hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 14/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân cấp công trình xây dựng thế nào? Công trình dân dụng cấp 2, cấp 3 có đặc điểm gì?

Quy định về cấp công trình hiện nay được áp dụng theo tiêu chí nào? Có bao nhiêu cấp? Cấp 2, cấp 3 có đặc điểm gì? Cùng HieuLuat tìm hiểu trong bài sau.

Mục lục bài viết
  • Quy định về cấp công trình được áp dụng hiện nay là gì?
  • Tiêu chí xác định cấp công trình hiện nay là gì?
  • Bảng phân cấp công trình xây dựng được sử dụng là bảng nào?
  • Cấp công trình xây dựng dân dụng là cấp nào?
  • Công trình xây dựng dân dụng cấp 2 có đặc điểm gì?

Quy định về cấp công trình được áp dụng hiện nay là gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, quy định về cấp công trình đang được áp dụng hiện nay là quy định nào?

Được cơ quan nào ban hành?

Có một số điểm gì đáng chú ý trong quy định về phân cấp công trình?

Chào bạn, quy định về cấp công trình hiện nay đang được áp dụng theo Thông tư 06/2021/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ 15/08/2021.

Từ các điều khoản tại Thông tư có thể nhận thấy một số đặc điểm chú ý như sau:

  • Việc phân cấp công trình xây dựng có ý nghĩa rất lớn trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng như xác định công trình được miễn giấy phép, công trình có yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật riêng...;

  • Cần căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn để phân cấp công trình xây dựng;

  • Có thể căn cứ vào bảng phân loại tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư để tra cứu cấp công trình xây dựng;

  • Xác định cấp công trình sẽ xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

  • Cấp công trình còn thể hiện mức độ quan trọng của công trình đối với xã hội;

Như vậy, quy định về cấp công trình đang được áp dụng hiện nay là theo Thông tư 06/2021/TT-BXD.

Cấp công trình xây dựng vừa có ý nghĩa đối với hoạt động quản lý đầu tư xây dựng, vừa mang ý nghĩa xác định mức độ quan trọng của công trình đối với xã hội.

Quy định về cấp công trình mới nhất 2023Quy định về cấp công trình mới nhất 2023


Tiêu chí xác định cấp công trình hiện nay là gì?

Câu hỏi: Tôi muốn biết về các tiêu chí để xác định cấp công trình hiện nay là gì? Mong được giải đáp.

Chào bạn, theo Thông tư 06/2021 của Bộ Xây dựng, quy định về cấp công trình có tất cả 5 cấp: Cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.

Trong đó, Điều 2 Thông tư 06/2021 của Bộ Xây dựng, cấp công trình được xác định theo các tiêu chí về mức độ quan trọng, quy mô công suất/hoặc được xác định theo quy mô kết cấu của chính công trình đó.

Chi tiết như sau:

Xác định cấp công trình dựa trên mức độ quan trọng, quy mô công suất:

Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại được liệt kê tại Phụ lục I của Thông tư như:

  • Công trình sử dụng với mục đích dân dụng;

  • Công trình hạ tầng kỹ thuật/hoặc cung cấp cơ sở;

  • Công trình sử dụng với mục đích sản xuất công nghiệp;

  • Công trình giao thông (hàng hải, hàng không, đường sắt)…

Ví dụ: Công trình giáo dục, đào tạo thì tiêu chí phân cấp bao gồm: mức độ quan trọng, tổng số học sinh, sinh viên toàn trường

  • Đối với nhà trẻ, mẫu giáo: Cấp công trình là cấp III với mọi quy mô.

  • Trường tiểu học: Nếu tổng số học sinh ≥700 thì cấp công trìn là cấp II; Nếu tổng số học sinh <700 là="" cấp="">

Xác định cấp công trình dựa trên quy mô kết cấu của công trình:

Cấp công trình được xác định theo phương pháp này được áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu: Nhà, Kết cấu dạng nhà, công trình nhiều tầng có sàn, tuyến cáp treo…

Chi tiết được phân loại theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD.

Ví dụ: Loại kết cấu dạng nhà, tiêu chí phân cấp bao gồm: chiều cao, số tầng cao, tổng diện tích sàn…

  • Nếu chiều cao >200 m: công trình cấp đặc biệt

  • Chiều cao >75m - 200m: công trình cấp I

  • Chiều cao >28m - 75m: công trình cấp II

  • Chiều cao >6m - 28m công trình cấp III

  • Chiều cao ≤ 6 công trình cấp IV.

Như vậy, các tiêu chí để xác định cấp công trình được xác định theo quy mô, mức độ quan trọng hoặc theo kết cấu.

Quy định về cấp công trình áp dụng đối với các loại công trình hiện nay có thể tra cứu tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD.

Tiêu chí xác định cấp công trìnhTiêu chí xác định cấp công trình

 

Bảng phân cấp công trình xây dựng được sử dụng là bảng nào?

Câu hỏi: Xin hỏi Luật sư, bảng phân cấp công trình xây dựng được sử dụng hiện nay là bảng nào?

Chào bạn, bảng phân cấp công trình xây dựng thể hiện quy định về cấp công trình xây dựng.

Đây là các bảng thuộc Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD và được chúng tôi liệt kê như dưới đây.

