"There's no one at all" là sản phẩm âm nhạc mới của ca sỹ Sơn Tùng M-TP vừa được phát hành ngày hôm qua 28/4/2022. Ngay sau khi phát hành, sản phẩm này đã gặp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ dư luận.
Nội dung chính của MV "There's no one at all"
MV (Music Video - video ca nhạc) "There's no one at all" vừa được Sơn Tùng M-TP lên sóng tối 28/4, được sáng tác hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bước đầu, MV này nhận những nhiều lời khen về ý tưởng mang tính đột phá. Sau chưa đầy 01 ngày, MV đã đạt hơn 05 triệu lượt xem.
Tuy nhiên, cùng với đó là những ý kiến chỉ trích dữ dội từ phía dư luận, đặc biệt từ phía phụ huynh học sinh.
"There's no one at all" nói về một chàng trai mồ côi, có tuổi thơ khốn khó, lớn lên từ cô nhi viện.Lớn lên, chàng trai - nhân vật trong MV trở thành một kẻ lang thang, ương ngạnh, thường xuyên tấn công mọi người vô cớ như cách để khẳng định sự tồn tại của mình giữa thế giới anh ta vô cùng chán ghét.
Kết thúc MV, sau những ngột ngạt phải chịu đựng, là cảnh nhân vật chính tự kết liễu đời mình bằng cách nhảy lầu.
Theo ý kiến từ nhiều khán giả, nội dung MV có nhiều cảnh bạo lực, đặc biệt nội dung phản cảm tuy nhiên, MV này lại không được dán nhãn cảnh báo. Điều này lập tức gây ra sự chỉ trích dữ dội, đặc biệt, trong bối cảnh nhiều học sinh có vấn đề về tâm lý sau 02 năm đại dịch và gần đây, không ít học sinh nhảy lầu tự tử.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Thuý Hải cho rằng, thực trạng các video nhảm nhí, phản cảm, độc hại... tràn lan trong thời gian qua là vấn đề nhức nhối, đáng báo động.
Đều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, hành vi của một vài đối tượng mà còn với cả một thế hệ tương lai, đó là trẻ em, trẻ vị thành niên.Trên mạng xã hội, MV này hiện nhận được sự chỉ trích gay gắt.
MV mới của Sơn Tùng có bị xử phạt không? (Ảnh minh họa)
"There's no one at all" liệu có bị xử phạt?
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Như vậy, theo đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), MV "There's no one at all" của ca sỹ Sơn Tùng đã sử dụng những hình ảnh, động tác trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn...
4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.
Còn theo Thông tư 38/2016/TT-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP để xác định các thông tin vi phạm cần gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập đến.
Theo đó, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định như sau:Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Khi có vi phạm, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm quy định cần xử lý.
Sau khi nhận được đề nghị phối hợp từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị trong 24 giờ. Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi thông báo lần 2.
Nếu sau 24 giờ, tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn tiếp tục không xử lý thông tin vi phạm theo đề nghị và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Theo thông tin mới nhất, qua thẩm định, nội dung MV "There's No One At All" của ca sĩ Sơn Tùng M-TP được các đơn vị chức năng kết luận là gây tác động xấu tới giới trẻ, nhất trong bối cảnh một số bạn trẻ có vấn đề về tâm lý hiện nay. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các nền tảng xuyên biên giới như Google (bao gồm Youtube) gỡ ngay tức khắc MV này. Theo quy định, việc gỡ này sẽ được thực hiện trong thời gian 1-2 ngày. Tuy nhiên, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ cố gắng tác động để các nền tảng gỡ xuống càng sớm càng tốt.
|
Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.