Số ca mắc Covid-19 trên cả nước liên tục đạt "đỉnh" mới, kéo theo số ca F1 cũng tăng mạnh. Đối tượng này được xử trí thế nào? Có quyền lợi gì không?
Hiện nay, F1 có được đi làm không?
Chào bạn.
Theo Công văn 762/BYT-DP của Bộ Y tế, đối với F1 đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng COVID-19 theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 phải thực hiện cách ly y tế 05 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, kháng nguyên vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 05 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.
Còn những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế 07 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc kháng nguyên vào ngày cách ly thứ 7.
Như vậy, theo văn bản này, F1 phải cách ly tại nhà và không được đi làm.Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế nhằm thích ứng với tình hình mới, nhiều địa phương vẫn cho phép F1 đi làm.
Chẳng hạn, tỉnh Bắc Giang đã ban hành hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (CSSXKD) và doanh nghiệp (DN).
Theo đó, các cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan. Đối với xét nghiệm tầm soát định kỳ, do các CSSXKD/DN tự quyết định.
Tỉnh Bắc Giang cũng quy định, chỉ thực hiện truy vết người tiếp xúc gần (F1), không tiến hành truy vết với các trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2). Các trường hợp người tiếp xúc gần (F1) nếu tiêm đủ mũi vắc xin, không có triệu chứng ho, sốt, đau họng... và xét nghiệm âm tính 1 lần thì được đi làm nhưng phải bố trí khu vực ăn, nghỉ riêng và thực hiện nghiêm 5K.
Còn tại TP.HCM, theo Công văn 8095/SYT-NVY ngày 01/11/2021, khi phát hiện F0 tại công ty thì F1 được tiến hành theo dõi như sau:- Trường hợp cơ sở sản xuất có ≥ 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ: Tất cả F1 được tiếp tục lao động, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người ở cùng nhà nhất là người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người trên 50 tuổi có bệnh nền, người béo phì có BMI >25, phụ nữ mang thai và sau sinh 2 tuần); hạn chế tối đa giao tiếp với bên ngoài cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.
- Trường hợp cơ sở sản xuất có < 80%="" người="" lao="" động="" tiêm="" chủng="" đầy="">
+ Đối với F1 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ: cách ly 14 ngày tại nhà (nếu có đủ điều kiện) hoặc tại cơ sở cách ly; xét nghiệm lại vào ngày thứ 14.
+ Đối với F1 đã tiêm vắc xin đầy đủ: xử lý như trường hợp F1 của cơ sở sản xuất có > 80% người lao động đã tiêm đủ vắc xin.Như vậy, trường hợp công ty có từ trên 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ hoặc F1 đã tiêm vắc xin đầy đủ thì F1 được đến công ty làm việc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng quy định đối với các trường hợp F1 đã tiêm đủ 2 vắc xin phòng Covid-19, hoặc tiêm 1 mũi nhưng đã cách ly qua 14 ngày, thì được đi làm trở lại.
F1 ở nhiều nơi vẫn được đi làm (Ảnh minh họa)
F1 nghỉ việc để cách ly có được hỗ trợ không?
Sở dĩ nhiều tỉnh thành cho phép F1 đi làm có hai lý do chính:
- Do F1 nghỉ việc ở nhà có thể không được hưởng quyền lợi gì.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn tạo điều kiện cho F1 được làm việc online tại nhà hưởng 70 - 100% lương. Tuy nhiên, nhiều nơi cho F1 dồn nghỉ phép, sau khi hết pháp thì phải nghỉ không lương, dẫn đến người lao động không có thu nhập khi nghỉ việc ở nhà cách ly y tế.Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, muốn được hưởng chế độ ốm đau, người lao động phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, đối với những trường được yêu cầu cách ly y tế mà không phải là trường hợp ốm đau và không phải điều trị không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Trước đây, Nghị quyết 126/NQ-CP cho phép người lao động là F1 nghỉ việc cách ly được nhận hỗ trợ đến hơn 3 triệu đồng và 80.000 đồng tiền ăn/ngày cách ly. Tuy nhiên, chế độ này hiện nay đã chấm dứt, người lao động là F1 không còn nhận được gói hỗ trợ này nữa.Vì thế, về cơ bản, hiện nay, F1 nghỉ việc cách ly không còn nhận được hỗ trợ.
Trêm đây là thông tin F1 có được đi làm không? Không đi làm có được hưởng quyền lợi gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.>> F1 không khai báo có bị phạt không? Khai báo có phải cách ly tập trung không?