hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công chứng giấy tờ ở đâu? Công chứng bao nhiêu tiền?

Trong nhiều trường hợp, khi thực hiện các thủ tục hành chính, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu người dân nộp giấy tờ công chứng tương ứng. Theo đó, công chứng ở đâu, công chứng bao nhiêu tiền? Cụ thể xem tại bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Công chứng giấy tờ là gì?
  • Công chứng giấy tờ ở đâu?
  • Vì dịch Covid, công chứng giấy tờ ở đâu? Làm online được không?
  • Công chứng giấy tờ bao nhiêu tiền?
  • Công chứng giấy tờ ở UBND xã có được xuất hóa đơn không?

Trong nhiều trường hợp, khi thực hiện các thủ tục hành chính, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu người dân nộp giấy tờ công chứng tương ứng. Vậy công chứng bao nhiêu tiền? Dưới đây là biểu phí công chứng cập nhật mới nhất năm 2024.

Câu hỏi: Tôi đang cần công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cho tôi hỏi loại tài liệu này tôi cần mang đến cơ quan nào để công chứng? Hiện nay mức phí công chứng bao nhiêu tiền?

Công chứng là gì? Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?

Công chứng được định nghĩa cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 là việc chứng nhận độ xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, các bản dịch giấy tờ, tài liệu từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt hoặc ngược lại.

công chứng là gì?Công chứng là gì? 

Hiện nay, có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa 02 thuật ngữ “công chứng” và “chứng thực”. Về cơ bản, 02 thuật ngữ này có những đặc điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí phân biệt

Công chứng

Chứng thực

Định nghĩa

Là việc chứng nhận độ xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, các bản dịch giấy tờ, tài liệu từ ngôn ngữ tiếng Việt sang ngôn ngữ tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

Là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền chứng thực căn cứ theo bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Việc chứng thực thường gồm các dạng sau:

- Cấp bản sao từ sổ gốc;

- Chứng thực bản sao từ bản chính;

- Chứng thực chữ ký;

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

(theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền

Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng công chứng, Phòng công chứng).

Cơ quan nhà nước hoặc tổ chức hành nghề, cụ thể:

- Trưởng/Phó Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 

- Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; 

- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; 

- Viên chức ngoại giao,lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các Cơ quan được ủy quyền để thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài.

Giá trị pháp lý

Phải đảm bảo cả về mặt nội dung (tính hợp pháp) lẫn hình thức của tài liệu. 

Do đó, tài liệu công chứng mang giá trị pháp lý cao hơn tài liệu chứng thực.

Chỉ đảm bảo về mặt hình thức (giống hoặc không giống bản chính), không đề cập đến nội dung tài liệu. Do đó, tài liệu công chứng mang giá trị pháp lý thấp hơn tài liệu công chứng.

Công chứng giấy tờ ở đâu?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, giấy tờ, tài liệu sẽ được công chứng bởi công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng.Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm 02 loại hình sau:

- Phòng công chứng;

- Văn phòng công chứng.

Công chứng bao nhiêu tiền?

Mức thu phí công chứng 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng được quy định cụ thể như sau:

Công chứng bao nhiêu tiền?Công chứng bao nhiêu tiền?

STT

Dạng tài liệu công chứng

Giá trị tài sản, giá trị hợp đồng
(Đơn vị: đồng)

Mức thu 
(Đơn vị: đồng)

1

Hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh

<>

50.000

50.000 - 100.000

100.000

100.000 - 1.000.000

0,1% giá trị hợp đồng

1.000.000 - 3.000.000

1.000.000 + 0,06% giá trị phần hợp đồng vượt quá 1 tỷ

3.000.000 - 5.000.000

2.200.000 + 0,05% giá trị phần hợp đồng vượt quá 3 tỷ 

5.000.000 - 10.000.000

3.200.000 + 0,04% giá trị phần hợp đồng vượt quá 5 tỷ

10.000.000 - 100.000.000

5.200.000 + 0,03% giá trị phần hợp đồng vượt quá 10 tỷ

>100.000.000

32.200.000 + 0,02% giá trị phần hợp đồng vượt quá 100 tỷ (tối đa 70 triệu)

2

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, nhà ở; Hợp đồng thuê, thuê lại tài sản

<>

40.000

50.000 - 100.000

80.000

100.000 - 1.000.000

0,08% giá trị hợp đồng

1.000.000 - 3.000.000

800.000 + 0,06% giá trị phần hợp đồng vượt quá 1 tỷ

3.000.000 - 5.000.000

2.000.000 + 0,05% giá trị phần hợp đồng vượt quá 3 tỷ 

5.000.000 - 10.000.000

3.000.000 + 0,04% giá trị phần hợp đồng vượt quá 5 tỷ

>10.000.000 

5.000.000 + 0,03% giá trị phần hợp đồng vượt quá 10 tỷ (tối đa 8 triệu)

3

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40.000

4

Hợp đồng bảo lãnh

100.000

5

Hợp đồng ủy quyền

50.000

6

Giấy ủy quyền

20.000

7

Di chúc

50.000

8

Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25.000

9

Văn bản từ chối nhận di sản

20.000

10

Các loại hợp đồng, giao dịch khác

40.000

11

Bản dịch

- 10.000/trang (bản dịch thứ nhất);

- 5.000/trang thứ nhất, thứ hai; 3.000/trang thứ 03 trở đi (bản dịch thứ hai);

Lưu ý: Không quá 200.000/bản dịch 

Mức thu phí công chứng giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chức có chênh lệch không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất giữa Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. 

Tuy nhiên, mức thu phí của Văn phòng công chứng theo quy định tại biểu phí trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định.

Trên đây là giải đáp về vấn đề công chứng bao nhiêu tiền. Quý bạn đọc nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline  19006199.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X