

- Chuyển phát thẻ CCCD đến địa chỉ của công dân (có/không): ……………….....

Địa chỉ nhận: ………………………  Số điện thoại: ……….…...………….……

Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật./.

 

(3) (MÃ VẠCH 2 CHIỀU)

(Mã tờ khai kê khai trực tuyến)

(4) Thời gian hẹn: ………………………………..

Tại:

… , ngày ……. tháng … năm …..

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

KẾT QUẢ XÁC MINH

Đội Tàng thư căn cước công dân - Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH trả lời kết quả đối chiếu, xác minh với hồ sơ gốc (có hoặc không có hồ sơ gốc, nếu có hồ sơ gốc thì có nội dung gì khác với tờ khai CCCD hoặc Phiếu thu nhận thông tin CCCD kèm theo?)

…………………………...………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

….. , ngày ……. tháng .. năm ..

…… (5)

Cán bộ tra cứu

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Ghi chú: - (1): Ghi chữ in hoa đủ dấu.

- (2): Ghi số CMND/CCCD đã được cấp lần gần nhất (nếu là CMND có 9 số thì 3 ô cuối gạch chéo) .

- (3) và (4): sử dụng trong kê khai trực tuyến;

- (5): Đội trưởng Đội Tàng thư căn cước công dân Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH.

- (*): Không bắt buộc công dân phải kê khai.

- CCCD là viết tắt của Căn cước công dân; CMND là viết tắt của Chứng minh nhân dân; ĐDHP là viết tắt của đại diện hợp pháp.

Hướng dẫn điền mẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mất

Hướng dẫn điền mẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mấtHướng dẫn điền mẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mất

  • Mục “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Chỉ ghi họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác;

  • Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số;

  • Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”;

  • Mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: ghi dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền;

  • Mục “Quốc tịch”: ghi quốc tịch của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền;

  • Mục “Tình trạng hôn nhân”: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, gồm: chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn;

  • Mục “Nhóm máu” (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD;

  • Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh của công dân. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;

  • Mục “Quê quán”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ đó không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;

  • Mục “Nơi thường trú”: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân;

  • Mục “Nơi ở hiện tại”: ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác nơi ở hiện tại của công dân theo thứ tự số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Mục “Nghề nghiệp”: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống. Mục “Trình độ học vấn”: ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở...);

  • Các mục 17, 18, 19, 20, 21: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên; quốc tịch; số CCCD hoặc Chứng minh nhân dân vào các mục tương ứng trong biểu mẫu (nếu có);

  • Mục yêu cầu của công dân:

  • “Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”: Đối với các trường hợp cấp lần đầu thì ghi cấp mới; đối với các trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi, sai sót thông tin trên thẻ CCCD hoặc công dân có yêu cầu đổi thẻ thì ghi cấp đổi; đối với các trường hợp mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam thì ghi cấp lại;

  • “Chuyển phát thẻ CCCD đến địa chỉ của công dân”: Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD có yêu cầu chuyển phát thẻ CCCD thì ghi “có” và ghi đầy đủ địa chỉ nhận, số điện thoại liên hệ, nếu không có yêu cầu thì ghi “không”;

  • Mục “Ngày....tháng năm ”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân khai tờ khai cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

  • Phần mã vạch hai chiều mã hóa toàn bộ thông tin nhân thân của công dân và các thông tin phục vụ quản lý trên Tờ khai CCCD trực tuyến.

  • Mục “Thời gian hẹn”: Đăng ký ngày cụ thể công dân đến cơ quan quản lý căn cước công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD; mục “Tại”: Ghi tên cơ quan quản lý CCCD mà công dân đăng ký đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD”.

Lưu ý: Mục "Kết quả xác minh” (mục này người yêu cầu đề nghị cấp lại CCCD không ghi): Đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đối chiếu, xác minh với hồ sơ gốc và trả lời kết quả cho đơn vị yêu cầu.

Như vậy, người điền đơn cần điền đầy đủ, chính xác thông tin như chúng tôi đã hướng dẫn và tránh việc viết sai thông tin, sai chính tả, tẩy xóa nhiều. Người điền đơn sẽ chịu trách nhiệm đối với thông tin mình điền trong mẫu đơn xin cấp lại CCCD bị mất. Sau khi nhận được đơn thì người có thẩm quyền sẽ thực hiện xác minh thông tin, đối chiếu các thông tin trong đơn và hồ sơ gốc để đưa ra quyết định có cấp lại lại hay không. Đồng nghĩa với việc ngoài đơn đề nghị cấp lại bạn còn phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục mà chúng tôi sẽ hướng dẫn trong nội dung tiếp theo.

Hồ sơ, thủ tục cấp lại CCCD bị mất

  • Bước 1: Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp CCCD hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ CCCD.

Khi đi mang theo hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại CCCD đã mất;

  • Và một số giấy tờ gốc để đối chiếu (nếu có yêu cầu): CMND cũ (nếu có), hộ khẩu,...

Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp lại thẻ CCCD thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện cấp lại thì thực hiện các bước sau.

  • Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại thẻ CCCD.

  • Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp lại thẻ CCCD.

  • Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp lại thẻ CCCD.

  • Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.

  • Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin CCCD chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.

  • Bước 5: Thu lệ phí (nếu có), cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho công dân.

  • Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.

Thủ tục cấp lại CCCD do bị mất sẽ được thực hiện như trên, người làm lại CCCD cần lưu ý thực hiện các thủ tục theo các bước cán bộ hướng dẫn trong quá trình thực hiện như lấy lại đấu vân tay, chụp chân dung,... Trường hợp người bị mất CCCD là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thì nên có người giám hộ đi theo hỗ trợ trong suốt quá trình.

Trên đây là bài viết Mẫu đơn xin cấp lại căn cước công dân bị mất và hướng dẫn cách viết

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X