hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Ba, 04/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy trình xử lý xây dựng không phép 2023

Quy trình xử lý xây dựng không phép hiện nay được tiến hành theo trình tự nào? Mẫu quyết định xử phạt, thẩm quyền xử phạt, mức phạt được áp dụng ra sao? Xây dựng không phép bị xử lý hình sự không? Cùng HieuLuat phân tích, giải đáp chi tiết vướng mắc về vấn đề xây dựng không phép trong bài viết sau đây.

 

Mục lục bài viết
  • Quy trình xử lý xây dựng không phép như thế nào?
  • Quy trình xử phạt xây dựng không có giấy phép như thế nào?
  • Mức tiền xử phạt hành vi xây dựng không phép là bao nhiêu?
  • Thẩm quyền xử phạt xây dựng không phép là của ai?
  • Mẫu quyết định xử phạt về xây dựng được sử dụng là mẫu nào?

Quy trình xử lý xây dựng không phép như thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, gia đình chú tôi đang xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chính quyền địa phương (cấp tổ dân phố và phường) xuống kiểm tra, yêu cầu không được xây dựng vì không có giấy phép.

Tôi có một vài câu hỏi mong được giải đáp cụ thể như sau:

Trong trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng không có giấy phép theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?

Quy trình thực hiện ra sao? Mẫu quyết định xử phạt có những nội dung gì?

Và ai có quyền xử phạt đối với chủ đầu tư công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ, thưa Luật sư?

Chào bạn, quy trình xử lý xây dựng không phép đối với công trình xây dựng nói chung, nhà ở riêng lẻ nói riêng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản khác có liên quan.

Chúng tôi giải đáp chi tiết vướng mắc cho bạn như phần trình bày dưới đây. 

Quy trình xử phạt xây dựng không có giấy phép như thế nào?

Các bước xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng mà theo quy định bắt buộc phải có cũng được áp dụng như đối với việc xử phạt trong các lĩnh vực khác.

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020, các bước xử lý hành vi xây dựng không phép gồm:

  • Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng không giấy phép

  • Bước 2: Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 

  • Bước 3: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  • Bước 4: Cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có)

Trong trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân có thẩm quyền xử phạt chỉ có quyền ban hành Quyết định khắc phục hậu quả đối với hành vi mà không ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tại các bước nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện các công việc cụ thể như:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính 

  • Cá nhân (công chức, viên chức, thanh tra,...) là người có thẩm quyền lập biên bản theo quy định tại Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP phát hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản vi phạm theo mẫu MBB01 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP;

  • Biên bản được lập ít nhất thành 2 bản và giao cho người vi phạm 1 bản;

Bước 2: Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 

  • Trong thời hạn luật định (trường hợp thông thường là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản), cá nhân có thẩm quyền xử phạt ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu MQĐ01 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP;

  • Tùy thuộc vào mức tiền phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, hình phạt bổ sung để đối chiếu, quyết định người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt (từ Điều 73 đến Điều 80 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra viên,..);

Bước 3: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  • Người bị lập biên bản vi phạm hành chính, các cơ quan liên quan có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính/hoặc Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nếu đã hết thời hiệu xử phạt;

  • Trường hợp người vi phạm không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có quyền ban hành Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Lưu ý: Hình phạt chính đối với hành vi xây dựng không phép là phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ phần công trình/công trình vi phạm. 

Bước 4: Cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có)

  • Đây là bước được thực hiện khi người bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt;

  • Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ban hành Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Như vậy, quy trình xử lý xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về xử phạt hành chính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm và có thể bị cưỡng chế thực hiện quyết định vi phạm hành chính nếu không tự nguyện thực hiện.

Quy trình xử lý xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ 2023Quy trình xử lý xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ 2023


Mức tiền xử phạt hành vi xây dựng không phép là bao nhiêu?

Một trong những lý do để quy trình xử lý xây dựng không phép không bị khiếu nại, khiếu kiện là người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt phải xác định đúng mức tiền xử phạt.

Khoản 7, khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức tiền phạt áp dụng đối với hành vi xây dựng nhà ở không phép thấp nhất là 60 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 500 triệu đồng, tùy thuộc mức độ vi phạm (đối với tổ chức).

