Với các khoản nợ nhỏ, đặc biệt là nợ xấu dưới 10 triệu đồng bao lâu được xóa là thắc mắc của nhiều người. Để trả lời cho vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là khoản nợ đã đến/quá hạn thanh toán nhưng người vay không thanh toán/không có khả năng thanh toán khoản vay. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các khoản nợ được chia thành 05 nhóm tuỳ vào mức độ và khả năng thanh toán, bao gồm:
-
Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
-
Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý
-
Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn
-
Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ
-
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Như vậy, nợ xấu là khoản nợ thuộc vào các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ, nhóm nợ có khả năng mất vốn. Cụ thể bao gồm các khoản nợ như sau (theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN):
NHÓM NỢ |
ĐẶC ĐIỂM KHOẢN NỢ |
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn |
- Nợ quá hạn 91 - 180 ngày. - Nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong thời hạn. - Nợ được miễn/giảm lãi vì không thể trả lãi đầy đủ. - Nợ chưa thu hồi được < 30=""> - Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra. - Nợ phải thu hồi trước hạn nhưng chưa thu hồi trong < 30=""> - Nợ khác được phân loại vào Nhóm 3. |
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ |
- Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn < 90=""> - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn. - Nợ chưa thu hồi được từ 30 - 60 ngày. - Nợ quá thời hạn chưa thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày. - Khoản nợ phải thu hồi trước hạn chưa thu hồi được trong 30 - 60 ngày. - Khoản nợ khác được phân loại vào Nhóm 4. |
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn |
- Khoản nợ quá hạn > 360 ngày; - Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn > 91 ngày. - Khoản nợ quá hạn được cơ cấu lại lần 02; - Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 03 trở lên. - Khoản nợ chưa thu hồi được > 60 ngày. - Khoản nợ quá thời hạn chưa thu hồi được theo kết luận thanh tra, kiểm tra > 60 ngày. - Nợ phải thu hồi trước hạn nhưng chưa thu hồi được > 60 ngày. - Nợ của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn, tài sản. - Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. |
Nợ xấu dưới 10 triệu đồng bao lâu được xóa?
Nhìn chung, các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng có thể được xóa ngay sau khi người vay tất toán khoản vay và được ngân hàng báo cáo đến trung tâm lưu trữ thông tin để hoàn tất tình trạng nợ xấu.
Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng tối đa là 05 năm từ ngày kết thúc thông tin nợ xấu, tức là tính từ thời điểm đã thanh toán hết tiền gốc và tiền lãi của khoản vay đó.
Tuy nhiên, trên thực tế tuỳ vào giá trị khoản nợ xấu mà thời gian để xóa nợ xấu cũng sẽ khác nhau. Cụ thể, thông tin nợ xấu được lưu trữ trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) như sau:
- Nợ xấu dưới 10 triệu đồng: được xóa nợ xấu ngay khi các Tổ chức Tín dụng báo cáo khoản nợ đã được thanh toán đầy đủ.
- Nợ xấu từ 10 - 50 triệu đồng: nợ xấu được xóa sau 01 năm kể từ ngày thanh toán.
- Nợ xấu từ 50 - 100 triệu đồng: nợ xấu được xóa sau 02 năm kể từ ngày thanh toán.
- Nợ xấu vượt quá 100 triệu đồng: xóa nợ xấu sau 05 năm kể từ ngày thanh toán.
Như vậy, đối với các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng, được xem là khoản nợ xấu thấp thì CIC sẽ ngừng cung cấp lịch sử ngay sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ khoản nợ và ngân hàng đã cập nhật thông tin.
Chi tiết các cách kiểm tra nợ xấu
Có nhiều cách để kiểm tra có bị nợ xấu hay không, trong đó có 02 cách thông dụng nhất là kiểm tra qua website của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia và kiểm tra thông qua ứng dụng CIC trên điện thoại di động như sau:
Cách 1: Website của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC)
- Bước 1: Truy cập vào đường link https://cic.gov.vn/ và thực hiện đăng ký tài khoản.
Bạn cần điền đầy đủ và chính xác thông tin về nhân thân bao gồm: Họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ email, số CMND/ CCCD, địa chỉ,... Sau khi điền đầy đủ thông tin, hãy tạo mật khẩu và xác nhận lại mật khẩu.
Cách kiểm tra nợ xấu
- Bước 2: Nhập mã OTP được gửi đến tin nhắn điện thoại và nhấn nút "Tiếp tục".
- Bước 3: Nhận cuộc gọi từ hệ thống để xác nhận thông tin mà bạn đã đăng ký.
- Bước 4: Nếu đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được email hoặc tin nhắn kết quả đăng ký, kèm theo tên đăng nhập và mật khẩu.
- Bước 5: Đăng nhập thông tin bằng tên đăng nhập và mật khẩu đã nhận được. Sau khi đăng nhập thành công, bạn có thể kiểm tra lịch sử tín dụng tại mục "Thông tin cá nhân".
Cách 2: Ứng dụng CIC trên điện thoại di động
- Bước 1: Cài đặt ứng dụng CIC trên điện thoại, sau đó tiến hành đăng ký tài khoản theo hướng dẫn của hệ thống.
- Bước 2: Chờ xét duyệt tài khoản trong khoảng từ 01 - 03 ngày. Sau khi tài khoản được xét duyệt thành công, bạn có thể đăng nhập và sử dụng ứng dụng CIC để kiểm tra nợ xấu.
- Bước 3: Sử dụng chức năng tra cứu và kiểm tra thông tin về nợ xấu theo hướng dẫn của ứng dụng.
- Bước 4: Sau khi tra cứu thành công, kết quả liên quan đến tình trạng nợ xấu của bạn sẽ được hiển thị.
Trên đây là các nội dung liên quan đến vấn đề nợ xấu là gì, và nợ xấu dưới 10 triệu đồng bao lâu được xóa. Hy vọng bài viết cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin cần thiết. Nếu có vấn đề pháp lý liên quan cần hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến theo hotline 19006192 để được giúp đỡ và giải đáp nhanh chóng nhất.