Việt Nam là một trong số những nước có số cặp vợ chồng ly hôn tăng cao trong những năm gần đây. Trong đó, lý do dẫn đến ly hôn cao nhất là ngoại tình. Vậy có trường hợp ngoại tình không bị xử phạt không?
Người ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi:
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. (Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
-
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
-
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
-
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Ngoài ra, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Chi tiết như sau:
-
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
-
Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
-
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-
Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
-
Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Có thể thấy, hành vi ngoại tình với người đã có vợ hoặc chồng là không những là hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, mà còn là hành vi trái pháp luật. Người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể bị xử phạt hành chính từ 03-05 triệu đồng.
Trường hợp việc ngoại tình này gây ra hậu quả nghiêm trọng khác như làm cho quan hệ hôn nhân ít nhất 1 bên phải ly hôn, làm cho vợ hoặc chồng, con của một bên tự sát,... sẽ phải chịu chế tài hình sự cao nhất là 03 năm tù.
Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt
Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt
Hiện không có văn bản nào định nghĩa về việc ngoại tình cũng như hành vi ngoại tình. Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ, một trong các hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình là:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Việc “chung sống với nhau như vợ chồng” được giải thích cụ thể tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC như sau:
-
Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác;
-
Người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Như vậy, dù pháp luật không quy định về định nghĩa ngoại tình là gì nhưng có thể hiểu việc kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người đã có vợ, chồng là ngoại tình và là điều pháp luật ngăn cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Vậy có thể hiểu các trường hợp không bị xử phạt có thể kể đến như:
Sống chung như vợ chồng với người chưa có vợ hoặc chồng (chưa kết hôn, đã ly hôn và đang độc thân, vợ hoặc chồng đã chết,...).
Đây được xem là mối quan hệ xã hội, do các bên tự nguyện và không vi phạm chế độ một vợ một chồng mà pháp luật bảo vệ.
Chồng ngoại tình có ly hôn đơn phương được không?
Chồng ngoại tình có ly hôn đơn phương được không?
Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên cụ thể như sau:
-
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
-
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
-
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Hành vi ngoại tình hoặc có thể hiểu là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến chế độ một vợ một chồng có thể làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,.. Cũng chính vì khi chồng ngoại tình bạn có thể lấy lý do này để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.
Vấn đề “Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.