Cá nhân, hộ gia đình vi phạm thì mức xử phạt bằng ½ so với tổ chức, tức tối thiểu là 30 triệu đồng, tối đa là 250 triệu.

Theo đó, mức phạt phân biệt việc xây dựng nhà ở tại khu vực thông thường hoặc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử hoặc công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng/báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Mức phạt còn có thể tăng nếu người vi phạm tiếp tục hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản.

Chi tiết khoản tiền phạt mà cá nhân, hộ gia đình phải nộp khi bị xử phạt vi phạm về hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng như bảng dưới đây:

Trường hợp vi phạm

Mức phạt tiền khi bị lập biên bản, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và không tiếp tục hành vi vi phạm 

(đơn vị tính: đồng)

Mức phạt tiền khi đã bị lập biên bản, bị yêu cầu chấm dứt hành vi nhưng vẫn tiếp tục hành vi vi phạm

(đơn vị tính: đồng)

Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép

Xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng

30 - 40 triệu

50 - 60 triệu

Người vi phạm buộc phải tháo dỡ phần công trình vi phạm nếu đang xây dựng hoặc phải tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm nếu đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở riêng lẻ

Xây dựng nhà ở không có giấy phép nhưng tại khu vực khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử - văn hóa

40- 50 triệu

60 - 70 triệu

Xây dựng nhà ở không có giấy phép mà theo quy định phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

60 - 70 triệu

200 - 250 triệu

Như vậy, một trong số những bước của quy trình xử lý xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ là xác định thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm.

Để xác định được thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt thì căn cứ vào mức phạt vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng.

Cụ thể, mức phạt tương ứng với từng trường hợp đã được chúng tôi trình bày ở bảng trên.

 Mức tiền xử phạt hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phépMức tiền xử phạt hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép


Thẩm quyền xử phạt xây dựng không phép là của ai?

Như chúng tôi có trình bày ở trên, tùy thuộc mức tiền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, hình phạt bổ sung (nếu có) mà thẩm quyền được ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng không phép là khác nhau.

Căn cứ quy định về mức phạt được quy định tại Điều 16, thẩm quyền xử phạt từ Điều 73 đến Điều 80 Nghị định 16/2022/NĐ-CP và phân tích ở phần trên, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt tương ứng với từng mức phạt như sau:

Mức phạt tiền (áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình)

Biện pháp khắc phục hậu quả

Thẩm quyền xử phạt hành vi xây dựng không có giấy phép 

30 - 40 triệu

Người vi phạm buộc phải tháo dỡ phần công trình vi phạm nếu đang xây dựng hoặc phải tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm nếu đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở riêng lẻ

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

  • Chánh thanh tra Bộ Xây dựng/Sở Xây dựng;

  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành;

40- 50 triệu

50 - 60 triệu

60 - 70 triệu

200 - 250 triệu

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Như vậy, từ mức tiền phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng suy ra thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm.

Sau khi đã xác định người có thẩm quyền xử phạt thì cơ quan, cá nhân tiến hành xử phạt theo quy trình xử lý xây dựng không phép đã được chúng tôi nêu ở trên.

 Phải phá dỡ nhà ở xây dựng không phépPhải phá dỡ nhà ở xây dựng không phép


Mẫu quyết định xử phạt về xây dựng được sử dụng là mẫu nào?

Khi thực hiện quy trình xử lý xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ, mẫu quyết định được áp dụng là mẫu MQĐ02 được ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

Mẫu xử phạt này được áp dụng trong trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

Nội dung cơ bản của Quyết định này gồm:

  • Cơ quan ban hành quyết định;

  • Căn cứ ban hành quyết định;

  • Người bị xử phạt;

  • Hành vi vi phạm bị xử phạt;

  • Quy định về văn bản xử phạt vi phạm được áp dụng;

  • Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm (nếu có);

  • Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng;

  • Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung;

  • Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;

  • Hiệu lực thi hành của Quyết định xử phạt;

