hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 27/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xây nhà ở có bắt buộc phải có thiết kế không? Thủ tục xây dựng thế nào?

Xây dựng công trình nhà ở được thực hiện như thế nào? Có bắt buộc phải có thiết kế xây dựng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của HieuLuat.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình chúng tôi đang chuẩn bị thực hiện xây mới căn nhà ở 3 tầng của mình.

Nhiều người bạn của chúng tôi có nhắc nhở rằng, chúng tôi phải lập bản thiết kế xây dựng cho căn nhà trước khi thi công. Bản thiết kế này phải do kiến trúc sư thực hiện.

Xin hỏi Luật sư, chúng tôi có thể tự mình lập bản vẽ thiết kế thi công xây dựng công trình không?

Nếu không có bản thiết kế thi công xây dựng thì có được phép xây dựng công trình không?

Thủ tục thực hiện xây dựng nhà ở của chúng tôi trong trường hợp này như thế nào?

Chào bạn, việc xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng.

Trong đó, bản vẽ thiết kế xây dựng/hay bản vẽ thiết kế thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng cho giai đoạn thi công xây dựng công trình.

Chi tiết như chúng tôi giải đáp dưới đây:

Xây dựng công trình nhà ở có buộc phải có bản thiết kế không?

Trước hết, trước khi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Cụ thể như sau:

  • Nếu phải xin cấp giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải có bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ trong hồ sơ cấp giấy phép (Điều 95 Luật Xây dựng 2014);

  • Nếu không thuộc trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ không phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép nhưng phải lập bản vẽ thi công xây dựng/bản vẽ thiết kế nhà ở trước khi thi công (Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP);

Lưu ý rằng, trường hợp phải lập bản vẽ thiết kế xây dựng, chủ đầu tư có thể tự mình lập bản vẽ hoặc nhờ đến đơn vị có chuyên môn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

  • Chủ đầu tư được tự tổ chức/lập bản vẽ thiết kế xây dựng công trình: Nếu nhà ở của hộ gia đình không có tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng < 250m2/hoặc="">< 3="" tầng/hoặc="" có="" chiều="" cao=""><>

    • Chủ đầu tư có thể tham khảo mẫu thiết kế xây dựng nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ban hành;

  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở phải được lập bởi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định pháp luật: Nếu nhà ở của hộ gia đình, cá nhân < 7="" tầng/hoặc="" có="" 1="" tầng="" hầm="" (không="" bao="" gồm="" các="" trường="" hợp="" chủ="" đầu="" tư="" được="" tự="" lập="" bản="" vẽ="" thiết="">

  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép: Nếu nhà ở của hộ gia đình ≥ 7 tầng/hoặc có từ 2 tầng hầm trở lên;

Đối chiếu với trường hợp của bạn, việc xây dựng nhà ở có 3 tầng thuộc trường hợp phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện lập bản vẽ thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình nhà ở phải được chủ đầu tư thực hiện lập trước khi thi công xây dựng.

Tùy từng trường hợp, chủ đầu tư có thể tự lập bản vẽ thiết kế xây dựng hoặc việc lập phải do đơn vị, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở là căn cứ để đơn vị thi công tiến hành xây dựng công trình theo đúng mong muốn, nguyện vọng của chủ đầu tư và cũng là căn cứ để thực hiện quản lý xây dựng.

Trình tự xây dựng công trình nhà ởTrình tự xây dựng công trình nhà ở

Thủ tục xây dựng công trình nhà ở như thế nào?

Thủ tục xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân thường được thực hiện theo các bước như xin giấy phép, tiến hành thi công xây dựng, nghiệm thu và bàn giao công trình, đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

Công việc thực hiện trong từng bước xây dựng nhà ở riêng lẻ như sau:

Bước 1: Xin giấy phép xây dựng

  • Lập bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở và chủ đầu tư thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng, trừ trường hợp được miễn;

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho gia đình bạn (nếu phải xin cấp) là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình;

Bước 2: Thi công xây dựng

  • Chủ đầu tư tự mình thực hiện thi công (nếu có đủ năng lực, điều kiện);

  • Ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với chủ thầu và tiến hành thi công theo kế hoạch đã được xác định;

  • Chủ thầu thực hiện thi công/xây dựng nhà ở theo bản thiết kế thi công xây dựng nhà ở;

Bước 3: Nghiệm thu, bàn giao công trình

  • Các bên tiến hành nghiệm thu công trình theo bản vẽ thiết kế xây dựng và bàn giao công trình sau khi đã nghiệm thu;

  • Chủ thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ bảo hành nhà ở riêng lẻ trong thời hạn theo hợp đồng và theo pháp luật;

Bước 4: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở trên đất

  • Chủ đầu tư có nhu cầu thì thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất vào giấy chứng nhận/sổ hồng đã cấp;

  • Việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở được thực hiện tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có công trình;

Chú ý rằng, chủ đầu tư, chủ thầu cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (đóng thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lệ phí cấp giấy chứng nhận, phí thẩm định hồ sơ) khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

Kết luận: Các bước tiến hành xây dựng công trình nhà ở sau khi có bản vẽ thiết kế xây dựng được chúng tôi trình bày cụ thể như trên.

Bạn có thể tham khảo để thực hiện.

HieuLuat đã cung cấp, giải đáp cho bạn đọc về vấn đề xây dựng công trình nhà ở, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X