hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 01/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người dân "hôi của" vụ cướp tiệm vàng ở Huế có phạm tội?

Sau khi bắt được đối tượng cướp tiệm vàng ngày 31/7/2022, Công an TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo những người đã “nhặt được vàng” do đối tượng cướp vứt ra đường trong vụ cướp tiệm vàng tại khu vực chợ Đông Ba khẩn trương trả lại tài sản để phục vụ công tác điều tra, trả lại cho chủ sở hữu.

Tóm tắt vụ cướp chiều  31/7/2022 tại Huế

Chiều 31/7/2022, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết lực lượng chức năng đã bắt được Ngô Văn Quốc (sinh năm 1984, trú tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế), là đối tượng nổ súng cướp tiệm vàng ở khu vực chợ Đông Ba, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế.

Trước đó, vào khoảng 13 giờ ngày 31/7/2022, đối tượng Ngô Văn Quốc (đại úy công an, công tác tại Trại giam Bình Điền, đóng ở xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà) đã sử dụng súng AK bất ngờ xông vào hai tiệm vàng Hoàng Đức và Thái Lợi tại khu vực chợ Đông Ba, thành phố Huế, nổ súng chỉ thiên, uy hiếp chủ tiệm rồi cướp vàng.

Đáng chú ý, sau đó, người này đem số vàng cướp được vứt ra phía vỉa hè, hô lớn "vàng cho người nghèo" rồi đi bộ đến khu vực cầu Gia Hội.

14h cùng ngày, đối tượng này bị bắt.

nguoi dan hoi cua vu cuop tiem vang
Đối tượng cướp tiêm vàng xong đã ném hết ra đường
 

Người dân "hôi vàng" vụ cướp tiệm vàng ở Huế có phạm tội?

Sau khi Quốc vứt vàng ra đường, nhiều ngươi đi đường dừng lại để "hôi vàng".

Chiều 31/7, Công an TP.Huế đã ban hành thông báo đề nghị người dân trả lại vàng nhặt được sau khi đối tượng nổ súng cướp tiệm vàng rồi ném vàng ra đường đoạn trước chợ Đông Ba.

Công an TP.Huế yêu cầu người dân trả lại vàng để phục vụ quá trình điều tra, trả cho chủ sở hữu.

Hiện hành, Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định rất rõ về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" quy định:
 

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồnghoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.

Trường hợp chưa đủ điều kiện để xử lý hình sự, người chiếm giữ trái phép tài sản người khác cũng có thể bị xử phạt hành chính.

 Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng. Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.

Trên đây là giải đáp người dân hôi của vụ cướp tiệm vàng bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X