  • Những người được giao quyết định xử phạt;

  • Người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên;

  • Người nhận quyết định ký, ghi rõ họ tên;

Chi tiết mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép như dưới đây:

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu quyết định số 02

CƠ QUAN (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../QĐ-XPHC

(2)………, ngày …… tháng …… năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính*

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)

Căn cứ Điều 57, Điều 68, Điều 70, Điều 78, Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ (4) ....................................................................................................................... ;

(*)

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số:.../BB-VPHC lập ngày …/…/……;

Căn cứ Biên bản phiên giải trình trực tiếp số: ..../BB-GTTT lập ngày …/…/…… (nếu có);

Căn cứ Biên bản số: .../BB-XM lập ngày …/…/…… xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (nếu có);

Căn cứ Quyết định số: ..../QĐ-GQXP ngày …/…/…… về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) có tên sau đây:

(**)................................................................................ Giới tính:…………

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../……………… Quốc tịch:................................................

Nghề nghiệp: ..................................................................................................................

Nơi ở hiện tại: .................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:........................................................................ ;

ngày cấp: ……/……/………; nơi cấp: ..........................................................................

(**): ....................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

.........................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp:.......................................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:.............

............................................. ; ngày cấp:……/……/………; nơi cấp: …………………

Người đại diện theo pháp luật: (5) ...................................................  Giới tính:…………

Chức danh: (6) ..................................................................................................................

2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: (7) .............................................................

3. Quy định tại: (8)............................................................................................................

4. Các tình tiết tăng nặng (nếu có): ................................................................................

5. Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có): .................................................................................

.........................................................................................................................................

6. Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Hình thức xử phạt chính: (9).........................................................................................

Cụ thể: (10) .......................................................................................................................

.........................................................................................................................................

b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): ..........................................................................

Cụ thể: (11) .......................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là .... (**), kể từ ngày nhận được Quyết định này.

c) Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): .....................................................................

Cụ thể: (12)........................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (13).... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Những nội dung trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): (14)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) bị xử phạt có tên tại Điều này chi trả.

<ông (bà)/tổ="" chức="">(**) có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: .....................

(Bằng chữ: ..................................................................................................................... )

cho:(15) .............................................................................................................................

là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ (16) ...................................................

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà) (17) …………………………………………… là (**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

<ông (bà)/tổ="" chức="">(**) có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) ………………………… không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

a) <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 phải nộp tiền phạt tại (19)..........

.........................................................................................................................................

hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số: (20) ……………………… của(21) .........................

trong thời hạn .... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Hoặc <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 nộp tiền phạt tại chỗ cho người đã ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

b) <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ(22) ……………………………………… để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

c) <ông (bà)/tổ="" chức="">(**) (18) …………………………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho (21)........................................................................................ để thu tiền phạt.

3. Gửi cho(23).................................................................................. để tổ chức thực hiện.

4. Gửi cho(24) ................................................................. để biết và phối hợp thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: Hồ sơ.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (25)
(Ký, đóng dấu (nếu có); ghi rõ họ và tên)

 

(***) Quyết định đã giao trực tiếp cho (**) bị xử phạt vào hồi.... giờ .... phút, ngày ……/……/………

 

NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

___________________

* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(*) Áp dụng đối với trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

(**) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

(***) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.

(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản (tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).

(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm.

(8) Ghi cụ thể điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(9) Ghi cụ thể hình thức xử phạt hành chính được áp dụng theo từng trường hợp: Cảnh cáo/Phạt tiền/Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/Đình chỉ hoạt động có thời hạn/Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/Trục xuất.

(10) Ghi cụ thể hình thức xử phạt chính được áp dụng theo từng trường hợp:

- Trường hợp phạt tiền thì ghi cụ thể mức tiền phạt (bằng số và bằng chữ).

Trường hợp cá nhân/tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì ghi cụ thể số tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm, đồng thời ghi tổng số tiền phạt đối với tất cả các hành vi vi phạm của cá nhân/tổ chức trong vụ việc vi phạm đó.

- Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.

- Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ số lượng, giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ.

- Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

(11) Ghi cụ thể hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng theo từng trường hợp:

- Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thi ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.

- Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tính, số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng hoặc số tiền (ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) tương đương với trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ.

- Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

- Trường hợp không thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.

(12) Ghi cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện.

- Trường hợp không thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.

- Trường hợp cho phép lựa chọn một trong nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên nếu đáp ứng được yêu cầu hoặc điều kiện nhằm khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra thì tiêu hủy là biện pháp khắc phục hậu quả cuối cũng được áp dụng.

(13) Ghi cụ thể thời gian phù hợp để thực hiện từng biện pháp khắc phục hậu quả.

(14) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

- Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan và trách nhiệm của cá nhân/tổ chức bị xử phạt trong việc thực hiện biện pháp khắc hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

- Thủ tục cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện biện pháp khắc hậu quả được áp dụng.

- Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp khắc hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

(15) Ghi tên của cơ quan nhà nước đã tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(16) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

- Trường hợp thông thường thì ghi: «ngày ký».

- Trường hợp khác thì ghi cụ thể: «ngày, tháng, năm».

- Trường hợp quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì ghi: «ngày, tháng, năm», mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt bản giao giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân/tổ chức bị xử phạt cư trú.

(17) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.

(18) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt.

(19) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.

(20) Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản.

(21) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.

(22) Ghi cụ thể theo từng trường hợp: Tên của một trong các loại giấy tờ/tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(23) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

(24) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan: Trường hợp xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài thì ghi: (i) Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (ii) Tên của cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam; (iii) Tên của cơ quan Công an quản lý người nước ngoài bị trục xuất.

(25) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký Quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.

Như vậy, mẫu quyết định xử phạt được sử dụng trong quy trình xử lý xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ là mẫu MQĐ02 với các nội dung được chúng tôi trình bày cụ thể như trên.

Người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội và thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

 Có thể bị xử lý hình sự về hành vi xây dựng không phépCó thể bị xử lý hình sự về hành vi xây dựng không phép


Xử lý hình sự xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ về tội gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi nghe nói hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xin Luật sư cho biết thông tin này có chính xác không? Nếu bị truy cứu hình sự thì người vi phạm có thể bị truy cứu về tội danh gì?

Chào bạn, người vi phạm bị xử phạt theo quy trình xử lý xây dựng không phép tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Cụ thể việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng khi thỏa mãn cấu thành tội phạm gồm khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan.

Từ thông tin bạn cung cấp, người vi phạm có thể bị truy cứu về một trong hai tội danh:

  • Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 298;

  • Hoặc tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở tại Điều 343;

Một trong những căn cứ quyết định đến vấn đề áp dụng Điều luật nào để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xây dựng nhà ở không phép là mặt chủ quan của tội phạm (đặc biệt là biểu hiện về hành vi của người phạm tội).

Cụ thể, một số đặc điểm cơ bản về hành vi phạm tội nhằm phân biệt hai tội danh này như sau:

Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 298)

Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 343)

  • Hành vi vi phạm quy định về thi công dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là làm chết người/gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đối với 1 người trở lên;

    • Hậu quả là yếu tố bắt buộc để định tội danh trong trường hợp này;

    • Nếu không phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng được quy định ở điều luật này thì không bị truy cứu;

  • Không thuộc trường hợp xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 224 hoặc tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông tại Điều 281;

  • Đã bị kết án về tội danh này, chưa được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng không có giấy phép;

  • Yếu tố về hậu quả không là bắt buộc đối với tội danh này;

Từ phân tích nêu trên, có thể thấy, người vi phạm bị xử phạt theo Điều 298 nếu việc xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chết người hoặc gây thương tật, thương tích với mức độ từ 61% trở lên.

Trong các trường hợp còn lại, người vi phạm thường bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm các quy định về quản lý nhà ở theo Điều 343.

Như vậy, quy trình xử lý xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

Người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu mức độ vi phạm thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định.

Tội danh được áp dụng để xử lý có thể là tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 343) hoặc tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 298) như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trên đây là giải đáp về vấn đề quy trình xử lý xây dựng không phép, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn kịp thời.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X