Bảng phân loại cấp của các công trình xây dựng theo Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD

Bảng phân loại cấp của các công trình xây dựng theo Phụ lục II Thông tư 06/2021/TT-BXD

Bao gồm:

  • Bảng phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

  • Bảng phân cấp công trình giao thông;

  • Bảng phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật;

  • Bảng phân cấp công trình công nghiệp;

  • Bảng phân cấp công trình dân dụng;

  • Là bảng phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu với các công trình được xác định, phân cấp như:

  • Nhà/Kết cấu dạng nhà;

  • Kết cấu nhịp lớn dạng khung;

  • Công trình nhiều tầng có sàn;

  • Kết cấu dạng trụ, cột, tháp,../Đèn biển, đăng tiêu;

  • Tuyến cáp treo;

  • Kết cấu dạng bể chứa, si lô;

  • Cầu;

  • Hầm;

  • Tường chắn/Kè;

  • Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác;

  • Đường ống/cống;

  • Cảng;

  • Âu tàu;

  • Kết cấu quy mô nhỏ, lẻ khác;


 
Phân cấp công trình xây dựng theo mức độ quan trọng và quy mô của công trình xây dựng Phân cấp công trình xây dựng theo kết cấu của công trình xây dựng

Như vậy, bảng phân loại các công trình xây dựng chính là bảng phân cấp công trình xây dựng được ban hành tại Phụ lục I, Phụ lục II tại Thông tư 06/2021/TT-BXD.

Theo đó, bảng phân cấp công trình xây dựng thể hiện nội dung quy định về cấp công trình theo pháp luật.

 

Cấp công trình xây dựng dân dụng là cấp nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi cấp công trình xây dựng dân dụng hiện nay là cấp nào?

Nếu là công trình xây dựng cấp 2 hoặc cấp 3 thì có đặc điểm gì? Xin cảm ơn.

Chào bạn, quy định về cấp công trình xây dựng mô tả cụ thể đặc điểm của công trình xây dựng cấp 2, cấp 3.

Chi tiết câu trả lời cho vướng mắc của bạn được chúng tôi giải đáp như dưới đây.

Công trình xây dựng dân dụng cấp 2 có đặc điểm gì?

Trước hết, công trình xây dựng dân dụng/công trình xây dựng sử dụng với mục đích dân dụng là một trong những nhóm công trình xây dựng theo tiêu chí phân nhóm theo quy mô và mức độ quan trọng của công trình.

Căn cứ Phụ lục I của Thông tư 06/2021/TT-BXD, công trình xây dựng dân dụng có đầy đủ 5 cấp: Cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV.

Công trình xây dựng dân dụng có thể gồm công trình văn hóa, công trình y tế, giáo dục, thể thao, chợ, tôn giáo, trụ sở cơ quan Nhà nước

Tùy thuộc từng loại hình công trình dân dụng cụ thể mà cấp công trình xây dựng được phân cấp khác nhau.

Đối với công trình xây dựng dân dụng cấp II có một số đặc điểm như:

  • Đối với trường tiểu học, trung học, đại học thì căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên để xác định cấp công trình, số lượng học sinh, sinh viên phải từ 7000 trở lên (tiểu học), 1350 đối với trung học, 5000 đối với đại học;

  • Xét theo cấp độ an toàn sinh học nếu là trung tâm thí nghiệm và phải đạt cấp độ 3;

  • Đối với trụ sở cơ quan Nhà nước thì là trụ sở của huyện ủy, cấp Cục, cấp Sở và tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

  • Các trường hợp khác được xác định theo Phụ lục I;

Như vậy, theo quy định về cấp công trình thì công trình xây dựng cấp II là những công trình có cấp độ quan trọng hơn so với cấp III, cấp IV và có quy mô lớn hơn.

Một số đặc điểm đối với cấp công trình xây dựng cấp III được chúng tôi trình bày như dưới đây.

Phân cấp công trình xây dựng dân dụngPhân cấp công trình xây dựng dân dụng


Công trình xây dựng dân dụng cấp 3 có điểm gì lưu ý?

Tương tự cấp công trình xây dựng dân dụng cấp II, cấp công trình dân dụng là cấp III cũng được quy định tại Phụ lục I của Thông tư 06/2021/TT-BXD.

Công trình xây dựng dân dụng cấp III là công trình có quy mô nhỏ hơn so với công trình xây dựng cấp II.

Theo đó, với một số loại công trình dân dụng, đặc điểm của công trình cấp III như sau:

  • Công trình tôn giáo: Là cấp III với mọi quy mô;

  • Công trình là trụ sở của cơ quan Nhà nước: Trụ sở của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã/hoặc Tòa án/Viện Kiểm sát cấp huyện...;

  • Chợ có số điểm kinh doanh >400 là công trình cấp III (và không có cấp II hoặc cấp I, cấp đặc biệt);

  • Trường học: Tiểu học có số học sinh < 700,="" trường="" trung="" học="" có="" số="" học="" sinh="">< 1350,="" trường="" đại="" học="" có="" số="" sinh="" viên=""><>

  • Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non được quy định là công trình xây dựng dân dụng cấp III đối với mọi quy mô;

  • Trường hợp khác áp dụng theo Phụ lục I của Thông tư 06/2021/TT-BXD;

Như vậy, quy định về cấp công trình xây dựng dân dụng là cấp II, cấp III có một vài đặc điểm như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trên đây là giải đáp quy định về cấp công trình, nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi tới tổng đài  19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X